« Home « Kết quả tìm kiếm

Nhận thức cảm tính


Tóm tắt Xem thử

- Khái niệm chung về cảm giác và tri giác.
- Định nghĩa về cảm giác và tri giác.
- Những thuộc tính này tác động đến từng giác quan của chúng ta và cho ta những cảm giác cụ thể.
- Từ những cảm giác cụ thể, riêng lẻ trên cơ sở kinh nghiệm mà con người có những hình ánh về đối tượng, tức là con người có tri giác về đối tượng.
- nghĩa là chỉ mới phản ánh được từng thuộc tính bổ ngoài đang trực tiếp tác động vào lòng bàn tay, tức là mới có cảm giác về từng thuộc tính bề ngoài..
- Vậy cảm giác, tri giác là gì?.
- Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta..
- Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta..
- Những đặc điểm cơ bản của cảm giác và tri giác.
- Tuy cùng nằm trong mức độ nhận thức cảm tính, song cảm giác và tri giác có những đặc điểm riêng mặc dù chúng có mối quan hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau trong quá trình phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng..
- Những đặc điểm cơ bản của cảm giác Cảm giác có những đặc điểm cơ bản sau đây:.
- Cảm giác là một quá trình tâm lí, nghĩa là có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể.
- Cảm giác nảy sinh, diễn biến khi sự vật, hiện tượng khách quan hoặc một trạng thái nào đó.
- Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác cũng dừng lại..
- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.
- Do vậy, cảm giác chưa phản ánh được một cách trọn vẹn, đầy đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
- Nghĩa là, cảm giác mới chỉ cho ta từng cảm giác cụ thể, riêng lẻ về từng thuộc tính của vật kích thích.
- Mỗi kích thích tác động vào cơ thể cho ta một cảm giác tương ứng..
- Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật.
- Điểm khác nhau cơ bản là cảm giác của con người mang bản chất xã hội.
- Bản chất xã hội của cảm giác của con người được thể hiện như sau:.
- Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ là những thuộc tính của sự vật, hiện tượng vốn có trong thế giới mà còn phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp..
- Cơ chế sinh lí của cảm giác ở người không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn chịu sự chi phối bởi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai - hệ thống tín hiệu ngôn ngữ..
- Cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, chứ không phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật.
- Cảm giác ở người chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lí khác của con người..
- Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, tức là cảm giác của người được tạo ra theo phương thức đặc thù của xã hội, do đó mang đặc tính xã hội..
- Những đặc điểm cơ bản của tri giác.
- Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nhưng tri giác không phải là phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác.
- Do vậy, tri giác cũng có những đặc điểm giống với cảm giác, nhưng cũng có những đặc điểm khác với cảm giác..
- Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:.
- Tri giác cũng là một quá trình tâm lí (tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc) phản ánh những thuộc tính trực quan, bề ngoài của sự vật, hiện tượng..
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa cảm giác và tri giác:.
- Nếu cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng thì tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn của bản thân sự vật, hiện tượng quy định.
- Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định.
- Cấu trúc này không phải là tổng số các cảm giác mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó.
- Đó là tính kết cấu của tri giác..
- Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người.
- Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực, trong đó có sự kết hợp các yếu tố của cảm giác và vận động..
- Từ sự phân tích những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cảm giác và tri giác, chúng ta có thể nêu lên những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính như sau:.
- Vai trò của cảm giác và tri giác a.
- Vai trò của cảm giác.
- Trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm giác có những vai trò quan trọng như sau:.
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh.
- “Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa ý thức và thế giới bên ngoài, là sự chuyển hóa của năng lượng kích thích bên ngoài thành hiện tượng ý thức”(l).
- Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn.
- “Cảm giác là viên gạch xây nên toàn bộ lâu đài nhận thức”.
- “Nếu không có cảm giác thì chúng ta không thể biết gì hết về những hình thức của vật chất, cũng như về những hình thức của vận động.”).
- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động (trạng thái hoạt hóa) của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường.
- Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này cho thấy, trong trạng thái “đói cảm giác”, các chức năng tâm lí và sinh lí của con người sẽ bị rối loạn..
- Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật.
- Vai trò của tri giác.
- Các quy luật cơ bản cảm giác và tri giác.
- Cũng như các hiện tượng tâm lí khác, cảm giác và tri giác ở con người diễn ra theo những quy luật nhất định.
- Các quy luật của cảm giác a.
- Quy luật ngưỡng cảm giác.
- Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan.
- Song không phải mọi kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác (kích thích quá yếu không gây ra cảm giác, kích thích quá mạnh cũng dẫn đến mất cảm giác).
- Kích thích chỉ gây ra được cảm giác khi kích thích đó đạt tới một giới hạn nhất định: Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác..
- Cảm giác có hai ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên..
- Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác.
- Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác.
- Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác.
- Ví dụ, ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn (thị giác) ở người là những sóng ánh sáng có bước sóng là 380nm (nanomet, lnm.
- I(r‘m), ngưỡng cảm giác phía trên là 760nm..
- Phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác nêu trên là vùng cảm giác được, trong đó có vùng cảm giác tốt nhất.
- Ví dụ, vùng phản ánh tốt nhất của cảm giác về ánh sáng là những sóng ánh sáng có bước sóng 565nm, của âm thanh là 1000Hz..
- Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích nhưng kích thích phải có một tỉ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích.
- Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hàng số.
- Ví dụ: đối với cảm giác thị giác là 1/100, thính giác là 1/10....
- Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt: Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy của cảm giác càng cao, ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.
- Những ngưỡng này khác nhau ở từng loại cảm giác và ở từng người..
- Quy luật thích ứng của cảm giác.
- Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích.
- Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với cường độ kích thích: Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm..
- Trong trường hợp này xảy ra hiện tượng tăng độ nhạy cảm của cảm giác..
- Có loại cảm giác thích ứng nhanh như: cảm giác nhìn, cảm giác ngửi.
- nhưng cũng có loại cảm giác chậm thích ứng hơn như: cảm giác nghe, cảm giác đau..
- Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do rèn luyện và tính chất nghề nghiệp.
- Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác.
- Các cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà luôn tác động qua lại lẫn nhau.
- Trong sự tác động này, các cảm giác luôn luôn thay đổi độ nhạy cảm của nhau và diễn ra theo quy luật sau: Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại.
- Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại.
- Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời gọi là hiện tượng tương phản trong cảm giác.
- Các quy luật của tri giác.
- Quy luật về tính đối tượng của tri giác.
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài.
- Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người..
- Quy luật về tính lựa chọn của tri giác.
- Đặc điểm này nói lên tính lựa chọn của tri giác..
- Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác.
- Các hình ảnh của tri giác luôn luôn có một ý nghĩa nhất định.
- Quy luật về tính ổn định của tri giác.
- Hiện tượng này nói lên tính ổn định của tri giác..
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.
- Tóm lại, cảm giác và tri giác có nhiều quy luật, chúng quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, góp phần làm phong phú nguyên liệu cảm tính cho các hoạt động nhận thức cao hơn (tư duy, tưởng tượng).
- Trong quá trình dạy học và giáo dục, chúng ta cần vận dụng các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác một cách tích cực để nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục..
- Tính nhạy cảm là năng lực cảm giác nhạy bén, tinh vi, chính xác của con người.
- Thông qua hoạt động và rèn luyện, tính nhạy cảm của cảm giác được nâng lên.
- Năng lực cảm giác (tính nhạy cảm) là nhân tố chủ yếu của năng lực quan sát