« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Phạm Phương Tâm 1.
- 1 ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƢỜNG ĐHCT Nhiều thuật ngữ được sử dụng khi nói về đào tạo từ xa.
- Đào tạo từ xa có thể hiểu như học từ xa, dạy từ xa, giáo dục từ xa hay đào tạo từ xa.
- Dù hiểu theo cách nào thì đào tạo từ xa cũng bao gồm cả quá trình dạy và quá trình học trong đó có sự cách biệt về không gian, thời gian giữa người dạy và người học.
- Người học theo phương thức đào tạo từ xa chủ yếu tự học qua các nguồn thông tin có được từ các tài liệu in ấn (giáo trình, sách, báo.
- Đào tạo từ xa là phương thức giáo dục giúp mọi người có hoàn cảnh khác nhau về độ tuổi, trình độ, giới tính, có hay chưa có việc làm đều có cơ hội, điều kiện tham gia học liên tục, học suốt đời, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ để cải thiện chất lượng cuộc sống, có điều kiện tìm việc làm, thích nghi với đời sống xã hội..
- Ngoài ra, đào tạo từ xa còn ý nghĩa trong thực hiện chính sách dân tộc, công bằng xã hội về cơ hội học tập, tạo sự phát triển đồng đều, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị với nông thôn, miền núi và hải đảo xa xôi…Với những ưu thế lớn lao như vậy, đào tạo từ xa là phương thức sớm xuất hiện trong giáo dục-đào tạo của thế giới và Việt Nam..
- Trường ĐHCT là trung tâm đào tạo nhân lực có trình độ, chất lượng cao cho khu vực ĐBSCL và cả nước.
- Bên cạnh các loại hình và bậc đào tạo, trường cũng đã bắt đầu tham gia lĩnh vực đào tạo từ xa.
- Bởi nhà trường ý thức được đây là loại hình đáp ứng nhiều mặt của khu vực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, với thời gian học ngắn, chi phí thấp, nội dung phù hợp nhu cầu thực tiễn, kết hợp học với thực hành đã mở một lối thoát cho cuộc khủng hoảng về đào tạo nhân lực chất lượng cao trong vùng.
- Trung tâm Đào tạo từ xa của Trường ĐHCT được thành lập từ năm 2009..
- Việc Trung tâm đào tạo từ xa được thành lập và là đơn vị trực thuộc trường dưới sự giám sát, chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng một mặt cho thấy nhà trường đã ý thức rõ vị trí, vai trò của trường trong lĩnh vực đào tạo từ xa đối với.
- giáo dục-đào tạo vùng ĐBSCL.
- Thời gian đầu, nhân sự của Trung tâm được tổ chức trên cơ sở số cán bộ của tổ Liên kết đào tạo- Phòng Đào tạo phụ trách công tác quản lý hệ vừa làm vừa học kiêm nhiệm thêm công tác đào tạo từ xa.
- Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Đào tạo từ xa đã xây dựng chương trình đào tạo, xin phép Bộ Giáo dục &.
- Đào tạo và đã mở được 07 ngành.
- Đào tạo và của Trường ĐHCT ban hành.
- Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, Trung tâm đã thực hiện tốt vai trò là cầu nối trong việc phát triển, tăng cường các mối quan hệ với địa phương, các đơn vị liên kết trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo.
- Các chương trình đào tạo, hệ thống học liệu, công tác quản lý, thi và tốt nghiệp của phương thức đào tạo từ xa đã có nhiều sự tích hợp và kế thừa từ các hệ đào tạo khác của trường.
- Để thuận tiện cho công tác thông tin và quản lý, đào tạo từ xa, trường đã tiến hành xây dựng website của trường theo địa chỉ: http://www.ctu.edu.vn /centers/dec/ hoặc http://www.ctc.ctu.edu.vn/.
- phục vụ cho đào tạo từ xa, thông tin về ngành học, tuyển sinh, kế hoạch, lịch học, thi, kết quả và các vấn đề có liên quan đến học vụ đều được đăng tải.
- Đến nay công tác quản lý học viên đào tạo từ xa qua hệ thống máy tính đã dần ổn định, việc cập nhật hồ sơ, biến động học viên, kiểm tra xác nhận, điểm học kỳ, cấp phát thẻ học viên, bảng điểm, công nhận xét tốt nghiệp luôn được tổ chức thực hiện đúng tiến độ theo quy định.
- Cho đến thời điểm này, Trung tâm đã thu hút được hơn 6.000 học viên học tập tại hơn 20 điểm liên kết đào tạo.
- Đây là thành công bước đầu của mô hình đào tạo từ xa của trường.
- làm thế nào để mô hình tồn tại và phát triển đồng thời đảm bảo chất lượng, uy tín trong đào tạo vẫn đang là một bài toán khó bởi công tác này vẫn đang tồn tại những khó khăn.
- Cùng với nhà trường, Trung tâm đã nỗ lực khắc phục những khó khăn để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo từ xa.
- 2 MỘT SỐ KHÓ KHĂN TRONG ĐÀO TẠO TỪ XA Ở TRƢỜNG ĐHCT.
- phương thức đào tạo từ xa là sự kế thừa từ các hệ đào tạo có liên quan của trường.
- Tuy nhiên, đó cũng là những bất lợi gây nên một số khó khăn trong quá trình tổ chức đào tạo từ xa..
- 2.1 Khó khăn trong xây dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo.
- Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo từ xa sao cho vừa bám sát chương trình khung do Bộ Giáo dục&Đào tạo quy định lại vừa phù hợp với đặc điểm của học viên là một bài toán khó giải.
- Biểu đồ 1: Hiện trạng học viên hệ từ xa của Trƣờng ĐHCT Hiện trạng đó cho thấy học viên các khóa.
- đào tạo từ xa của Trung tâm khá đa dạng..
- Trong khi đó, chương trình đào tạo từ xa của trường được xây dựng từ chương trình hệ đào tạo chính quy.
- Chương trình phải đảm bảo bám sát chương trình khung đã được ban hành, nặng về lý thuyết, hạn chế sự linh hoạt trong xây dựng, thiết kế chương trình đào tạo cũng như giảng dạy.
- Hiện nay chưa có các văn bản quy định hỗ trợ đối với đào tạo từ xa về tính kế thừa các môn học đã được đào tạo trước đó để phát triển, mở rộng kiến thức nghề.
- Cân đối, đa dạng trong mở ngành là hướng phát triển của đào tạo từ xa nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường lao động xã hội..
- Song Trung tâm khó thực hiện vì nhiều ngành học có tỷ lệ chọi cao ở chính quy nhưng lại không thích hợp triển khai đào tạo từ xa như ngành Công nghệ Thông tin, Quản lý Đất đai, Xây dựng Dân dụng, Ngôn ngữ Anh….
- Nguyên nhân cơ bản của khó khăn này là do chương trình của các ngành thiết kế với thời lượng thực hành, thực tập khá cao, đòi hỏi phải có thời gian học tập trung nhiều cho nên khó thực hiện đối với đào tạo từ xa vốn là loại hình đào tạo cần hạn chế việc tập trung người học trong thời gian dài..
- 2.2 Khó khăn trong khâu tổ chức tuyển sinh Hiện trạng các đơn vị liên kết đào tạo tràn lan, tuyển sinh không đủ chuẩn, rút ngắn thời gian đào tạo, cắt xén chương trình… gây khó.
- Đào tạo từ xa ở nước ta còn khá mới nên chưa được hiểu theo hướng tích cực đối với xã hội.
- Trung tâm triển khai đào tạo từ xa vào thời điểm mà dư luận băn khoăn về chất lượng, giá trị văn bằng các loại hình đào tạo không chính quy trong đó có đào tạo từ xa, đã gây không ít khó khăn, ảnh hưởng đến tâm lý người học.
- Qua kết quả khảo sát học viên từ xa về các lý do bỏ học thì có đến 68,4% học viên chọn đáp án trả lời bỏ học do băn khoăn về giá trị văn bằng.
- Tham khảo ý kiến đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý hệ đào tạo từ xa về dự báo số lượng học viên hệ từ xa đăng ký nhập học trong thời gian tới, thì có đến 65,8% trong số họ nhận định rằng số lượng học viên nhập học chỉ ở mức trung bình và 18,4% đánh giá ở mức ít sinh viên đăng ký..
- Tuyển sinh của đào tạo từ xa không thể lên kế hoạch theo đợt và phân bổ chỉ tiêu rõ như hệ chính quy hay vừa làm vừa học mà phải tùy thuộc vào lượng sinh viên đăng ký nhập học từng đợt tại đơn vị để tổ chức tuyển cũng là một khó khăn trong khâu tổ chức tuyển sinh..
- 2.3 Khó khăn trong đào tạo từ xa theo học chế tín chỉ.
- Đào tạo từ xa được tổ chức ở nhiều địa điểm bám sát các địa bàn dân cư.
- Nhưng đây cũng chính là điểm hạn chế khi áp dụng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Để khắc phục tình trạng này, các trường đã tổ chức đào tạo bán niên chế kết hợp tín chỉ.
- Mặt khác, việc quy định về thời gian đào tạo rất khó cho các học viên có điều kiện, năng lực học tập tốt muốn học vượt để hoàn thành sớm khóa học..
- Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, hầu như các hoạt động của trường đều có nhiều xáo trộn, đòi hỏi sự thích ứng của từng thành viên trong trường, trong đó có đội ngũ giảng viên và học viên bởi đây là nhóm quyết định đến sự thành công mô hình..
- trong thực tế phương pháp giảng dạy của đa số giảng viên đối với các lớp học từ xa vẫn là phương pháp thuyết trình “thầy giảng trò nghe và ghi”..
- Trong khi đó, đào tạo theo tín chỉ, nhất là trong đào tạo từ xa, đòi hỏi giảng viên không còn là người truyền đạt mà phải là người hướng dẫn cho học viên tự học là chính.
- Do đó, đánh giá trong đào tạo từ xa cũng phải đánh giá quá trình tự học của học viên sao cho khách quan, công bằng và chính xác là một việc làm không dễ quản lý..
- Quản lý hoạt động học của học viên trong đào tạo từ xa là bảo đảm thực hiện đúng kế hoạch, chương trình và các điều kiện học tập của họ thì mới tạo được niềm tin, thói quen nghiêm túc trong học tập của học viên.
- Trong khi đó, phần lớn học viên đang công tác.
- 2.5 Khó khăn trong phối hợp giữa các đơn vị trong trƣờng, giữa trƣờng với đơn vị liên kết trong đào tạo từ xa.
- liên kết đào tạo hơn các đơn vị khác.
- Hoạt động liên kết đào tạo luôn tạo được sự đồng thuận và nhất trí cao giữa các đơn vị có liên quan trong và ngoài trường.
- Đối tác trong công tác đào tạo từ xa của Trường ĐHCT là các trường đại học, cao đẳng và trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL.
- Sự liên kết trong đào tạo từ xa một mặt nhằm thực hiện tốt vai trò chính trị, góp phần đào tạo nhân lực cho các địa phương.
- Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo từ xa hiện nay tại các đơn vị liên kết hầu hết là cán bộ đang làm công tác quản lý, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, giáo dục thường xuyên.
- Kinh nghiệm quản lý đào tạo từ xa phần lớn phụ thuộc vào thời gian làm công tác quản lý đào tạo từ xa.
- Thời gian tham gia công tác quản lý từ xa của đội ngũ cán bộ tại các đơn vị liên kết thể hiện trong Biểu đồ 2 dưới đây:.
- Biểu đồ 2: Thống kê thời gian tham gia công tác quản lý từ xa của đội ngũ cán bộ tại các đơn vị liên kết Khảo sát trên cho thấy có đến 56,8% cán bộ.
- quản lý đào tạo từ xa ở các đơn vị liên kết có thời gian làm công tác này dưới 3 năm, 29,7%.
- Ưu điểm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo từ xa là giàu nhiệt huyết, có trình độ, là cầu nối giữa học viên với nhà trường.
- Song đa số lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý đào tạo từ xa từ khâu nắm vững công tác giáo vụ và các quy chế, quy định về tuyển sinh, quản lý, bảo lưu kết quả, học vượt, các thủ tục xác nhận, chuyển đơn vị học, chuyển lớp, thi lại… Do đó, khó tránh khỏi những sai sót trong công tác quản lý này như hướng dẫn chưa chính xác, chưa thỏa đáng… Những sai sót đó đã phần nào gây khó khăn, ảnh hưởng đến quyền lợi của học viên..
- 2.6 Khó khăn trong kiểm tra và giám sát quá trình đào tạo từ xa.
- Thực trạng chung của cả hệ thống giáo dục hiện nay là công tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo ở các cấp bậc, các hình thức đào tạo còn yếu, kém hiệu quả, chưa có công cụ, tiêu chuẩn cụ thể để đảm bảo quá trình tổ chức được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, khoa học.
- Có thể nói quy trình kiểm tra, giám sát công tác đào tạo chậm được đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục-đào tạo..
- Đặc thù của loại hình đào tạo từ xa là không tổ chức thi tuyển và sàng lọc đối tượng học viên ngay từ đầu khóa mà chỉ đăng ký và xét tuyển.
- Có làm tốt công tác này thì chất lượng và hiệu quả đào tạo từ xa mới được bảo đảm..
- Thực tế công tác kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo nói chung và đào tạo từ xa nói riêng của trường trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, nhiệm vụ, chức năng giữa các đơn vị còn chồng chéo nhau, chưa có.
- Đào tạo từ xa, hệ đào tạo đã, đang và ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Nhiệm vụ trọng tâm của Trường ĐHCT trong giai đoạn mới là phát triển, mở rộng quy mô đào tạo đối với hình thức đào tạo từ xa nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nhân dân lao động khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, con em đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận với giáo dục đại học.
