« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH NHẬN THỨC, KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG VỀ MÔI TRƯỜNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- VỀ MÔI TRƯỜNG Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
- Giáo dục môi trường, nhận thức, kiến thức, thái độ, hành động, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, khảo sát.
- Mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là nhằm khảo sát nhận thức, kiến thức, thái độ và hành vi về môi trường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, từ đó phân tích thực trạng giáo dục môi trường hiện hành.
- Cả hai hình thức phỏng vấn và phát phiếu kháo sát đã được tiến hành trên 390 học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại 12 trường học ở quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- Kết quả cho thấy nhìn chung đối tượng học sinh khảo sát đã có kiến thức cơ bản về môi trường.
- Tuy học sinh trung học phổ thông có tỉ lệ trả lời các đáp án đúng về kiến thức liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cao hơn học sinh Trung học cơ sở nhưng sự khác biệt này là không đáng kể trong phạm vi khảo sát.
- Học sinh cũng bày tỏ thái độ tích cực về giáo dục môi trường và thể hiện năng lực tác động đến cộng đồng thông qua các hoạt động tuyên truyền và vận động.
- Các em cũng tự đánh giá năng lực hành động vì môi trường của mình còn thấp và cần được bồi dưỡng thêm thông qua các khóa học kỹ năng sống.
- Kết quả khảo sát cũng phản ánh thực trạng giáo dục môi trường không đồng bộ giữa gia đình - nhà trường và xã hội, trong đó sự đóng góp của gia đình vào việc giáo dục môi trường cho trẻ là rất thấp..
- Tại điều 3 Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (2005), môi trường được định nghĩa như là.
- Có nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường (GDMT) đã được đề cập đến qua các chương trình, hội nghị cũng như các nghiên cứu khoa học.
- Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng tác động của GDMT những năm 1960, Khoa môi trường trường đại học Michigan đã nêu ra định nghĩa sơ khởi về GDMT như sau: GDMT nhằm để đào tạo một công dân có ý thức và biết quan tâm về môi trường và các vấn đề phát sinh, từ đó nhận biết cách giải quyết các vấn đề đó và tích cực tìm giải pháp khắc phục (Stapp et al., 1969).
- Đào tạo cùng với Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc, GDMT được định nghĩa: “GDMT là một quá trình thường xuyên qua đó con người nhận thức được môi trường của họ và thu được kiến thức, giá trị, kỹ năng, kinh nghiệm cùng quyết tâm hành động để giải quyết các vấn đề về môi trường hiện tại và tương lai, đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không vi phạm khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”..
- Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005, GDMT đã được định hướng lồng nghép với phát triển bền vững, nghĩa là “đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bội xã hội và bảo vệ môi trường” (Luật Bảo vệ môi trường, 2005)..
- Tác động của GDMT lên thái độ và hành vi của học sinh đối với môi trường từ lâu đã là tâm điểm của các nhà nghiên cứu.
- Đào tạo năm 2005 đã chủ trương “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.
- Có thể nói ngành giáo dục đảm nhận vai trò then chốt trong mục tiêu này, tuy nhiên việc GDMT cho cộng đồng, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ có đủ nhận thức, kiến thức, thái độ, kỹ năng và hành vi đúng đắn với môi trường là một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ đối với nhà trường mà cần có sự chung tay của cả gia đình và cộng đồng..
- Các nhà trường vẫn nhận định có lồng ghép nội dung GDMT vào chương trình giảng dạy, tuy nhiên việc đánh giá thực chất thế hệ trẻ có lĩnh hội được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thái độ và hành vi ứng phó đúng đắn với môi trường hay không vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp.
- Theo thông tin từ Sở giáo dục &.
- Đó là lý do cần có một khảo sát cụ thể về nhận thức, thái độ và hành vi liên quan đến môi trường và GDMT ở học sinh các cấp, đặc biệt là học sinh cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn quận Ninh Kiều, nơi tập trung các trường học trọng điểm của thành phố Cần Thơ..
