« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP CẦN THƠ.
- Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để khảo sát 282 sinh viên vay vốn và phương pháp thống kê so sánh, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được chọn để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của sinh viên, từ đó đề xuất 4 giải pháp gồm tăng định mức tiền vay, mở rộng đối tượng cho vay, tăng số lần giải ngân và đảm bảo nguồn vốn cho vay, nhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của sinh viên các trường cao đẳng công lập Cần Thơ..
- Giúp cho hàng triệu HSSV trên cả nước tiếp tục đến trường, giảm bớt gánh nặng trong chi phí học tập, trở thành chỗ dựa vững chắc cho HSSV nghèo cả nước theo đuổi ước mơ học tập.
- Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của chính sách tín dụng sinh viên, vẫn còn có những vướng mắc bất cập, như: xác nhận đối tượng vay, hạn mức tín dụng, thời điểm giải ngân,… ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập của HSSV..
- Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của HSSV, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV các trường cao đẳng công lập tại Cần Thơ, nhằm giúp các em yên tâm học tập vì ngày mai lập nghiệp..
- Theo Tilak (1992) cho rằng chương trình tín dụng HSSV sẽ trút được gánh nặng đầu tư vào giáo dục đại học từ thế hệ hiện tại cho một thế hệ tương lai và cho vay học sinh được ủng hộ trên cơ sở: tiềm năng tài nguyên, tính công bằng trong việc chia sẻ chi phí giáo dục đại học và hiệu quả bằng cách làm cho HSSV cảm thấy quan trọng hơn đối với giáo dục và nghề nghiệp của mình.
- Tín dụng HSSV là các khoản vay dành cho HSSV chi trả các khoản chi phí trong quá trình học ở trường như là học phí, các chi phí nghiên cứu và sinh hoạt phí (Jackson, 2002).
- Nhưng với nguồn lực tài chính có hạn, hiện nay chương trình này vẫn không thể đáp ứng được hết những nhu cầu vay vốn của HSSV, các chính sách vay vốn vẫn còn những vướng mắc bất cập, ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập, như:.
- Theo Ziderman (2004), Võ Thị Phương Lan (2011) cho rằng có nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu vay vốn của sinh viên, có cả yếu tố khách quan và chủ quan.
- yếu tố từ phía xã hội như chi phí sinh hoạt, chi phí học tập, chi phí khác….
- yếu tố từ phía hộ vay vốn như số thành viên đang đi học của hộ, đối tượng của hộ….
- Tuy nhiên, các cách ước lượng nói trên còn hạn chế là không tách bạch được tác động của tín dụng lên nhu cầu vay vốn của sinh viên.
- Chính vì vậy, đánh giá tác động tín dụng đối với nhu cầu vay vốn của HSSV sẽ chính xác hơn nếu ước lượng các biến độc lập giải thích mức độ đóng góp của các yếu tố khác nhau đến thu nhập hay chi tiêu của từng sinh viên, cũng như hoàn cảnh gia đình của HSSV và tình trạng tín dụng là một trong những.
- biến giải thích đó, các biến độc lập sẽ cho biết tác động của tín dụng và các yếu tố khác lên thu nhập hay chi tiêu bình quân của HSSV là bao nhiêu thông qua hệ số ước lượng β i .
- Để làm được điều này cần sử dụng mô hình hồi quy đa biến, phân tích nhu cầu vay vốn của HSSV, là số tiền mà HSSV cần vay để trang trải các khoản chi phí phục vụ cho việc học tập..
- Từ những phân tích trên cho thấy các yếu tố như chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, thu nhập của HSSV, số lượng thành viên trong gia đình đang đi học, đối tượng hộ gia đình của HSSV, trình độ đào tạo, khối ngành đào tạo, chỗ ở của HSSV để đi học,… có ảnh hưởng trực tiếp đến mức vay vốn của HSSV.
