« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở TỈNH CÀ MAU Nguyễn Thanh Long 1 và Huỳnh Văn Hiền 1.
- Nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những mô hình nuôi thủy sản quan trọng ở vùng ven biển tỉnh Cà Mau.
- Nhằm phân tích, đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hệ thống nuôi, xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi này, nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014 thông qua phỏng vấn 34 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Kết quả cho thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 0,72 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,22 ha/ao.
- Sau thời gian nuôi 87,4 ngày, tôm được thu hoạch với kích cỡ tôm thu hoạch đạt 92,4 con/kg, tỉ lệ sống đạt 71%, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,07 và năng suất trung bình đạt 6.366 kg/ha/vụ.
- Đối với nuôi tôm biển, nghề nuôi tôm phát triển nhanh chóng cả về diện tích lẫn mức độ thâm canh.
- Đặc biệt, nuôi tôm chân trắng đã tăng lên nhanh chóng về sản lượng trong những năm gần đây, chiếm 38,16% tổng sản lượng tôm nuôi từ 6.4% tổng diện tích nuôi của cả nước.
- Kế hoạch đến năm 2020, tổng diện tích nuôi tôm chân trắng là 60.000 ha, đạt sản lượng 310.000 tấn..
- Trong đó, nuôi tôm là hoạt động chủ lực.
- Trong những năm gần đây người nuôi tôm ở Cà Mau chuyển dần từ mô hình nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), đặc biệt là vùng nuôi tôm thâm canh, làm cho sản lượng và diện tích nuôi TTCT ngày càng tăng.
- Để nắm rõ hoạt động sản xuất của mô hình này, việc thực hiện nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau là rất cần thiết nhằm góp phần vào việc định hướng phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau nói riêng và ĐBSCL nói chung..
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2013 đến tháng 5/2014 tại các vùng nuôi thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau như huyện Đầm Dơi và Thành phố Cà Mau.
- Nghiên cứu đã phỏng vấn 34 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo bảng câu hỏi soạn sẵn để tìm hiểu về các thông tin như:.
- Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng..
- 3.1 Những thông tin chung về nông hộ mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Cà Mau.
- Tuổi trung bình của người nuôi TTCT là 45 tuổi, tập trung ở độ tuổi trung niên.
- Kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và ctv (2006), tỉ lệ nam quyết định trong hoạt động NTTS chiếm 75,7% và tham gia thực hiện mô hình NTTS chiếm 63,6%..
- Số lao động trung bình trong gia đình là 3- 4 người/hộ, trong đó số lao động tham gia mô hình trung bình là 2 người/hộ.
- Số năm kinh nghiệm của người nuôi TTCT trung bình là 5 năm.
- Những hộ có kinh nghiệm lâu năm sẽ có nhiều lợi thế hơn vì họ đã thành thạo trong việc chăm sóc tôm, phòng ngừa dịch bệnh ở tôm, chế độ thay nước và khẩu phần ăn hợp lý nên hiệu quả đạt được của mô hình sẽ khả quan hơn so với những hộ ít kinh nghiệm..
- Đa số các hộ nuôi TTCT ở Cà Mau sử dụng lao động gia đình để nuôi tôm là chủ yếu.
- Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển sẽ góp phần tạo công việc làm cho lao động trong nông hộ..
- Số lao động tham gia mô hình (người/hộ) 2 1-6.
- Trình độ học vấn của người nuôi tôm tương đối cao nên việc tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình nuôi tốt.
- Bảng 3: Lý do chọn mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Mô hình mang lại lợi nhuận cao và thời gian nuôi ngắn 62 1.
- Mô hình dễ nuôi, dễ quản lí 17 2.
- Mô hình ít rủi ro 13 3.
- Mô hình tận dụng được đất và lao động sẵn có từ gia đình 6 4.
- Bảng 3 cho biết những lý do mà người dân đã chọn nuôi mô hình TTCT để sản xuất.
- Lý do chủ yếu chọn mô hình nuôi TTCT là vì mô hình mang lại lợi nhuận cao và mô hình có thời gian nuôi (90 đến 120 ngày) ngắn hơn so với mô hình nuôi tôm sú (120 đến 150 ngày).
- Ngoài ra, còn những lý do khác như: Mô hình dễ nuôi, dễ quản lý, ít gặp phải rủi ro, có nhiều lợi thế khi nằm trong vùng có nhiều hộ nuôi TTCT, mô hình tận dụng được diện tích đất và lao động sẵn có của gia đình..
- 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi TTCT ở tỉnh Cà Mau.
- Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi tuy đã phổ biến nhưng chỉ phát triển ở tỉnh Cà Mau trong vài năm gần đây.