- Theo UNESCO, tại hội nghị Tbilisi từ năm 1977, mục tiêu của GDMT bao gồm phát triển nhận thức, kiến thức, thái độ, kỹ năng và hành vi vì môi trường của học sinh.
- Tùy vào các lứa tuổi học sinh với khả năng tư duy khác nhau mà mục tiêu giáo dục môi trường nào sẽ được chú trọng hơn ở mỗi cấp.
- Về kiến thức, học sinh cần hiểu biết các khái niệm liên quan đến môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, hiện trạng môi trường cũng như nguyên nhân và các giải pháp ứng phó.
- Về thái độ, học sinh cần có tình yêu thiên nhiên cũng như sự quan tâm tích cực đến môi trường sống và tinh thần chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, phê phán các hành vi gây hại cho môi trường.
- Về kỹ năng và hành vi, học sinh cần có kỹ năng phát hiện các vấn đề về môi trường từ đó có cách ứng xử tích cực và có hành động cụ thể về mặt cá nhân lẫn trong mối quan hệ tương tác, tuyên truyền với cộng đồng để bảo vệ môi trường..
- 2.2.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế Ngoài khảo sát bằng phiếu câu hỏi ở đối tượng học sinh 2 cấp, nghiên cứu cũng vận dụng phương pháp quan sát thực trạng môi trường và các hoạt động liên quan giáo dục môi trường ở các trường học, kết hợp với phỏng vấn dại diện học sinh một số lớp trong các câu hỏi mở để ghi nhận sự quan sát của học sinh trước các thay đổi về môi trường sinh thái của địa phương (Hình 1) và đề xuất của các em về việc nâng cao khả năng hành động vì môi trường cho thế hệ trẻ (Bảng 2)..
- 2.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Khảo sát được tiến hành trên 390 học sinh của 2 cấp THCS và THPT thuộc 12 trường học khác nhau thuộc khu vực quận Ninh Kiều trong khoảng thời gian từ 12/2012 đến 1/2013.
- Kết quả đạt được sẽ được sắp xếp và phân tích dựa theo các nhóm mục tiêu khác nhau về nhận thức, thái độ và hành động của học sinh về môi trường và GDMT..
- Khảo sát được tiến hành ngẫu nhiên trên 390 học sinh thuộc 8 trường THCS (191 học sinh) và 4 trường THPT (199 học sinh) trên địa bàn quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- Một bản câu hỏi chung được sử dụng cho học sinh thuộc cả hai cấp học.
- Kết quả phân tích sẽ trình bày chung cho học sinh hai cấp, mọi sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả số liệu giữa các đối tượng của hai cấp sẽ được phân tích và thảo luận cụ thể..
- Nhận thức cơ bản của học sinh về các vấn đề môi trường hiện hành, cụ thể là biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đã được nêu ra đầu tiên ở bảng khảo sát dưới dạng câu hỏi đóng một lựa chọn.
- 63% học sinh trả lời đúng nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu trong đó tỉ lệ học sinh THPT trả lời đúng nhiều hơn học sinh THCS là 7%, sự khác biệt không đáng kể này không phản ánh sự sai khác về nhận thức giữa học sinh hai cấp.
- tiêu chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường nhưng khái niệm này vẫn còn khá xa lạ với học sinh, chỉ có từ 16.
- 23% học sinh cả hai cấp hiểu đúng về thế nào là phát triển bền vững, trong đó tỉ lệ học sinh THPT lựa chọn đáp án đúng nhiều hơn học sinh THCS khoảng 6%..
- Bên cạnh đó, nhận thức và kiến thức về môi trường thực tế của học sinh cũng được khảo sát, trong đó có trên 80% học sinh trả lời đúng các câu hỏi kiến thức cơ bản liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, sự ô nhiễm và suy thoái của môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và tình trạng gia tăng dân số trong bối cảnh đô thị hóa của Thành phố Cần Thơ..
- Trong các đối tượng học sinh khảo sát, có 84,3% học sinh có thời gian sống tại quận Ninh Kiều hơn 10 năm.
- Tùy vào khu vực sinh sống cũng như quan điểm cá nhân, các em có những nhận xét rất khác nhau về tình trạng môi trường sinh thái ở địa phương mình.
- Nhìn chung các em có ý kiến khá trung lập về môi trường sinh thái (tỉ lệ nhận xét môi trường thay đổi tốt hơn và xấu hơn xấp xỉ nhau).
- Ở cấp THPT thì tỉ lệ học sinh nhận thức môi trường xấu hơn chiếm tỉ lệ cao hơn ở cấp THCS.
- Hình 1: Nhận xét của học sinh về sự thay đổi môi trường sinh thái của quận Ninh Kiều theo thời gian Khảo sát sâu hơn về nhận xét của học sinh đối.
- với các vấn đề môi trường hiện hành ở Thành phố Cần Thơ qua câu hỏi mở và phỏng vấn sâu, đa số các em cho rằng hiện tại quận Ninh Kiều đang phải đối mặt với các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước và không khí trong đó nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp vẫn chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễm ao hồ, sông rạch.
- Các em học sinh cũng phân tích được nguyên nhân cơ bản của các vấn đề môi trường hiện hành, bao gồm ý thức thấp của cộng đồng trong việc xử lý rác, sử dụng các vật dụng không thân thiện với môi trường và sự quản lý yếu kém của các cơ quan ban ngành có liên quan..
- Ngoài ra việc thiếu nghiêm minh trong xử lý chế tài các vi phạm gây ô nhiễm môi trường cũng là một nguyên nhân làm tình hình môi trường chậm được cải thiện.
- gần đây cũng dẫn đến những báo động về ô nhiễm môi trường.
- Từ kết quả khảo sát cho thấy, tuy kiến thức ở mức độ hiểu biết cơ bản về vấn đề chưa đồng bộ, song các em đã nhận thức tương đối đầy đủ về thực trạng môi trường của quận Ninh Kiều cũng như phân tích được các nguyên.
- nhân gây nên các vấn đề môi trường hiện hành ở thành phố.
- Nhận xét cụ thể của học sinh về thực trạng môi trường cũng như quan niệm của các em về mối quan hệ giữa môi trường và cộng đồng trong sự phát triển bền vững của Thành phố Cần Thơ được thể hiện ở Hình 2..
- Hình 2: Đánh giá tổng hợp ý kiến của học sinh về các vấn đề môi trường trong sự phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục của Thành phố Cần Thơ.
- Qua đánh giá, có 91,2% học sinh nhận thấy Thành phố Cần Thơ cần nhiều không gian xanh hơn, 74,7% học sinh cho rằng một cá nhân được giáo dục kiến thức tốt tất yếu sẽ có hành động tích cực vì môi trường, qua đó thể hiện niềm tin của các em vào kiến thức được giáo dục.
- Theo các em, kiến thức và nhận thức cao sẽ làm cho con người có trách nhiệm hơn, đi đến hành động tích cực hơn để bảo vệ môi trường.
- 67,5% học sinh trong khảo sát đã nhận thấy rằng con cái có thể tác động tích cực đến thái độ và hành động của cha mẹ về môi trường.
- Thực chất điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu của Vaughan, Gack, Solorazano và Ray (2003) trên các học sinh vùng Costa Rica ở Trung Mỹ, rằng học sinh ngược lại có thể chuyển giao kiến thức mà mình.
- Phát triển kinh tế và công nghiệp hóa có tương quan nghịch với môi trường, học sinh cũng đánh giá được vấn đề này nên phần đông các em không đồng tình với quan điểm kinh tế càng phát triển thì môi trường ngày càng được cải thiện..
- Thái độ và hành động vì môi trường của học sinh đã được khảo sát dưới dạng câu hỏi mở, trong đó các em đã đưa ra rất nhiều ý kiến về hành động của cá nhân mình để bảo vệ môi trường (Bảng 1)..
- Bảng 1: Thái độ và hành động của học sinh THCS và THPT trong việc bảo vệ môi trường Câu hỏi: Trong điều kiện hiện tại, em nghĩ mình có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?.
- Kiến thức, nhận thức Tích cực học tập và tìm hiểu về môi trường.
- Tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng, tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch và thân thiện với môi trường..
- Các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường mà các học sinh đã từng tham gia cũng được khảo sát cụ thể.
- Có trên 55% học sinh đã tham gia các hoạt động liên quan đến môi trường, trong đó ngoài các hành động mang tính chất cá nhân như bỏ rác đúng nơi quy định, dọn dẹp vệ sinh cá nhân, tái sử dụng lại vật liệu, chăm sóc cây cảnh,…Các em còn tác động đến cộng đồng như tham gia các hoạt động với bạn bè trong nhà trường, khuyến khích mọi người bỏ rác đúng nơi quy định, phê phán các hành vi sai lệch.
- Có thể nói ở mức độ hành động, ở lứa tuổi này các em đã có thể tương tác với cộng đồng, bao gồm bạn bè, người thân và nhân dân để gìn giữ môi trường sạch đẹp.
- tuyên truyền về GDMT, không thể bỏ sót vai trò của học sinh như là một đối tượng có nhiều tương tác với các thành phần mắt xích xã hội..
- 3.3 Thực trạng giáo dục môi trường.
- Học sinh có vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức về môi trường của cộng đồng.
- Ngược lại, mắt xích nhà trường - gia đình - xã hội lại cấu thành một môi trường giáo dục mà trong đó học sinh có thể lĩnh hội, tiếp thu và phát triển nhận thức, kiến thức, thái độ và hành vi vì môi trường một cách toàn diện.
- Trong nghiên cứu này, các nguồn thông tin về môi trường mà học sinh tiếp thu đã được khảo sát chi tiết:.
- Hình 3: Tỉ lệ các kênh thông tin có vai trò giáo dục môi trường cho học sinh.
- Quan sát biểu đồ cho thấy có trên 60% học sinh thu thập được các thông tin về môi trường thông qua các phương tiện truyền thông.
- Trong đó, với tốc độ phát triển như vũ bão thì Internet vẫn là kênh cung cấp nhiều thông tin nhất cho học sinh về môi trường, kế đến là ti vi, sách báo.
- trường và bạn bè cũng đóng vai trò quan trọng trong chia sẻ, GDMT cho học sinh.
- Hình 4: Tỉ lệ học sinh nhận được sự giáo dục môi trường từ gia đình.
- Vì trình độ cha mẹ có thể ảnh hưởng đến việc giáo dục môi trường và nếp sống cho con cái, nên trình độ văn hóa của phụ huynh cũng được khảo sát.
- Kết quả cho thấy nhìn chung trình độ học vấn của cả cha và mẹ học sinh ở cả hai cấp đều tương đối cao, cụ thể tỉ lệ phụ huynh có trình độ văn hóa 12/12 trên 65%, riêng phụ huynh có trình độ cao.
- Vì vậy, có thể thấy dù trình độ học vấn của phụ huynh ở quận Ninh Kiều được khảo sát là khá cao, nguồn thông tin về môi trường mà trẻ được giáo dục từ gia đình lại rất thấp (36,8.
- cho GDMT là thiếu sự đồng bộ về giáo dục giữa gia đình và nhà trường..
- Mục tiêu của GDMT là đào tạo cho thế hệ trẻ có đủ kiến thức, nhận thức từ đó hình thành thái độ, niềm tin vào môi trường, xây dựng các kỹ năng thiết yếu bồi dưỡng cho các em có được năng lực và kỹ năng hành động vì môi trường..
- Tuy nhiên kết quả tự đánh giá của học sinh cho thấy có trên 50% đối tượng cho rằng mình đã được trang bị về kiến thức và nhận thức cơ bản về môi trường, nhưng chỉ có 28% các em tin rằng mình có năng lực hành động vì môi trường.
- này phản ánh thực trạng GDMT trong các nhà trường hiện hành là chỉ chú trọng bồi dưỡng kiến thức và nhận thức mà không quan tâm sâu sắc đến việc rèn luyện thái độ và bồi dưỡng kỹ năng hành động vì môi trường cho các em.
- Thật vậy, việc học sinh thiếu các kỹ năng cần thiết để hành động và ứng phó với cuộc sống nói chung và môi trường nói riêng là một thực trạng chung của giáo dục Việt Nam.
- Khảo sát nhu cầu được bồi dưỡng các kỹ năng mềm cần thiết trong học sinh cho thấy có rất nhiều kỹ năng các em mong muốn được bồi dưỡng thêm, kết quả được thể hiện trên Hình 5..
- Hình 5: Các kỹ năng học sinh mong muốn được bồi dưỡng để nâng cao năng lực hành động vì môi trường Ngoài các nhóm kỹ năng mềm học sinh mong.
- Bảng 2: Đề xuất của học sinh để nâng cao khả năng hành động vì môi trường của thế hệ trẻ hiện nay.
- Tổ chức hoạt động giáo dục kết hợp với giải trí về bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương..
- Giáo dục môi trường đồng bộ từ giai đoạn trẻ nhỏ..
- Tổ chức tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Xây dựng biển báo, panô, áp phích về môi trường.
- Tổ chức lồng ghép vấn đề môi trường trong các sự kiện văn nghệ, thể thao, triển lãm ảnh, hội thi,.
- Thành lập câu lạc bộ về môi trường, đội tuyên truyền, diễn đàn về môi trường Xây dựng thêm không gian mở, trồng thêm cây xanh.
- Hình 6: Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của giáo dục môi trường trong học đường.
- Ở cấp THCS và THPT nhìn chung các em đã có kiến thức và nhận thức tương đối cơ bản về môi trường.
- Nguồn kiến thức mà các em thu nhận được từ nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện nhận thức, định hướng thái độ và phát triển năng lực hành động vì môi trường cho học sinh.
- Các em học sinh đã có thái độ tích cực về môi trường và đã có các hành động cụ thể trong sự tương tác với cộng đồng để bảo vệ môi trường..
- Tuy nhiên, các em nhận định rằng kỹ năng hành động vì môi trường của bản thân còn thấp và cần được bồi dưỡng thêm thông qua các hoạt động giáo dục nội khóa và ngoại khóa trong nhà trường.
- Do đó, bên cạnh các hoạt động ngoài giờ, lao động giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp, nhà trường cần chú trọng đào tạo nội dung rèn luyện các kỹ năng sống cho học sinh để các em có thêm năng lực giải quyết các vấn đề về môi trường theo phương diện cá nhân và trong sự tương tác với cộng đồng một cách chủ động, sáng tạo và hiệu quả..
- Ngược lại vai trò của gia đình vẫn chưa được phát huy trong việc GDMT cho các em học sinh, yếu tố này góp phần tạo nên một môi trường giáo dục chưa thực sự đồng bộ giữa gia đình và nhà trường.
- Khi gia đình không gương mẫu thì sẽ tạo rào cản rất lớn cho nhà trường trong cải tạo ý thức và khơi dậy tính chủ động trong hành động vì môi trường của trẻ.
- Một môi trường giáo dục sẽ tối ưu khi có sự kết hợp đồng bộ giữa giáo dục từ gia đình - nhà trường và xã hội..
- Cảm ơn các thầy cô Ban giám hiệu, giáo viên giảng dạy cùng các em học sinh 12 trường ở quận Ninh Kiều đã hỗ trợ và tham gia tích cực trong quá trình nghiên cứu..
- Luật Bảo vệ môi trường.
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí trung học phổ thông Tỉnh Bạc Liêu.