« Home « Kết quả tìm kiếm

Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ với hành vi của trẻ tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- Mối tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ với hành vi của trẻ tiểu học.
- Luận văn ThS ngành: Tâm lý học Lâm sàng trẻ em và vị thành niên;.
- Keywords: Tâm lý học.
- Tâm lý học trẻ em.
- Đối với mỗi gia đình, trẻ em không đơn giản là thế hệ tiếp nối, là sự đảm bảo của việc duy trì nòi giống, trẻ em còn là nơi để CM gửi gắm tình yêu thương, là sợi dây để nối kết mối quan hệ gia đình, là động lực, là kỳ vọng của CM… Với đất nước, trẻ em là thế hệ tương lai, là sự kỳ vọng của cả một dân tộc bởi sự phát triển của mỗi đứa trẻ sẽ góp phần vào sự phát triển của cả thế hệ trẻ trong tương lai..
- Với ý nghĩa đó, ngày nay, CM đã quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho trẻ em.
- Nhà nước ta cũng đã khẳng định việc ưu tiên chăm sóc, đầu tư cho sự phát triển của trẻ em trong đường lối, chính sách và trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành theo hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu và đáp ứng các quyền cơ bản của trẻ em.
- Vì thế, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em, các mục tiêu vì trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định..
- Nhưng Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại ở diện rộng và việc còn khoảng cách đáng kể giữa các vùng miền đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ em.
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã làm gia tăng hiện tượng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt như: trẻ em sử dụng ma tuý, trẻ em bị lạm dụng, bạo lực và xâm hại, trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV, trẻ em bị tai nạn thương tích, trẻ em làm trái pháp luật,… Ở góc độ sức khỏe tinh thần, số trẻ em gặp các vấn đề như: rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn học tập, lo âu, trầm cảm… cũng gia tăng đáng kể.
- Những vấn đề này đang có những tác động nhiều chiều tới gia đình, xã hội, tới những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, đặc biệt là trẻ em và người chưa thành niên [15, tr.1-2]..
- Trong khi đó, thực tế cho thấy cách ứng xử của CM với con cái có mối quan hệ đặc biệt với sự phát triển của trẻ: Cách ứng xử phù hợp của CM sẽ góp phần thúc đẩy những HV tích cực của trẻ và hạn chế những HV tiêu cực.
- Ngược lại, cách ứng xử không phù hợp của CM sẽ làm.
- gia tăng những HV tiêu cực ở trẻ và hạn chế khả năng phát triển của trẻ.
- Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra: Mối quan hệ giữa cách ứng xử của CM và con cái không chỉ tác động đến HV của trẻ ở hiện tại mà còn có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của trẻ trong tương lai..
- Trong bối cảnh đó, việc giáo dục trẻ em như thế nào để giúp trẻ có thể phát triển lành mạnh, toàn diện trên cơ sở đó xây dựng được một thế hệ tương lai khỏe về cả thể chất và tinh thần đang là một vấn đề cấp bách đặt ra cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
- Sự tác động của CM với trẻ về mặt HV và cách ứng xử có hiệu quả cao khi được tiến hành trong giai đoạn trẻ ở tuổi nhi đồng (giai đoạn tuổi), khi trẻ chính thức bắt đầu thực hiện HV chủ đạo của mình là học tập.
- Việc học tập không chỉ là kiến thức khoa học mà còn học về đạo đức, lối sống, HV và cách ứng xử..
- Việc giáo dục chỉ có hiệu quả khi được xây dựng trên nền tảng của những nghiên cứu khoa học.
- Song, nghiên cứu trực tiếp về mối quan hệ giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ tiểu học vẫn hiếm và còn nhiều hạn chế.
- Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa cách ứng xử của CM với HV tiêu cực ở trẻ mà chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra được mối liên hệ giữa cách ứng xử của CM với HV tích cực của trẻ.
- CM trong các nghiên cứu đi trước cũng chỉ được đề cập một cách chung chung mà chưa nhìn thấy được sự tác động của từng người đến trẻ.
- Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào xem xét đến mối tương quan giữa sự tương đồng và khác biệt trong cách ứng xử của cha và mẹ với HV của trẻ..
- Khoảng trống trong nghiên cứu và những đòi hỏi của xã hội, cùng ý nghĩa của việc giáo dục trẻ trong môi trường gia đình là những lý do quan trọng thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: Mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ tiểu học..
- Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu góp phần cung cấp những thông tin khoa học và thực tế về những HV của trẻ tiểu học, cách ứng xử của CM với những HV của trẻ và mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với những HV của trẻ.
- Qua đó giúp các bậc CM có được cách thức ứng xử phù hợp với trẻ để trẻ có thể tăng cường những HV tích cực, hạn chế những HV tiêu cực.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:.
- Mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ Khách thể nghiên cứu:.
- Câu hỏi nghiên cứu.
- CM thường có cách ứng xử như thế nào với những HV của trẻ?.
- Cách thức ứng xử của CM chịu tác động bởi những yếu tố nào?.
- Cách ứng xử của CM và HV của trẻ có mối tương quan như thế nào?.
- Giả thuyết nghiên cứu.
- CM thường ứng xử với con theo phong cách độc đoán, những phong cách như dân chủ và dễ dãi ít được CM sử dụng trong quá trình giao tiếp với con..
- Cách thức ứng xử của CM chịu tác động của nhiều yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp và tình trạng nghề nghiệp của họ..
- Những HV tiêu cực của trẻ có mối tương quan thuận với kiểu ứng xử độc đoán, dễ dãi của cha, mẹ và sự không thống nhất trong cách ứng xử của cha và mẹ..
- Có mối tương quan thuận giữa cách thức ứng xử dân chủ và thống nhất của cha và mẹ với những HV tích cực ở trẻ.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về HV, kiểu ứng xử và mối liên hệ giữa cách thức ứng xử của CM với HV của trẻ..
- Nghiên cứu những HV của trẻ tiểu học, cách thức ứng xử của cha, mẹ với những HV của trẻ và mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha, mẹ với trẻ trong độ tuổi này..
- Đề xuất các biện pháp tâm lý cụ thể góp phần xây dựng các chương trình hướng dẫn kỹ năng làm CM phù hợp..
- Phương pháp nghiên cứu 7.1.
- Thiết kế nghiên cứu.
- Nghiên cứu được áp dụng theo phương pháp điều tra xã hội học với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi..
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng nhằm nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài..
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin trực tiếp từ khách thể nghiên cứu bằng cách hướng dẫn để khách thể tự điền phiếu.
- Chỉ số và biến số nghiên cứu.
- Các chỉ số đo lường về HV của trẻ, cách ứng xử của CM và mối tương quan giữa cách ứng xử của CM với HV của trẻ..
- Biến số độc lập: cách ứng xử của CM - Biến số phụ thuộc: HV của trẻ.
- Để khống chế sai số, đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hợp lý dựa trên việc sử dụng các thang đo đã được chuẩn hóa tại Việt Nam.
- Nghiên cứu được thực hiện trực tiếp đối với từng nhóm khách thể nghiên cứu và đảm bảo yêu cầu về thời gian làm phiếu khảo sát..
- Người thực hiện nghiên cứu là chính tác giả của đề tài – người được đào tạo chính thống về phương pháp nghiên cứu khoa học và cũng là người có kinh nghiệm và kỹ năng điều tra cồng đồng, trung thực và có trách nhiệm..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên sự cho phép của trường đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Các cặp CM tham gia vào nghiên cứu được nhận thư mời tham gia vào nghiên cứu trong đó có giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu, các nguyên tắc giữ bí mật.
- Cam kết không tiết lộ thông tin các CM và trẻ chia sẻ, đảm bảo trong trường hợp trích dẫn sẽ ghi lại chính xác ý kiến của CM, trẻ không suy diễn những ý kiến của CM và đưa ra những ý kiến phỏng đoán của cá nhân dựa trên ý kiến từ cha, mẹ và trẻ.
- Trong trường hợp lấy ý kiến của CM làm tư liệu minh họa cho kết quả nghiên cứu, tác giả cam kết đảm bảo tính ẩn danh trong việc trích dẫn ý kiến..
- Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, người thực hiện nghiên cứu cam kết ghi trích dẫn nguồn trực tiếp từ chính tài liệu đã đọc và tham khảo để đảm bảo tính hữu ích cho đề tài..
- Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét HV của trẻ tiểu học ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực ở Việt Nam..
- Phát hiện của đề tài về PC tổng hợp – cách ứng xử của những CM không nghiêng hẳn về bất kỳ PC nào trong ba PC dân chủ, độc đoán, hay dễ dãi là một trong những điểm mà chưa có nghiên cứu nào đề cập tới..
- Nghiên cứu cũng chỉ ra được những con số chính xác và khoa học về HV tích cực và tiêu cực của trẻ, các cách thức ứng xử của CM với trẻ trong độ tuổi tiểu học.
- Đồng thời, chỉ ra được các yếu tố có liên quan đến HV của trẻ và cách ứng xử của cha, mẹ..
- Nghiên cứu xác định rõ mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha với trẻ và của mẹ với trẻ mà không tìm hiểu mối quan hệ của trẻ với CM một cách chung chung..
- Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt giữa những CM có cùng PC và CM khác PC, trong mối tương quan với HV của trẻ..
- Thiết kế và phương pháp nghiên cứu Chương 3.
- Phân tích kết quả nghiên cứu.
- Lê Thị Bừng (2001), Tâm lí học ứng xử.
- Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Vũ Dũng (2009), Từ điển Tâm lý học.
- Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển.
- Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội..
- Lưu Song Hà (2008), Cáh thức CM quan hệ với con cái và HV lệch chuẩn của trẻ.
- Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Trương Thị Khánh Hà, “phong cách giáo dục của CM và ảnh hưởng của nó đối với con tuổi vị thành niên”, Tâm lý học (4), tr52 – 54.
- Phạm Minh Hạc (1983), HV và hoạt động, Luận văn tiến sĩ Tâm lý học, NXB Khoa học Giáo dục, Hà Nội..
- Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học Vư – gốt – xki.
- Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (2004), Tâm lý học tập hai.
- Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học Sư phạm.
- Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội..
- Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình tâm lý học tiểu học.
- Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội..
- Đặng Phương Kiệt (1999), Trẻ em và gia đình những nghịch lý.
- Nxb Phụ nữ, Hà Nội 12.
- Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lý trị liệu, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 13.
- Hà Thị Tuyết Trinh dịch (2004), Ứng xử giữa CM và con cái tuổi mới.
- Học viện chính trị quân sự (1997), Cơ sở Phương pháp luận của Tâm lý học, Nxb ĐH Quốc Gia, Hà Nội.
- Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Phát biểu của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, trình bày tại Đại hội lần thứ nhất.
- Nguyễn Hồi Loan (2000), “Ảnh hưởng của gia đình tới HV vi phạm pháp luật của trẻ em vị thành niên”, Tâm lý học (6), tr39 – 42.
- Patricia H.Miler (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển.
- Giải mã HV của trẻ : Để hiểu được các hành động của con bạn và giải quyết ổn thoả mọi việc.
- Phạm Thị Bích Phượng (2012), Ảnh hưởng của PCLCM đến HV không thích nghi của trẻ em vị thành niên có rối loạn HV, Hà Nội, tr.
- Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
- Nguyễn Văn Thọ (2009), Bài giảng liệu pháp tâm lý, Viện tâm lý thực hành IPP 22.
- “Thất bại học đường – Những lý giải từ mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam”, Tâm lý học (8), tr.
- Nguyễn Ánh Tuyết (1988), Tâm lý học trẻ em trước tuổi đi học.
- Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lý học Đại Cương, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội..
- Nguyễn Khắc Viện (1993), Tâm lý học gia đình.
- Nxb Thế giới, Hà Nội.