« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển của Thăng Long - Hà Nội từ cách tiếp cận sinh thái - nhân văn


Tóm tắt Xem thử

- TS Phan Phương Thảo Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Trong 1000 năm qua, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua rất nhiều đổi thay, đã phát triển và kết tinh những giá trị tinh thần và vật chất - tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam..
- Để chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sắp tới, đã có rất nhiều các hoạt động được triển khai nhằm “biểu thị tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn của người Việt Nam đối với các thế hệ cha ông đã có công dựng nước, giữ nước.
- Báo cáo này tại Hội thảo trình bày tóm tắt quá trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội trên quan điểm Sinh thái - Văn hoá/ Sinh thái - Nhân văn..
- Châu thổ sông Hồng - cái nôi của Thăng Long - Hà Nội 1.1.
- Trên vùng đất dữ dằn và phì nhiêu này, dân tộc Việt Nam với đặc trưng của nền văn minh lúa nước đã hình thành và phát triển..
- Sự hình thành và phát triển nền văn minh lúa nước.
- Từ Hoa Lư đến Thăng Long - Hà Nội.
- Tên gọi Hà Nội với vai trò là tên một tỉnh chính thức xuất hiện vào tháng 10 năm 1831, khi Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính.
- Theo đó, địa giới Hà Nội dưới thời Minh Mệnh rất rộng, bao gồm Hà Nội hiện nay và một phần tỉnh Hà Nam..
- Trong 1000 năm lịch sử, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua nhiều thăng trầm, nhiều lần đổi tên và cũng có những giai đoạn không phải là Thủ đô..
- Hà Nội - thành phố của sông - hồ.
- Các nhà nghiên cứu cả xã hội - nhân văn và tự nhiên gần như có sự thống nhất cao đều gọi Hà Nội là thành phố của nước 8 , là vùng ngự trị của nước 9 , là thành phố bên sông hoặc thành phố giữa các dòng sông, thành phố của sông, hồ 10 .
- Sinh ra từ những dòng nước như lịch sử đã thừa nhận, trong suốt quá trình phát triển cho đến ngày nay, Hà Nội vẫn gắn bó với đặc điểm này: nước và đất hoà quyện chặt chẽ, đôi khi đối nghịch nhau đến mức có người gọi Hà Nội là Venise của phương Đông (Hình 2)..
- Hà Nội mênh mang sông nước: A.
- Hà Nội có 11 dòng sông lớn nhỏ chảy qua 11 (Bảng 2).
- Các sông chảy qua Hà Nội Tên sông Chiều dài.
- của Thủ đô Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XXI, Mã số: KX.09.01.
- Các hồ trong nội thành Hà Nội (2002).
- Nguồn: Phan Phương Thảo, Cảnh quan mặt nước Hà Nội qua tư liệu địa bạ trong “Địa bạ cổ Hà Nội”, tập II, NXB Hà Nội, 2008..
- Trong suốt tiến trình lịch sử, sông Hồng giữ vai trò quyết định đối với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá của Hà Nội..
- Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên, được hình thành nên qua những biến động địa chất hàng vạn năm, một hệ quả tất yếu của hiện tượng sông đổi dòng rồi để lại những đoạn sông chết, hoặc những dải trũng là phần bãi bồi trung tâm khi chưa có đê ngăn lũ trên bề mặt châu thổ quá thoải và lưu lượng dòng chảy của lũ quá lớn..
- Hiện nay, theo thống kê năm 2010 12 , trên địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội có khoảng 110 hồ, trong đó có 44 hồ có tên trong bản đồ Hà Nội năm 2002 13 (Bảng 3)..
- Tất cả các hồ Hà Nội đều là hồ tự nhiên nhưng rất khác nhau về hình dạng, kích thước, chức năng và ý nghĩa trong đời sống tinh thần (Bảng 3 và 4).
- Thăng Long là nơi Kinh kỳ Kẻ Chợ, nơi các phường thợ nổi tiếng từ khắp vùng tụ về, cùng nhau cần cù làm nên sự độc đáo và đa dạng, dồi dào sức sống của bản sắc văn hoá Thăng Long - Hà Nội..
- Hà Nội là một thành phố điển hình được xây dựng trên cơ sở của nền “văn minh lúa nước”, ở đó có những điều kiện để duy trì sự hiện diện của làng trong đô thị, tạo nên một thành phố khó có thể phân biệt được đâu là thành thị, đâu là nông thôn..
