« Home « Kết quả tìm kiếm

một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò , vị trí của nữ giáo viên dân tộc jrai , bahnar tỉnh gia lai


Tóm tắt Xem thử

- một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò , vị trí của nữ giáo viên dân tộc jrai , bahnar tỉnh gia lai.
- Trong lịch sử trường tồn của dân tộc , phụ nữ Việt Nam luôn xứng đáng với danh hiệu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen tặng : “Anh hùng , bất khuất, trunh hậu ,đảm đang.
- Phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ nghành Giáo dục và Đào tạo tỉnh gia lai nói riêng, đặc biệt là phụ nữ người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai một lần nữa chứng minh vai trò, vị trí quan trọng của mình,nhất là trên lĩnh vực “ Trồng người” với nhiều cơ hội mới cho sự tiến bộ và phát triển của nữ giới, nhưng cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức gay gắt mới nảy sinh đối với nữ giáo viên người đồng bào thiểu số ở Gia Lai hiện nay..
- Tỉnh Gia lai là một tỉnh vùng cao phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích rộng 1.550.000 ha , dân số 1.049.000 người.
- Trong đó người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 43,3%.
- Gia Lai là một tỉnh có địa bàn rộng lớn với đơn vị hành chính gồm 14 huyện, thị, thành phố, có 187 xã, phường và 1.217 thôn.
- Trong đó có 916 làng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Trong hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí còn thấp, nghành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia lai đứng trước một khó khăn lớn: làm sao góp phần đưa “miền núi tiến kịp miền xuôi”, làm cho người dân trong trong tỉnh hiểu được phát triển giáo dục là con đường đưa quê hương mình thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tạo ra “ nội lực” xóa đói , giảm nghèo tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa, tiếp cận nhanh nền kinh tế tri thức.
- Giảng viên trường CĐSP Gia Lai.
- Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai.
- Mặt khác, ở Gia Lai có nhiều tôn giáo cùng tồn tại hòa bình với phong tục truyền thống của người đại phương, nên không xảy ra sự tranh chấp tín ngưỡng, sự áp bức, khinh miệt người phụ nữ như ở các nước khác… Vai trò của người phụ nữ Jrai, Bahnar trong làng xã và gia đình rất quan trọng.
- Trong tổng số 20.000 bà mẹ Việt nam anh hùng trên cả nước được nhà nước nuôi dưỡng thì có hàng trăm mẹ là người dân tộc Jrai và Bahnar..
- Bên cạnh đó, trong số đội ngũ cán bộ nông thôn có 50 % không biết chữ.
- Ước mơ học tập và có chữ của các dân tộc địa phương từ bao đời đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương kết hợp với ngành giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà quan tâm đặc biệt.
- Do đó, ba năm sau ngày giải phóng, toàn tỉnh Gia Lai- Kon Tum (cũ) tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đều được cắp sách đến trường, số lượng học sinh tăng nhanh và chất lượng cũng được nâng cao một bước.
- Số lượng học viên dân tộc Năm học.
- Học viên dân tộc.
- Trích Các dân tộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum ) NXBKHXH-1979..
- Ngay từ những khóa đầu tiền đào tạo giáo viên Sư phạm tại chỗ, Trường THSP Gia Lai – Kon Tum đã cung cấp cho ngành giáo dục tỉnh nhà hàng trăm giáo viên là người dân tộc Jrai, Bahnar, mà phần lớn là giáo viên nữ..Cùng với các thầy cô giáo miền xuôi các cô giáo dân tộc Jrai, Bahnar đã không quản gian khổ, hy sinh lặn lội trên những bản làng đồng bào cư trú, vận động nhân dân đi học với phương châm “ được người nào dạy người ấy.
- “còn người nào chưa biết chữ, thì còn vận động đi học”, đó là sự kết hợp bước đầu giữa “ nội lực” và “ngoại lực” để xây dựng giáo dục..
- Sau 30 năm giải phóng Miền nam , ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã có sự khởi sắc đáng kể.
- Đặc biệt , đã có một đội ngũ giáo viên nữ dân tộc ít người được đào tạo cơ bản có trình độ sư phạm từ Trung cấp , Cao đẳng ,Đại học và Thạc sỹ .
