« Home « Kết quả tìm kiếm

SO SÁNH ĐỐI CHIẾU DIỄN NGÔN VÀ VIỆC DẠY HỌC NGOẠI NGỮ


Tóm tắt Xem thử

- So sánh đối chiếu diễn ngôn và việc dạy học ngoại ngữ Nguyễn Hòa(*).
- Ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu, theo cách hiểu thông thường là một đường hướng so sánh bên ngoài ngôn ngữ một cách hệ thống.
- Nói cách khác, nó có đối tượng là so sánh hai hoặc ba ngôn ngữ không có quan hệ về họ hàng, loại hình hay địa lý: đây có thể là các ngôn ngữ bất kỳ nào đó như tiếng Anh với tiếng Việt, hoặc tiếng Nga với tiếng Việt.
- Đã có lúc người ta kỳ vọng rất nhiều ở kết quả của việc ứng dụng các thành tựu của so sánh đối chiếu đối với việc giảng dạy và học ngoại ngữ, song kết quả mang lại còn rất khiêm tốn.
- Nhiều khác biệt ngôn ngữ dự báo là sẽ gây khó khăn cho người học đã không xảy ra..
- Trên đại thể, có thể thấy 3 xu hướng đối chiếu: a) Chủ trương tìm những nét khác biệt giữa các ngôn ngữ, xuất phát chủ yếu từ nhu cầu dạy và học ngoại ngữ.
- Lado [7] cho rằng, những nét khác biệt sẽ tạo nên khó khăn cho người học, do vậy chúng cần phải được so sánh đối chiếu;.
- b) Xu hướng thứ hai cho rằng cần phải tìm hiểu các nét khác biệt quan trọng nhất giữa các ngôn ngữ.
- Ngoài ra, còn có thể kể đến một loại ý kiến nữa là cần phải quan tâm đến cả những sự tương ứng và không tương ứng trên bình diện biểu đạt giữa các hiện tượng ngôn ngữ được so sánh đối chiếu..
- Xu hướng một là xu hướng nổi trội nhất trong việc giảng dạy và học ngoại.
- ngữ - lãnh vực quan tâm của chúng ta.
- Có thể thấy vô số các công trình khác được thực hiện trong những năm qua về các hiện tượng ngôn ngữ giữa hai hoặc nhiều thứ tiếng khác nhau.
- ra-là kết quả của các công trình so sánh đối chiếu này còn có ít hiệu quả đối với việc dạy và học ngoại ngữ nói chung.
- Vậy, nguyên nhân của tình trạng này là cái gì? Theo cách hiểu của chúng tôi, tuyệt đại đa số các công trình mới chỉ dừng lại trong phạm vi cấu trúc luận, tức là chỉ so sánh các hiện tượng ở cấp độ câu hay ngữ như thì, thể, dạng hay trật tự cấu trúc, hay thậm trí ở cấp độ từ như đối chiếu dạng nguyên thể trong tiếng Anh với hình thức biểu đạt tương đương trong một tiếng khác mà thôi.
- Các công trình này đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh về sự khác biệt mang tính cấu trúc luận giữa các ngôn ngữ, song lại không cho chúng ta một sự thấu hiểu về sự hoạt động của các hiện tượng này.
- Điều này cũng rất khó có thể trông chờ từ một công trình so sánh đối chiếu theo đường hướng cấu trúc luận, bởi lẽ, một mặt, việc nghiên cứu này bị lệ thuộc vào khái niệm ngôn ngữ (vốn được phân biệt với lời nói).
- Mặt khác, do bị tách ra khỏi môi trường sử dụng, cho nên đã trừu tượng hóa mất khá nhiều nghĩa thật của các hiện tượng ngôn ngữ được đem ra so sánh đối chiếu.
- Đây cũng là tình hình tương tự trong lý luận ngôn ngữ học cấu trúc nói chung.
- Để khắc phục lại những nhược điểm này, ngữ pháp chức năng hay còn gọi là chức năng luận (functionalism) đã được phát triển mạnh mẽ trong khoảng bốn thập niên gần đây, với đối tượng nghiên cứu đã được xác định một cách tương đối rõ ràng: ngôn ngữ như là một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người và người.
- Đây có thể coi là một bước tiến về chất so với ngữ pháp truyền thống, ngữ pháp cấu trúc luận và ngữ pháp sản sinh-những ngữ pháp chủ yếu chỉ quan tâm đến cơ chế hình thức của hệ thống ngôn ngữ, cái được tách ra khỏi hoạt động thực sự của nó.
- và những quan tâm, nếu có, tới hoạt động của ngôn ngữ thì chỉ dừng ở mức cần thiết để có thể quy nạp ra các quy tắc sắp xếp và kết hợp các đơn vị nhỏ thành các đơn vị ở cấp cao hơn mà thôi.
- Ngữ pháp chức năng đã đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên bình diện của mặt hình thức và mặt nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng trong các tình huống giao tiếp xã hội.
- Như vậy, nó nghiên cứu ngữ nghĩa không chỉ của câu mà của cả phát ngôn, và nhất là diễn ngôn từ các góc độ như kết học, dụng học và khía cạnh xã hội.