- Phố ở Hà Nội trước kia cũng được tổ chức trên các nguyên tắc gần như của làng (tập hợp những người cùng nghề, cùng quê) và giữ quan hệ mật thiết với làng quê gốc.
- Các phố Hà Nội điển hình (con số nhiều nhất lên tới gần 80) thường có tên kép, chữ đầu là Hàng (cửa hàng, cửa hiệu) chữ sau thường là tên mặt hàng bày bán - sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp của châu thổ: Bồ, Nón, Chiếu, Trĩnh, Hòm, Khay… hoặc chất liệu của sản phẩm (Thiếc, Gai, Bạc, Đồng…) hay nghề sản xuất/ cách thức tạo ra sản phẩm (Lò rèn, Thêu, Tiện…) v.v.
- Điều này, một mặt chứng tỏ Hà Nội từ xưa đã là một trung tâm buôn bán lớn ở vùng châu thổ sông Hồng, là nơi giao lưu, trao đổi hàng hoá với cả miền núi, đồng bằng và miền biển.
- Mặt khác, nói lên xuất xứ và mối liên hệ ràng buộc về mặt huyết thống và nghề nghiệp với châu thổ sông Hồng, phản ánh rõ nét văn hoá gốc nông nghiệp của Hà Nội và Việt Nam nói chung..
- Vào những năm 1950, bản đồ "Hà Nội và vùng xung quanh".
- Suốt 40 năm sau đó, Hà Nội đã từng là tự hào bởi nét quyến rũ của đô thị phương Đông - nơi mà ranh giới giữa thành phố và làng quê tan hoà vào nhau.
- Đặc trưng này có thể coi như một sự cân bằng hoàn hảo - nét đặc trưng rất Hà Nội giữa phần "Âm".
- Sông, hồ và đời sống người Hà Nội.
- Vốn là các thủy vực của vùng châu thổ, sông, hồ Hà Nội trước hết là các tư liệu để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (cá, tôm, ốc, rau muống, sen, bèo.
- Các mặt nước ở Hà Nội (sông, hồ, ao, đầm, ruộng) còn có vai trò quan trọng điều hoà cân bằng nước tự nhiên.
- Sông, hồ Hà Nội không chỉ là một bộ phận cấu trúc đặc trưng, là tư liệu sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần, tâm linh của thành phố.
- Như vậy, nước phải được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng khi xem xét các vấn đề của văn hoá và con người Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.
- Trong lịch sử phát triển, yếu tố văn hoá này đã phát huy được tính kiên cường, linh hoạt, mềm dẻo trong hành động, trong ứng xử nhưng trong quá trình hiện đại hoá và hội nhập hiện nay nó cũng là một hạn chế mà rõ rệt nhất là hình tượng “giao thông như nước chảy” ở các đô thị, đặc biệt là ở Hà Nội hiện nay..
- Sông hồ Hà Nội xưa và nay.
- Cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XIX, số lượng cũng như diện tích các hồ Hà Nội gần như không thay đổi 18.
- Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, các hệ sinh thái đất ngập nước của Hà Nội đã bị suy thoái nhanh chóng, và có sự khác nhau theo không gian và thời gian: bắt đầu từ đầu thế kỷ XX, mạnh mẽ dưới thời Pháp thuộc và ồ ạt sau thời kỳ Đổi mới .
- Trái ngược với khu phổ cổ, khu phía tây và nam Hà Nội nơi vốn có nhiều ao, hồ, trên bản đồ 1969 mầu xanh của nước vẫn còn chủ đạo.
- Bản đồ Hà Nội các năm và 2003 Bản đồ Hà Nội năm 1885 (ảnh trên trái).
- Hiện nay (2010), theo thống kê, trên địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội chỉ còn khoảng 110 hồ với tổng diện tích 1.165ha (UBND TP.
- Hà Nội, 2010)..
- Các số liệu khác cho thấy chỉ tính 10 năm thôi, từ 1986 đến 1996, riêng bốn quận nội thành của Hà Nội mất đi già nửa diện tích mặt nước.
- 50 năm qua Hà Nội đã san lấp khoảng 80% diện tích mặt nước lấy chỗ cho các công trình xây dựng 20 .
- Làm như vậy khi mưa, các sông, hồ của Hà Nội trở thành những chiếc ao tù chứa nước, không thoát được đi đâu, làm tích úng cục bộ..
