« Home « Kết quả tìm kiếm

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING HỖ TRỢ TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG E-LEARNING HỖ TRỢ TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ.
- E-learning, hệ thống quản lý đào tạo, Moodle, chuẩn SCORM.
- Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống E- learning hỗ trợ trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Cần Thơ.
- Những kết quả nghiên cứu gồm: chọn giải pháp xây dựng một hệ thống E-learning.
- nghiên cứu lựa chọn chuẩn và hệ quản lý đào tạo nền cho E-learning.
- xây dựng một số công cụ hỗ trợ, đặc biệt là các công cụ tích hợp vào hệ nền cho E-learning;.
- triển khai hệ thống trong thực tiễn..
- Ở Việt Nam, trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục bậc đại học và sau đại học, nếu muốn rút ngắn khoảng cách về chất lượng đào tạo với các nước tiên tiến trên thế giới thì việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) là rất cần thiết.
- Cho phép giảng viên cập nhật nội dung đào tạo một cách thường xuyên và có thể nắm bắt mức độ thu nhận kiến thức của người học thông qua hệ thống tự đánh giá.
- Nội dung đào tạo phải được chuyển đổi từ hình thức truyền thống sang một hình thức mới phù hợp với hệ thống.
- Từ năm 2007, trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Việc sinh viên đã quen tâm lý học thụ động từ phổ thông, thiếu kỹ năng tìm và sử dụng tài liệu tham khảo có định hướng và thiếu sự tư vấn của giảng viên (ngoài giờ học theo thời khóa biểu) dẫn đến các em có thái độ, phương pháp và kết quả học tập chưa tốt, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất.
- Một khó khăn khác của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ là việc giảng viên thực hiện đánh giá học phần..
- Thực tế, khâu tổ chức và thực hiện đánh giá bộ phận do một mình giảng viên đảm trách thường gặp nhiều khó khăn, nhất là với những lớp học phần có sĩ số khá lớn.
- Chính điều này dẫn đến kết quả đánh giá có thể không khách quan, không có chất lượng mặc dù giảng viên đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho công việc này.
- Với những ưu điểm mà E-learning mang lại cùng với tiềm lực sẵn có như cơ sở hạ tầng CNTT khá tốt, đội ngũ giảng viên và sinh viên quen ứng dụng CNTT, Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) thuộc Đại học Cần Thơ có khá nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu và triển khai E-learning nhằm hỗ trợ đào tạo theo học chế tín chỉ..
- Nhóm nghiên cứu hướng tới xây dựng thành công một hệ thống E-learning chuẩn mực, bao gồm hệ thống quản lý đào tạo và các nội dung số phục vụ công tác đào tạo theo học chế tín.
- Đối tượng mà hệ thống phục vụ là giảng viên, sinh viên bậc đại học và sau đại học của Khoa CNTT&TT.
- Tuy nhiên, hệ thống không hạn chế các giảng viên, sinh viên thuộc các khoa khác, trường khác có mong muốn được tham gia..
- Việc ứng dụng E-learning trong dạy và học tại Khoa CNTT&TT sẽ góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học tập và phương pháp đánh giá trong đào tạo theo học chế tín chỉ..
- 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Do đây là một đề tài ứng dụng nên nhóm nghiên cứu không tập trung vào các lý thuyết khoa học chuyên sâu mà cố gắng tạo ra một hệ thống E-learning và áp dụng vào trong thực tiễn đào tạo..
- Nhóm nghiên cứu thực hiện:.
- Thu thập, phân tích và chọn ra một giải pháp xây dựng hệ thống E-learning phù hợp..
- Thu thập và phân tích các tài liệu tham khảo từ các tổ chức chuyên nghiên cứu về E- learning để đề xuất chuẩn và hệ quản lý đào tạo nền (LMS) phù hợp cho E-learning..
- Nghiên cứu đến các cấp độ nhận thức của Benjamin S.
- Bloom và vận dụng vào việc xây dựng cấu trúc bài giảng điện tử theo chuẩn đã được lựa chọn, đề xuất ma trận kiến thức đáp ứng yêu cầu cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi..
- Nghiên cứu và xây dựng các công cụ bổ sung, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ cho hệ nền đã chọn..
- Triển khai hệ thống qua các hoạt động: tổ chức xây dựng nội dung số gồm các bài giảng, ngân hàng câu hỏi.
- tổ chức tập huấn cho giảng viên, sinh viên sử dụng hệ thống.
- đưa hệ thống vận hành thực tế..
- 4.1 Chọn giải pháp xây dựng hệ thống E-learning.
- Các giải pháp xây dựng hệ thống E-learning tại Việt Nam có thể được nhóm lại theo ba dạng sau:.
- Xây dựng hệ thống bằng cách kết hợp giữa công ty trong nước với đối tác nước ngoài..
- Ở giải pháp dạng này, toàn bộ hệ thống E- learning đều do phía đối tác cung cấp.
- Nhìn chung, giải pháp này phù hợp với những công ty kinh doanh Việt Nam làm chi nhánh cho các tổ chức đào tạo nước ngoài và thực hiện đào tạo các khóa học ngắn hạn..
- Tự xây dựng toàn bộ hệ thống.
- Nó phù hợp với những công ty hoặc các tổ chức đào tạo lớn với khả năng mạnh về tài chính cũng như nhân lực phát triển phần mềm..
- Xây dựng hệ thống dựa trên hệ quản lý đào tạo nguồn mở.
- Giải pháp dạng này không những giúp các đơn vị triển khai khá hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn mà vẫn có thể phát triển, nâng cấp hệ thống..
- Với các nguồn lực của Khoa CNTT&TT (nhân lực, vật lực và tài lực), chúng tôi đề nghị xây dựng hệ thống E-learning theo giải pháp thứ ba..
- 4.2 Nghiên cứu chọn chuẩn và hệ quản lý đào tạo nền cho E-learning.
- Trong rất nhiều chuẩn và nhiều hệ quản lý đào tạo mã nguồn mở như hiện nay, việc chọn được một chuẩn và một hệ quản lý đào tạo phù hợp trước khi xây dựng hệ thống E-learning theo giải pháp thứ ba là một trong những công việc phải được thực hiện sớm nhất.
- Nhóm nghiên cứu không xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mà dựa vào kết quả đánh giá của các tổ chức trên thế giới để lựa chọn chuẩn và hệ nền cho ứng dụng của mình..
- Chuẩn trong E-learning cung cấp một cách thức chuẩn để cấu trúc và trao đổi nội dung học, cho phép các tài nguyên học được mô tả theo một cách chung giúp tìm kiếm một cách thuận tiện từ đó phục vụ cho việc chia sẻ và tái sử dụng, cung cấp một cách thức chuẩn để các nội dung học có thể tương tác được với nhiều hệ quản lý đào tạo bất chấp các công cụ được sử dụng để tạo ra chúng.
- Các hệ quản lý đào tạo đều có chung kiến trúc vĩ mô với hai thành phần chính:.
- Quản lý các hoạt động đào tạo liên quan đến giáo viên, học viên, các kế hoạch học tập, các công cụ thảo luận, học trực tuyến, tổ chức thi trực tuyến, thư từ..
- Quản lý nội dung đào tạo.
- Đó là một hệ thống thông tin về bài giảng, đề thi, tài liệu tham khảo, các thông tin liên quan đến bài học và tài liệu học tập.
- Hệ cũng cung cấp các công cụ soạn thảo bài giảng và đề thi..
- chủ yếu đánh giá các LMS dựa trên các tiêu chí chức năng thì Van den Berg, K.
- Tất cả các tiêu chí được đánh giá theo mức (yếu, trung bình, khá, tốt).
- Kết quả đánh giá chung, Moodle được xem là LMS có lợi thế hơn cả..
- Từ kết quả phân tích các tài liệu, nhóm đề xuất sử dụng chuẩn SCORM và hệ thống quản lí đào tạo mã nguồn mở Moodle..
- Để có cơ sở khoa học sư phạm cho việc xây dựng cấu trúc bài giảng điện tử, nhóm nghiên.
- Nhóm sử dụng các cấp độ nhận thức để đặt mục tiêu học tập và chuẩn về kiến thức, kỹ năng để kiểm tra, đánh giá.
- 4.3.2 Ma trận kiến thức đáp ứng yêu cầu Trong công tác đào tạo, khâu đánh giá là rất quan trọng, nó góp phần quyết định chất lượng đào tạo.
- Việc đánh giá theo quá trình và sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan luôn được khuyến khích..
- Để đảm bảo xây dựng được ngân hàng câu hỏi có chất lượng, nhóm nghiên cứu thực hiện quy trình gồm 5 bước sau: (1) Thiết lập ma trận kiến thức đáp ứng yêu cầu.
- Mặt khác, nó cũng giúp giảng viên xây dựng được ngân hàng câu hỏi một cách có hệ thống..
- 4.4 Xây dựng một số công cụ hỗ trợ.
- Như đã trình bày ở trên, Moodle được chọn làm hệ quản lý đào tạo nền.
- TT, các công cụ hỗ trợ đặc biệt là hỗ trợ cho hệ thống Moodle cần phải được xây dựng.
- Nhóm nghiên cứu đã thiết kế và cài đặt các công cụ như dưới đây..
- 4.4.1 Công cụ Word2SCO.