- Diện tích trung bình của hộ không lớn (7.247 m 2 /hộ) so với diện tích của hộ nuôi tôm sú (3,73 ha/hộ) (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010) nên các hộ nuôi thường tận dụng gần hết diện tích mặt nước để nuôi TTCT (5.853 m 2 /hộ)..
- Ao nuôi TTCT ở tỉnh Cà Mau có diện tích trung bình 2.218 m 2 /ao, nhỏ nhất là 500 m 2 và lớn nhất là 4.000 m 2 .
- Phần lớn các hộ sử dụng các ao nuôi tôm sú trước đây để nuôi TTCT.
- Bảng 4: Kết cấu hệ thống ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Qua kết quả khảo sát, ao lắng có diện tích trung bình 921 m 2 /ao, lớn nhất là 2.700 m 2 và nhỏ nhất là 200 m 2 .
- Tỉ lệ diện tích ao lắng chiếm là 17,7% tổng diện tích mặt nước gần bàng với tỉ lệ ao lắng trong hệ thống nuôi tôm sú thâm canh là 16,9% (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010)..
- Điều này chứng tỏ người dân ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng nước trong mô hình nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng..
- Tôm thẻ chân trắng có thể thả nuôi quanh năm.
- Số vụ nuôi trung bình của hộ NTTS là 2,35 vụ/năm, dao động 2-3 vụ/năm..
- Mô hình nuôi TTCT ở Cà Mau được thả nuôi với mật độ trung bình 74,7 con/m 2 , dao động 50- 100 con/m 2 .
- Giá con giống TTCT tương đối cao, trung bình 86,6 đồng/con.
- Tỉ lệ sống trung bình của TTCT khá cao (71%)..
- Chỉ có 5% hộ nuôi còn lại đáng giá chất lượng con giống là trung bình.
- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau rất ít thay nước, mỗi vụ thay nước một lần.
- Thời gian giữa 2 lần bơm bổ sung nước trung bình là 40 ngày/lần, mỗi lần bổ sung 7,47% nước..
- Thức ăn sử dụng cho TTCT hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp, mỗi ngày cho ăn trung bình là 3,76 lần.
- Lượng thức ăn trung bình cho nuôi TTCT là 6.789 kg/ha/vụ.
- Hệ số tiêu tốn thức ăn của mô hình nuôi TTCT trung bình là 1,07 thấp hơn FCR đối với tôm sú là 1,47 (Nguyễn Thanh Long và ctv., 2010)..
- Tôm được thả nuôi khoảng thời gian là 87,4 ngày đạt khối lượng trung bình 92,4 con/kg và năng suất trung bình là 6.366 kg/ha/vụ.
- Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau thấp vì nghề nuôi tôm thẻ chân trắng mới phát triển vài năm gần đây, người dân chưa có kinh nghiệm nhiều, ngại nuôi với mật độ cao, trong khi đó ở Ninh Thuận thả nuôi với mật độ 152 con/m 2 nên mới đạt năng suất cao (Phùng Thị Hồng Gấm và ctv., 2014)..
- Bảng 5: Chăm sóc, quản lý của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- 3.3 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Chi phí đầu tư cho mô hình trung bình là 292 triệu đồng/ha, chủ yếu là chi phí cho việc đào ao (37.
- Chi phí khấu hao cho mô hình nuôi TTCT trung bình là 38,6 triệu đồng/ha/vụ..
- Đối với mô hình nuôi TTCT thì ba chi phí chiếm tỉ lệ cao nhất trong chi phí biến đổi đó là chi phí thức ăn (50.
- Chi phí thức ăn trung bình của hộ NTTS là 176 triệu đồng/ha/vụ, tiếp theo là con giống (64,8 triệu đồng/ha/vụ).
- (2006): Giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản là ba khoản chi phí lớn nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi tôm cũng như chất lượng tôm nguyên liệu..
- Tôm thẻ chân trắng có giá trị cao và giá bán biến động từ 55.000 đồng/kg đến 181.000 đồng/kg..
- Bảng 6 cho thấy, với năng suất và giá tôm thương phẩm cao, tổng doanh thu của mô hình rất cao (1.084 triệu đồng/ha/vụ).
- Tổng chi phí cho mô hình là 390 triệu đồng/ha/vụ nên lợi nhuận của mô hình đạt được là 657 triệu đồng/ha/vụ, tỉ suất lợi nhuận đạt 1,66 lần, cao hơn tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú (0,66 lần) (Nguyễn Thanh Long và Nguyễn Thanh Phương, 2010).
- Giá thành của TTCT trong mô hình đạt trung bình 65.750 đồng/kg..
