« Home « Kết quả tìm kiếm

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN


Tóm tắt Xem thử

- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG LÀM.
- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ.
- CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ .
- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH.
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.
- Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình..
- Trần Đức Hiệp, Phó Trưởng Khoa Kinh tế - Chính trị thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã khuyến khích, chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này..
- Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Cục Quản lý Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho đề tài nghiên cứu..
- Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, Lãnh đạo Trung tâm Thông tin, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và những người bạn đã động viên, hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn này..
- Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên do thời gian và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của Quy ́ thầy cô và các bạn..
- Hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài (NN) đã trở thành một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
- Hiện nay có khoảng 500 nghìn LĐ Việt Nam đang làm việc ở 40 nước, vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.
- Trong đó, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia luôn được đánh giá là những thị trường trọng điểm, tiếp nhận số lượng lớn lao động (LĐ) của Việt Nam sang làm việc, nhu cầu tiếp nhận LĐ ở các nước khác cũng tăng nhanh, thu nhập của NLĐ được nâng lên, hàng năm số LĐ này chuyển về gia đình khoảng từ 1,8 tỷ đến 2 tỷ USD, góp phần nâng cao thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội..
- Để đạt được những kết quả nêu trên, phải kể đến sự đóng góp quan trọng vai trò quản lý nhà nước (QLNN) đối với hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN.
- Nhà nước đã quan tâm đến đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường tiếp nhận LĐ, đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức các hoạt động đối ngoại, hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) khai thác thị trường, khuyến khích mô hình liên kết giữa địa phương và các DN nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN chung của cả nước và từng địa phương.
- Tuy nhiên, vấn đề quản lý hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN đang là một thách thức đối với Việt Nam, do số LĐ đưa sang các nước ngày càng lớn, đội ngũ DN XKLĐ nhiều hơn, thị trường LĐ NN mở rộng và sự phân công LĐ có nhiều thay đổi.
- Trong khi chất lượng nguồn LĐ còn yếu kém, đội ngũ DN xuất khẩu lao động (XKLĐ) hoạt động chưa chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, do đó khả năng cạnh tranh của ta trên thị trường LĐ thế giới bị hạn chế, kế hoạch đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN khó có thể đạt được mục tiêu đề ra..
- Nhiều vụ việc lừa đảo, tranh chấp, vi phạm về hoạt động này đã diễn ra nhiều nơi, nhiều cấp độ.
- nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN, như hiện tượng “cò mồi”, tổ chức tuyển chọn thu tiền bất hợp pháp, bỏ dơi NLĐ ở NN gây hậu quả nghiêm trọng.
- Mặc dù các cơ quan thuộc Bộ, Ngành và địa phương đã có nhiều biện pháp ngăn chặn, hạn chế tiêu cực nhằm đẩy mạnh hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN hiệu quả hơn, năng động và minh bạch hơn.
- Văn bản pháp luật về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chưa theo kịp với những biến động của tình hình thực tế, sự phối hợp của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, thiếu những chiến lược về hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN ở tầm quốc gia, hiệu quả kinh tế xã hội (KT-XH) chưa cao, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế, dẫn đến nhận thức của một bộ phận NLĐ chưa đúng.
- thủ tục hành chính, công tác khai thác, định hướng phát triển thị trường LĐ ngoài nước còn nhiều bất cập..
- Mặt khác, do cơ chế chính sách của ta chưa tương đồng với nhiều nước tiếp nhận LĐ nên sự thay đổi về chính sách, biến động thị trường LĐ ngoài nước thì thường xuất hiện những bất lợi cho LĐ của ta, dẫn đến cạnh tranh bị hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế giới..
- Do đó việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý của nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế và hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT), để hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN được hiệu quả hơn là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các ngành các cấp.
- “Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản..
- 3 - Nhiệm vụ nghiên cứu:.
- Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động..
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản..
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.
- Đối tượng nghiên cứu: quản lý nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động..
- Phạm vi nghiên cứu:.
- Về không gian: Đối với thị trường Nhật Bản..
- Về nội dung: luận văn chỉ nghiên cứu về việc xuất khẩu lao động làm trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, không đề cập tới đối tượng là chuyên gia..
- Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản..
- Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản..
- TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG.
- Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Xuất khẩu lao động và quản lý hoạt động xuất khẩu lao động là chủ đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu như sau:.
- Luận văn kinh tế chính trị tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 của tác giả Trần Xuân Thọ về Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU, đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động.
- đưa ra cái nhìn tổng quan về thị trường lao động EU.
- quan hệ Việt Nam – EU.
- và đặc biệt nghiên cứu chủ yếu về thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU.
- Trong đó có những nghiên cứu chi tiết về khu vực Trung và Đông Âu (với các quốc gia như Séc, Slovakia, Bungaria, Rumania, Đức, Ba Lan, Litva và các nước vùng Bantic) cũng như các nước Tây, Nam và Bắc Âu (Phần Lan, Italia, vương quốc Anh, Pháp, Bỉ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha.
- Đóng góp mới của luận văn là đã đưa ra những dự báo về đặc điểm và xu hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới cũng như một số giải pháp có tính khả thi cao..
- Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Thị Ái Đức tại Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2011 về Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông cũng đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động.
- tìm hiểu về cung – cầu lao động và các quy định lao động ở trị trường Trung Đông, trong đó tập trung vào Cộng đồng các nước vùng Vịnh (GCC).
- Dựa trên việc tìm hiểu kinh nghiệm xuất khẩu lao động.
- của một số nước trong khu vực châu Á cũng như nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, tác giả đã có những đánh giá về thành tựu, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế và phát hiện những vấn đề cấp thiết trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian qua.
- Qua đó, tác giả đã đưa ra dự báo và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới..
- Luận văn Thạc sỹ thương mại của Vũ Thị Quỳnh Vân tại Trường Đại học Ngoại Thương, 2011 về Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thế kỷ 21.
- Luận văn đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận về xuất khẩu lao động.
- phân tích một số đặc điểm về bối cảnh kinh tế toàn cầu và Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 tác động tới hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam.
- Tác giả đặc biệt tập trung vào phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm trong thời gian qua, từ đó đánh giá các kết quả đạt được cũng như các hạn chế còn tồn tại..
- Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ 21..
- Nghiên cứu A Brief Overview of Theories of International Migration – GLOPP, 2007: một nghiên cứu của GLOPP (Toàn cầu hóa và Tùy chọn sinh kế của những người sống trong nghèo đói) về di dân, nghiên cứu này đưa ra cái nhìn tổng quan về các lý thuyết di dân như lý thuyết di dân cổ điển (xem xét di dân là kết quả của sự khác biệt về tiền lương, điều kiện làm việc,…giữa các quốc gia), lý thuyết hệ thống thế giới (coi di dân như là một hệ quả tất yếu của toàn cầu hóa kinh tế), mô hình lực kéo – lực đẩy, mô hình ra quyết định,….
- Nghiên cứu Migration and Remittances của World Bank, 2012 (Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về Di cư và Kiều hối năm 2011).
- đặc biệt là các sáng kiến của Ngân hàng Thế giới trong các chương trình nghiên cứu về di cư và kiều hối..
- Tác phẩm này nghiên cứu những chính sách xuất khẩu lao động của Chính phủ Việt Nam, thực trạng của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm, mức lương tại các thị trường, các minh chứng về vấn đề ngược đãi lao động, tình trạng lao động bỏ trốn và các bất cập của doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam.
- Tác giả đưa ra quan điểm cốt lõi để nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam là Chính phủ cần thực sự chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động..
- Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo bàn về các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động xuất khẩu lao động.
- Những nghiên cứu này có các cách tiếp cận khác nhau về lĩnh vực xuất khẩu lao động cũng như các thị trường xuất khẩu lao động khác nhau.
- Tuy nhiên, một nghiên cứu về quản lý nhà nước hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Nhật Bản dưới góc độ quản lý nhà nước trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu hiện nay, cũng như các cơ hội và thách thức trong tương lai để đề xuất những giải pháp hoàn thiện sẽ có những đóng góp nhất định và không trùng lắp với các công trình đã có..
- Khái quát về hoạt động xuất khẩu lao động 1.2.1.
- Khái niệm về hoạt động xuất khẩu lao động.
- Việc người lao động một nước đi làm việc ở một quốc gia khác thường được gọi bằng thuật ngữ "Di chuyển lao động quốc tế".
- Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động ra nước ngoài nhằm tìm kiếm việc làm, nói cách khác họ di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia và bán sức lao động của mình để kiếm sống.
- Người lao động khi đó được gọi là người xuất cư, còn sức lao động của người đó được coi là sức lao động xuất khẩu, quốc gia có người xuất cư là nước xuất khẩu lao động.
- Khi người lao động đến một nước khác hay là nước nhập khẩu lao động, họ được gọi là người nhập cư, và sức lao động của họ khi đó gọi là sức lao động nhập khẩu..
- Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hoá đem xuất khẩu “bán” là sức LĐ sống của con người, còn khách “mua” là chủ sử dụng LĐ NN.
- Hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở NN là một hoạt động tất yếu khách quan của quá trình chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế giữa các nước trong sản xuất, nhằm bổ sung nhân lực giữa các quốc gia, khắc phục các mặt khó khăn và phát huy sức mạnh vốn có của mỗi quốc gia..
- Do đó, xuất khẩu lao động là sự di chuyển quốc tế sức lao động một cách có chủ đích dưới sự cho phép của pháp luật.
- Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù, thuộc lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế của một quốc gia nhằm thực hiện việc cung ứng hàng hóa sức lao động cho nhu cầu sử dụng ở nước ngoài theo các hình thức do nhà nước quy định.
- Đây là một hình thức giao dịch hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động quốc tế, tuân theo những quy luật của cung - cầu lao động trên thị trường, trong đó.
- Bối cảnh trong nước, quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược.
- Cục Quản lý LĐ ngoài nước – Bộ LĐTBXH, báo cáo hàng năm.
- Cục Quản lý LĐ ngoài nước, Đề án ổn định và phát triển thị trường LĐ ngoài nước thời kỳ 2001-2010.
- Cục Quản lý LĐ ngòai nước, Báo cáo Hội nghị XKLĐ và chuyên gia, Hà Nội tháng 6/2000 và tháng 9/2001.
- Cục Quản lý LĐ ngòai nước, Báo cáo Tổng kết và triển khai Nghị định số 81/2003/NĐ-CP của Chính phủ, Hà Nội tháng 12 năm 2003 9.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc.
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc.
- Giáo trình QLNN về kinh tế (2004), Trường Đại học kinh tế quốc dân,.
- Trần Văn Hằng (1996), Các giải pháp nhằm đổi mới QLNN về XKLĐ ở Việt Nam trong giai đoạn luận án PTS Khoa học kinh tế 15.
- ILO, Một số tài liệu về chính sách và quản lý việc làm ngoài nước giới.
- ILO, Nghiên cứu so sánh thực tiễn việc làm ngoài nước của các nước gửi LĐ ở châu á, 1991.
- Luật số 72/2006 HQ11 ngày về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng (2006).
- Nguyễn Thị Phương Linh (2004), Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về XKLĐ Việt Nam theo cơ chế thị trường, Luận án Tiến kỹ Kinh tế, Tr 127.
- Nghị định số 141/2005/NĐ-CP ngày của Chính phủ về quản lý LĐ Việt Nam đi làm việc ở NN.
- Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật LĐ về NLĐ Việt Nam làm việc ở NN, 23.
- Cao Văn Sâm (1994), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý.
- XKLĐ và chuyên gia ở nước ta trong gia đoạn tới, Luận án PTS Khoa học kinh tế.
- Các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Bộ LĐTBXH,2014..
- Báo cáo đánh giá nhu cầu hỗ trợ thông tin cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2014, Bộ LĐTBXH,2015..
- TS.Nguyễn Thị Hồng Bích- Trung tâm nghiên cứu quốc tế - Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam á kinh nghiệm và bài học, NXB KHXH, 2007..
- Vũ Đình Toàn (2006), Nội dung chủ yếu và những điểm mới của Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở NN theo hợp đồng, tạp chí việc làm ngoài nước số 6 năm 2006, Trang 6.