« Home « Kết quả tìm kiếm

Rao don trong loi moi va tu choi loi moi


Tóm tắt Xem thử

- rào đón trong mời và từ chối lời mời.
- Lịch sự, theo Yule là “phương tiện được sử dụng để tỏ ra mình có lưu ý đến thể diện của người khác.
- Theo nghĩa này, lịch sự có thể được thực hiện trong những tình huống mang tính xa cách hay gần gũi về mặt xã hội.” Xét theo chức năng của lịch sự trong giao tiếp, Nguyễn Quang [14,2004, tr.11) định nghĩa: “Lịch sự là bất cứ loại hành vi nào (cả ngôn từ và phi ngôn từ) được sử dụng một cách có chủ đích và phù hợp để làm cho người khác cảm thấy tốt hơn hoặc ít tồi tệ hơn”.
- Brown và Levinson [1,1987] cùng với những bổ sung của Nguyễn Quang [14,2004] đã đưa ra một hệ thống các chiến lược lịch sự gồm các chiến lược âm tính (tránh áp đặt lên người khác), và các chiến lược dương tính (tỏ ra quan tâm đến người khác).
- Tần suất sử dụng của các chiến lược này trong giao tiếp không giống nhau, nhưng trong số những chiến lược lịch sự được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày có lẽ phải kể đến cách sử dụng các dấu hiệu rào đón.
- Khi bàn về chiến lược rào đón, Nguyễn Quang [14,2004, tr.103) đã có nhận xét sau”… Nếu suy diễn đến cùng thì ta cũng có thể khẳng định rằng phần lớn, nếu không muốn nói tất cả, các chiến lược lịch sự, ở các mức độ khác nhau đều sử dụng cách nói rào đón (cả nội, cận và ngoại ngôn).
- Chính vì đặc điểm này mà các dấu hiệu rào đón đã được định nghĩa nhiều cách khác nhau với cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Một cách khái quát, Yule xem các dấu hiệu rào đón như là “những lưu ý diễn tả cách thức phát ngôn được tiếp nhận ra sao”.
- Nhấn mạnh chức năng làm nhòa nghĩa của các dấu hiệu rào đón, Brown và Levinson [1,1987,tr.116) cho rằng “các dấu hiệu rào đón được dùng để tránh sự truyền đạt chính xác thái độ của người nói”, hay nói một cách khác theo Nguyễn Quang [14,2004,tr.101) các dấu hiệu này được “sử dụng để tránh sự chính xác của định đề.” Tuy nhiên, Brown và Levinson [1,1987,tr.145) còn định nghĩa rõ và chi tiết hơn về các dấu hiệu này: “dấu hiệu rào đón” là một tiểu từ, một từ, hoặc một đoản ngữ bổ nghĩa cho mức độ thành viên của một vị ngữ hay một đoản ngữ danh từ trong một tập hợp.
- dấu hiệu rào đón cho thấy rằng tính thành viên đó là cục bộ, hoặc chỉ đúng ở những khía cạnh nhất định, hoặc có lẽ là đúng hơn và hoàn chỉnh hơn so với mong đợi (xin lưu ý rằng nghĩa sau là phần mở rộng của ý nghĩa khẩu ngữ của “dấu hiệu rào đón.
- Như vậy các tác giả này đã không chỉ giải thích chức năng làm nhòa nghĩa định đề của các dấu hiệu rào đón mà còn giải thích cả chức năng và hình thức biểu hiện với các dấu hiệu tình thái.
- Lakoff (Lakoff 1972,tr.213), Trosbog (1987) và Nguyễn Quang [13,2002] các dấu hiệu rào đón còn bao gồm các dấu hiệu cam kết và chủ quan hoá như: Tôi cho rằng (I suppose), tôi nghĩ rằng (I think), tôi đoán là (I guess)… Brown và Levinson [1,1987,tr.116] đã quan sát thấy có một số các dấu hiệu rào đón có chức năng lịch sự dương tính như: Kiểu như (sort of), cứ (rather), hoàn toàn (quite.
- Những dấu hiệu này, trái ngược với chiến lược phóng đại, dùng để làm mờ nghĩa quan điểm bất đồng của người nói, nhưng ít được dùng trong mời và từ chối lời mời.
- Tuy nhiên, các tác giả này cũng nhận thấy rằng thường thì các dấu hiệu rào đón mang đặc điểm của lịch sự âm tính vì chúng hay được dùng để tránh cách nói thẳng thừng và tránh cho người nghe cảm giác bị ép buộc.
- Xét cách nói rào đón ở khu vực từ vựng - ngữ nghĩa theo chức năng dụng học - giao tiếp trong chu cảnh tình huống và văn hoá, chúng tôi đồng ý với nguyễn Quang [14,2004,tr.103) khi phân tích các dấu hiệu rào đón theo cách tiếp cận của Brown và Levinson [14,1987,tr.146-172): xét theo lực ngôn trung và theo các nguyên tắc của Grice.
- Các dấu hiệu rào đón.
