« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao năng lực tư duy hóa học của học sinh trung học phổ thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp


Tóm tắt Xem thử

- NÂNG CAO NĂNG LỰC TƢ DUY HÓA HỌC.
- CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC.
- 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TƢ DUY HÓA HỌC QUA BÀI TẬP HÓA HỌC PHẦN KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP.
- Các khái niệm về nhận thức, năng lực tư duy, tư duy hóa họcError! Bookmark not defined..
- Khái niệm, đặc điểm, phẩm chất về năng lực tư duyError! Bookmark not defined..
- Tư duy hóa học.
- Tầm quan trọng về việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực tư duy hóa học cho học sinh.
- Bản chất của quá trình dạy học nói chung và đặc điểm dạy học hóa học nói riêng.
- Hệ thống bài tập hóa học.
- Khái niệm về bài tập hóa học.
- Phân loại bài tập hóa học về phần kim loại chuyển tiếpError! Bookmark not defined..
- Ý nghĩa, vai trò và tác dụng của bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp.
- Quan hệ giữa hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp với việc nâng cao khả năng tư duy hóa học của học sinh.
- Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập kim loại nói chung và kim loại chuyển tiếp nói riêng trong học tập bộ môn hóa học ở trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Hải An, THPT Hàng Hải.
- Chƣơng 2: PHÂN LOẠI VÀ HỆ THỐNG HÓA BÀI TẬP KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP THEO MỨC ĐỘ TƢ DUY HOÁ HỌCError! Bookmark not defined..
- Vị trí, đặc điểm, cấu trúc, mục tiêu của phần kim loại chuyển tiếp trong chương trình hóa học lớp 12.
- Các nguyên tắc lựa chọn,sử dụng để phân loại và hệ thống hóa bài tập kim loại theo các mức độ năng lực nhận thức tư duy hóa học của học sinhError! Bookmark not defined..
- Quy trình lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp lớp 12 theo các mức độ nhận thức tư duy hóa họcError! Bookmark not defined..
- Hệ thống bài tập kim loại và biện pháp phát huy nhận thức tư duy hóa học của học sinh.
- 2.4.1 Bài tập theo mức độ biết.
- 2.4.2 Bài tập theo mức độ hiểu.
- 2.4.3 Bài tập theo mức độ vận dụng, sáng tạo.
- Sử dụng hệ thống bài tập kim loại chuyển tiếp phát triển năng lực tư duy hóa học của học sinh trong dạy bài mới, luyện tập, ôn tập và kiểm tra đánh giá ở trường THPT Lê Quý Đôn.
- Lúc này nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục là: làm thế nào để nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các nhân tài và đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, thực sự có chất lượng trong công việc? Để đào tạo những con người phát triển một cách toàn diện, có khả năng tư duy logic, linh hoạt, nhạy bén.
- Đó cũng chính là mục tiêu của giáo dục đòi hỏi người học phải đạt được ba năng lực này..
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX cũng đã nêu: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay.
- đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh.
- Điều 28 luật giáo dục 2005 nước ta nói rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Với yêu cầu đó, mục tiêu giáo dục các cấp học đều chú ý tới việc hình thành các năng lực cho học sinh đó là: năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thích ứng..
- Có thể nói việc dạy và học ngày nay cơ bản là dạy cách tư duy, học cách tư duy.
- Mục đích cao nhất của việc dạy học là phát triển năng lực tư duy cho người học, đặc biệt đối với việc dạy học bộ môn hóa học là phát triển năng lực tư duy hóa học cho người học.
- Đại văn hào Nga L.N.Tônxtôi đã từng nói rằng: “Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nào nó là thành quả những cố gắng của tư duy chứ không phải là của trí nhớ.” Muốn phát triển năng lực tư duy của người học, người dạy không chỉ dạy theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, hoàn thành nội dung chương trình mà còn phải mở rộng, nâng cao cho người học tiếp cận với các vấn đề khoa học theo nhiều khía cạnh khác nhau, đặt ra nhiều tình huống có vấn đề, đòi hỏi người học phải tư duy để giải quyết..
- Hóa học là bộ môn khoa học lý thuyết thực nghiệm, đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống các bộ môn khoa học tự nhiên cơ bản, góp phần hình thành thế giới quan khoa học và tư duy khoa học cho người học.
- Một trong những mục tiêu của dạy học hóa học ở phổ thông là ngoài việc truyền thụ kiến thức hóa học phổ thông cơ bản còn cần mở rộng, phát triển kiến thức, hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, phát huy tính chủ động sáng tạo, rèn luyện năng lực nhận thức, tư duy hóa học cho học sinh.
- Việc giảng dạy hóa học cũng có chức năng phát hiện, bồi dưỡng nâng cao tri thức cho học sinh và gây hứng thú học tập bộ môn.
- Nhiệm vụ này được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, song với việc hệ thống hóa bài tập theo các dạng, chuyên đề được đánh giá là phương pháp dạy học hiệu quả, phát huy năng lực nhận thức và phát triển tư duy logic, hệ thống.
- cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo..
- Bên cạnh đó, đối với bộ môn hóa học ở trường THPT thì hệ thống các bài tập hóa học luôn giữ vai trò quan trọng, giúp học sinh củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học, hình thành và rèn luyện các kĩ năng phỏng đoán, mô tả, giải thích bản chất hiện tượng hóa học, kĩ năng tính toán.
- Trong hệ thống các bài tập hóa học thì hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp chiếm một số lượng không nhiều tuy nhiên cũng khá quan trọng, liên quan mật thiết đến thực tế cuộc sống và liên quan đến nhiều kiến thức như: điện phân dung dịch, phản ứng oxi hóa – khử, pin điện hóa.
- Dạng bài tập về kim loại chuyển tiếp đã được đề cập trong các dạng bài.
- tập hóa học nói chung, tuy nhiên việc nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề phát triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh thông qua hệ thống bài tập về kim loại chuyển tiếp cũng chưa được chú ý và quan tâm nhiều.
- Vì vậy để giúp học sinh nắm chắc các dạng, chuyên đề bài toán về kim loại chuyển tiếp thì giáo viên cần tuyên chọn, xây dựng hệ thống hóa lại các dạng bài về kim loại chuyển tiếp sẽ giúp cho các em nắm vững, hiểu sâu các kiến thức liên quan.
- Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực tƣ duy hóa học của học sinh THPT qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp”..
- Lịch sử nghiên cứu[7,8,9,15].
- Đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về bài tập phần kim loại trong đó có kim loại chuyển tiếp, cụ thể nghiên cứu về sự phát triển năng lực nhận thức và tư duy thông qua hệ thống bài tập về kim loại nói chung và một số kim loại chuyển tiếp nói riêng như:.
- Tác giả Nguyễn Thị Lý với đề tài “ Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học – phần kim loại hóa học 12 nâng cao – trung học phổ thông” dưới sự hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Sửu năm 2012..
- Tác giả Nguyễn Văn Mai với đề tài “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống hóa học phần kim loại dùng bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông”.
- Tác giả Bùi Trọng Tâm với đề tài “Tuyển chọn một số phương pháp giải nhanh bài toán hóa học về kim loại giúp học sinh trung học phổ thông nâng cao kiến thức và kĩ năng giải toán hóa” dưới sự hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Nhiêu năm 2012..
- Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài “Nâng cao năng lực nhận thức của học sinh thông qua việc dạy học chương Crom, Sắt, Đồng chương trình hóa học lớp 12 – ban nâng cao” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phạm Văn Nhiêu năm 2012..
- Tuy vậy, chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu về đề tài: “Nâng cao năng lực tƣ duy hóa học của học sinh THPT qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp”.
- Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về các kim loại chuyển tiếp như: Crom, Sắt, Đồng, Bạc, Vàng, Niken, Kẽm, Thiếc, Chì trong chương trình hóa học lớp 12 nhằm nâng cao năng lực tư duy hóa học của học sinh..
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại chuyển tiếp góp phần nâng cao năng lực nhận thức tư duy hóa học của học sinh THPT..
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về sự phát triển năng lực tư duy hóa học của học sinh thông qua quá trình dạy và học môn hoá học.
- Ý nghĩa, tác dụng của hệ thống bài tập hoá học kim loại nói chung và kim loại chuyển tiếp nói riêng trong sự phát triển năng lực tư duy hóa học của học sinh một cách hiệu quả..
- Lựa chọn, xây dựng, sử dụng hệ thống bài tập hoá học phần kim loại chuyển tiếp trong chương trình hoá học phổ thông theo mức độ tư duy hóa học..
- Thiết kế một số giáo án áp dụng bài tập hoá học phần kim loại chuyển tiếp vào trong giảng dạy thực tế..
- Sử dụng hệ thống bài tập hoá học kim loại chuyển tiếp theo chuyên đề..
- Thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Lê Quý Đôn, nhằm đánh giá chất lượng, tính hiệu qủa của hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp, nhằm phát triển năng lực tư duy hoá học của học sinh..
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh khi tiến hành dạy học chuyên đề kim loại chuyển tiếp tại trường THPT Lê Quý Đôn – Hải Phòng..
- Khách thể nghiên cứu.
- Quá trình dạy học hóa học phần kim loại chuyển tiếp ở trường THPT Lê Quý Đôn ở Hải Phòng.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp nhằm nâng cao năng lực tư duy hóa học cho học sinh THPT..