- Về chất lượng nước, do quá trình đô thị hoá mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông, hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
- Sông, hồ Hà Nội đang bị suy thoái nghiêm trọng về diện tích và chất lượng nước”:.
- Mới đây, ngày 27 tháng 8 năm 2009, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo rà soát tất cả các quy hoạch công viên, cây xanh, hồ nước trên địa bàn Thủ đô.
- Trước đó, vào tháng 6, Thành ủy Hà Nội cũng đã chỉ đạo đặc biệt quan tâm, giữ gìn, và cải tạo các ao hồ để tạo cảnh quan đẹp trong thành phố.
- Hà Nội mới - một đô thị sinh thái trong tương lai 4.1.
- Hà Nội mở rộng.
- Trong nửa thế kỷ qua, Hà Nội đã có 3 lần được mở rộng: i) Mở rộng lần thứ nhất (ngày sát nhập vào Hà Nội một số khu vực thuộc các tỉnh Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên.
- ii) Mở rộng lần thứ hai (ngày điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội và iii) Mở rộng lần thứ ba theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII, ngày có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2008) về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan.
- Theo đó tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, Hoà Bình sẽ thuộc Hà Nội mới.
- Như vậy, thành phố Hà Nội mở rộng có 29 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã - và 580 đơn vị hành chính cấp xã - gồm 404 xã, 154 phường và 22 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 334.470,02ha km 2 ) và dân số là 6.232.940 người, đứng thứ nhất cả nước về diện tích và thứ nhì về dân số (sau Thành phố Hồ Chí Minh)..
- Quyết định mở rộng Hà Nội lần này của Quốc hội là một quyết định trọng đại về vị thế và quy mô của Thủ đô với mong muốn là một công trình có ý nghĩa nhất nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
- Chúng ta triển khai Nghị quyết này trong lúc ở Hà Nội cũ còn ngổn ngang nhiều vấn đề bức xúc chưa giải quyết xong (sức ép của các luồng di cư về thành phố, sự mai một của văn hoá truyền thống, vấn đề bảo tồn các di sản văn hoá ngàn năm, ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải, khí thải từ sinh hoạt, sản xuất và giao thông đô thị, ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm, suy giảm các hệ sinh thái, tai biến môi trường và ngập úng, giao thông đô thị, nhà ở…)..
- Với địa giới mới, Hà Nội có sự đa dạng hơn nhiều về mặt địa hình, cảnh quan, và văn hoá.
- Theo quy hoạch, Hà Nội mới sẽ không phải là một đô thị khổng lồ (megacity.
- loại đô thị với rất nhiều thách thức từ góc độ môi trường và phát triển bền vững mà là một vùng/ hệ thống các đô thị.
- Vì vậy, quy hoạch tổng thể Hà Nội cần phải được làm một cách chiến lược, cẩn trọng với cách tiếp cận tổng hợp (truyền thống và hiện đại) và sự đóng góp xây dựng ý kiến của đông đảo nhân dân, đặc biệt là các nhà khoa học trong và ngoài nước..
- Một tầm nhìn phát triển lâu bền cho một đô thị có chiều sâu lịch sử như Hà Nội phải là kết quả của một quá trình tích tụ kiểm nghiệm, là kết tinh của nhiều điều kiện thuận lợi, phải thấm đẫm tinh thần và tư tưởng của dân tộc..
- Về một Hà Nội mới.
- Trong thời gian qua, Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 đã được Bộ Xây dựng triển khai một cách khẩn trương.
- Theo Đồ án này, Hà Nội sẽ được quy hoạch thành một thành phố:.
- Xanh: Phát triển bền vững về môi trường..
- Văn hiến: Cân bằng giữa bảo tồn và phát triển..
- Văn minh - Hiện đại: Phát triển bền vững trên nền tảng kinh tế tri thức..
- Trước hết, phải nói rằng đô thị sinh thái là một xu hướng kiến trúc hiện đại nhằm hài hoà giữa thiên nhiên và con người theo định hướng phát triển bền vững.
- Các bài học quốc tế đó cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để áp dụng trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam và đặc biệt là ở Hà Nội..
- a) Đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch Hà Nội.
- Tác động của quy hoạch nói chung, quy hoạch Hà Nội nói riêng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường là rất lớn, rất phức tạp.
- thi nghiêm túc trong thực tế là điều kiện trước hết và quan trọng nhất để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Thủ đô trong tương lai.
