« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) bằng công nghệ biofloc từ nguồn carbohydrate rỉ đường bổ sung ở các giai đoạn khác nhau


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU ƯƠNG ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon).
- Nghiên cứu nhằm tìm ra thời điểm bổ sung carbohydrate từ rỉ đường thích hợp nhất lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú.
- Nghiên cứu gồm 4 nghiệm thức (i) Bổ sung carbohydrate từ Mysis-1, (ii) bổ sung carbohydrate từ Mysis-3, (iii) bổ sung carbohydrate từ Postlarvae-2, và (iv) bổ sung carbohydrate từ Postlarvae-4.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố môi trường, mật độ vi khuẩn và các chỉ tiêu biofloc ở các nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng và hậu ấu trùng tôm phát triển.
- Tăng trưởng về chiều dài ở Postlarvae-15 lớn nhất ở nghiệm thức bổ sung nguồn carbohydrate từ Mysis-3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- Do đó, giải pháp cho nghề sản xuất giống tôm sú theo hướng an toàn sinh học bằng việc ứng dụng công nghệ biofloc trong ương ấu trùng tôm sú để tạo ra con giống tốt, an toàn sinh học phục vụ cho nghề nuôi là rất cần thiết.
- Theo Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải (2016), ương ấu trùng tôm sú theo công nghệ biofloc với các nguồn carbohydrate khác nhau đã xác định được nguồn carbohydrate từ rỉ đường là tốt nhất.
- Chính vì thế nghiên cứu ương ấu trùng tôm sú bằng công nghệ biofloc từ nguồn carbohydrate rỉ đường theo giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng tôm được thực hiện nhằm đánh giá tăng trưởng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm sú..
- 2.2 Nguồn ấu trùng.
- Nguồn ấu trùng tôm sú được thu từ tôm mẹ cho đẻ tại trại thực nghiệm nước lợ Khoa Thủy sản,.
- Ấu trùng khỏe, hướng quang mạnh được chọn để bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên..
- Mật độ ương ấu trùng 150 con/L..
- Nghiệm thức 1: Bổ sung carbohydrate từ rỉ đường ở giai đoạn Mysis-1.
- Nghiệm thức 2: Bổ sung carbohydrate từ rỉ đường ở giai đoạn Mysis-3.
- Nghiệm thức 3: Bổ sung carbohydrate từ rỉ đường ở giai đoạn Postlarve-2.
- Nghiệm thức 4: Bổ sung carbohydrate từ rỉ đường ở giai đoạn Postlarve-4.
- Hình 1: Hệ thống thí nghiệm 2.5 Chăm sóc ấu trùng và hậu ấu trùng.
- Khi ấu trùng Nauplius chuyển sang ấu trùng Zoea-1 thì cho ăn tảo tươi Chaetoceros sp với mật độ tế bào/ml kết hợp thức ăn nhân tạo (50% Lansy ZL + 50% Frippak-1) với lượng 1–.
- Giai đoạn ấu trùng Mysis cho tôm ăn thức ăn nhân tạo (50% Lansy ZL + 50% Frippak-2) với lượng thức ăn là 3-4 g/m 3 /ngày và Artemia bung dù 2 g/m 3 /lần.
- So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức áp dụng phương pháp ANOVA (SPSS 13.0) với phép thử DUNCAN ở mức ý nghĩa p<0,05..
- Nhiệt độ trung bình buổi sáng và chiều ở các nghiệm thức chênh lệch không nhiều, nhiệt độ vào buổi sáng là 29,3 o C đến 29,7 o C và buổi chiều 29,8 o C đến 30,0 o C (Bảng 1).
- Theo Vũ Thế Trụ (2001), ấu trùng tôm sú phát triển tốt trong môi trường nhiệt độ khoảng 27-31 o C.
- Như vậy nhiệt độ này thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm sú..
- Như vậy pH nằm trong giới hạn phát triển của ấu trùng tôm sú..
- Bảng 1: Các chỉ tiêu môi trường của các nghiệm thức.
- Chỉ tiêu Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn.
- Hàm lượng TAN trung bình trong từng nghiệm thức dao động từ 1,06 mg/L đến 1,81 mg/L (Bảng 1).
- Theo Boyd (1998) và Chanratchakool (2003), hàm lượng TAN thích hợp cho ấu trùng tôm sú nhỏ hơn 2 mg/L..
- Hàm lượng NO 2 - trung bình ở các nghiệm thức dao động từ 0,40 mg/L đến 0,51 mg/L (Bảng 1), nghiệm thức bổ sung carbohydrate từ giai đoạn PL- 4 có hàm lượng nitrite cao nhất 0,51 mg/L và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung carbohydrate từ giai đoạn Mysis-3 là 0,40 mg/L.