- Trong đó, NCVAY là biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy đa biến, đại diện cho lượng vốn mà HSSV muốn vay để chi trả cho chi phí cần thiết trong một năm học..
- CPHT là chi phí học tập của sinh viên, được đo lường bằng đơn vị triệu đồng/tháng.
- Hệ số  1 của biến này được kỳ vọng mang dấu dương bởi vì nếu chi phí học tập cao thì nhu cầu vay vốn của HSSV sẽ càng lớn và ngược lại..
- CPSH là chi phí sinh hoạt của sinh viên, được đo lường bằng đơn vị triệu đồng/tháng.
- của biến này được kỳ vọng mang dấu dương bởi vì nếu chi phí sinh hoạt tăng thì nhu cầu vay vốn của HSSV cũng sẽ tăng và ngược lại..
- chiều với nhu cầu vay vốn của sinh viên, bởi vì khi thu nhập của HSSV tăng, đồng nghĩa với việc HSSV có thêm nguồn tiền để trang trải cho việc học hành, nên nhu cầu vay vốn của HSSV cũng theo đó mà giảm xuống..
- Hệ số  4 của biến này được kỳ vọng mang dấu dương, vì khi số thành viên đang đi học của hộ gia đình càng nhiều thì chi phí hộ dành cho HSSV càng cao, do đó nhu cầu vay của HSSV cũng sẽ càng cao..
- Hệ số  5 của biến này được kỳ vọng sẽ mang dấu dương, nghĩa là các gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo hoặc cận nghèo do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên nhu cầu vay vốn cũng cao hơn các nhóm hộ khác..
- Hệ số  6 được kỳ vọng mang dấu dương, nghĩa là HSSV đang theo học bậc cao đẳng có chi phí học tập cao hơn nên sẽ có nhu cầu vay cao hơn bậc trung cấp..
- Biến có giá trị 1 nếu HSSV đang học các ngành kỹ thuật công nghệ, nhận giá trị 0 nếu HSSV đang học các ngành khác như kinh tế, nông nghiệp, sư phạm,… Hệ số  7 được kỳ vọng sẽ mang dấu dương, nghĩa là các HSSV đang học các ngành kỹ thuật công nghệ sẽ có nhu cầu vay vốn cao hơn HSSV đang học các ngành khác, do chi phí học tập của ngành kỹ thuật công nghệ cao hơn các ngành khác..
- Hệ số  8 được kỳ vọng sẽ mang dấu dương, nghĩa là HSSV đang ở trọ để đi học sẽ có nhu cầu vay vốn cao hơn HSSV đang ở nhà người thân hoặc ký túc xá của trường để đi học, điều này được lý giải là do chi phí ở nhà trọ cao hơn chi phí ở ký túc xá, nhà người thân, do đó nhu cầu vay cũng vì thế mà tăng lên..
- Bảng 1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nhu cầu vay vốn của HSSV.
- CPHT Chi phí học tập của HSSV đồng/tháng.
- CPSH Chi phí sinh hoạt của HSSV đồng/tháng.
- TNSV Thu nhập của HSSV đồng/tháng.
- TDDT Trình độ đào tạo của HSSV.
- NOIO Chỗ ở của HSSV để đi học = 1 nếu HSSV đang ở trọ.
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo trường và bậc học được thực hiện với số quan sát được phân bổ đều cho 4 trường, trong đó dựa vào danh sách HSSV được vay vốn của từng trường theo bậc học sử dụng hàm RAND() của Excel để chọn đáp viên mục tiêu từ danh sách, kế tiếp các phiếu câu hỏi gồm các thông tin được dự đoán là có ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của HSSV được gửi đến phòng Đào tạo các trường để hỗ trợ điều tra.
- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và mức vay tín dụng HSSV các trường cao đẳng công lập tại Cần Thơ..
- Bảng 3: Tổng hợp đặc điểm HSSV vay vốn được khảo sát.
- có nhu cầu vay vốn nhiều hơn, chiếm tỉ lệ 66,67%, trong khi học sinh trung cấp chỉ chiếm 33,33%.
- Tương tự, đối với khối đào tạo thì khối kỹ thuật công nghệ có học phí cao nhất nên HSSV thuộc khối này có nhu cầu vay vốn nhiều nhất chiếm tỉ lệ 41,84%, còn lại là HSSV thuộc khối kinh tế, nông nghiệp, sư phạm,… Bên cạnh đó, do.
- chỗ ở trong ký túc xá, nhà người thân,… không đủ đáp ứng nhu cầu, nên đa số HSSV phải ở trọ (ngoại trú) chiếm tỉ lệ khá cao 68,08%, với chi phí cao..
- Tổng chi phí của HSSV bao gồm 2 loại chính đó là chi phí học tập và chi phí sinh hoạt, ngoài ra một số HSSV cũng có nguồn thu nhập từ làm thêm hay nhận học bổng của nhà trường.
- Trong chi phí học tập hàng tháng của HSSV, bao gồm các chi phí như: học phí, chi phương tiện học tập, chi hoạt động nghiên cứu khoa học, ngoại khóa, các chi phí học tập khác.
- Còn chi phí sinh hoạt của HSSV, bao gồm các loại như: chi phí ăn, ở, đi lại, chi phí sinh hoạt khác.
- Bảng 4: Tình hình chi phí và thu nhập của HSSV.
- Đơn vị tính: Triệu đồng Chi phí Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn.
- Tổng chi phí .
- Nguồn: kết quả xử lý số liệu phỏng vấn trực tiếp 282 HSSV năm 2015 Từ Bảng 4 cho thấy, trung bình chi phí học tập.
- của mỗi HSSV là 0,85 triệu đồng/tháng, chi phí sinh hoạt 1,69 triệu đồng/tháng, trung bình tổng chi phí hàng tháng là 2,54 triệu đồng.
- Trong khi, chi phí học tập cao nhất mỗi tháng là 5,86 triệu đồng, chi phí sinh hoạt cao nhất là 4 triệu đồng/tháng và tổng chi phí cao nhất hàng tháng là 7,36 triệu đồng..
- Vì vậy, thu nhập bình quân hàng tháng của HSSV có được là 1,96 triệu đồng là điều đáng ghi nhận đối với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của HSSV..
- Ngoài ra, số lượng thành viên đang đi học trong hộ gia đình của HSSV cũng có ảnh hưởng nhiều.
- đến nhu cầu vay vốn.
- 4.2 Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của HSSV tại các trường cao đẳng công lập Cần Thơ.
- Mô hình hồi quy đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của HSSV.
- Bảng 5: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của HSSV Biến độc lập Diễn giải Đơn vị tính Hệ số tương.
- Mức ý nghĩa (Sig.) CPHT Chi phí học tập.
- của HSSV Triệu đồng/tháng .
- CPSH Chi phí sinh hoạt.
- của HSSV .
- NOIO Nơi ở của HSSV.
- Bình phương hệ số tương quan bội hiệu chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0,744, nghĩa là 74,4% sự biến thiên nhu cầu vay vốn của HSSV có thể được giải thích từ mối liên hệ tuyến tính với các biến được sử dụng trong mô hình.
- Trong đó có 1 biến nghịch chiều và có 5 biến tác động thuận chiều với nhu cầu vay vốn của HSSV.
- Trong đó biến phụ thuộc NCVAY, đại diện cho lượng vốn mà HSSV muốn vay để chi trả cho chi phí cần thiết trong một năm học, có tương quan thuận với chi phí học tập của HSSV (CPHT), chi phí sinh hoạt của HSSV (CPSH), số lượng người đang đi học trong một hộ gia đình (SLTV), đối tượng hộ gia đình của HSSV (DTGD), nơi ở của HSSV (NOIO) và tỷ lệ nghịch với biến thu nhập (TNSV) của HSSV.