- Để loại hình và chất lượng đào tạo từ xa được đảm bảo, xin nêu một số đề xuất đến các cấp như sau:.
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cụ thể hóa các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, khẩn trương ban hành các chính sách, chế độ cụ thể đối với đào tạo từ xa trên cơ sở nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò, vị trí của loại hình đối với sự phát triển của xã hội, xu thế thời đại nhằm có chính sách nhất quán, hỗ trợ cho loại hình này phát triển..
- Xây dựng qui chế riêng, đặc thù cho loại hình phù hợp với xu thế hiện đại, không nên áp dụng chương trình và cách thức đào tạo kém linh hoạt, nặng lý thuyết đối với loại hình này..
- Bên cạnh việc hướng dẫn cho loại hình phát triển đúng mục tiêu là đào tạo, đào tạo lại và cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội..
- Tổ chức cho tất cả các trường có tham gia đào tạo từ xa góp ý trao đổi kinh nghiệm, phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo từ xa để đáp.
- Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo ở địa phương, sớm thành lập trung tâm dự báo phát triển nguồn nhân lực nhằm tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo các tỉnh, thành về các chính sách, nhu cầu giáo dục, đào tạo để làm cơ sở cho các trường định hướng, đáp ứng yêu cầu địa phương..
- Cần xác định đào tạo từ xa là kênh đào tạo nhân lực nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất trong giai đoạn hiện nay, tham gia cùng địa phương trong công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực.
- Trong tổ chức tuyển dụng nhân lực phải thật sự công bằng, công khai, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của đối tượng, chứ không chỉ chú trọng loại hình, bằng cấp đào tạo..
- Quá trình chuẩn hóa, đào tạo lại đội ngũ cán bộ cần kết hợp, đặt hàng các trường để có thể hỗ trợ bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức đào tạo từ xa..
- Luôn tích cực tự đào tạo, bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu, áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý đối với đào tạo từ xa..
- Tranh thủ và tận dụng kinh phí từ các chương trình, đề án để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, tham quan học tập kinh nghiệm các trường, viện trong và ngoài nước có thế mạnh về đào tạo từ xa để học tập kinh nghiệm nhất là về phương pháp giảng dạy, quản lý, đánh giá, biên soạn tài liệu, giáo trình, dụng cụ phục vụ đào tạo từ xa..
- có đào tạo từ xa là góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển giáo dục, đào tạo trong tình hình mới, để mỗi cán bộ không ngừng học tập, trau dồi, tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới và khu vực về quản lý và đào tạo từ xa, góp phần đưa trường trở thành trường có thế mạnh và phát triển về đào tạo từ xa trong thời gian tới..
- Đối với Trung tâm Đào tạo từ xa của Trƣờng ĐHCT.
- Trường cần quy định lại theo hướng tăng chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Đào tạo từ xa nhằm nhanh chóng phát triển, đáp ứng các nhu cầu đào tạo của trường, địa phương và người học..
- Tăng cường nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu, hướng nghiệp các ngành học, loại hình đào tạo nhằm mở rộng đến một số địa phương, bên cạnh xây dựng và thiết kế chương trình phù hợp với tình hình điều kiện các địa phương để giúp họ đào tạo và phát triển nhân lực tại chỗ..
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng công tác nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo vụ các khoa, các đơn vị liên kết theo định kỳ hoặc đột xuất khi có thay đổi về quy chế và quy định về quản lý đào tạo, trao đổi kinh nghiệm với các trường, viện, đơn vị có hình thức đào tạo từ xa để học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý..
- Đối với đơn vị liên kết đào tạo của Trƣờng ĐHCT.
- Cần tăng cường mối quan hệ với các ngành, các cấp, các doanh nghiệp tại địa phương để nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu đào tạo tại địa phương.
- Đào tạo từ xa với thế mạnh kết hợp giữa tài liệu hướng dẫn với công nghệ nghe nhìn và sự hỗ trợ của cán bộ giảng dạy là phương thức đào tạo phù hợp, xu thế mới được xã hội quan tâm hiện nay, giảm việc di chuyển, tiết kiệm tài chính, công sức, người học vừa tham gia lao động sản xuất tại gia đình, cơ quan và địa phương vừa có thể tham gia học tập nâng cao kiến thức, trình độ..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Phát triển giáo dục – đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Thành phố Cần Thơ..
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/8/2003 ban hành quy chế tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp hình thức đào tạo từ xa..
- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày về việc phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn .
- Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội.