« Home « Kết quả tìm kiếm

Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM)


Tóm tắt Xem thử

- Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM).
- Trường Đại học Giáo dục.
- Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS.
- Nghiên cứu quản lí đào tạo đại học.
- Nghiên cứu quản lí theo kết quả.
- Các yếu tố quyết định và tác động đến quản lí đào tạo trong các trường đại học.
- Quản lí đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Nghiên cứu thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.
- Nghiên cứu nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp, phân tích tính khả thi của các giải pháp, phân tích tác động của các giải pháp trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong nhà trường, phân tích tác động đối với xã hội...
- Cạnh tranh giáo dục trực tiếp dẫn đến đổi mới quản lí giáo dục nhằm tạo động lực phát triển mới cho toàn bộ hệ thống giáo dục và tạo động lực phát triển cho từng cơ sở giáo dục, cho từng trường đại học..
- Do nhu cầu luôn nâng cao về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực từ khu vực sử dụng lao động tốt nghiệp đại học, do vậy đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học là khâu đột phá đầu tiên nhằm tạo động lực phát triển mới cho các trường đại học và trực tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường..
- Đây là giai đoạn quá độ phức tạp đòi hỏi các trường đại học cần có những quyết sách đúng đắn trong việc lựa chọn mô hình quản lí đào tạo phù hợp nhằm tạo ra động lực phát triển có giá trị thực tiễn bảo đảm sự phát triển bền vững của nhà trường trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các trường đại học trong và ngoài nước hiện nay..
- Luận án tiến sĩ quản lí giáo dục: Quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM).
- Đây là đề tài khoa học có đóng góp và tạo phần đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam, thiết thực góp phần nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước..
- Căn cứ các chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam về đổi mới quản lí giáo dục và quản lí giáo dục đại học.
- Đây là những đòi hỏi có tính pháp lí nhằm nâng cao năng lực quản lí của các trường đại học Việt Nam, thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo gắn với nhu cầu xã hội..
- Đánh giá của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tháng 4 năm 2010 về những yếu kém và tụt hậu về chất lượng đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam và yêu cầu đổi mới về quản lí chất lượng giáo dục trong các trường đại học..
- Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhiệm vụ quan trọng là đổi mới quản lí giáo dục đại học..
- "Quản lí giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán, trách nhiệm và quyền hạn quản lí chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lí về nhân sự và tài chính.
- "Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kì mới.
- Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng chỉ rõ: Đổi mới quản lí giáo dục là giải pháp đột phá..
- Bản chiến lược cũng đề ra các biện pháp cụ thể về đổi mới quản lí giáo dục đại học: "Tập trung vào quản lí chất lượng giáo dục: Chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa học quản lí".
- Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 cũng xác định rõ đổi mới quản lí giáo dục là khâu then chốt nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam..
- Dự án phát triển giáo dục đại học Việt Nam 2 cũng đã xác định: áp dụng các thành tựu mới về quản lí vào các trường đại học nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam là thành tố quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học Việt Nam phát triển trong thời kì công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế..
- Căn cứ vào thực trạng và nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.
- Các kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường hiện nay chưa gắn với trách nhiệm của người quản lí và người thực hiện, điều này làm các trường chưa có động lực.
- Về mặt tổ chức, quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay đang thực hiện mô hình chỉ huy khép kín, các giá trị điều chỉnh hệ thống quản lí đang hướng đến các thành tích cá nhân, đến thành tích của các cơ quan chủ quản, đến thành tích của chủ thể quản lí mà chưa chú trọng hướng ra phục vụ nhu cầu phát triển xã hội, hướng ra người tiêu dùng, hướng tới thị trường lao động..
- Như vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nhu cầu nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội tất yếu dẫn đến việc đổi mới kiểu quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam nhằm tạo ra một động lực phát triển mới, trực tiếp nâng cao năng lực quản lí nói chung và quản lí đào tạo nói riêng là một tất yếu.
- Vấn đề còn lại là lựa chọn kiểu quản lí nào phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của các trường đại học Việt Nam.
- Một chốt điểm của quá trình đổi mới quản lí giáo dục đại học Việt Nam mà chúng ta cần ý thức là: Mọi chủ trương, đường lối về đổi mới dù hay đến đâu nhưng năng lực quản lí trong các trường đại học hiện nay không được nâng cao lên thì mọi chủ trương, mọi sự đầu tư tiền bạc của nhân dân đều bị lãng phí và vô hiệu hóa..
- Căn cứ vào các thành tựu và xu hướng áp dụng ngày càng mở rộng về quy mô và chiều sâu của phương thức quản lí theo kết quả đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Xu hướng phát triển của phương thức quản lí theo kết quả đang tạo ra cơ hội đổi mới quản lí giáo dục nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng..
- Căn cứ vào cơ hội đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam khi ứng dụng cách tiếp cận quản lí theo kết quả nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước..
- Vấn đề đặt ra là có mô hình quản lí nào đem lại hiệu quả và phù hợp với đặc trưng của giáo dục đại học..
- Hệ thống RBM đã được khẳng định ở các nước phát triển OECD 30 năm nay, hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế đều khuyến nghị áp dụng hệ thống quản lí này nhằm tăng hiệu quả đầu tư.
- Mô hình này đã tương đối hoàn chỉnh về mặt lý thuyết và hiện nay đã được bổ sung thêm các công cụ quản lí mới và ngày càng được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, tại nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau trên thế giới.
- Với các lí do cơ bản trên, việc ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với phương thức quản lí theo kết quả là một nhiệm vụ có tính cấp thiết nhằm nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tạo động lực phát triển trong các trường đại học Việt Nam đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước..
- Đề xuất quy trình và giải pháp quản lí đào tạo với tiếp cận quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
- Khách thể (contrasted to subject) nghiên cứu của luận án là các trường đại học công lập ở Việt Nam.
- Quản lí đào tạo trong trường đại học là một đối tượng nghiên cứu rất phức tạp bao gồm nhiều yếu tố từ đầu vào đến đầu ra, từ tuyển sinh, quản lí giảng dạy đến quản lí bằng cấp.
- Tuy nhiên công tác quản lí đào tạo trong trường đại học là một quy trình khách quan theo các bước và các nhiệm vụ khác nhau, gắn kết với nhau.
- Quy trình quản lí đào tạo là đặc trưng cơ bản của mô hình quản lí trong nhà trường đại học.
- Đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là xây dựng quy trình đào tạo ứng dụng quản lí theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.
- Đề tài đề cập đến việc gắn quá trình ứng dụng quản lí theo kết quả với việc nâng cao nâng lực quản lí trong nhà trường và nâng cao chất lượng đào tạo bởi vì các yếu tố then chốt này không thể tách rời nhau trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay của Việt Nam.
- Đây là đề tài quản lí cấp trường do vậy ít đề cấp đến quản lí giảng dạy vì quản lí giảng dạy gắn nhiều với chuyên môn cấp khoa, cấp bộ môn bởi mỗi môn học có nội dung và phương pháp giảng dạy đặc thù rất khó có quy trình chung cho các môn học được..
- Công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có được những thay đổi bằng cách tiếp cận phương thức quản lí theo kết quả với những nguyên tắc và quy.
- trình quản lí gắn kết quả đào tạo với lợi ích của nguời học và của xã hội thì năng lực quản lí đào tạo, chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam sẽ tăng lên và điều này trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao ở trình độ đại học, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp thiết của xã hội Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước..
- Các nhiệm vụ nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu quản lí đào tạo đại học - Nghiên cứu quản lí theo kết quả.
- Các yếu tố quyết định và tác động đến quản lí đào tạo trong các trường đại học - Quản lí đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Nghiên cứu thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam - Nghiên cứu nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam 3.
- Phân tích tác động của các giải pháp trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong nhà trường.
- Đối với trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 6.
- Tiếp cận từ thực tế: Nhu cầu hội nhập giáo dục quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo đại học đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về việc nâng cao năng lực quản lí trong các trường ĐH Việt Nam.
- Nâng cao năng lực quản lí cho các trường đại học Việt Nam nhằm đưa những thành tựu mới về quản lí áp dụng cho các trường đại học..
- Tiếp cận từ kinh nghiệm quốc tế: Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển châu Á đã thành công trong việc áp dụng hệ thống quản lí theo kết quả trong nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau, và đã áp dụng thành công trong lĩnh vực giáo dục tại Mongolia, Campuchia là tiền đề lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lí theo kết quả vào việc nâng cao nâng lực quản lí cho các trường đại học Việt Nam..
- Tiếp cận từ sự tổng hợp và so sánh ưu khuyết điểm của các phương thức quản lí nhằm xác định những yêu cầu của phương thức quản lí theo kết quả áp dụng trong các trường đại học Việt Nam..
- Đề tài đã thu thập nhiều tài liệu khoa học về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí đào tạo đại học, quản lí chất lượng đào tạo đại học..
- Các bài báo khoa học, các bài viết tổng quan về chất lượng giáo dục đại học, quản lí và các giải pháp chất lượng giáo dục đại học trong nước và ngoài nước..
- Các tài liệu khoa học về mô hình quản lí theo kết quả RBM chủ yếu được khai thác từ các trang WEB của các tổ chức quốc tế: WB, ADB, UNDP, UNESCO, CIDA CANADA….
- Điều tra về thực trạng quản lý đào tạo tại một số trường đại học Việt Nam hiện nay..
- Đề tài nghiên cứu công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học trên 3 miền:.
- Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh..
- “Xây dựng khung chất lượng phát triển trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh với mô hình quản lí theo kết quả”.
- Luận án đã tham gia hội thảo khoa học về mô hình quản lí RBM theo đề tài khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả (RBM) nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam, mã số B nhằm bước đầu giới thiệu mô hình RBM vào các trường đại học Việt Nam..
- Xin ý kiến tư vấn và đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lí giáo dục.
- Luận án đã xin ý kiến nhận xét của các nhà quản lí trong các trường đại học, các Viện nghiên cứu khoa học về bản luận án nhằm bảo đảm tính khách quan và xin ý kiến để bổ sung, điều chỉnh các nội dung cần thiết để hoàn thiện bản luận án..
- Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu quy trình và các giải pháp ứng dụng quản lí theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trình độ đại học trong các trường đại học công lập ở Việt Nam..
- Yêu cầu cấp thiết đổi mới quản lí đào tạo đại học trong các trường đại học Việt Nam hiện nay: Yếu điểm cần khắc phục là quy trình đào tạo chưa đồng bộ, còn khép kín trong trường từ đầu vào đến đầu ra và kết quả đào tạo còn chưa đáp ứng theo yêu cầu xã hội, chưa thực sự gắn bó với lợi ích xã hội..
- Quản lí đào tạo trong trường đại học có những nội dung và yêu cầu cơ bản gì..
- Quản lí theo kết quả là gì? Nó có những ưu điểm gì? Những đặc điểm và quy trình áp dụng của phương thức quản lí theo kết quả..
- Thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có những điểm mạnh điểm yếu gì, hiện nay? Làm rõ các vấn đề cấp bách liên quan đến khâu yếu của quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay là năng lực quản lí đào tạo và chất lượng đào tạo..
- Quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả bao gồm các giai đoạn và các bước triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo trong các trường ĐH Việt Nam là như thế nào..
- Tính khách quan và sự phù hợp của công cụ khảo sát công tác quản lí trong các trường đại học Việt Nam..
- Khung lôgic các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả..
- Các tác động đối với nhà trường và đối với xã hội của việc ứng dụng quản lí theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam..
- Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh..
- Luận án đã có nghiên cứu và tổng quan về quản lí theo kết quả, đây là công việc rất mới ở Việt Nam vì quản lí theo kết quả là thành tựu mới của khoa học quản lí và chỉ mới bước đầu áp dụng vào Việt Nam trong các dự án tài trợ của quốc tế.
- quan này bước đầu đã cung cấp sự nhận dạng về đặc điểm và quy trình quản lí theo kết quả.
- Việc ứng dụng quản lí theo kết quả sẽ là giải pháp tạo sự đột biến trong quản lí giáo dục nói chung và quản lí giáo dục đại học nói riêng trong bối cảnh đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay..
- Xây dựng quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Xây dựng các giải pháp ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Đây là mục tiêu cơ bản và là nhiệm vụ quan trọng của luận án nhằm đáp ứng việc đổi mới trong công tác quản lí giáo dục đại học nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng..
- Cơ sở lí luận của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Cơ sở thực tiễn của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Xây dựng các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Bộ GD và ĐT (2006), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, giai đoạn .
- Bộ GD và ĐT, SREM (2008), Hệ thống tiêu chí giám sát và đánh giá chất lượng quản lí giáo dục..
- Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Luật giáo dục Đại học..
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo và Nghiên cứu Phát triển giáo dục (2001), Sổ tay hướng dẫn kiểm định chất lượng dùng cho các trường đại học Việt Nam..
- Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lí hiện đại và việc vận dụng vào quản lí giáo dục đại học.
- Phạm Ngọc Dũng (2010), Quản lí ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng áp dụng ở Việt Nam..
- Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM.
- Vũ Minh Khương, Calla Wieme (2007), Quản lí theo kết quả và những khái niệm vận dụng vào hệ thống giáo dục Việt Nam..
- JACQUE HALLAK (2008), Giáo dục và đào tạo đại học Việt Nam - quá độ và thách thức phát triển,Viện Chất lượng và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư..
- Maurice Hamon (1996), Quản lí theo dự án, Viện NC QLKT Trung ương..
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Thông tin Quản lí đào tạo http://www.vnu.edu.vn/home/ C 1963..
- Đại học Đà Nẵng, Quản lí chất lượng ở đại học Đà Nẵng..
- Đại học Vinh , 10 giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Vinh..
- Đại học Cần Thơ, Hệ thống quản lí đào tạo đại học Cần Thơ..
- Phạm Thành Nghị (2000), Quản lí chất lượng, kế hoạch trong các trường đại học và cao đẳng, NXB đại học QG HN.