- Bảng 6: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- 5,88 Tỉ suất lợi nhuận (lần Giá thành (đồng/kg Qua kết quả khảo sát, hầu hết các hộ nuôi tôm sú đều chọn cách bán tôm cho các thương lái ở.
- Mô hình nuôi TTCT có thời gian nuôi ngắn, tỉ suất lợi nhuận cao nên cần đầu tư phát triển mô hình này rộng rãi hơn, nhằm đa dạng hóa loài nuôi, phát triển ngành thủy sản..
- 3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình.
- Hình 2, 3, 4 và 5 cho thể hiện các yếu tố diện tích ao và mật độ thả nuôi tôm thẻ chân trắng lên năng suất và tỉ suất lợi nhuận của mô hình.
- Kết quả cho thấy diện tích ao càng lớn thì năng suất có xu thế giảm (Hình 2).
- Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy ao nuôi có diện tích trung bình 2000 m 2 thì đem lại năng suất cao.
- Diện tích càng lớn thì tỉ suất lợi nhuận cũng có xu hướng tăng chậm (Hình 3)..
- Năng suất mô hình nuôi tăng khi mật độ thả nuôi càng cao đến khoảng 80 con/m 2 và có xu hướng không tăng hay giảm khi mật độ đến 100 con/m 2 (Hình 4).
- Kết quả cho thấy, trong điều kiện kỹ thuật hiện nay ở Cà Mau, diện dích ao nuôi trung bình 2000 m 2 , và mật độ 80-90 con/m 2 cho năng suất và tỷ suất lợi nhuận tốt nhất.
- Hình 2: Ảnh hưởng diện tích ao lên năng suất Hình 3: Ảnh hưởng điện tích ao lên tỉ suất lợi nhuận.
- nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
- Bảng 7 thể hiện những thuận lợi của mô hình nuôi TTCT.
- Kết quả cho thấy người dân tham gia mô hình nuôi TTCT là do TTCT là loài dễ nuôi, điều kiện chăm sóc dễ dàng.
- Mô hình còn tận dụng được nguồn lao động sẵn có từ gia đình nên sẽ giảm thiểu được chi phí thuê mướn nhân công.
- Cà Mau là vùng có nhiều lợi thế để phát triển NTTS, đặc biệt là nuôi tôm nên được Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm..
- Bảng 7: Thuận lợi của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
- Mô hình dễ nuôi 45 1.
- Mặc dù mô hình nuôi TTCT đem lại lợi nhuận cao nhưng chi phí cho một vụ rất cao, chủ yếu chi phí cho thức ăn.
- Bảng 8: Khó khăn của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
- Để hỗ trợ cho người nuôi, tạo điều kiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển, cần có chính sách quản lý thích hợp để giá thức ăn không tăng cao.
- tạo điều kiện cho người nuôi TTCT được vay vốn để thực hiện mô hình và tập huấn kỹ thuật nuôi cho người nuôi để có kỹ thuật nuôi tốt, đạt năng suất cao và biết cách phòng trừ dịch bệnh trong mô hình nuôi..
- Các hộ nuôi có diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 0,72 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,22 ha/ao..
- Tôm được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp, sau thời gian nuôi 87,4 ngày, tôm thu hoạch đạt 92,4 con/kg, năng suất trung bình đạt 6.366 kg/ha/vụ, tỉ lệ sống 71% và hệ số tiêu tốn thức ăn 1,07 lần..
- Với chi phí sản xuất trung bình là 390 triệu đồng/ha/vụ, tổng doanh thu đạt 1.048 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân đạt khá cao là 657 triệu đồng/ha/vụ với tỉ suất lợi nhuận đạt 1,66 lần..
- Trong điều kiện hiện tại của nghề nuôi tôm ở Cà Mau, diện tích ao nuôi trung bình 2000 m 2 và mật độ 80-90 con/m 2 cho năng suất và hiệu quả tốt..
- Để tiếp tục nâng cao năng suất và lợi nhuận, cần đầu tư đồng bộ hơn về kỹ thuật nuôi và chi phí cho các mô hình..
- Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, vay vốn tín dụng cho những nông hộ có mô hình nuôi TTCT để phát triển nghành NTTS địa phương..
- So sánh hiệu quả đầu tư nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Bến Tre.
- Phân tích khía cạnh kinh tế và kĩ thuật của các mô hình nuôi thủy sản ven biển ở tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích hiệu quả các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận.
- Hiện trạng nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam.
- Báo cáo tại Hội thảo về Chiến lược phát triển nuôi tôm ở Việt Nam.
- So sánh đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng