« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu sự tiêu hóa dưỡng chất của khẩu phần có đậu nành hạt và khô dầu đậu nành ly trích ở gà sao tăng trưởng


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU SỰ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA KHẨU PHẦN CÓ ĐẬU NÀNH HẠT VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH LY TRÍCH Ở GÀ SAO TĂNG TRƯỞNG Nguyễn Đông Hải 1 và Nguyễn Thị Kim Đông 2.
- Gà Sao, đậu nành, khô dầu đậu nành, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất biểu kiến, nitơ tích lũy.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất, lượng nitơ tích lũy của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích ở gà Sao giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến DM, OM, EE, CF, NDF, ADF và lượng nitơ tích lũy ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích (p>0,05).
- Khẩu phần có mức CP là 20% ở giai đoạn 8 tuần tuổi và 18% ở giai đoạn 10 tuần tuổi cho tỷ lệ tiêu hóa DM, các dưỡng chất và lượng nitơ tích lũy cao hơn (p<0,05).
- Tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất và lượng nitơ tích lũy của gà Sao ở giai đoạn 10 tuần tuổi cao hơn giai đoạn 8 tuần tuổi (p<0,05)..
- Nghiên cứu sự tiêu hóa dưỡng chất của khẩu phần có đậu nành hạt và khô dầu đậu nành ly trích ở gà sao tăng trưởng.
- protein có giá thành cao nhất trong các loại thức ăn của gia cầm, chiếm khoảng 15 - 25% trong khẩu phần thức ăn (Nguyễn Thanh Bình, 2009).
- Nếu khẩu phần chứa lượng protein ở mức độ cao sẽ dẫn đến chi phí chăn nuôi cao, bên cạnh đó con vật sẽ bài thải protein thừa qua phân, gây ô nhiễm môi trường (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2012)..
- Đậu nành hạt và khô dầu đậu nành ly trích là 2 trong những nguyên liệu cung cấp protein cho khẩu phần của gia cầm có nguồn gốc thực vật, rất phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (Bùi Xuân Mến và Đỗ Võ Anh Khoa, 2014.
- Một vấn đề mà các nhà chăn nuôi luôn quan tâm là giá thành của khô dầu đậu nành ly trích rẻ hơn so với đậu nành hạt do khô dầu đậu nành ly trích là phụ phẩm của quá trình chiết xuất dầu ăn từ đậu nành hạt.
- Trong khi đó, việc xác định tỷ lệ tiêu hoá các dưỡng chất của 2 nguồn thực liệu là đậu nành hạt và khô dầu đậu nành ly trích trên gà Sao chưa được tiến hành trong và ngoài nước để so sánh hiệu quả sử dụng giữa 2 nguồn nguyên liệu nêu trên..
- Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra loại nguyên liệu cung cấp protein hiệu quả trong khẩu phần, đồng thời xác định mức độ protein thô trong khẩu phần cho tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất tối ưu, đây sẽ là vấn đề rất cần thiết trong chăn nuôi gà Sao lấy thịt ở Đồng bằng sông Cửu Long..
- Gà Sao lúc 5 tuần tuổi được tiêm phòng bệnh Newscatle, H5N1 trước khi đưa gà vào bố trí thí nghiệm..
- Nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm gồm: tấm gạo, đậu nành hạt, khô dầu đậu nành ly trích.
- Đậu nành hạt còn nguyên vỏ, được rang ở nhiệt độ C trong khoảng 30 phút (Bùi Xuân Mến và Đỗ Võ Anh Khoa, 2014).
- Thành phần dưỡng chất của các loại nguyên liệu được trình bày qua Bảng 1..
- Tấm gạo Đậu nành hạt Khô dầu đậu nành LT LT: ly trích.
- ME: Năng lượng trao đổi tính theo Janssen (1989) ước tính bằng kcal/kg DM Bảng 2: Công thức khẩu phần của thí nghiệm.
- dạng sử dụng).
- Đậu nành hạt .
- Khô dầu đậu nành.
- KD22 nghiệm thức sử dụng đậu nành hạt hay khô dầu đậu nành trong khẩu phần với mức protein thô tương ứng là 16.
- Bảng 3: Thành phần hóa học và giá trị ME của các nghiệm thức thí nghiệm ở giai đoạn 8 tuần tuổi.
- Công thức và thành phần hóa học của các khẩu phần thí nghiệm giai đoạn 8 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 2 và Bảng 3..
- Thí nghiệm được thực hiện trên gà Sao ở 2 giai đoạn tuổi..
- 2.4.1 Giai đoạn 8 tuần tuổi.
- Thí nghiệm gồm có 96 con gà Sao dòng trung 6 tuần tuổi được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố, trong đó, nhân tố thứ nhất là 2 nguồn thức ăn cung cấp protein (đậu nành hạt và khô dầu đậu nành ly trích).
- nhân tố thứ hai là 4 mức độ protein trong khẩu phần ăn (16.
- Thí nghiệm được tiến hành trong 3 tuần, tuần đầu tiên (tuần tuổi thứ 6) gà được cho ăn để làm quen với khẩu phần thí nghiệm.
- 2.4.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi.
- Thí nghiệm gồm có 96 con gà Sao ở 9 tuần tuổi có khối lượng từ g/con được sử dụng từ đàn gà ở thí nghiệm giai đoạn 8 tuần tuổi nêu trên..
- Tuần tuổi thứ 9 xác định mức ăn cho gà, tuần tuổi thứ 10 là tuần thu mẫu.
- thức khẩu phần, thành phần hoá học của các nghiệm thức trong thí nghiệm ở giai đoạn 10 tuần tuổi được trình bày tương tự như ở giai đoạn 8 tuần tuổi..
- TLTH dưỡng chất biểu kiến.
- So sánh tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất ở giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi bằng mô hình Pair T Test.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Giai đoạn 8 tuần tuổi.
- 3.1.1 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn 8 tuần tuổi.
- Kết quả về lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn 8 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 4..
- Bảng 4: Lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn 8 tuần tuổi (g/con/ngày) Chỉ.
- ĐN KD CP16 CP18 CP20 CP22 Nguồn CP Mức CP N* M DM OM CP d 7,90 c 8,80 b 9,79 a EE d 1,97 c 2,22 b 2,47 a CF d 1,38 c 1,60 b 1,84 a NDF d 4,98 c 5,49 b 6,04 a ADF d 1,85 c 2,10 b 2,38 a Ash d 1,16 c 1,28 b 1,41 a ME CP16, CP18, CP20, CP22: khẩu phần có hàm lượng protein thô tương ứng là và 22%.
- Bảng 4 cho thấy lượng DM tiêu thụ giữa khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích tương đương nhau (p>0,05).
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về lượng DM tiêu thụ gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Thịnh (2010) là 45,6 g/con/ngày, kết quả hơi cao hơn báo cáo của Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) là 38,1 g/con/ngày có lẻ do khác biệt về khẩu phần ăn..
- Lượng CP tiêu thụ của khẩu phần sử dụng đậu nành và khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành là gần bằng nhau (p>0,05).
- Lượng NDF tiêu thụ của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt cao hơn khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành (p<0,05), kết quả này được giải thích là.
- do hàm lượng NDF của nhóm khẩu phần sử dụng đậu nành hạt cao hơn so với khô dầu đậu nành..
- Bảng 4 cũng cho thấy có sự tương tác giữa nguồn protein và mức CP trong khẩu phần lên lượng EE và CF tiêu thụ có ý nghĩa thống kê (p<0,05), điều này có thể được giải thích là do đậu nành hạt có hàm lượng EE, CF cao hơn khô dầu đậu nành, trong khi đó lượng DM tiêu thụ lại tương đương nhau ở 2 nhóm khẩu phần thuộc nhân tố nguồn cung cấp protein và 4 nhóm khẩu phần thuộc nhân tố mức CP, kết quả này dẫn đến lượng EE, CF tiêu thụ thay đổi theo nguồn CP và mức CP trong khẩu phần..
- ME tiêu thụ của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt cao hơn khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành (p<0,05) do hàm lượng ME trong đậu nành hạt cao hơn so với khô dầu đậu nành..
- 3.1.2 Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất biểu kiến ở gà Sao giai đoạn 8 tuần tuổi.
- Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất ở gà Sao trong giai đoạn 8 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 5..
- Bảng 5: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất biểu kiến.
- của gà Sao ở giai đoạn 8 tuần tuổi Chỉ.
- Kết quả Bảng 5 cho thấy tỷ lệ tiêu hoá DM và các dưỡng chất ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích (p>0,05).
- Tỷ lệ tiêu hoá DM, OM, EE, CF, NDF và ADF tăng dần từ nghiệm thức CP16 và đạt cao nhất ở nghiệm thức CP20 (p<0,05), kết quả này được giải thích là do ở nghiệm thức CP20, gà tiêu thụ khẩu phần cân bằng dưỡng chất dẫn tới tỷ lệ tiêu hóa cao hơn.