- Theo Phạm Văn Tình (2004), hàm lượng NO 2 - <1 mg/L nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm sú..
- Theo Châu Tài Tảo (2015), độ kiềm thích hợp cho tăng trưởng và phát triển của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú là từ 100-120 mgCaCO 3 /L.
- Như vậy các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng tôm sú phát triển tốt..
- 3.2.1 Tổng vi khuẩn.
- Mật độ tổng vi khuẩn giữa các nghiệm thức có sự khác biệt rõ rệt.
- Mật độ tổng vi khuẩn sau 7 ngày ương khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và nằm trong khoảng 10 4 CFU/mL (Bảng 2).
- Đến ngày ương tôm thứ 15, mật độ tổng vi khuẩn ở nghiệm thức 4 lớn nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, mật độ tổng vi khuẩn ở nghiệm thức 3 nhỏ nhất khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 1 nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 2 và nghiệm thức 4..
- Kết quả phân tích tổng vi khuẩn sau 23 ngày ương cho thấy nghiệm thức 4 có mật số vi khuẩn lớn nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- Như vậy, mật độ vi khuẩn tổng của cả 4 nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp cho tôm phát triển.
- Ở nghiệm thức 4, mật độ vi khuẩn trong tôm cao nhất CFU/g), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức có mật độ vi khuẩn thấp nhất CFU/g) là nghiệm thức 2 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 3.
- thức 1, 2 và 3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Mật độ tổng vi khuẩn trong tôm cao sẽ ảnh hưởng đến tôm, ở nghiệm thức 2, mật độ tổng vi khuẩn thấp nhất nên tỷ lệ sống của tôm cao nhất và ngược lại mật độ tổng vi khuẩn trong tôm cao nhất ở nghiệm thức 4 nên tỷ lệ sống của tôm thấp nhất..
- Bảng 2: Mật độ vi khuẩn tổng trung bình giữa các nghiệm thức (10 4 CFU/mL trong nước và 10 4 CFU/g trong tôm).
- 3.2.2 Vi khuẩn Vibrio.
- Sau 7 ngày ương, nghiệm thức 4 có mật độ Vibrio cao nhất 3,48*10 3 CFU/mL và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2, nhưng không khác biệt với nghiệm thức 3.
- Sau 15 ngày ương, mật độ vi khuẩn Vibrio giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), cao nhất ở nghiệm thức 4 với mật độ CFU/mL..
- Kết quả phân tích ở lần cuối thí nghiệm cho thấy nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 có mật độ Vibrio thấp lần lượt là 7,00*10 3 CFU/mL và 4,1*10 3 CFU/mL, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 3 và nghiệm thức 4 (Bảng 3).
- (2017), ương ấu trùng tôm sú theo công nghệ biofloc với tỷ lệ C/N = 30 cho thấy mật độ vi khuẩn Vibrio là 5,67*10 3 CFU/ml chưa thấy ảnh hưởng đến tôm..
- Ở nghiệm thức 3 và 4, mật độ vi khuẩn Vibrio cao hơn các nghiên cứu trên nhưng chưa thấy ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm..
- Kết quả cho thấy mật độ vi khuẩn Vibrio trong tôm khi kết thúc thí nghiệm giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Nghiệm thức 2 có mật độ Vibrio thấp nhất CFU/g) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 4, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 1 và 3.
- Mật độ vi khuẩn Vibrio trong tôm ở nghiệm thức 4 cao nhất có ảnh hưởng đến tôm nên tỷ lệ sống của tôm ở PL-15 thấp nhất..
- Bảng 3: Mật độ vi khuẩn vibrio trung bình giữa các nghiệm thức (10 3 CFU/mL trong nước và 10 3 CFU/g trong tôm).
- Tôm postlarvae ăn được hạt biofloc nên thể tích biofloc của các nghiệm thức đều thấp..
- Kích cỡ hạt biofloc của các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Ở giai đoạn PL- 5, chiều dài hạt biofloc ở nghiệm thức 4 thấp nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 nhưng khác biệt.
- không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 3.
- Chiều rộng hạt biofloc ở nghiệm thức 4 nhỏ nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với 3 nghiệm thức còn lại.
- Kích cở hạt biofloc tăng dần theo thời gian ương nên ở nghiệm thức 4 bổ sung rỉ đường cuối cùng nên kích cở hạt biofloc thấp hơn so với các nghiệm thức bổ sung rỉ đường trước đó..
- Giai đoạn Nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn.
- biofloc khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức..
- nhưng chiều rộng hạt biofloc khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05), nghiệm thức 1 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 3, nhưng.
- khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 2 và nghiệm thức 4, Chiều rộng hạt biofloc lớn nhất ở nghiệm thức 3 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 2 và 3..
- 3.4 Chiều dài ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (mm).
- Ở giai đoạn Mysis-1 và PL-1, chiều dài tổng của tôm ở 4 nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Các nghiệm thức có sự tăng trưởng chiều dài tương đối đồng đều, ở tất cả các giai đoạn (Bảng 6).
- Đến giai đoạn PL-5 chiều dài của tôm lớn nhất ở nghiệm thức 2 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- Đến giai đoạn PL-10, tôm có chiều dài lớn nhất ở nghiệm thức 2, khác biệt không.
- có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 3, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- Đến giai đoạn PL-15, tăng trưởng về chiều dài của tôm cao nhất ở nghiệm thức 2, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- Bảng 6: Chiều dài (mm) của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú.
- 3.5 Tỷ lệ sống và năng suất của PL-15 của thí nghiệm.
- Kết quả xử lý thống kê cho thấy tỷ lệ sống của PL-15 ở nghiệm thức 2 cao nhất (68,3%) kế đến là nghiệm thức 3 (65,6.
- khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 (50,0%) và nghiệm thức 4 cho tỷ lệ thấp nhất (46,9.
- Nghiệm thức 2 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 3.
- (2006), tỷ lệ sống PL-15 của các trại sản xuất.
- giống tôm sú ở Cần Thơ là 39,7%.
- (2006), tỷ lệ sống của PL-15 tôm sú ương bằng qui trình thay nước trung bình là 43,8%.
- Qua đó, tỷ lệ sống của PL-15 ở các nghiệm thức đều cao hơn các nghiên cứu trên.
- Bảng 7: Tỷ lệ sống.
- và năng suất của PL-15 của các nghiệm thức.
- Tỷ lệ sống.
- Các số liệu trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Năng suất của PL-15 cao nhất là ở nghiệm thức.
- 2 (89±14 con/L), khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức 1 và nghiệm thức 4, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức 3.
- Năng suất của PL-15 thấp nhất ở nghiệm thức .
- Kết quả trên cho thấy, các nghiệm thức bổ sung mật rỉ đường ở giai đoạn Mysis-3 và PL-2 cho năng suất và tỷ lệ sống của PL-15 cao hơn so với nghiệm thức bổ sung carbohydrate ở giai đoạn Mysis-1 và PL-4.
- Có thể là do bổ sung rỉ đường ở giai đoạn Mysis-1, ấu trùng còn nhỏ nên bị ảnh hưởng, nhưng khi bổ sung ở giai đoạn PL-4, thời gian bổ sung rỉ đường ngắn nên biofloc ít làm cho môi trường xấu và mật độ vi khuẩn tổng và Vibrio cao, dẫn đến năng suất của 2 nghiệm thức này thấp hơn so với 2 nghiệm thức còn lại..
- Đánh giá chất lượng tôm sú giống là rất quan trọng khi đưa ra thị trường, nhằm đảm bảo tôm đạt tiêu chuẩn và chất lượng, phương pháp đánh giá chất lượng ấu trùng thường sử dụng là sốc formol và sốc độ mặn..
- Các yếu tố môi trường, mật độ vi khuẩn và chỉ tiêu biofloc của các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt từ giai đoạn Mysis 3 đến PL2..
- Tăng trưởng về chiều dài, tỷ lệ sống và năng suất của tôm ở giai đoạn PL-15 lớn nhất ở nghiệm thức bổ sung rỉ đường từ giai đoạn Mysis-3..
- Chất lượng tôm PL-15 ở tất cả các nghiệm thức trong thí nghiệm đạt chất lượng tốt và sạch bệnh đốm trắng, bệnh EMS/AHPND, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV)..
- Nếu ương ấu trùng tôm sú có bổ sung rỉ đường từ giai đoạn Mysis-3 thì tôm PL-15 có tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất cao nhất..
- Công nghệ biofloc có thể được ứng dụng để ương giống tôm sú từ giai đoạn Mysis-3 vào trong thực tế sản xuất giống..
- Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon).
- Ảnh hưởng của chế độ thay nước lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon).
- Nghiên cứu ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) theo công nghệ biofloc với các nguồn carbon khác nhau.
- Ảnh hưởng của tỷ lệ C/N lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) ương nuôi trong hệ thống biofloc.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon).
- Biến động mật độ vi khuẩn trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ghép với cá rô phi đỏ ở Sóc Trăng.
- Kỹ thuật nuôi tôm sú chất lượng cao