- Câu hỏi nghiên cứu.
- Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học kim loại chuyển tiếp như thế nào để góp phần nâng cao năng lực tư duy hóa học của học sinh?.
- Giả thuyết nghiên cứu.
- Trong qua trình dạy và học bộ môn hóa học ở trường THPT, nếu lựa chọn và sử dụng hệ thống bài tập hóa học kim loại chuyển tiếp khoa học và hợp lý theo năng lực tư duy hóa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh THPT..
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu về tư duy, tư duy hóa học trong các tài liệu tâm lý học, giáo dục học, lí luận dạy học.
- các vấn đề của bài tập hóa học, hóa vô cơ phần kim loại, kim loại chuyển tiếp.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, sách bài tập hóa học lớp 12 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.
- Nghiên cứu và phân tích bài tập hóa học phần kim loại chuyển tiếp trong các sách: sách giáo khoa, sách bài tập, sách ôn thi đại học và cao đẳng các năm từ 1996 đến nay, đề thi học sinh giỏi và các bài tập trên mạng internet..
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm biên soạn và xây dựng hệ thống bài tập về kim loại nói chung, về kim loại chuyển tiếp nói riêng của một số giáo viên THPT có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy hóa học..
- Tuyển chọn và đề xuất hệ thống bài tập và phương pháp giải bài tập hóa học kim loại chuyển tiếp giúp các em học sinh nhận thức tư duy sâu sắc, làm thành thạo bài tập về kim loại nói chung đặc biệt là kim loại chuyển tiếp..
- Hệ thống bài tập kim loại chuyển tiếp - Kết quả bài kiểm tra trước và sau tác động..
- Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hợp lí hệ thống bài tập hóa học kim loại chuyển tiếp theo năng lực tư duy hóa học trong chương trình hóa học phổ thông..
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên dạy học môn hóa học ở các trường THPT..
- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nâng cao năng lực tư duy hóa học qua bài tập hóa học về kim loại chuyển tiếp.
- Chƣơng 2: Phân loại và hệ thống hóa bài tập kim loại chuyển tiếp theo năng lực tư duy hóa học.
- Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt, Hóa học vô cơ quyển 2, các nguyên tố d và f, nhà xuất bản giáo dục, năm 2008.
- Cao Cự Giác, Bài tập lý thuyết và thực nghiệm, tập 1, hóa học vô cơ, nhà xuất bản giáo dục, năm 2005.
- Cao Cự Giác, Tuyển tập bài giảng hóa học vô cơ, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2005.
- Phạm Đình Hiến, Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Tƣờng Lân, Các phương pháp cơ bản giải bài tập hóa học trung học phổ thông, nhà xuất bản giáo dục, năm 2009 8.
- Nguyễn Thu Hiền, Nâng cao năng lực nhận thức của học sinh thông qua việc dạy học chương Crom, sắt, đồng chương trình hóa học lớp 12 nâng cao, luận văn thạc sĩ 2012..
- Nguyễn Thị Lý, Sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề hỗ trợ dạy học phần kim loại hóa học 12 nâng cao THPT, luận văn thạc sĩ 2012..
- Nguyễn Văn Mai, Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học về phần kim loại dùng bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, luận văn thạc sĩ 2012.
- Trƣơng Văn Ngà, Hóa học vô cơ và vật liệu vô cơ, nhà xuất bản xây dựng, năm 2009 12.
- Phạm Văn Nhiêu, Hóa học đại cương phần cấu tạo chất, nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, năm 2003.
- Phạm Văn Nhiêu, Trần Thạch Văn, Bài tập nâng cao luyện thi chuyên hóa, nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, năm 2006.
- Bùi Trọng Tâm, Tuyển chọn một số phương pháp giải nhanh bài toán hóa học về kim loại giúp học sinh THPT nâng cao kiến thức và kĩ năng giải toán hóa học, luận văn thạc sĩ, năm 2012.
- Nguyễn Xuân Trƣờng, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Phú Tuấn, Đoàn Thanh Tƣờng, Sách giáo viên hóa học lớp 12, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007.
- Nguyễn Xuân Trƣờng, Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học ở trường phổ thông, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2006.
- Nguyễn Xuân Trƣờng, 385 câu hỏi và đáp về hóa học đời sống, nhà xuất bản giáo dục, năm 2006.
- Nguyễn Xuân Trƣờng, Hóa học với thực tiễn đời sống bài tập ứng dụng, nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2009.
- Nguyễn Xuân Trƣờng, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn, Sách giáo khoa hóa học lớp 12, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007 23.
- Vũ Anh Tuấn, Nguyễn văn Hữu, Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn hóa học lớp 12, nhà xuất bản giáo dục, năm 2008