- Các biến còn lại, mặc dù có ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của HSSV nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Biến chi phí học tập của HSSV (CPHT) có tương quan thuận với nhu cầu vay vốn của HSSV với mức ý nghĩa 1%, cho thấy nếu chi phí học tập của HSSV tăng thì nhu cầu vay vốn của HSSV cũng tăng theo.
- Khi các yếu tố khác không đổi, khi chi phí học tập tăng lên 1 triệu đồng thì nhu cầu vay vốn của HSSV tăng thêm là 171.000 đ/tháng..
- Biến chi phí sinh hoạt của HSSV (CPSH) cũng có tương quan thuận với nhu cầu vay vốn của HSSV với mức ý nghĩa 1%, nghĩa là nếu chi phí sinh hoạt của HSSV tăng thì nhu cầu vay vốn cũng tăng.
- Khi các yếu tố khác không đổi, khi chi phí sinh hoạt tăng lên 1 triệu đồng thì nhu cầu vay vốn tăng 1.000.000 đồng/tháng..
- Biến thu nhập của HSSV (TNSV) có tương quan nghịch với nhu cầu vay vốn của HSSV với mức ý nghĩa 1%, điều này cũng dễ hiểu, khi thu nhập của HSSV tăng lên, thì HSSV có thêm nguồn thu nhập để trang trải chi phí, do đó nhu cầu vay vốn của HSSV cũng sẽ giảm đi.
- Cụ thể khi các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập HSSV tăng thêm 1 triệu đồng thì nhu cầu vay vốn của HSSV sẽ giảm đi 1.031.000 đ/tháng..
- Biến số người đang đi học của hộ gia đình (SLTV) có tương quan thuận với nhu cầu vay vốn.
- của HSSV với mức ý nghĩa 1%.
- Cụ thể khi hộ gia đình của HSSV có thêm 1 người đi học thì nhu cầu vay vốn của HSSV sẽ tăng thêm 126.000 đ/tháng, trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi..
- Biến đối tượng hộ gia đình (DTGD) có mối tương quan thuận với nhu cầu vay vốn của HSSV với mức ý nghĩa 5%, nghĩa là HSSV thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên có nhu cầu vay vốn cao hơn HSSV thuộc các đối tượng khác.
- Cụ thể là HSSV thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo sẽ có nhu cầu vay vốn cao hơn HSSV thuộc diện khác là 71.000 đ/tháng, trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi..
- Biến nơi ở của HSSV để đi học (NOIO) có mối tương quan thuận với nhu cầu vay vốn của HSSV với mức ý nghĩa 10%, nghĩa là HSSV ở ký túc xá hoặc nhà gia đình, người thân để đi học thì.
- sẽ có nhu cầu vay vốn ít hơn HSSV đang ở trọ, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi HSSV ở trọ có chi phí hằng tháng sẽ cao hơn HSSV ở ký túc xá và nhà người thân, do đó nhu cầu vay vốn của HSSV ở nhà trọ sẽ cao hơn.
- Cụ thể HSSV đang ở nhà trọ sẽ có nhu cầu vay tín dụng tăng lên 61.000đ/tháng, trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi..
- 4.3 Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn HSSV của NHCSXH tại các trường cao đẳng công lập Cần Thơ.
- Trên thực tế tổng chi phí đầu tư cho học tập là gánh nặng của mỗi hộ gia đình.
- Như vậy, số tiền vay để trang trải chi phí học tập đã đáp ứng được nhu cầu của HSSV hay chưa? Vấn đề này được thể hiện ở Bảng 6..
- Bảng 6: Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV.
- Đối tượng Chi phí trung bình trong.
- 2.Trình độ đào tạo của HSSV.
- 3.Khối ngành đào tạo của HSSV.
- 4.Chỗ ở của HSSV.