- và khi nghiên cứu trên gà Sao 8 tuần tuổi nuôi bằng khẩu phần có hàm lượng CP từ 16 đến 22%..
- 3.1.3 Lượng dưỡng chất tiêu hóa được Lượng dưỡng chất tiêu hóa được ở gà Sao trong giai đoạn 8 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 6..
- Bảng 6: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được của gà Sao giai đoạn 8 tuần tuổi (g/con).
- Kết quả Bảng 6 cho thấy lượng DM, OM tiêu hóa được giữa khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích là tương đương nhau (p>0,05), trong khi đó lượng EE, CF, NDF và ADF tiêu hóa được ở khẩu phần chứa đậu nành hạt cao hơn so với khẩu phần chứa khô dầu đậu nành ly trích (p<0,01) do lượng EE, CF, NDF, ADF tiêu thụ ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt cao hơn khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích dẫn đến lượng dưỡng chất tiêu hóa được ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt cao hơn..
- 3.1.4 Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy của gà Sao thí nghiệm ở giai đoạn 8 tuần tuổi.
- Lượng nitơ tiêu thụ, nitơ tích lũy của gà Sao 8 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 7..
- Bảng 7 cho thấy, lượng nitơ tiêu thụ, lượng nitơ tiêu thụ/ khối lượng trao đổi chất, tỷ lệ nitơ tích lũy/nitơ tiêu thụ và lượng nitơ tích lũy/khối lượng trao đổi chất ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương với khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích (p>0,05)..
- Kết quả nghiên cứu về lượng nitơ tích lũy/khối lượng trao đổi chất trong thí nghiệm này phù hợp với báo cáo của Đặng Hùng Cường (2010) và Tôn Thất Thịnh (2010) trên gà Sao 8 tuần tuổi lần lượt là g N/kgW 0,75 và gN/kgW 0,75.
- Bảng 7: Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy của gà Sao ở giai đoạn 8 tuần tuổi.
- 3.2 Giai đoạn 10 tuần tuổi.
- 3.2.1 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi.
- Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ ở gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi được trình bày trong Bảng 8..
- Kết quả Bảng 8 cho thấy lượng DM, OM và CP tiêu thụ ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương với khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly.
- trích (p>0,05), trong khi đó lượng EE, CF, NDF, ADF và ME tiêu thụ lại cao hơn ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt (p<0,05) do lượng EE, CF, NDF, ADF và ME ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt cao hơn, trong khi mức DM tiêu thụ là tương đương nhau giữa 2 nhóm khẩu phần, kết quả này dẫn đến lượng dưỡng chất và ME tiêu thụ ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt cao hơn khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành..
- Bảng 8: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi (g/con/ngày) Chỉ.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần phù hợp với kết quả công bố của Nguyễn Thị Thùy Linh (2012) trên gà Sao 11 tuần tuổi về DM, CP tiêu thụ lần lượt là g/con/ngày và g/con/ngày, sự khác biệt này có lẻ do độ tuổi gà lúc.
- 3.2.2 Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất ở gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi.
- Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất ở gà Sao trong giai đoạn 10 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 9..
- Bảng 9: Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến các dưỡng chất ở gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi.
- Bảng 9 cho thấy, tỷ lệ tiêu hoá DM và các dưỡng chất ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương với khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích (p>0,05).
- Khi mức CP trong khẩu phần tăng lên, tỷ lệ tiêu hoá DM, OM, EE, CF và NDF cũng tăng lên (p<0,05), tuy nhiên khi mức CP vượt quá 18% thì tỷ lệ tiêu hóa DM và các dưỡng chất này có tăng nhưng không đáng kể và khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- 3.2.3 Lượng dưỡng chất tiêu hóa được Lượng dưỡng chất tiêu hóa được ở gà Sao trong giai đoạn 8 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 10..
- Bảng 10: Lượng dưỡng chất tiêu hóa được của gà Sao giai đoạn 10 tuần tuổi (g/con/ngày) Chỉ.
- Kết quả Bảng 10 cho thấy lượng DM và hầu hết các dưỡng chất tiêu hóa được của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương với khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành (p>0,05), kết quả này là do tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất này ở khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương với khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích cũng như lượng DM và các dưỡng chất tiêu thụ giữa 2 nhóm khẩu phần là tương đương nhau..