- Riêng trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai trong những năm gần đây tiến hành đào tạo giáo viên sư phạm tại chỗ bằng nguồn thi tuyển , cho nên về mặt số lượng có giảm hơn trước đây , nhưng chất lượng thì được tăng lên rõ rệt ,biểu hiện qua kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên năm sau cao hơn năm trước.
- Bảng 2 : Số sinh viên tốt nghiệp các khoá Khóa đào tạo.
- Hiện nay , Trường cao đẳng sư phạm Gia Lai tiếp tục đào tạo bằng thi tuyển đối với hệ cao đẳng sư phạm , và cử tuyển thêm hệ trung cấp sư phạm Mầm Non , số lượng sinh viên nữ dân tộc địa phương có tăng lên như sau : Bảng 3: Số sinh viên dân tộc Jrai , Bahnar tuyển vào theo năm học Năm học.
- Qua đó , cho chúng ta thấy rằng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng sư phạm Gia Lai đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo giáo viên sư phạm tại chỗ cho tỉnh nhà .
- Đội ngũ giáo viên tiểu học nữ dân tộc Jrai , Bahnar mà trường cao đẳng sư phạm đã đào tạo là 1201 giáo viên chiếm 20,5% tổng số giáo viên tiểu học tòan tỉnh .
- trong đó, nữ giáo viên dân tộc chiếm 60% tổng số giáo viên dân tộc toàn tỉnh .
- Đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở người dân tộc Jrai , Bahnar do trường đào tạo chỉ chiếm khỏang 10% tổng số giáo viên trung học cơ sở trong toàn tỉnh.
- Ngày nay , đất nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa , hiện đại hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã và đang là một làn gió mới vào mọi miền quê của Tây Nguyên , nữ giáo viên dân tộc tỉnh Gia Lai nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn ý nghĩa quan trọng của “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu quang trọng của Cách mạng Việt Nam , có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển của đất nước.
- đồng thời , sự ổn định về mặt chính trị của quê hương , đất nước là cơ hội hàng đầu đảm bảo cho phụ nữ nói chung và nữ giáo viên dân tộc Jrai , Bahnar nói riêng phấn đấu tiến bộ, bình đẳng và phát triển .
- Để đáp ứng được đòi hỏi cao của kinh tế tri thức nữ giáo viên dân tộc Gia Lai đã có ý thức tự học , tự nghiên cứu và tham gia các lớp đào tạo cử nhân từ xa do trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai phối hợp các trường Đại học Hà Nội , Đại học Huế … tổ chức để nâng cao trình độ , hiểu được sự tiến bộ của khoa học mà áp dụng vào qúa trình dạy học , cũng như trong đời sống của gia đình mình , buôn làng mình … Nhờ sự nhận thức đúng đắn , nhiều chị em người giáo viên dân tộc Jrai , Bahnar đã cố gắng vượt qua thách thức từ tác động mặt trái của cơ chế thị trường như : Thất nghiệp , an ninh trật tự , các tệ nạn xã hội , mê tín dị đoan… làm ảnh hưởng đến bản thân và gia đình họ.
- Các chị , em giáo viên dân tộc đã hăng hái tham gia tích cực các phong trào thi đua như : Thi “ giáo viên giỏi.
- Nhìn lại , bên cạnh những thành tích và tiến bộ , chúng ta không khỏi lo lắng khi đối chiếu mục tiêu Công nghiệp hóa và hiện đại hóa với thực trạng giáo dục và đào tạo ở tỉnh Gia Lai .
- Khả năng của “ nội lực” chưa đủ mạnh , nên 30 năm qua tỉnh Gia Lai vẫn phải bằng lòng với sự trợ sức của “ ngoại lực” của miền xuôi .
- Đội ngũ nữ giáo viên dân tộc Jrai , Bahnar ở tỉnh Gia Lai đang giảng dạy ở tiểu học chủ yếu được đào tạo cấp tốc theo hệ ( 9 + 1.
- Do đó, năng lực sư phạm rất hạn chế - Một số giáo viên dân tộc đang dạy ở cấp tiểu học và Trung học cơ sở còn bị hạn chế về ngôn ngữ Tiếng Việt.