- Trong khung cảnh đó, Thủ đô Hà Nội nên gương mẫu xây dựng kế hoạch hành động và lồng ghép hiệu quả nhất các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào bản Quy hoạch thành phố 23 .
- Trong Quy hoạch Hà Nội vừa qua, đánh giá tác động và lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào Quy hoạch còn rất mờ nhạt.
- Cũng giống như mảng cây xanh, mối quan tâm chung của nhiều người là các giải pháp để ngay từ bây giờ bảo vệ và bảo tồn được diện tích mặt nước khỏi các nguy cơ gây ô nhiễm mà ở Hà Nội cũ đã có rất nhiều cố gắng, đầu tư mà vẫn chưa giải quyết được và bằng cách nào có thể ngăn chặn được nạn san lấp các ao, hồ tự nhiên kể cả ở các khu vực mới mở rộng trong các cơn sốt đất vừa qua..
- Thăng Long - Hà Nội được phát triển từ cái nôi của văn hoá sông Hồng, của nền văn minh lúa nước nên thấm đượm những đặc trưng này trong mọi mặt của đời sống thành phố..
- Hệ thống đất ngập nước Hà Nội có một ý nghĩa về nhiều mặt, trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn môi trường sinh thái và đời sống văn hoá, tâm linh của Thủ đô..
- Nước đã trở thành biểu tượng của đời sống vật chất và văn hoá riêng của Việt Nam, của Hà Nội..
- Trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau, sông hồ Hà Nội bị suy thoái một cách báo động ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững.
- Hà Nội mới được quy hoạch theo mô hình một thành phố xanh, văn hiến và văn minh - hiện đại.
- Để làm được điều này Quy hoạch tổng thể Hà Nội cần phải được ĐMC có tính tới các yếu tố biến đổi khí hậu một cách cẩn trọng nhất để đảm bảo tính bền vững lâu dài của Thủ đô, trong đó: i) Bảo tồn và phát triển hệ thống mặt nước - một đặc trưng của Hà Nội và ii) Phát triển hệ thống hành lang xanh cần được đặc biệt quan tâm..
- 1 Chỉ thị 32/CT-TƯ, ngày 4/5/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội..
- 8 Pierre Clement, Những bài học rút ra từ Hà Nội trong Hà Nội chu kỳ của những đổi thay, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr.11-18..
- 9 Pédelahore, Hà Nội và những hình tượng của nước trong Hà Nội chu kỳ của những đổi thay, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr.43-54..
- 11 Các số liệu này được ghi chép vào năm 2007, khi Hà Nội chưa mở rộng như hiện nay..
- 12 UBND thành phố Hà Nội, Hội thảo cải tạo môi trường các hồ Hà Nội, Hà Nội .
- 13 Phan Phương Thảo, Cảnh quan mặt nước Hà Nội qua tư liệu địa bạ trong Địa bạ cổ Hà Nội, tập II, NXB Hà Nội, 2008..
- 15 Trần Huy Anh - Nguyễn Đình Thanh, "Bóng dáng thành phố sông hồ trong báo cáo quy hoạch Hà Nội", tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 11/2009..
- 16 Pédelahore, Hà Nội và hình tượng của nước trong Hà Nội chu kỳ của những đổi thay, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr.43-54..
- 18 Phan Phương Thảo, "Cảnh quan mặt nước Hà Nội qua tư liệu địa bạ", trong Địa bạ cổ Hà Nội, NXB Hà Nội, 2008..
- 19 Christian Pédelahore de Loddis, Hà Nội và hình tượng của nước trong Hà Nội chu kỳ của những đổi thay, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr.43-55..
- "Cảnh quan mặt nước Hà Nội qua tư liệu địa bạ", trong Địa bạ cổ Hà Nội, NXB Hà Nội..
- 20 Trần Huy Anh - Nguyễn Đình Thanh, "Bóng dáng thành phố sông hồ trong báo cáo quy hoạch Hà Nội", tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 11/2009..
- 21 Christian Pédelahore de Loddis, Hà Nội và hình tượng của nước trong Hà Nội chu kỳ của những đổi thay, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, tr.45..
- 25 Đào Đình Bắc, Phân tích hiện trạng thảm cây xanh Hà Nội trên quan điểm sinh thái đô thị và những kiến nghị quy hoạch, Thông báo khoa học của các trường đại học, 2002, tr.27-32.