- Khi tăng mức CP trong khẩu phần, lượng DM và các dưỡng chất tiêu hóa được tăng lên từ nghiệm thức CP16 đến nghiệm thức CP22 (p<0,05) phù hợp với lượng dưỡng chất tiêu thụ và tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất kể trên.
- EE, CF, NDF và ADF tiêu hóa được giữa nhân tố 1 là nguồn CP và nhân tố 2 là các mức độ CP trên các lượng dưỡng chất tiêu hóa được có ý nghĩa thống kê (p<0,05) có thể được giải thích là do đậu nành hạt có hàm lượng EE, CF, NDF, ADF cao hơn, dẫn đến sự khác biệt về lượng dưỡng chất tiêu hóa được theo nguồn cung cấp CP và các mức độ CP trong khẩu phần..
- 3.2.4 Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy của gà Sao trong thí nghiệm ở giai đoạn 10 tuần tuổi.
- Lượng nitơ tiêu thụ và và nitơ tích lũy ở gà Sao ở giai đoạn 10 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 11..
- Bảng 11: Lượng nitơ tiêu thụ và nitơ tích lũy của gà Sao ở giai đoạn 10 tuần tuổi.
- Kết quả Bảng 11 cho thấy lượng nitơ tích lũy, lượng nitơ tiêu thụ/khối lượng trao đổi chất, lượng nitơ tiêu thụ/khối lượng trao đổi chất của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương với khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành (p>0,05).
- 3.3 So sánh các chỉ tiêu ở giai đoạn 8 và giai đoạn 10 tuần tuổi của gà Sao thí nghiệm.
- So sánh tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và nitơ tích lũy giữa 2 giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 12..
- Bảng 12: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và lượng nitơ tiêu thụ, nitơ tích lũy của gà Sao trong thí nghiệm ở giai đoạn 8 và 10 tuần tuổi.
- Chỉ tiêu Giai đoạn 8 tuần tuổi Giai đoạn 10 tuần tuổi SE/P Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất.
- Lượng dưỡng chất tiêu hóa được (g/con/ngày).
- W 0,75 : khối lượng trao đổi Bảng 12 cho thấy tỷ lệ tiêu hoá DM và các dưỡng chất ở giai đoạn 8 tuần tuổi thấp hơn giai đoạn 10 tuần tuổi có ý nghĩa thống kê (p<0,05)..
- Lượng DM, OM, CF, NDF, ADF tiêu hóa được ở giai đoạn 8 tuần tuổi thấp hơn so với giai đoạn 10 tuần tuổi (p<0,05) là do lượng DM và dưỡng chất tiêu thụ cũng như tỷ lệ tiêu hóa các dưỡng chất này ở giai đoạn 10 tuần tuổi cao hơn so với giai đoạn 8 tuần tuổi..
- Bảng 12 cũng cho thấy, lượng nitơ tích luỹ/khối lượng trao đổi chất ở giai đoạn 8 tuần tuổi (0,97 gN/kgW 0,75 ) thấp hơn so với giai đoạn 10 tuần tuổi (1,07 gN/kgW 0,75 ) có ý nghĩa thống kê (p<0,05) do tỷ lệ nitơ tích lũy/nitơ tiêu thụ ở giai đoạn 8 tuần tuổi (48,6%) thấp hơn so với giai đoạn 10 tuần tuổi (67,3%)..
- Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, cho phép kết luận rằng tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến DM và các dưỡng chất, lượng nitơ tích lũy của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt tương đương khẩu phần sử dụng khô dầu đậu nành ly trích.
- Khẩu phần có 20% CP ở giai đoạn 8 tuần tuổi và 18% CP ở giai đoạn 10.
- tuần tuổi cho tỷ lệ tiêu hóa DM, OM, EE, CF, NDF, ADF và lượng nitơ tích luỹ cao hơn.
- Tỷ lệ tiêu hoá các dưỡng chất, lượng nitơ tích lũy ở giai đoạn 8 tuần tuổi thấp hơn so với giai đoạn 10 tuần tuổi..
- Ảnh hưởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên khả năng tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của gà Sao..
- Nghiên cứu nâng cao lượng rau muống (Ipomoea aquatica) trong khẩu phần của gà Sao dòng trung nuôi thịt.
- Ảnh hưởng của các mức độ bổ sung lục bình tươi lên khả năng tăng trưởng, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của gà Sao nuôi thịt.
- Sử dụng phụ phẩm cá tra (Pangassius Hypophthalmus) trong khẩu phần nuôi gà Sao giai đoạn nuôi thịt