- Trong quá trình bồi dưỡng thường xuyên , bồi dưỡng chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ , chưa có kế họach bồi dưỡng đặc thù cho giáo viên dân tộc .
- vì vậy , các giáo viên này gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy- học theo chương trình cải cách .
- yếu tố tâm lý mặc cảm , tự ti chưa hòa đồng thực sự với đồng nghiệp thuộc các dân tộc khác dẫn đến hạn chế lớn trong kết quả học tập và thi đua phong trào .
- Nhiều giáo viên nữ dân tộc tự bằng lòng, thỏa mãn với bằng cấp , trình độ và cuộc sống đang có của mình , nhanh chóng bị mai một trước sự phát triển như vũ bão của Khoa học - Công nghệ.
- Còn xuất phát từ tính chất đối phó , ỷ lại vào chế độ chính sách ưu tiên cho giáo dục ở miền núi, chỉ thấy tòan khó khăn , mà không thấy ưu thế của mình.
- Nhiều giáo viên nữ chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp .
- Để khắc phục những mặt yếu kém và phát huy những mặt mạnh nhằm khơi dậy “nội lực’’ của nữ giáo viên miền núi , làm cho nữ giáo viên miền núi phát triển vững chắc bằng chính đôi chân của mình .
- Một là : về nguồn đào tạo sư phạm tại chỗ cần phải có chính sách khuyến khích học sinh dân tộc vào sư phạm .
- Bởi vì , so sánh kết quả bảng (2 ) và bảng (3 ) rõ ràng những năm gần đây số lượng sinh viên dân tộc Gia Lai được đào tạo bằng thi tuyển còn thấp so với yêu cầu của ngành và của xã hội nhằm đáp ứng việc bồi dưỡng người kế cận ở địa phương thay thế giáo viên ở miền xuôi đến.
- Để khắc phục vấn đề này , cần phải chăm lo các trường phổ thông vùng xâu , vùng xa bằng cách phát triển mô hình trường nội trú , bán trú dân nuôi ở các cấp để đào tạo nguồn cung cấp dồi dào cho đào tạo nữ giáo viên sư phạm .
- Đồng thời ưư tiên cho các trường này có được đội ngũ giáo viên giỏi , thành thạo tiếng Jrai , Bahnar và thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ có chế độ đãi ngộ thỏa đáng hơn.
- Càng chăm lo tốt bao nhiêu càng sớm chấm dứt chính sách như “ cử tuyển” (hệ mầm non ) và tình trạng đầu vào của tuyển sinh sư phạm hạn chế về số lượng.
- Thứ hai là : Chất lượng đào tạo sư phạm đối với giáo viên người dân tộc Jrai , Bahnar nói chung và nữ giáo viên dân tộc nói riêng cũng vẫn còn thấp nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và thi đua các phong trào “Hai giỏi” do Công đoàn ngành phát động trong những năm qua.
- Về mặt chính chính sách ưu tiên cho giáo viên miền núi mà Đảng và Nhà nước ta đề ra đầy thiện chí nhằm “ tạo điều kiện để được học.
- Phải giúp cho họ hiểu cái đích phải đạt là tri thức cần có ( Kiến thức , trình độ, kỹ năng nghề nghiệp ) mới là lợi ích lâu dài của cộng đồng dân tộc.
- Các cơ quan, Ban, Ngành và kể cả giáo viên không nên có định kiến là học sinh dân tộc nhận thức chậm nên cứ phải chiếu cố châm chước quá mức .
- Mà chúng ta phải tự hỏi làm gì để học sinh dân tộc tiếp thu bài tốt , nhận thức tốt , có tư duy nhạy bén .
- Có như vậy , thì sau khi ra trường các cô giáo của chúng ta mới tự tin, yêu nghề thực hiện được vai trò , vị trí của mình trong ngành Giáo dục của tỉnh nhà.
- Thứ ba là : Để khắc phục trình độ đào tạo chưa chuẩn đối với đội ngũ giáo viên người dân tộc trong những năm trước đây , nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đồng bộ và toàn diện , hợp lý làm việc có hiệu quả .
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ giáo viên nữ dân tộc thiểu số vững về chính trị , có phẩm chất đạo đức trong sáng , có tinh thần yêu nước , yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, có chuyên môn , có năng lực quản lý và điều hành giỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tại địa phương , cần phối hợp dưới sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo với tổ chức đào tạo , bồi dưỡng nâng cao mang tính chất đăc thù của đối tượng do trường Cao đẳng sư phạm đảm nhiệm .
- Tại các trường phổ thông vai trò của Công đoàn cần năng động hơn nữa , quan tâm , giúp đỡ kịp thời để động viên các công đoàn viên nữ dân tộc vượt qua mọi khó khăn , tránh tình trạng chỉ lo hoạt động bề nổi mang tính hình thức , không thiết thực , không tạo được động lực bên trong để cho công đoàn viên nữ dân tộc gắn bó , chia sẻ mọi vướng mắc trong cuộc sống cũng như trong chuyên môn.
- Về mặt tư tưởng chính trị , các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nửa đến vai trò , vị trí của nữ giáo viên dân tộc .
- Như chúng ta đã biết nền tảng chính trị của địa phương , đất nước được ổn định là cơ hội hàng đầu đảm bảo cho phụ nữ phấn đấu tiến bộ bình đẳng và phát triển .
- Mặt khác , nữ giáo viên dân tộc tỉnh nhà theo chế độ “ mẫu hệ” nên có vai trò, vị trí rất lớn trong gia đình, dòng họ và buôn làng của mình .
- Xuất phát từ vai trò và vị trí đó , ngành Giáo dục - Đào tạo và các cấp chính quyền nên tổ chức các lớp trung, cao cấp chính trị cho toàn bộ lực lượng nữ giáo viên dân tộc đều được đi học , để nâng cao trình độ lý luận, nâng cao cảnh giác cách mạng chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch vừa có khả năng tham gia giáo dục con em , đồng bào của mình biết yêu cái đúng , cái thiện , ghét cái sai , cái xấu, cái ác góp phần xây dựng và phát triển quê hương mình giàu, mạnh , công bằng, dân chủ, văn minh.
- Thứ tư là: Thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo .
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trước sau là nhất quán : Bình đẳng dân tộc , đai đoàn kết dân tộc , tạo điều kiện giúp nhau cùng tiến bộ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sự nghiệp xây dựng CNXH Viêt Nam .
- Việc thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo là gắn liền việc nâng cao dân trí , hình thành đội ngũ trí thức dân tộc,đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo trong sự đa dạng hóa các loại hình đào tạo .
- Nếu như thực hiện chính sách dân tộc trên lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho đời sống nhân dân vùng sâu , vùng xa nâng lên , thì chính sách giáo dụcvà đào tạo làm cho mặt bằng dân trí ngày càng cao .
- Trước hết, là từng bước xóa bỏ nạn mù chữ , phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở , …Thực hiện một chính sách ưu đãi đối với người đi học , đặc biệt đối với nữ cán bộ giáo viên phải có chế độ đãi ngộ thích đáng .
- Vì bản thân nữ dân tộc là trụ cột kinh tế của gia đình, nên việc quyết định đi học của chị em đã là một cố gắng lớn cần kịp thời khích lệ.
- Thứ năm là đổi mới cách thức quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ quản lý giáo dục.
- Về nhận thức cần khẳng định phải có quy họach đội ngũ , đưa công tác quy họach cán bộ quản lý nữ giáo viên dân tộc trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp quản lý giáo dục trong tỉnh .
- Việc lựa chọn cán bộ giáo viên nữ dân tộc thiểu số vào diện quy hoạch là khâu rất quan trọng trong quy họach cán bộ quản lý giáo dục hiện nay.
- Muốn lựa chọn đúng cán bộ giáo viên nữ dân tộc thiểu số đưa vào diện quy họach ,thì cần rà soát , đánh giá toàn diện , có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu trưởng thành theo xu hướng phát triển đi lên .
- Căn cứ vào mặt mạnh , mặt yếu của từng giáo viên mà có kế họach bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho phù hợp với yêu cầu, chức trách của mỗi vị trí , chức danh .
- Số lượng quy hoạch cũng cần mở rộng hơn , căn cứ mỗi chức danh , ta quy hoạch từ 3 đến 4 giáo viên nữ dân tộc, nhằm tạo động lực phấn đấu vươn lên của chính bản thân họ .