- Để có thể tái sử dụng các nội dung này, nhóm nghiên cứu sử dụng chuẩn đóng gói nội dung SCORM để đóng gói bài giảng điện tử và cài đặt thành công phần mềm Word2SCO.
- Hình 2: Giao diện chính của công cụ Word2SCO.
- 4.4.2 Các công cụ hỗ trợ cho hệ nền.
- Nhóm nghiên cứu đã thiết kế và cài đặt các công cụ sau:.
- Công cụ này giúp giảng viên quản lí ngân.
- Ngoài ra, giảng viên có thể ra đề tự động theo tiêu chí đặt ra (chủ đề, loại câu hỏi và độ khó) không phải chọn từng câu hỏi và thêm vào đề thi như chức năng hiện tại của hệ thống Moodle..
- Thay vì nhận xét lớp học phần trên giấy (do Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Khảo thí cung cấp), sinh viên có thể đánh giá trực tuyến..
- Công cụ này cho phép giảng viên có thể tạo ra tiến trình cho một course.
- Cụ thể, khi thiết lập từng chủ đề trong một course, giảng viên phải qui định các chủ đề tiên quyết mà sinh viên phải đạt được trước khi học chủ đề mà giảng viên đang thiết lập.
- Ngoài ra, giảng viên cũng phải thiết lập tỉ lệ phần trăm số điểm cho mỗi hoạt động trong mỗi chủ đề.
- phải học theo tiến trình mà giảng viên đặt ra..
- Mục đích của công cụ này là cho phép giảng viên bắt buộc học viên phải học theo tiến trình mà chương trình đào tạo đã quy định.
- Tương tự như công cụ được đề cập ở trên, khi thiết lập một course, giảng viên phải qui định các course tiên quyết mà sinh viên phải đạt được trước khi học course giảng viên đang thiết lập..
- Hình 5: Giao diện thiết lập điểm và các học phần tiên quyết cho một course 4.5 Triển khai hệ thống trong thực tiễn.
- Nhóm nghiên cứu đã tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề về xây dựng các nội dung số và tổ chức tập huấn về sử dụng hệ thống Moodle cho giảng viên và sinh viên trong khoa..
- Hệ thống E-learning lúc mới bắt đầu vận hành có khoảng 500 sinh viên và một số giảng viên của khoa tham gia.
- Hiện nay, số lượng người dùng tăng lên rất nhiều và không chỉ giới hạn là các giảng viên và sinh viên đang giảng dạy và học tập tại khoa..
- Giảng viên 62.
- Sinh viên đang học tại Khoa CNTT &.
- khoản, hệ thống này còn cho phép khách xem các thông báo và tham gia vào một số lớp học phần và một số diễn đàn chung nếu admin và giảng viên phụ trách học phần không giới hạn đối tượng truy cập..
- Tính đến hết học kỳ 2 năm học các giảng viên của khoa đã biên soạn được các nội dung số như Bảng 3..
- viên và sinh viên của khoa đã sử dụng hệ thống này như một kênh hỗ trợ khá hiệu quả cho việc đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Dưới đây là bảng thống kê một số hoạt động đã được triển khai trên hệ thống này trong ba năm học gần đây..
- Bảng 4: Bảng thống kê một số hoạt động trên hệ thống E-learning.
- Kết quả quan trọng nhất mà nhóm nghiên cứu đã làm được đó là đưa hệ thống E-learning vào hoạt động tại Khoa CNTT&TT thuộc trường ĐHCT, tạo ra một kênh học tập khác góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Hiện nay việc sử dụng hệ thống E-learning đã trở thành tự giác đối với hầu hết giảng viên và sinh viên trong khoa vì những lợi ích thiết thực mà hệ thống mang lại..
- Vì vậy, chúng tôi cũng đề nghị nghiên cứu xây dựng chương trình, quy trình đào tạo kết hợp với việc sử dụng hệ thống E-learning để mở các lớp đào tạo từ xa ở dạng đại học hoặc liên thông..
- Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng E-learning trong tập huấn ngắn hạn, hỗ trợ đào tạo cho giáo dục phổ thông và sau đại học..
- Tài liệu đào tạo..
- Kiến trúc nền cho E-learning và hệ đào tạo trên mạng BKVIEWS.
- Kỷ yếu hội thảo báo cáo một số kết quả của đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mạng thông tin KH&CN khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tháng 8/2009.
- Sử dụng bài giảng ghi trên đĩa CD để thay thế một phần công tác giảng dạy trực tiếp của giảng viên và tăng cường tính tự học của sinh viên.
- Tài liệu về hệ quản lý đào tạo Moodle..
- Tài liệu về hệ quản lý đào tạo ILIAS..
- Tài liệu về hệ quản lý đào tạo Atutor.