- nghèo có chi phí trung bình thuộc loại cao, tuy nhiên số tiền vay được từ NHCSXH trong năm để cho các em đi học lại chỉ bằng các nhóm khác, do đó tỉ lệ đáp ứng nhu cầu vốn vay của HSSV đối với đối tượng này là không cao, chỉ đáp ứng được 45,14% đối với hộ nghèo và cận nghèo, đối với nhóm hộ khác chiếm 43,43%..
- Đối với trình độ đào tạo có sự khác biệt đáng kể trong tỉ lệ đáp ứng vốn vay của hai nhóm này, cụ thể là nhóm cao đẳng có tỉ lệ đáp ứng vốn vay chỉ là 42,60% trong khi nhóm trung cấp có tỉ lệ đáp ứng vốn là 57,57%, đây là tỉ lệ đáp ứng cao nhất trong các nhóm được so sánh, nguyên nhân là do các học sinh vay vốn bậc trung cấp thuộc khối kỹ thuật công nghệ chiếm đa số và chi phí dành cho những ngành này cao hơn các ngành khác, nên dẫn đến tỉ lệ đáp ứng vốn là cao nhất..
- Đối tượng các HSSV ở trọ bên ngoài và ở ký túc xá, nhà người thân,… có sự chênh lệch khá lớn giữa chi phí của hai nhóm, tuy nhiên số tiền vay được lại không có sự chênh lệch nhiều, vì vậy tỷ lệ đáp ứng vốn cũng có sự khác biệt.
- Qua kết quả khảo sát từ 282 HSSV đang học tại các trường cao đẳng công lập Cần Thơ cho thấy, tổng chi phí cho cả năm học gồm 2 học kỳ (9 tháng) của HSSV hộ nghèo, cận nghèo là 22,86.
- triệu đồng, tương ứng chi phí trung bình của mỗi HSSV trong năm là 2,54 triệu đồng/tháng.
- Với số liệu nêu trên cho thấy, NHCSXH vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của HSSV.
- Nguồn vốn vay từ NHCSXH mới chỉ đáp ứng được tối đa 57,57% so với tổng chi phí cho việc học tập của mỗi HSSV..
- Bên cạnh đó, khi hộ gia đình có nhiều HSSV đi học thì chi phí tăng cao, khi có thêm 1 người thì chi phí (nhu cầu vay vốn) tăng thêm là 1,134 triệu đồng/năm.
- Do phần lớn các hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo nên không thể tự trang trải các khoản chi phí để cho con em học tập, vì vậy ngoài nguồn vốn vay từ NHCSXH họ phải tìm đến các nguồn vốn khác, trong đó có nguồn vay từ các ngân hàng khác, mượn của người thân, bạn bè, vay cá nhân khác, cầm cố ruộng đất,....
- Tuy nhiên mức vay chỉ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu và HSSV thuộc gia đình chính sách, nghèo khó vẫn còn nhiều vất vả trong quá trình tham gia học tập..
- Với kết quả hồi quy cho thấy, nhu cầu vốn vay của HSSV chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố là chi phí học tập, chi phí sinh hoạt, thu nhập của HSSV, số lượng người đang đi học trong một hộ gia đình, đối tượng hộ và chỗ ở của HSSV.
- Do đó, nhu cầu vay vốn của HSSV để trang trải cho các khoản chi phí phục vụ cho việc học tập sẽ tăng lên, đòi hỏi chính sách tín dụng đối với HSSV cần phải được điều chỉnh cho phù hợp..
- Nghiên cứu chỉ giải thích được 74,4% sự biến thiên nhu cầu vay vốn của HSSV.
- Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung thêm các biến độc lập có liên quan như mở rộng vùng nghiên cứu ở ĐBSCL, mở rộng bậc đào tạo đại học, mở rộng đối tượng trường tư thục,… để tăng khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu và hoàn chỉnh lại bộ thang đo các biến có tác động đến nhu cầu vay vốn của HSSV..
- Một số vấn đề về chương trình vay vốn tín dụng cho HSSV ở Việt Nam hiện nay