- đồng thời tạo ra thuận lợi cho việc lựa chọn được cán bộ quản lý giỏi .
- Cán bộ giáo viên nữ dân tộc quản lý giỏi phải là người có lòng yêu nước , có lối sống văn hóa , có lòng nhân hậu và biết quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng .
- Mặt khác, cần mạnh dạn đề bạt những cán bộ nữ dân tộc trẻ có phẩn chất, năng lực, trình độ vào diện quy họach để đào tạo đội ngũ kế cận cho nghành , thì mới khắc phục được tình trạng chắp vá theo đường mòn dẫn đến sự bế tắt về công tác cán bộ .
- Tuy nhiên, khâu quyết định chất lượng quy họach lại phụ thuộc vào vấn đề đào tạo rèn luyện , kiểm tra, quản lý cán bộ nữ giáo viên dân tộc thiểu số .
- Tại các khóa đào tạo cán bộ quản lý càng quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn , học đi đôi với hành hướng vào bồi dưỡng nghiệp vụ lãnh đạo , quản lý chuyên sâu theo từng lĩnh vực công tác .
- Chương trình đào tạo cũng cần nên phân thành 3 khối kiến thức : Kiến thức cơ bản và cơ sở , kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành và kiến thức tình huống giáo dục .
- Để đảm bảo chương trình đào tạo phải phân thành hai giai đọan cơ bản: Giai đọan đầu đào tạo các môn học cơ bản, giai đoạn hai phân thành các lớp chuyên nghành .Để thực hiện được yêu cầu mới của giáo dục và đào tạo cần nhanh chóng nâng cấp trường CĐSP thành trường ĐH cộng đồng thì mới khắc phục những mặt hạn chế nói trên mà giảm được nguồn kinh phí lớn cho cá nhân và xã hội.
- Tóm lại , Trong những năm qua sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo của tỉnh nhà đã có những khởi sắc mới , mà nữ cán bộ giáo viên dân tộc thiểu số đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công đó.
- Tuy nhiên về thành tích cá nhân của các cán bộ giáo viên nữ dân tộc còn hạn chế về số lượng và chất lượng .
- Một phần trách nhiệm thuộc về các cấp chính quyền và các đòan thể chính trị - xã hội chưa chú trọng đúng mức đến vai trò vị trí của các chi , em cán bộ , giáo viên người dân tộc.
- Điều đó đã làm cho Công đòan giáo dục các cấp băn khoăn, trăn trở tìm giải pháp hữu hiệu nhất để kích thích “ nội lực’’ trong phong trào “ Hai giỏi” đạt thành tích cao hơn.
- nhằm góp phần hòan thành những mục tiêu cơ bản của nghành Giáo dục và Đào tạo , theo kịp những ưu cầu CNH , HĐH Tây Nguyên và cả nước .
- Do đó , cần phải hiểu rõ tính đặc thù của Gia Lai - một tỉnh Tây Nguyên có địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh tổ quốc.
- một tỉnh mà phụ nữ có vai trò vị trí rât lớn trong việc góp phần xây dựng và phát triển giáo dục, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài .
- Trong tình hình mới, nhiệm vụ mới của chúng ta phải nhận thức đúng mối quan hệ giữa vai trò vị trí của nữ cán bộ giáo viên dân tộc ở Tây Nguyên và tầm quan trọng của vấn đề phát triển giáo dục gắn với phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Với ý nghĩa đó , chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất năm giải pháp nói trên huy vọng góp một phần nhỏ giải quyết những bức xúc, những hạn chế còn tồn tại để nâng cao và phát huy vai trò vị trí của nữ cán bộ giáo viên dân tộc Jrai, Bahnar hướng tới đạt mục tiêu “ dân giàu , nước mạnh ,xã hội công bằng , dân chủ, văn minh.
- Bàn về giáo dục Việt Nam .Nxb Lao động 2002 2.
- Các dân tộc tỉnh Gia Lai -Kon Tum, Nxb KHXH-1979 3.
- Các số trong bài được trích dẫn từ nguồn thống kê, báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai , trường Cao đẳng sư phạm tỉnh Gia Lai