« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2016.546 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH Ở TỈNH CÀ MAU.
- Tôm sú là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Cà Mau..
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trên 45 hộ nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi và xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất.
- Năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi thâm canh tôm sú lần lượt là kg/ha/vụ và 551±342 triệu đồng/ha/vụ.
- Nghề nuôi tôm sú thâm canh hiện đang còn gặp nhiều khó khăn như thời gian nuôi lâu, sự tăng lên về giá thức ăn, dịch bệnh và giá thuốc cao..
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau.
- Năm 2013, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh chiếm gần 40% diện tích cả nước với 268.242 ha, sản lượng đạt 103.900 tấn, chủ lực trong NTTS của tỉnh là tôm sú, với đa dạng các mô hình nuôi góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh, bao gồm cả mô hình nuôi tôm sú thâm canh (Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, 2014).
- Năm 2015, diện tích nuôi tôm thâm canh tăng nhanh và đạt gần 9.000 ha.
- Mặc dù trong những năm gần đây, do nhiều yếu tố một số hộ nuôi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tuy vậy tôm sú vẫn được xác định là sản phẩm chính trong sản xuất và xuất khẩu tôm của tỉnh.
- Nghề nuôi thâm canh tôm sú đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân tại địa phương trong tỉnh..
- Hiệu quả và năng suất của mô hình nuôi thâm canh tôm sú phụ thuộc vào các yếu tố như: điều kiện tự nhiên của vùng để phát triển các đối tượng tiềm năng và áp dụng các mô hình nuôi phù hợp, bên cạnh đó yếu tố kinh tế - kỹ thuật có tác động rất lớn đến hiệu quả sản suất của nghề nuôi.
- Nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc quản lý nghề nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau và tìm hiểu thêm những thuận lợi và khó khăn của mô hình này giúp cho người nuôi ổn định sản xuất, đề tài "Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau".
- Nghề nuôi tôm thâm canh ở tỉnh Cà Mau tập trung nhiều ở các huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước, Trần Văn Thời, Thành phố Cà Mau… do giới hạn về kinh phí nên chọn 1 huyện giáp biển Đông (Đầm Dơi), 1 huyện giáp biển Tây (Phú Tân) và thành phố Cà Mau.
- Cụ thể là huyện Đầm Dơi (phỏng vấn 20 mẫu), Phú Tân (phỏng vấn 20 mẫu) và thành phố Cà Mau (phỏng vấn 5 mẫu), tổng cộng phỏng vấn trực tiếp 45 hộ nuôi tôm sú thâm canh..
- Tổng chi phí = Tổng chi phí biến đổi + Tổng chi phí khấu hao.
- Tổng Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí.
- Tổng lợi nhuận/Tổng chi phí.
- Giá thành = Tổng chi phí/tổng sản lượng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Những thông tin chung về nông hộ nuôi tôm sú thâm canh tỉnh Cà Mau.
- Trung bình trong gia đình có 3 lao động thì có 2 người tham gia nuôi tôm và phần lớn các hộ được khảo sát đều sử dụng lao động của gia đình, do đất nuôi ít hoặc hộ nuôi muốn tiết kiệm chi phí thuê mướn.
- Có 94,3% lao động tham gia nuôi tôm là nam giới, chỉ có 5,7% là nữ vì họ là những lao động chính của gia đình, điều này cho thấy nam giới luôn đóng vai trò chính trong hoạt động nuôi tôm, do nghề nuôi cần phải có tính mạnh dạn đầu tư và sức khỏe tốt.
- Độ tuổi của các chủ hộ nuôi tôm sú chủ yếu là trung niên, trung bình là 43 tuổi.
- Những hộ nhiều năm kinh nghiệm thường là những hộ đã được địa phương khuyến khích cải tạo đất nuôi tôm từ nhiều năm trước đây.
- phần nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình..
- Bảng 2 cho biết lý do các chủ hộ lựa chọn mô hình, trong đó lý do được nhiều hộ chọn là vì lợi nhuận cao và ít tốn chi phí nuôi so với mô hình khác như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
- (2014) cho thấy tổng chi phí cho mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh lần lượt là 747 triệu đồng/ha/vụ và 402 triệu đồng/ha/vụ.
- Bảng 2: Lý do chọn mô hình.
- Ít tốn chi phí nuôi so với mô hình khác và lợi nhuận tương đối cao 21 46,67.
- Xu hướng nuôi tôm sú của vùng 15 33,33.
- 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau.
- Diện tích nuôi khác nhau thì chi phí nuôi khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch và doanh thu của hộ.
- Diện tích đất NTTS trung bình của chủ hộ là 1,17 ha/hộ, trung bình diện tích đất cho nuôi tôm sú là 0,60 ha/hộ, có sự chệnh lệch về diện tích nuôi của các hộ, diện tích lớn nhất là 1,50 ha/hộ và nhỏ nhất là 0,22 ha/hộ.
- Tùy theo diện tích nuôi mà mỗi hộ phân chia diện tích ao và số lượng ao nuôi tôm sú khác nhau, trung bình diện tích mỗi ao 0,27 ha/hộ và độ sâu mực nước của ao nuôi trung bình là 1,50 m.
- (2012) với mực nước bình quân của ao nuôi tôm sú thâm canh là 1,38 m ở hình thức nuôi nông hộ ở tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre..
- Bảng 3: Thông tin về diện tích nuôi và ao nuôi thâm canh tôm sú Cà Mau.
- Tổng diện tích nuôi tôm sú thâm canh (ha/hộ .
- Số lượng ao nuôi thâm canh tôm sú (ao/hộ .
- Tỉ lệ diện tích ao lắng chiếm trung bình 13,3% so với diện tích nuôi tôm sú.
- Nuôi tôm sú trung bình khoảng 150 ngày có thể thu hoạch được, ở những hộ có tôm chậm lớn hoặc đợi giá bán cao mới thu hoạch thường nuôi trên.
- 150 ngày, thấp hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và Võ Thanh Toàn (2008) có thời gian nuôi thâm canh tôm sú trung bình là 168 ngày.
- Thời gian nuôi tôm sú dài nên mỗi năm chỉ nuôi từ 1 đến 2 vụ và thường bắt đầu thả tôm vào các tháng ít mưa vì độ mặn nước nuôi cao dễ xử lý, thuận lợi cho sự phát triển của tôm..
- Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006), hàng năm lượng tôm sú giống thả nuôi ở ĐBSCL phải nhập từ các tỉnh miền Trung từ 65.
- các hộ nuôi tôm sú nhận định nguồn tôm giống có chất lượng từ khá trở lên.
- Nghề nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau có thể nuôi từ 1 đến 2 vụ trong năm.
- So sánh với kết quả của Dương Vĩnh Hảo (2009) mật độ thả nuôi tôm sú trung bình là 27,3 con/m 2 thì cao hơn và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lâm Văn Tùng và ctv.
- (2012) với mật độ thả tôm sú trung bình là 33,8 con/m 2 .
- Tôm sú thích nghi với mật độ thấp và giá con giống không quá cao nên các hộ mua giống với kích cỡ tương đối lớn và tỉ lệ sống đạt khá cao (63,1%)..
- Bảng 4: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi thâm canh tôm sú Cà Mau.
- Kết quả này gần bằng kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Phong Ba (2007), lượng thức ăn trung bình của nuôi tôm sú thâm canh là 6.685 kg/ha/vụ.
- FCR trung bình là 1,26 và thấp hơn kết quả nghiên cứu của Dương Vĩnh Hảo (2009) với FCR trong nuôi tôm sú thâm canh là 1,53.
- 3.3 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tỉnh Cà Mau.
- Theo kết quả khảo sát cho thấy, tổng chi phí cố định trung bình 129±46,6 triệu đồng/ha bao gồm.
- các khoản chi phí làm ao nuôi và mua máy móc thiết bị phục vụ việc nuôi.
- Bảng 5: Chi phí cố định và chi phí khấu hao của mô hình.
- Nội dung Chi phí cố định.
- Chi phí xây dựng ao .
- Bảng 6 thệ hiện các khoản chi phí biến đổi của mô hình.
- Từ kết quả khảo sát cho thấy chi phí thức ăn là khoản chi phí cao nhất trung bình là 259±125 triệu đồng/ha/vụ, chiếm 55,9% trong tổng chi phí biến đổi, kế đến là chi phí thuốc hóa chất trung bình 89,7±87,2 triệu đồng/ha/vụ, chiếm 19,3%.
- tổng chi phí biến đổi.
- Đứng thứ 3 trong chi phí biến đổi là chi phí điện phục vụ sản xuất.
- Tổng chi phí biến đổi trung bình là 465±174 triệu đồng/ha/vụ.
- cứu của Lê Xuân Sinh (2006): thức ăn, thuốc thú y thủy sản, nhiên liệu, con giống là các khoản chi phí lớn có ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả và chất lượng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh..
- Giá bán tôm sau thu hoạch trung bình đồng/kg, tuy nhiên có sự chênh lệch về giá khi bán tôm sú giữa các hộ nuôi, có hộ bán được với giá 320.000 đồng/kg nhưng có hộ chỉ bán được giá 118.000 đồng/kg.
- Diện tích ao nuôi (m 2.
- Bảng 6: Chi phí biến đổi của mô hình nuôi thâm canh tôm sú tỉnh Cà Mau.
- Tổng chi phí cho thức ăn (triệu đồng/ha/vụ .
- Tổng chi phí thuốc và hóa chất (triệu đồng/ha/vụ .
- Chi phí nhiên liệu (điện, xăng, dầu, nhớt.
- Chi phí cải tạo ao (triệu đồng/ha/vụ .
- Tổng chi phí con giống (triệu đồng/ha/vụ .
- Chi phí sửa chữa lại ao (triệu đồng/ha/vụ .
- Tổng chi phí tiền lãi ngân hàng (triệu đồng/ha/vụ .
- Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/vụ .
- Bảng 7: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi thâm canh tôm sú tỉnh Cà Mau.
- Tổng chi phí (triệu đồng/ha/vụ .
- (2012), ở thời điểm 2012 giá thành sản xuất trung bình tôm sú thâm canh là 74.900 đồng/kg..
- 3.4 Những thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau.
- Tôm sú đã phát triển từ rất lâu ở nước ta và đã trở thành một trong những đối tượng nuôi chủ lực.
- Theo kết quả khảo sát cho thấy có nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất của các hộ nuôi tôm sú như chi phí nuôi tương đối thấp và lợi nhuận mang lại cao, rủi ro thấp và dễ nuôi, giá bán tôm thương phẩm ổn định và có nhiều thương lái thu mua.
- Hiện nay, so với thẻ chân trắng thị trường của tôm sú có giá hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn tạo động lực cho các hộ nuôi đã nhiều năm giữ vững mô hình này vì giá bán cao là nguyên nhân góp phần tăng lợi nhuận của mô hình nuôi..
- Bảng 8: Thuận lợi của mô hình nuôi thâm canh tôm sú ở tỉnh Cà Mau.
- Chi phí nuôi thấp hơn tôm thẻ và lợi nhuận cao 36 80,00.
- Cà Mau là vùng có nhiều lợi thế để phát triển NTTS, đặc biệt là nuôi tôm nên được Nhà nước, chính quyền địa phương quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện nước, được sự hỗ trợ của trung tâm khuyến ngư của tỉnh và phòng Nông nghiệp, người nuôi tôm được tiếp xúc với những kỹ thuật nuôi mới và các thông tin về dịch bệnh, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và quản lý chăm sóc, đây cũng là một trong những thuận lợi lớn để người dân phát triển và nâng cao hiệu quả nuôi mô hình này..
- Tuy nhiên, trong quá trình nuôi người nuôi cũng gặp nhiều khó khăn, cũng là nguyên nhân dẫn đến không lời nhiều ở một số hộ nuôi tôm sú của tỉnh Cà Mau.
- Khó khăn lớn nhất mà đa số các hộ nuôi gặp phải là thời gian nuôi lâu nên chỉ nuôi được 1 đến 2 vụ mỗi năm, người nuôi sẽ rất khó tái vụ nếu trong quá trình nuôi tôm gặp thất bại, kế đến là giá thuốc và thức ăn cao làm chi phí nuôi tăng dẫn đến lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng..
- Bảng 9: Khó khăn của mô hình nuôi thâm canh tôm sú ở tỉnh Cà Mau.
- Tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng phức tạp là điều mà các hộ nuôi tôm sú luôn phải đối mặt, đặc biệt là những bệnh chưa có thuốc đặc trị hoặc khó trị như bệnh về gan đã ảnh hưởng đến chất lượng tôm, nguồn nước chung ô nhiễm nặng do ảnh hưởng từ các chất thải công nghiệp và ý thức chung trong việc xử lí chất thải ao, sên vét ao của các hộ nuôi.
- Không chỉ chất thải của các hộ nuôi tôm sú mà còn chất thải của các mô hình nuôi khác và chất thải công nghiệp từ các địa phương là nguyên nhân lớn làm cho tình hình dịch bệnh tăng mạnh..
- Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác gây khó khăn cho người nuôi tôm sú như giá điện phục vụ sản xuất ở một vài hộ nuôi cao là do các hộ vẫn chưa được áp giá điện, thuốc thú y thủy sản không rõ nguồn gốc và bị pha tạp xuất hiện ngày càng nhiều làm cho các hộ nuôi gặp khó khăn trong việc nhận dạng và phân biệt thuốc, hóa chất có chất lượng.
- Ao nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau có diện tích trung bình là 0,27 ha/ao và độ sâu mực nước ao trung bình là 1,5 m..
- Có 62,9% hộ nuôi tôm sú sử dụng con giống từ miền Trung và còn lại là một số trại sản xuất giống tại các tỉnh ĐBSCL..
- Với tổng chi phí là 487±176 triệu đồng/ha/vụ, mô hình đem lại lợi nhuận là 551±342 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 1,19 lần..
- thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và hóa chất để các hộ có thể giảm phần nào chi phí nuôi..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích hiệu quả kinh tế- kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng.
- Hiệu quả kỹ thuật, tài chính và phương thức liên kết của các cơ sở nuôi tôm sú (Panaeus Monodon) thâm canh ở tỉnh Bến Tre và tỉnh Sóc Trăng.
- Đánh giá mức độ tích lũy đạm, lân trong mô hình nuôi tôm sú (Panaeus Monodon) thâm canh.
- So sánh khí cạnh kỹ thuật và tài chính giữa các hình thức sản xuất tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở tỉnh Bến Tre..
- Phân tích hiệu quả sản xuất các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh ở tỉnh Ninh Thuận.
- Điều tra hiệu quả nuôi tôm sú (Panaeus Monodon) rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng