« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Võ Quảng (qua Quê nội và Tảng sáng)


Tóm tắt Xem thử

- NGHỆ THUẬT TỰ SỰ.
- TRONG TRUYỆN THIẾU NHI CỦA VÕ QUẢNG (QUA QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG).
- LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học Mã số .
- Tình hình nghiên cứu văn học thời gian qua có những đổi mới tích cực..
- Tự sự học trở thành một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lý luận văn học được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
- Nghiên cứu tự sự học không chỉ là nghiên cứu về cách thức kể chuyện sao cho hấp dẫn mà còn là nghiên cứu về cách thức xây dựng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm văn học..
- Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng trong nền văn học của mỗi dân tộc và nhân loại.
- Bên cạnh đó, văn học thiếu nhi còn đánh thức vẻ đẹp của ước mơ, khát vọng và cả những hoài niệm trong sáng nhất của mỗi con người..
- Ở nước ta, do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cùng với nền văn học hiện đại, bộ phận văn học dành cho thiếu nhi ra đời khá muộn.
- Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi lựa chọn Võ Quảng cùng hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng của ông để tìm hiểu là bởi:.
- Thứ nhất: Võ Quảng là nhà văn thiếu nhi có nhiều tác phẩm hay, phong phú về đề tài và thể loại.
- Thứ hai: Sáng tác của Võ Quảng luôn hướng các em thiếu nhi đến những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.
- Thứ ba: Truyện của Võ Quảng có cách tự sự hấp dẫn, độc đáo, mang phong cách và dấu ấn riêng của nhà văn.
- Quê nội và Tảng sáng là hai tác phẩm ưu tú trong hành trình sáng tác văn học của Võ Quảng.
- Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Võ Quảng (qua Quê nội và Tảng sáng) với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu văn học thiếu nhi nói chung, truyện Võ Quảng nói riêng..
- Các sáng tác văn, thơ của Võ Quảng từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với các em thiếu nhi.
- Theo tìm hiểu của chúng tôi, kể từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX cho đến nay, đã có khá nhiều bài viết đề cập đến sáng tác của Võ Quảng nói chung và hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng nói riêng.
- Những nhận xét về sự nghiệp, tài năng của Võ Quảng.
- Ở bài viết Tác phẩm và con người Võ Quảng, Đoàn Giỏi nhấn mạnh về tính nhân đạo, tinh thần nhân văn cao đẹp trong sáng tác của Võ Quảng.
- Cuốn Võ Quảng - con người, tác phẩm do chính vợ củaVõ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học là bà Phương Thảo.
- Nhà văn Inadimonia của Nga trong khi giới thiệu Quê nội năm 1978 đã nhận định “Võ Quảng là một trong những nhà thơ, nhà văn được thiếu nhi Việt Nam yêu thích nhất” [54, tr.
- Có thể thấy rằng, khi nhận xét về sự nghiệp văn học của Võ Quảng, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học luôn dành cho ông những lời khen ngợi..
- Đồng thời, họ cũng đánh giá rất cao tài năng của ông qua những sáng tác dành cho nhiếu nhi trong nền văn học Việt Nam đương đại..
- Trong cuốn Tuyển tập Võ Quảng (NXB Hội nhà văn, 2008) nhà văn Võ Gia Trị đã dành hẳn phần cuối của cuốn sách để tập hợp một số phát biểu của các nhà văn, nhà phê bình nghiên cứu xung quanh hai sáng tác này của Võ Quảng.
- Đi sâu hơn vào thế giới nghệ thuật, nhà văn còn nhận xét văn miêu tả của Võ Quảng gọn, động, rất gần với thơ..
- Vương Trí Nhàn trong bài Chất hài hước trong sáng tác văn xuôi của Võ Quảng nhận xét: “Chất hài trong Quê nội và Tảng sáng gắn liền với hai nhân vật chính trong tập sách là Cục và Cù Lao và tập thể các bạn nhỏ tuổi ở Hòa Phước” và “chúng ta cần rất nhiều tác phẩm văn học biết cười như Quê nội và Tảng sáng” [54, tr.
- Tính đến nay đã có khá nhiều bài viết về Võ Quảng cũng như những nhận xét về hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng.
- Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, chưa có một công trình nào nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của ông.
- Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Luận văn tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi Võ Quảng nhằm rút ra phong cách tự sự độc đáo của nhà văn..
- Khai thác, tiếp cận những bình diện mới trong nghệ thuật tự sự để thấy được vai trò chúng trong việc tạo nên giá trị tác phẩm..
- Đánh giá những đóng góp của nhà văn trong nền văn học thiếu nhi nước nhà..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Luận văn đi sâu nghiên cứu nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Võ Quảng ở các khía cạnh cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Sáng tác của Võ Quảng khá phong phú với nhiều thể loại (truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, truyện đồng thoại.
- Với mục đích và khuôn khổ của đề tài, luận văn tập trung chủ yếu vào khảo sát hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng in trong “Tuyển tập Võ Quảng” (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2008)..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:.
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học - Phương pháp tự sự học.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội.
- Chương 1: Khái quát về nghệ thuật tự sự và sáng tác của Võ Quảng trong bức tranh văn học thiếu nhi Việt Nam.
- KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT TỰ SỰ VÀ SÁNG TÁC CỦA VÕ QUẢNG TRONG BỨC TRANH VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM.
- Nghệ thuật tự sự 1.1.1.
- Tên gọi Tự sự học - Narratology/ Narratologie do nhà nghiên cứu Pháp gốc Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969 trong sách Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”.
