« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số kỹ thuật đánh giá trong lớp học cho môn Tin học


Tóm tắt Xem thử

- Tài liệu này được biên soạn dựa trên tài liệu “Một số kỹ thuật đánh giá thường xuyên trên lớp học”dùng chung cho tất cả các môn học của PGS.TS Nguyễn Công Khanh..
- Nhóm kỹ thuật đánh giá mức độ nhận thức 1.1.
- Ngoài ra, có thể giúp HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học..
- Mô tả: Là kĩ thuật đánh giá HS thông qua một phiếu (gọi là phiếu hỏi kiến thức nền) gồm các câu hỏi tự luận ngắn gọn, hoặc các câu hỏi trắc nghiệm đơn giản nhưng gần như bao phủ được kiến thức đã học..
- Cách thực hiện: GV tạo ra một phiếu hỏi kiến thức nền.
- Ví dụ: Trước khi cho HS luyện tập sử dụng chuột trong bài 6 (trò chơi Blocks, Tin học lớp 3), ta có thể kiểm tra HS những kiến thức đã biết về chuột máy tính thông qua một phiếu gồm các câu hỏi sau:.
- Đánh giá khả năng ghi nhớ.
- Mục đích: Đánh giá HS về khả năng tái hiện và tổ chức, xác định mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản mà các em đã được học..
- Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS về khả năng ghi nhớ kiến thức bằng cách sử dụng một bảng (gọi là ma trận ghi nhớ) với các hàng và cột để biểu thị các khái niệm, kiến thức có liên quan với nhau..
- Đưa ra một số bài học hoặc nhóm bài học môn Tin học ở lớp 4, có thể dùng ma trận trí nhớ để đánh giá thường xuyên HS sau khi học bài học hay nhóm bài học đó.
- Đánh giá khả năng nhận biết các dấu hiệu đặc trưng Mục đích: Đánh giá HS về khả năng nhận biết và phân biệt các khái niệm.
- Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS về khả năng nhận biết và phân biệt các khái niệm bằng cách dùng một bảng (gọi là ma trận dấu hiệu đặc trưng): Các hàng liệt kê các trường hợp, các cột biểu thị các đặc trưng, các ô được điền các kí hiệu + hoặc – để khẳng định có hay không có đặc trưng của khái niệm tương ứng với từng trường hợp đã nêu..
- Ví dụ: Khi dạy đến cuối bài “Thông tin xung quanh ta”, Tin học lớp 3 (hoặc đầu bài học ngay phía sau), ta có thể kiểm tra HS có nhận biết và phân biệt được các dạng thông tin hay không thông qua bài tập sau:.
- Máy tính có thể giúp em trong những hoạt động nào? Em hãy đánh dấu + (có thể) hoặc – (không thể) vào các ô tương ứng trong bảng sau (trong Bài tập Tin học tiểu học, Quyển 1).
- Đánh giá hai mặt trái ngược nhau.
- Mục đích: Đánh giá khả năng phân tích, so sánh của HS về hai mặt trái ngược nhau của một vấn đề liên quan đến nội dung bài học..
- Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS thông qua một bảng (gọi là bảng hai phía/bảng lưỡng cực) mà ở đó có một số tiêu chí cần đánh giá hai mặt trái ngược nhau, ví dụ như điểm mạnh/điểm yếu.
- Cách thực hiện: GV tạo bảng hai phía.
- Ví dụ: Khi học bài “Khám phá máy tính”, Tin học lớp 4, GV có thể yêu cầu HS làm bài tập sau để đánh giá khả năng phân tích, so sánh của HS:.
- Hãy khai thác những nội dung sau đây để đưa ra câu hỏi hoặc bài tập yêu cầu HS đánh giá hai mặt trái ngược nhau:.
- o Máy tính: Những công việc có thể làm được và những công việc không thể làm được.
- Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS bằng cách sử dụng một phiếu (gọi là phiếu thăm dò) gồm một số câu hỏi trắc nghiệm hoặc một bảng khảo sát với các mức chỉ báo xác định, để thăm dò ý kiến, thái độ của HS về một vấn đề liên quan đến bài học..
- Cách thực hiện: GV tạo công cụ (phiếu thăm dò/bảng khảo sát).
- Ví dụ: Sau bài học trò chơi “Khám phá rừng nhiệt đới”, ta có thể đưa ra một phiếu gồm những câu hỏi sau đây để thăm dò suy nghĩ, tình cảm, thái độ của HS:.
- Phiếu thăm dò có thể tạo bằng câu hỏi tự luận được không?.
- Mục đích: Đánh giá kỹ năng nhận biết và phân tích thông tin nhằm trả lời ba câu hỏi: cái gì?.
- Mô tả: Là một kĩ thuật (gọi tắt là what/how/why) đánh giá HS bằng cách đưa ra một hình ảnh hoặc một chủ đề, từ đó HS được yêu cầu trả lời ba câu hỏi cụ thể có dạng What?, How?, Why?.
- Cách thực hiện: GV tạo công cụ (hình ảnh, chủ đề).
- Ví dụ 1:.
- Ví dụ 2: Ở một bài học nào đó, trong chủ đề về học gõ phím bằng phương pháp 10 ngón (Tin học tiểu học), ta có thể sử dụng bài tập dưới đây để đánh giá HS về khả năng phân tích thông tin theo dàn ý gồm 3 phần, tương ứng trả lời 3 câu hỏi dạng what/how/why:.
- 6 Quan sát hình ảnh và trả lời 3 câu hỏi sau:.
- Hãy khai thác kĩ thuật what/how/why khi muốn kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình học tập các mạch kiến thức sau đây:.
- Trong dạy học Tin học, liệu có thể xây dựng những kĩ thuật tương tự nhằm hình thành một qui trình thực hiện chung nào đó không, ví dụ qui trình ba bước: Xác định yêu cầu/ Tiến hành thực hiện/ Kiểm tra kết quả? Với qui trình đó, ta cần đặt những câu hỏi nào?.
- Mục đích: Đánh giá được khả năng tổng kết, khái quát thông tin đầy đủ, ngắn gọn, súc tích thông qua khả năng sử dụng ngôn ngữ mạch lạc và tư duy hệ thống của HS..
- Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá khả năng tổng hợp, khái quát kiến thức của HS thông qua việc yêu cầu HS chỉ trả lời bằng một câu ngắn gọn cho một câu hỏi mà GV nêu ra.
- GV đặt câu hỏi và đề nghị HS trả lời chỉ bằng một câu ngắn gọn, súc tích nhất có thể được.
- Ví dụ: Một trong các cách đánh giá khả năng tổng kết, khái quát thông tin của HS là yêu cầu các em giải thích các câu “thành ngữ” hoặc trả lời các câu hỏi như các ví dụ dưới đây:.
- o Hãy nêu một ví dụ người máy có thể làm việc ở nơi nguy hiểm?.
- Phát hiện những câu “thành ngữ” khác và nêu tình huống để yêu cầu HS giải thích - Hãy đề xuất một số câu hỏi đánh giá HS mà câu trả lời chỉ bao gồm một câu..
- Mục đích: Đánh giá được khả năng tổng hợp, phân loại và hệ thống về các khái niệm hay kiến thức từ một hay một số bài học..
- Mô tả: Là một kĩ thuật (gọi là bản đồ khái niệm) đánh giá khả năng tổng hợp, phân loại và hệ thống về các khái niệm hay kiến thức của HS thông qua việc yêu cầu các em nối các khái niệm có mối liên quan với nhau trong một sơ đồ..
- Ví dụ: Cuối bài học “Khám phá máy tính”, Tin học lớp 4, ta có thể kiểm tra HS về khả năng kết nối các thiết bị thuộc cùng một loại (cùng một khái niệm) thông qua bài tập sau:.
- Kĩ thuật bản đồ khái niệm có thể sử dụng như một sơ đồ tư duy không?.
- Hãy đề xuất một số ví dụ minh họa kĩ thuật bản đồ khái niệm có thể sử dụng để củng cố, ôn luyện, củng cố kiến thức..
- Mục đích: Nhanh chóng đánh giá mức độ tập trung, chú ý của HS vào bài học.
- Đánh giá mức độ nhận biết, thông hiểu các kiến thức trọng tâm của bài học..
- Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá HS về mức độ nắm được kiến thức, kĩ năng trọng tâm của bài học thông qua việc yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi về nội dung cơ bản, trọng tâm của bài học, hoặc về những nội dung cần chú ý..
- Ví dụ: Khoảng 3-4 phút trước khi kết thúc bài học “Vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì”, Tin học lớp 4, để đánh giá HS đã thu nhận những kiến thức cơ bản, trọng tâm như thế nào, ta có thể yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau đây:.
- Hãy nêu tên một số bài học mà GV có thể nhanh chóng thu thập thông tin phản hồi về quá trình học tập của HS bằng 2 câu hỏi dưới đây trước 3-4 phút cuối bài học?.
- Nhóm kỹ thuật đánh giá năng lực vận dụng 2.1.
- Mục đích: Giúp GV đánh giá khả năng nhận diện, phân loại và xác định phương pháp giải quyết từng loại vấn đề của HS.
- Mô tả: Là một kĩ thuật đánh giá khả năng nhận diện, phân loại và xác định phương pháp giải quyết vấn đề của HS.
- Cách thực hiện:.
- về phần mềm Paint (Tin học lớp 4), GV có thể đưa ra tình huống dưới đây và khuyến khích HS đặt tên cho bức tranh, mô tả đầy đủ cho bức tranh và phát hiện ra những công cụ cần sử dụng để vẽ được bức tranh.
- Khi thực hiện đánh giá bằng kĩ thuật này, nên tổ chức đánh giá theo cá nhân hay theo nhóm? Nếu theo tổ chức theo nhóm, cần chú ý đến những điểm gì? (ví dụ về sự đồng đều tương đối về trình độ giữa các nhóm?)..
- Khi thực hiện đánh giá bằng kĩ thuật này, có cần tính đến mức độ hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn của HS không? Hãy đưa ra ý kiến và ví dụ minh họa..
- Mục đích: Đánh giá khả năng lựa chọn đúng giải pháp giải quyết vấn đề cho những tình huống cụ thể.
- Mô tả : Là một kĩ thuật đánh giá HS về khả năng lựa chọn đúng giải pháp giải quyết vấn đề cho những tình huống cụ thể.
- Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách GV đưa ra các tình huống, vấn đề cần giải quyết, sau đó yêu cầu HS chỉ ra phương pháp có thể áp dụng để giải quyết vấn đề..
- Cách thực hiện: GV xây dựng các tình huống có thể giải quyết bằng một số cách khác nhau hoặc cần phải vận dụng tổng hợp kiến thức đã học để quyết định cách nào là đúng để giải quyết vấn đề đã nêu..
- Ví dụ: GV có thể đưa ra tình huống và yêu cầu dưới đây để kiểm tra xem HS có khả năng lựa chọn đúng giải pháp không (Tin học lớp 3)..
- Trong môn Tin học tiểu học, có những nội dung kiến thức hay bài học nào có thể sử dụng kĩ thuật lựa chọn giải pháp để đánh giá năng lực của HS? Hãy nêu ví dụ minh họa.
- Mục đích: Đánh giá khả năng xác định qui trình giải quyết vấn đề cho những tình huống cụ thể.
- Mô tả : Là một kĩ thuật đánh giá HS về khả năng xác định qui trình giải quyết vấn đề cho những tình huống cụ thể.
- Kĩ thuật này được thực hiện bằng cách GV đưa ra các tình huống, vấn đề cần giải quyết, sau đó yêu cầu HS chỉ ra các phương pháp hoặc qui trình khả thi, có thể áp dụng để giải quyết vấn đề..
- Thiết kế mẫu phiếu bài tập cho kỹ thuật đánh giá này, trong đó có danh sách các bước của qui trình và ví dụ hoặc tình huống cụ thể..
- Ví dụ: GV có thể đưa ra tình huống và yêu cầu dưới đây để kiểm tra xem HS có khả năng đưa ra cách vẽ được các hình phức tạp hay không trong phần mềm Paint (Tin học lớp 4)..
- Những nội dung kiến thức nào trong môn Tin học tiểu học có thể bồi dưỡng cho HS qui trình giải quyết trước khi thực hiện kỹ thuật đánh giá?.
- Tại sao kỹ thuật đánh giá này có nên được triển khai cho HS làm theo nhóm? Hãy đưa ra ví dụ minh họa cho giải thích của mình (Tạo cơ hội cho HS cùng trao đổi, thảo luận và chọn ra nguyên tắc giải quyết vấn đề tối ưu, tiết kiệm được thời gian?).
- Mục đích: Đánh giá mức độ hiểu bài và khả năng chỉ ra hoặc thực hiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn..
- Mô tả: Đây là một kỹ thuật đánh giá khả năng liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, đặc biệt là vận dụng các phương pháp và quy trình.
- Cách thực hiện: GV thiết kế tình huống thực tiễn liên quan đến những công cụ, phương pháp, quy trình có thể vận dụng giải quyết tình huống đó, rồi yêu cầu HS nhận dạng vấn đề, nêu cách giải quyết hoặc thực hiện giải quyết tình huống.
- Khai thác những chủ đề kiến thức trong chương trình Tin học tiểu học mà ở đó cần dạy học và đánh giá HS về tri thức phương pháp..
- Hãy đề xuất các mức độ vận dụng trong đánh giá và cho ví dụ minh họa..
- Viết lại có định hướng vừa là kỹ thuật đánh giá vừa là công cụ để phát triển năng lực trình bày.
- Thông qua việc thực hiện kỹ thuật này, GV và HS có thể nhận biết được khả năng tổng kết, tổ chức các thông tin quan trọng và khả năng sử dụng ngôn ngữ để chuyển tải nội dung một cách đơn giản dễ hiểu của HS..
- Ví dụ: Trong môn Tin học tiểu học Lớp 4, khi dạy về bài “Sử dụng câu lệnh lặp”, GV có thể thiết kế một số câu hỏi theo kỹ thuật này như sau:.
- Nhóm kỹ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy - học 3.1.
- Mô tả: Là kĩ thuật thu thập thông tin từ phía HS dưới dạng một bản liệt kê các kiến thức, kỹ năng cần phải đạt được khi học một chủ đề, cùng với yêu cầu HS cho biết mức độ quan tâm hoặc ý kiến đánh giá về tầm quan trọng của những kiến thức, kỹ năng đó..
- Ví dụ: Để thu thập thông tin về mức độ quan tâm của HS đến các bài học về lưu trữ, tổ chức thông tin trong máy tính, Tin học lớp 5, ta có thể thiết kế bảng khảo sát sau đây:.
- Tuy nhiên, có thể sử dụng bảng liệt kê với những câu hỏi giống nhau ở thời điểm bắt đầu và kết thúc một chủ đề/ môn học để GV nhận biết được sự thay đổi trong quan điểm cũng như mối quan tâm của HS.
- Mục đích: Giúp GV đánh giá năng lực tổng hợp tri thức của HS thông qua việc thực hiện những thao tác, hành vi đơn lẻ, theo một tiến trình nhất định.
- Mô tả: GV đưa ra một chủ đề và đặt câu hỏi về chủ đề.
- HS có thể sắp xếp lại.
- HS có thể đặt ra các câu hỏi mang tính khám phá bản chất.
- Bước 4: HS được yêu cầu đặt các câu hỏi liên quan đến chủ đề.
- GV yêu cầu HS đóng góp ý kiến trả lời câu hỏi về chủ đề.
- GV có thể gợi ý trả lời bằng cách trả lời mẫu và nêu không quá 3 đặc điểm của máy tính xách tay, rồi yêu cầu HS phát triển tiếp.
- HS có thể thích những đặc điểm sau đây của máy tính xách tay và giải thích được tại sao:.
- HS có thể không thích những đặc điểm sau đây của máy tính xách tay và giải thích được tại sao:.
- Sử dụng kỹ thuật đánh giá này giúp giáo viên có được nhiều thông tin, nhưng khá tốn thời gian để triển khai trên lớp và phản hồi cho học sinh..
- Đánh giá làm việc nhóm.
- Mục đích: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của HS, qua đó rèn giúp HS rèn luyện các kỹ năng cần có khi làm việc theo nhóm..
- Mô tả: Kỹ thuật đánh giá này được xây dựng dưới dạng một bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin phản hồi của HS về việc học tập và hợp tác giữa các thành viên của nhóm.
- Dưới đây là các nội dung đánh giá thường dùng đối với hoạt động nhóm:.
- Đánh giá tiến độ của toàn nhóm so với mục tiêu và kế hoạch của nhóm - Thời gian: thành quả đạt được so với tiến độ thời gian làm việc.
- Đánh giá hiệu quả của lãnh đạo nhóm trong việc hỗ trợ và hướng dẫn nhóm Ví dụ: Bảng dưới đây có thể sử dụng cho HS lớp 4 hoặc lớp 5 tự đánh giá làm việc nhóm.
- STT Đánh giá kết quả làm việc nhóm.
- HS có thể muốn GV can thiệp, thay đổi nhóm hoặc thay đổi nhiệm vụ nhóm nếu có nhiều ý kiến đánh giá không tích cực về một số thành viên trong nhóm hoặc về hiệu quả công việc của nhóm.
- Thầy/cô hãy đề xuất một vài bảng các tiêu chí cho HS đánh giá mà thầy cô thấy phù hợp với lứa tuối, trình độ của từng khối, lớp tiểu học.