« Home « Kết quả tìm kiếm

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Trong những năm qua, quá trình phát triển kinh tế-xã hội đã tạo ra nhiều áp lực cho thủ đô Hà Nội, mà một trong số đó chính là vấn đề về giao thông.
- Những thập kỷ trước, do lượng cư dân ở thủ đô còn ít, phương tiện giao thông chưa nhiều thì vấn đề quy hoạch, tổ chức, quản lý, khai thác và vận hành giao thông đô thị Hà Nội chưa được chú trọng.
- Ngày nay, hàng loạt các vấn đề như ùn tắc, kẹt xe, ô nhiễm môi trường do khói bụi của các phương tiện hay tai nạn giao thông đã trở nên bức xúc hơn bao giờ hết.
- Các giải pháp, vì vậy, cũng thường mang tính nhất thời, tình thế mà thiếu đi tính khoa học và đặc biệt là tính chiến lược lâu dài để đảm bảo một sự phát triển đồng bộ và bền vững.
- Vì vậy, việc phát triển giao thông đô thị Hà Nội cần được nghiên cứu trên cơ sở các bài học trong quá khứ và đề ra định hướng phù hợp cho quá trình phát triển..
- BÀI HỌC VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI.
- Môi trường văn hóa, giá trị lịch sử bị phá hủy.
- Hệ thống giao thông đô thị thường gắn kết với lịch sử phát triển và những nét văn hóa đặc sắc của từng đô thị.
- Sự phát triển thiếu khoa học và đồng bộ đã làm mất đi những giá trị truyền thống đó.
- 1 Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường, Tổng cục Môi trường.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI.
- năm 90 thế kỷ trước, người ta đã tiến hành bóc dỡ toàn bộ tuyến đường xe điện tại Hà Nội vì cho rằng nó không còn phù hợp với quá trình phát triển giao thông đô thị.
- Trong khi hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu, hệ thống xe điện vẫn được gìn giữ và phát triển bởi nó không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là các giá trị văn hóa, lịch sử.
- Hệ thống xe điện Hà Nội cũng vậy, nó gắn liền với những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ hào hùng của dân tộc và đã đi vào văn thơ như một nét văn hóa của người Hà Nội.
- Ở Nhật Bản, để xây dựng một tuyến đường dưới lòng đất dài 12 km đi qua cố đô Nara, người ta đã phải tiêu tốn đến 600 triệu đô la Mỹ để đánh giá các tác động môi trường của việc phát triển hệ thống giao thông này đến các giá trị văn hóa lịch sử còn nằm trong lòng đất, nhằm đưa ra được phương án tối ưu để giữ gìn các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.
- Còn ở Việt Nam, việc không đánh giá được hết các ảnh hưởng của phát triển hệ thống giao thông đến văn hóa và lịch sử đã gây những lúng túng trong quá trình xây dựng, gây trì trệ trong thi công, dẫn đến cản trở sự phát triển.
- Bộ mặt đô thị Hà Nội thiếu mỹ quan Việc bỏ ra hàng trăm, nghìn tỷ đồng để đền bù giải phóng mặt bằng cho việc mở rộng một số tuyến phố hiện nay là một minh chứng rõ ràng.
- Hàng loạt các các nhà siêu mỏng, siêu méo mọc lên trên các tuyến đường gây mất mỹ quan đô thị.
- Hiện nay, người ta có thể bắt gặp rất nhiều các nhà siêu mỏng, siêu méo tại bất kỳ tuyến phố nào được mở rộng hoặc phát triển mới tại thủ đô Hà Nội.
- Đó là hậu quả của những sai sót trong công tác quy hoạch giao thông đô thị khi chúng ta chưa nhìn nhận đúng mức các tác động xấu do thiếu quy hoạch đồng bộ trong phát triển giao thông..
- Cái giá phải trả sẽ là không nhỏ kể cả về kinh tế và xã hội khi chúng ta muốn chỉnh trang lại mỹ quan đô thị..
- Tại Đà Nẵng, công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng đã được thực hiện một cách đồng bộ do có định hướng khoa học về quy hoạch cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và giải tỏa đền bù - tái định cư..
- Đây là một hình mẫu để đưa ra lời giải cho bài toán về phát triển giao thông gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường và quản lý sử dụng đất đai hợp lý..
- Lãng phí thời gian và lao động do tắc nghẽn giao thông trầm trọng.
- nhưng có lẽ sâu xa hơn là sự thiếu đi một công việc hết sức cần thiết - đó là cần phải đánh giá về vấn đề giao thông cho các dự án liên quan đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong đô thị.
- Việc tắc nghẽn giao thông đã gây lãng phí rất lớn về thời gian cũng như hiệu quả lao động, sự manh mún trong phát triển giao thông chính là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến trình phát triển của xã hội..
- Xơun là thủ đô của Hàn Quốc với dân số trên 10 triệu người nhưng giải quyết rất tốt tình trạng tắc nghẽn giao thông.
- Trong khi Hà Nội với dân số hiện tại chỉ bằng một nửa lại thường xuyên xảy ra tắc nghẽn giao thông trầm trọng.
- Vấn đề chính là tại đó việc quy hoạch hệ thống giao thông đô thị đã được kết hợp đồng bộ với việc phát triển hệ thống phương tiện giao thông, cũng như đồng bộ hóa với quá trình phát triển chung của đô thị..
- Suy giảm công năng của các không gian giao thông và gia tăng tai nạn giao thông.
- Hiện nay, các không gian giao thông đô thị đã bị hạn chế hoặc thay đổi chức năng vốn có của nó.
- Việc bám mặt đường kiếm sống của một số hộ dân với các biển hiệu quảng cáo được trưng trên các tuyến phố gây cản trở tầm nhìn của các đối tượng tham gia giao thông, hạn chế công năng của các đèn hiệu, biển báo giao thông..
- Trong thời gian, vừa qua việc chia cắt các nút giao thông, chuyển từ ngã tư thành ngã ba tưởng như sẽ làm giảm nạn ùn tắc giao thông.
- Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy việc thay đổi đó không những làm mất công năng của các ngã tư mà còn gây phản cảm đối với hệ thống giao thống của thủ đô, làm gia tăng ùn tắc và góp phần gây thêm ô nhiễm môi trường..
- Tình hình an toàn giao thông cũng đang ngày một xấu đi do lượng phương tiện và số lượt người tham gia giao thông tăng, bên cạnh nguyên nhân là do hệ thống giao thông chậm phát triển, lạc hậu và chưa đáp ứng được nhu cầu, còn có một phần không nhỏ do sự suy giảm công năng của các không gian giao thông nói trên..
- Trong những tháng vừa qua, Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 8 triệu dân đã có những thay đổi đáng kể về việc trả lại vỉa hè cho người đi bộ, việc giải quyết xong hàng loạt lô cốt cũng đã làm cho hệ thống giao thông của đô thị lớn nhất cả nước cải thiện đáng kể.
- Đây cũng là bài học để những người làm công tác quy hoạch và phát triển giao thông đô thị Hà Nội nghiên cứu..
- Gia tăng ô nhiễm môi trường.
- Hiện nay, các tuyến giao thông đô thị Hà Nội tại các khu vực được phát triển và mở rộng sau năm 1954 thường xuyên xảy ra ùn tắc, gây lãng phí nghiêm trong về thời gian và kinh phí, là nguyên nhân gia tăng ô nhiễm môi trường không khí do khí thải của các phương tiện giao thông.
- Việc ô nhiễm môi trường trong các hoạt động giao thông là nguyên nhân gây hậu quả xấu đối với sức khỏe của con người:.
- các chất độc xâm nhập từ môi trường khí thải giao thông vào cơ thể, tác dụng lên đường tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn....
- Các trận mưa lịch sử năm khiến rất nhiều tuyến phố, khu dân cư của thủ đô phát triển từ sau năm 1954 lại bị ngập sâu và với thời gian kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng, kéo theo các nguy cơ lan truyền các dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhân dân.
- Điều đó cho thấy rằng việc quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông đã không được tính toán hợp lý và đồng bộ với hệ thống tiêu thoát nước..
- Nhìn lại lịch sử phát triển giao thông Hà Nội có thể nhận thấy rằng hệ thống giao thông đô thị Hà Nội tại các khu phố cổ, phố cũ được xây dựng trước năm 1954 có những ưu việt cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học.
- Thực tế có thể thấy, các tuyến giao thông qua phố cổ, phố cũ, những vấn đề về ngập lụt, ô nhiễm khí thải giao thông thấp hơn rất nhiều so với các tuyến đường được xây dựng mở rộng..
- Mặt khác, quá trình phát triển giao thông nói riêng cũng như quá trình phát triển đô thị Hà Nội nói chung trong những năm vừa qua với việc bê tông hóa đô thị đã làm suy thoái nghiêm trọng các tầng chứa nước dưới đất (gia tăng N, Fe.
- Đây là vấn đề cần được nghiên cứu và đánh giá đúng mức để có được định hướng trong phát triển giao thông đô thị Hà Nội..
- CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG KHI PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI TRONG TƯƠNG LAI.
- Để có thể phát triển hệ thống giao thông đô thị thủ đô Hà Nội trong tương lai thực sự hiệu quả đáp ứng các yêu cầu của phát triển bền vững, chúng ta cần chú ý đến các tiêu chí liên quan đến công tác bảo vệ môi trường sau:.
- Đánh giá đầy đủ các tác động của phát triển giao thông đô thị đối với các giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, sinh thái.
- Thủ đô Hà Nội hiện nay có thể chia thành hai không gian phát triển chính: không gian phát triển gắn kết với bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan và không gian phát triển mở rộng (sau năm 1954)..
- Đối với quá trình phát triển giao thông đô thị tại các khu vực không gian phát triển gắn kết với bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan, cần bảo đảm không làm thay đổi hoặc làm mất đi các giá trị cần được bảo vệ, gắn phát triển với bảo tồn các giá trị của Hà Nội 1000 năm văn hiến và nếu có thể, cần phục hồi các giá trị đã bị phá vỡ hoặc xuống cấp (ví dụ: cần phục hồi một số tuyến tàu điện có giá trị lịch sử cao như tuyến Bờ Hồ - Chợ Đồng Xuân - Bưởi).
- Mặt khác, đối với các vùng sinh thái nhạy cảm của thủ đô như Vườn Quốc gia Ba Vì cũng cần đánh giá các tác động của phát triển giao thông có thể xảy ra gây tổn thương đến các hệ sinh thái..
- Đối với không gian phát triển mở rộng, cần gắn kết với quy hoạch phát triển không gian chung, đảm bảo hài hòa giữa phát triển giao thông với cảnh quan kiến trúc đô thị, tạo nên một giá trị hiện đại đối với bộ mặt phát triển chung của thủ đô, xứng với tầm vóc là trái tim của đất nước và khẳng định vị thế đối với khu vực và thế giới..
- Quy hoạch phát triển giao thông đô thị phải liền với quy hoạch phát triển chung đô thị và gắn kết với cải tạo và chỉnh trang bộ mặt kiến trúc đô thị.
- Trong những vùng không gian mở rộng của Hà Nội, có thể nhận thấy việc quy hoạch phát triển đô thị không có sự gắn kết với quy hoạch phát triển giao thông.
- Rõ ràng, việc quy hoạch chung đô thị không gắn kết đồng bộ với hệ thống đường giao thông là nguyên nhân tất yếu gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt là ở các cửa ngõ của thủ đô..
- Việc quy hoạch phát triển giao thông đô thị rất cần được nghiên cứu hợp lý giữa quỹ đất dành cho quy hoạch giao thông, đặc biệt là các vùng nội đô mở rộng và đảm bảo bộ mặt kiến trúc đô thị.
- Việc giải quyết vấn đề trên đối với các khu vực mở rộng không phải là quá khó khăn nếu chúng ta gắn kết một cách khoa học giữa quy hoạch phát triển chung đô thị và quy hoạch phát triển giao thông.
- Mặt khác, bộ mặt mỹ quan đô thị có thể được chỉnh trang mà không quá khó khăn như hiện nay nếu chúng ta nhìn nhận nghiêm túc mọi mặt của vấn đề.
- Khi phát triển giao thông đô thị, cần nghiên cứu để tạo ra vùng không gian đệm để chỉnh trang đô thị.
- Hệ thống giao thông đô thị phải được phát triển đồng bộ Việc phát triển hệ thống giao thông đồng bộ,.
- phát triển các phương tiện giao thông công cộng với mục đích giảm lượng phương tiện giao thông cá nhân là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết tình trạng tắc đường hiện nay..
- Cần nghiên cứu để phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hợp lý và khoa học giữa hệ thống giao thông ngầm, hệ thống giao thông mặt đất và hệ thống giao thông trên cao đảm bảo liên thông giữa các tuyến giao thông..
- Tại một số thành phố lớn trên thế giới như Xơun, Tokyo, h ệ thống các tuyến giao thông thường được kết nối tại các nhà ga đảm bảo tính liên tục của việc vận chuyển hành khách..
- Điều này chống được lãng phí thời gian và nhân lực trong quá trình điều hành các phương tiện và dịch vụ giao thông, tạo sự thỏa mái và tâm lý thân thiện của các đối tượng sử dụng phương tiện giao thông công cộng..
- Việc phát triển hệ thống giao thông cũng cần nghiên cứu để kết nối hài hòa giữa giao thông, đường bộ và đường sắt, điều này có thể vừa tiết kiện được quỹ đất dành cho phát triển giao thông vừa tạo thuận tiện cho việc chuyển đổi các phương tiện đi lại trong đô thị một cách dễ dàng và hiệu quả.
- Mặt khác, cũng cần tạo ra sự kết nối liên tục giữa hệ thống giao thông nội đô với hệ thống giao thông liên tỉnh đi xuyên qua trung tâm Hà Nội.
- Cần tạo ra những nút trung chuyển vận tải có sự kết hợp cả ba hệ thống giao thông trong tương lai của thủ đô là hệ thống giao thông ngầm, mặt đất và trên cao.
- Các tuyến giao thông đô thị cần phát triển theo các trục xuyên tâm và các tuyến đường vành đai một cách khoa học để hạn chế lượng hành khách đi vào trung tâm gây ra ùn tắc không mong muốn..
- Với Hà Nội, một số tuyến đường có tính chất huyết mạch giao thông, khi phát triển giao thông trên cao cần kết hợp cả đường bộ, đường sắt.
- Chẳng hạn, chúng ta có thể kết nối giao thông từ Pháp Vân về ga Hà Nội sang Gia Lâm bằng hệ thống giao thông nhiều tầng trên cao, mặt đất và có thể là cả hệ thống giao thông ngầm.
- Điều này sẽ giảm đáng kể quỹ đất và kinh phí dành cho phát triển giao thông khi chúng ta cải tạo và khai thác hợp lý các tuyến đường bộ và đường sắt hiện tại..
- Phát triển giao thông đô thị gắn kết với bảo vệ môi trường Việc phát triển đồng bộ hệ thống giao thông.
- kết hợp với tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện giao thông công cộng là biện pháp hữu hiệu để giảm đáng kể lượng khí thải do các phương tiện giao thông gây ra.
- Tuy nhiên, để bảo đảm có một môi trường giao thông thân thiện, cần đồng bộ giữa phát triển giao thông với hệ thống thoát nước, cây xanh và giảm thiểu bê tông hóa trong quá trình phát triển..
- Thiết kế hệ thống tiêu thoát nước trong phát triển giao thông đô thị phù hợp với quy mô phát triển giao thông đô thị và phát triển chung của thủ đô.
- Thông thường, hệ thống thoát nước đô thị thường được xây dựng gắn với phát triển giao thông đô thị, vì vậy nếu.
- không đồng bộ hóa hai hệ thống này, không những bất cập về tiêu thoát nước đô thị mà còn gây cản trở và làm gián đoạn quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông đô thị..
- Dành quỹ đất để phát triển hệ thống cây xanh, thảm phủ thực vật để cải thiện môi trường không khí trong phát triển giao thông đô thị và bổ cập cho các tầng chứa nước dưới đất.
- Giao thông đô thị rất cần các vành đai xanh, một mặt tạo ra cảnh quan đô thị thân thiện, mặt khác đây là bộ lọc không khí vô cùng hữu hiệu cho môi trường đô thị.
- Trong các trường hợp có thể, cần tạo ra những thảm phủ, các vỉa hè, hành lang bảo vệ dọc các tuyến đường giao thông có thể thấm nước để hạn chế các tác động tiêu cực đến các tầng chứa nước do quá trình bê tông hóa đô thị..
- Để giao thông đô thị thực sự được gắn kết với bảo vệ môi trường, trong quá trình quy hoạch và phát triển, cần phải đặt ra các giải pháp ngăn ngừa giảm nhẹ ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo phát triển giao thông đô thị bền vững về môi trường.
- Trong đó, cần chú trọng đến phát triển các phương tiện giao thông sử dụng nguyên liệu sạch và tăng cường giám sát chất lượng môi trường trong các hoạt động giao thông, để có thể đánh giá đúng mức độ ô nhiễm và đưa ra giải pháp hợp lý bảo vệ môi trường theo các giai đoạn phát triển..
- Đánh giá các rủi ro trong quá trình phát triển giao thông.
- Việc phát triển giao thông đô thị thủ đô Hà Nội trong tương lai chắc chắn sẽ phải theo hướng hiện đại hóa.
- Vì vậy, cần đánh giá đầy đủ các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống giao thông đô thị để phòng ngừa, giảm thiểu và hạn chế các rủi ro đối với quá trình phát triển..
- Để làm tốt công việc này, cần triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ theo định hướng đánh giá rủi ro động đất cho các khu vực đô thị thuộc địa bàn thành phố, nhằm đưa ra các giải pháp tốt và thiết thực cho vấn đề quản lý rủi ro trong quá trình phát triển giao thông đô thị.
- Cần đưa ra các giải pháp trong quy hoạch và thiết kế các tuyến giao thông và kế hoạch đối phó với những sự cố do động đất gây ra..
- đến các tuyến giao thông nối trung tâm thủ đô với các đô thị vệ tinh như Ba Vì, Sơn Tây...