- Xét theo nguyên tắc Grice Các dấu hiệu rào đón.
- Các dấu hiệu rào đón Chân.
- Túc Minh mã hoá trong tiểu từ, trạng ngữ mệnh đề Dựa trên cách tiếp cận này, chúng tôi sẽ thảo luận các dấu hiệu rào đón như một chiến lược lịch sự âm tính với những ví dụ minh họa trong mời và từ chối lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- Tuy nhiên, trong thực tế vì lời mời có thể bị từ chối và lời từ chối lại dễ làm tổn thương người mời, nên lời mời và từ chối rất ít khi đứng một mình mà thường có khởi ngữ (pre-invitation) và kết ngữ (post-invitation).
- Vì lý do này, các ví dụ về dấu hiệu rào đón sẽ được minh họa trong mời và từ chối lời mời cùng với những khởi ngữ và kết ngữ.
- Rào đón trong mời và từ chối lời mời xét theo lực ngôn trung a) Các dấu hiệu được mã hoá trong tiểu từ Theo Brown và Levinson trong một số ngôn ngữ có những tiểu từ mã hoá các dấu hiệu rào đón trong cấu trúc ngôn ngữ” chúng bao gồm cả các tiểu từ, các từ hoặc các vấn vĩ (question-tags).
- Xét theo hiệu lực tăng hay giảm đối với mệnh đề, Brown và Levinson [14,1987, tr.147] đã chia chúng thành hai loại: rào đón tăng cường và rào đón giảm thiểu.
- Các dấu hiệu rào đón tăng cường: Trong tiếng Anh và tiếngViệt có một số các tiểu từ rào đón làm tăng hiệu lực của nội dung mệnh đề.
- Chúng mình hãy đi uống nước đi! Tuy nhiên, loại tiểu từ này hay dùng trong các câu mệnh lệnh, yêu cầu hơn là trong lời mời.
- Chúng tôi nhận thấy khi loại từ này được sử dụng thì lời mời có vẻ mang sắc thái nài nỉ: [3.
- Các dấu hiệu rào đón giảm thiểu: Có một số các dấu hiệu rào đón được sử dụng để làm giảm lực ngôn trung của nội dung mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- Tối nay mình đi xem đi! Như vậy, ta thấy xét theo lực ngôn trung, trong cả tiếng Anh và tiếng Việt đều xuất hiện hai loại rào đón: rào đón tăng cường và rào đón giảm thiểu.
- Và các loại rào đón này đều có thể diễn đạt bằng những từ và cụm từ có nghĩa tương đương trong hai ngôn ngữ.
- a) Trạng ngữ mệnh đề Các dấu hiệu này bao gồm các cú hay các mệnh đề trạng ngữ có chức năng tăng hay giảm lực ngôn trung của nội dung mệnh đề.
- Các loại mệnh đề này ít dùng trong lời mời và từ chối lời mời.
- Tuy nhiên, có một loại mệnh đề rất hay dùng trong câu yêu cầu, đề nghị và lời mời mà Heringer [5,1972] đã chỉ ra, đó là mệnh đề “if” (nếu).
- Rào đón trong mời và từ chối lời mời xét theo nguyên tắc của Grice Grice (1975) đã đưa ra bốn nguyên tắc hợp tác tham thoại (Cooperative principle.
- Chân (Quality): không giả mạo, chân thực - Túc (Quantity): nói không thiếu, không thừa - Trực (Relevance): nói thẳng vào vấn đề - Minh (Manner): nói năng rõ ràng, hiển ngôn (Nguyễn Quang dịch 2004:107) Chúng ta có thể nhận thấy, với chức năng “để tránh độ chính xác của mệnh đề”, các dấu hiệu rào đón đã vi phạm các nguyên tắc của Grice nêu trên.
- Theo cách diễn giải của Brown và Levinson (1987), chúng ta sẽ xem xét các dấu hiệu rào đón vi phạm từng nguyên tắc này trong lời mời và từ chối lời mời trong tiếng Anh và tiếng Việt.
- a) Các dấu hiệu rào đón “Chân”.
- Tuy nhiên, để giảm độ chính xác của phát ngôn, trong giao tiếp người ta sử dụng một số dấu hiệu rào đón như: Anh: It seems that (hình như là), I ve’ heard that (nghe nói là), as far as I remember (theo tôi nhớ là.
- Mình đi uống thử đi! Bên cạnh đó, có một số dấu hiệu rào đón Chân khi được sử dụng thì trách nhiệm của người nói đối với tính chính xác của thông tin mà anh ta đưa ra được nhấn mạnh.
- Chúng mình đi xem phim đó đi em! Anh tin chắc là sẽ hay lắm đấy! Ngoài hai chức năng trên, các dấu hiệu rào đón Chân còn có vai trò lôi kéo người nghe vào việc xác nhận tính chân thực của phát ngôn bằng cách cho rằng người nghe (hay nhiều người) cũng cho là như vậy.
- A: Tối nay đi xem phim đi em! B: Anh cũng biết đấy, bây giờ là cuối học kỳ nên em rất bận… b) Các dấu hiệu rào đón “Túc”.
- Tuy nhiên, trong giao tiếp có những trường hợp người phát ngôn muốn tỏ ra không chịu trách nhiệm về thông tin mình đưa ra nên đã sử dụng một số dấu hiệu rào đón để nhằm lưu ý với người nghe là thông tin đưa ra không được đầy đủ và chính xác như mong đợi.
- Các dấu hiệu Túc còn được sử dụng để đưa đẩy thông tin như: Anh: I’ll just say (Tôi có thể nói rằng)… I should think (Tôi cho rằng)… Việt: Tôi có thể nói rằng…, Thiển nghĩ… Tuy nhiên, các dấu hiệu này hầu như không sử dụng cho mục đích mời và từ chối lời mời trong cả Anh và Việt.
- c) Các dấu hiệu rào đón “Trực”.
- Tuy nhiên, có nhiều khi, người nói chủ ý vi phạm nguyên tắc này bằng cách sử dụng một số dấu hiệu rào đón với chức năng tạo điều kiện chuẩn bị.
- Các dấu hiệu này được dùng với tần suất rất cao trong những hành động lời nói có mức độ đe dọa thể diện cao như ra lệnh, yêu cầu, mời và từ chối… [19.
- à! Nhân đây, mình mời cậu đi chơi dã ngoại với bọn mình đi! Chúng ta có thể thấy khi các dấu hiệu rào đón kiểu này được sử dụng, lời mời nghe có vẻ tự nhiên hơn.
- Trong từ chối, người ta cũng hay dùng những rào đón loại này để tránh cho lời từ chối mang tính thẳng thừng quá.
- Dù sao thì cũng cám ơn các cậu rất nhiều Bên cạnh đó, các dấu hiệu rào đón Trực còn được sử dụng để nhằm che chắn cho người nói khi anh ta không biết chắc về việc liệu nội dung mệnh đề được nêu ra trong hành động lời nói có thực sự quan trọng hay không.
- d) Các dấu hiệu rào đón “Minh” Theo nguyên tắc “Minh”, phát ngôn phải được diễn đạt rõ ràng, tránh lòng vòng và tối nghĩa, nhưng có một số dấu hiệu rào đón lại được sử dụng để dọn đường cho việc tường minh hoá các chủ định giao tiếp.
- Dấu hiệu rào đón “Minh” còn được sử dụng để kiểm tra xem người nghe có hiểu rõ ý kiến hay thông tin người nói đưa ra hay không.
- Những dấu hiệu rào đón loại này ít sử dụng trong mời và từ chối lời mời.
- Tuy nhiên, trong lời mời thân mật, “O.K”, (Chứ?) cũng thường được dùng để hỏi xem người nghe có chấp nhận lời mời hay không: [23]- Eh! Beer? O.K.
- Xin lỗi, mình không thể đến được, Để dịp khác được không? Tóm lại, “Rào đón” là một chiến lược lịch sự được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày.
- Có một số “dấu hiệu rào đón” mang đặc điểm của chiến lược dương tính, nhưng phần lớn các dấu hiệu loại này có chức năng lịch sự âm tính vì chúng thường được dùng để tránh lối nói trực tiếp, thẳng thừng trong những hành động lời nói đe dọa thể diện của đối tác giao tiếp như: ra lệnh, yêu cầu, mời và từ chối… và tạo cho người nghe cảm giác không bị ép buộc.
- Qua các ví dụ về các dấu hiệu rào đón trong mời và từ chối lời mời phân tích theo cách tiếp cận của Brown và Levinson (1987), ta thấy trong cả tiếng Anh và tiếng Việt đều xuất hiện rào đón tăng cường và rào đón giảm thiểu (xét theo lực ngôn trung) và các dấu hiệu rào đón Chân, Túc, Trực, Minh (xét theo nguyên tắc của Grice).
- Trong phạm vi bài báo này chúng tôi chỉ đề cập tới chức năng chung của các dấu hiệu rào đón và giới thiệu các dấu hiệu có thể diễn đạt bằng những từ và cụm từ có nghĩa tương đương trong mời và từ chối lời mời trong cả hai ngôn ngữ.
- Tuy nhiên, theo nhận xét của Nguyễn Quang (2004, tr.101) “nhiều khi người ta gặp các trường hợp trong đó một ngôn ngữ sử dụng tiểu từ để che chắn lực ngôn trung, một ngôn ngữ khác lại sử dụng cả một cụm từ, trong khi đó một ngôn ngữ khác nữa lại chỉ viện đến một (một vài) yếu tố cận và/hoặc ngoại ngôn cho cùng một mục đích”.
- Chính vì vậy, nếu nghiên cứu sâu hơn, chắc chắn trong tiếng Anh và Việt sẽ còn những dấu hiệu khác biệt và, hơn nữa, tần suất sử dụng các dấu hiệu này trong giao tiếp của hai ngôn ngữ Anh và Việt cũng sẽ có nhiều điểm không tương đồng