- Kể từ đó, lí luận tự sự đã trở thành một vấn đề chủ yếu của nghiên cứu văn học..
- J.H.Miller, nhà giải cấu trúc Mĩ (1993) cho rằng: “Tự sự là cách để ta đưa các sự việc vào một trật tự, và từ trật tự ấy mà chúng có một ý nghĩa.
- Tự sự là cách tạo nghĩa cho sự kiện, biến cố” [44, tr.12].
- Còn Jonathan Culler (1998) lại nhận định: “Tự sự là phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” [44, tr.12].
- Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra những cách hiểu khác nhau về tự sự.
- Đặng Anh Đào cho rằng: “Tự sự là một khái niệm rất rộng và có thể xét ở hai bình diện.
- Bình diện thứ nhất: Tự sự như sự đồng nghĩa với “câu chuyện kể” đối lập với miêu tả.
- Bình diện thứ hai: Tự sự được xem xét theo hành động kể chuyện” [44, tr.170].
- Trần Đình Sử thì khẳng định: “Tự sự là hệ thống những sự kiện, cách thức tổ chức sự kiện, các mô típ truyện, sự phân loại các mô típ, diễn ngôn, lời kể với những người kể, điểm nhìn, thời, thức” [44, tr.8].
- Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tự sự là một phương thức tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó.
- Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của con người.
- Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình,.
- Tựu chung lại, nội dung của nghệ thuật tự sự là nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan..
- Quá trình hình thành và phát triển của tự sự học.
- Tự sự học đã có từ thời Platon, Aristote.
- Giai đoạn đó người ta chia tự sự làm hai loại là: tự sự lịch sử và tự sự nghệ thuật.
- Đến thế kỉ V người ta phân biệt: tự sự mô phỏng (không có sự can dự của người kể, như kịch), tự sự giải thích (có kèm phân tích, bình luận) và tự sự hỗn hợp (như sử thi)..
- Tự sự học hiện đại manh nha từ cuối thế kỉ trước.
- Cho đến nay tự sự học có thể chia thành ba thời kì:.
- Tự sự học trước cấu trúc chủ nghĩa: nghiên cứu các thành phần, chức năng của tự sự.
- Các học giả tập trung vào nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự như cốt truyện, nhân vật, ngôn từ trần thuật, điểm nhìn… chia truyện thành hai lớp là chất liệu và hình thức, mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, ngôn ngữ trần thuật và tính đối thoại của nó.
- Có thể kể đến các công trình của Percy Lubbock và K.Friedemann nghiên cứu các vấn đề điểm nhìn, dòng ý thức (1921).
- B.Tomasepxki nghiên cứu các yếu tố và đơn vị của tự sự (1925), V.Propp nghiên cứu cấu trúc và chức năng tự sự của truyện cổ tích (1928)..
- Tự sự học cấu trúc chủ nghĩa: đi tìm mô hình cho hình thức tự sự, mở đầu với công trình Dẫn luận phân tích tác phẩm tự sự của R.Barthes năm 1968.
- Đặc điểm của lí thuyết tự sự cấu trúc chủ nghĩa là nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự, lấy ngôn ngữ học làm hình mẫu, xem tự sự học là sự mở rộng của cú pháp học, còn trữ tình là sự mở rộng của ẩn dụ.
- Các học giả đã góp phần làm sáng tỏ bản chất biểu đạt và giao tiếp của tự sự.
- A.J.Greimas vận dụng sự đối lập trục liên kết và trục lựa chọn để nghiên cứu.
- Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí Văn học, (số 7), tr..
- Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Từ điển văn học (2004), Nxb Thế giới, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Thùy Dung (2011), Thế giới tuổi thơ trong sáng tác của Võ Quảng, Luận văn thạc sĩ Văn học Việt Nam, Đại học Đà Nẵng..
- Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Trương Đăng Dung (2004), “Trên đường đến với tư duy lý luận văn học hiện đại”, Nghiên cứu văn học, (Số 12), tr.
- Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng (1998), Văn học Việt Nam Nxb Giáo dục, Hà Nội 12.
- Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX, Đào Tuấn Ảnh Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân (dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội..
- Phong Lê (1998), Võ Quảng - 40 năm thơ văn cho thiếu nhi, Tuyển tập Võ Quảng, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội..
- Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại: những chân dung tiêu biểu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội..
- Võ Quảng (1986), Cái thăng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội..
- Võ Quảng (1992), Vượn hú, Nxb Kim Đồng, Hà Nội..
- Võ Quảng (1993), Quê nội, Nxb Giáo dục, Hà Nội..
- Võ Quảng (1994), Những chiếc áo ấm, Nxb Kim Đồng, Hà Nội..
- Võ Quảng (1997), Đi tìm việc tốt, Nxb Kim Đồng, Hà Nội..
- Võ Quảng (2005), Tảng sáng, Nxb Thanh niên, Hà Nội..
- Trần Đình Sử (2003), Tự sự học – Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội..
- Tập thể tác giả (1983), Bàn về văn học thiếu nhi, Nxb Kim Đồng, Hà Nội..
- Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Vân Thanh (2000), Văn học thiếu nhi như tôi từng biết, Nxb Kim Đồng, Hà Nội..
- Vân Thanh, Nguyên An (2002), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội..
- Vân Thanh (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Kim Đồng, Hà Nội 52.
- Vân Thanh (2006), Tác giả Văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội..
- Phương Thảo (2008), Võ Quảng - con người, tác phẩm, Nxb Đà Nẵng.