- Có thể thấy rằng các giá trị văn hóa đã mang lại cho diễn ngôn (bao gồm cả nói và viết) một diện mạo nhất định.
- Chẳng hạn như người Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của đạo Khổng mong muốn có được sự hòa hợp, quan tâm đến thể diện của người khác, và kính trọng người trên.
- Diễn ngôn đã thể hiện rõ các đặc điểm này: người Việt Nam chúng ta ít khi sử dụng các câu hỏi như: Nói như thế là thế nào? (What do you mean?) khi muốn làm sáng tỏ một vấn đề gì.
- Yếu tố kỳ vọng cũng mang tính văn hóa rất cao.
- Các câu hỏi kiểu như “Do you think you can do it?” không phải là câu hỏi “YES/NO” theo hình thức.
- ngược lại, người bị phỏng vấn cần phải trả lời nhiều hơn nữa, phải nói được về năng lực của mình và lý do tại sao mình có thể làm được.
- Chúng tôi cho rằng, cần phải chuyển sự quan tâm sang lĩnh vực so sánh đối chiếu chức năng tức là phải đặt mối quan tâm chủ yếu của chúng ta với đối chiếu diễn ngôn.
- Bởi lẽ, mục đích chủ yếu của việc dạy tiếng là dạy cách sử dụng ngôn ngữ trong một bối cảnh giao tiếp xã hội, tức là diễn ngôn.
- Như vậy, có thể khắc phục được những thiếu sót vốn có trong việc so sánh đối chiếu theo chức năng luận- sự chuẩn bị rất quan trọng cho so sánh đối chiếu từ góc độ chức năng(.
- So sánh đối chiếu diễn ngôn cần phải miêu tả được sự hoạt động của ngôn ngữ thông qua diễn ngôn trong mối quan hệ với các yếu tố dụng học, chiến lược giao tiếp và giá trị văn hóa.
- Một cách cụ thể hơn, ngoài các yếu tố hình thức như ngữ pháp, âm vị học, và từ vựng ra, so sánh đối chiếu diễn ngôn từ góc độ chức năng cần: 2.1..
- So sánh đối chiếu theo một số tham biến văn hóa cơ bản như.
- Hình thức/ nội dung: Về cơ bản, mọi ngôn ngữ đều sử dụng sự kết hợp tiêu chí nội dung hay hình thức để xác định cấu trúc và cách thức phát triển ý trong diễn ngôn.
- Clyne [3], đã hoàn toàn có lý khi cho rằng có ngôn ngữ chú trọng hơn vào mặt nội dung, có ngôn ngữ chú trọng vào mặt hình thức.
- Clyne nhận xét rằng người nói vùng Đông Nam châu á có xu hướng nói chậm hơn so với người Anh hay các dân tộc khác, và họ cũng hay lặp lại điều đã nói ở trên.
- Nói chung ông cho rằng người Đông Nam á có xu hướng thiên về nội dung.
- Chúng tôi xin được làm rõ điểm này như sau: xu hướng thiên về nội dung ở đây cần được hiểu như là sự quan tâm nhiều đến nội dung cần chuyển tải tại các cuộc thoại so với hình thức tổ chức trong mối quan hệ với các ngôn ngữ được Clyne so sánh.
- Điều này hoàn toàn không có ý là các ngôn ngữ Đông Nam á không quan tâm đến hình thức tổ chức.
- Ngôn ngữ nói / viết Theo Clyne, một số dân tộc phát triển truyền thống viết, còn một số dân tộc lại có truyền thống diễn đạt bằng diễn ngôn nói.
- Các dân tộc như Anh, Mỹ nói chung là có truyền thống viết và nói rất phát triển.
- trong khi đó các dân tộc ở châu á lại thiên về ngôn ngữ viết hơn là ngôn ngữ nói.
- Nhịp điệu của diễn ngôn.
- Nhịp điệu diễn ngôn có thể làm cho diễn ngôn có cấu trúc khác nhau trong các nền văn hóa khác nhau.
- Chẳng hạn như, Clyne cho thấy tại các cuộc họp chính thức tại úc, người nói thường hạn chế nhịp điệu của diễn ngôn do việc đưa ra kiến nghị “xin đề nghị.
- Hướng phát triển diễn ngôn.
- Đây là cách thức phát triển cấu trúc nội dung của diễn ngôn.
- Kaplan đã trình bày về những nhận xét của ông khi phân tích các cách thức phát triển diễn ngôn trong một số ngôn ngữ.
- Có thể có 5 kiểu phát triển là: kiểu Anh, kiểu Xê-mít, kiểu phương Đông, kiểu La Mã, và kiểu Nga.
- Rõ rằng là các yếu tố này có tác động đến cấu trúc tổ chức diễn ngôn và cả cấu trúc chủ đề của diễn ngôn nữa.
- Tuy nhiên cần phải thấy rằng các mô hình tổ chức diễn ngôn trên tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ, và rằng có ngôn ngữ hoặc theo như cách hiểu của Brown và Yule (sách đã dẫn) chính người nói / viết có thiên hướng về một kiểu nào đó mà thôi.
- Sự quan tâm đối với đặc điểm này nên đặt trong mối quan hệ với thể loại diễn ngôn (genre).
- Clyne thừa nhận rằng sự đối lập này ít có giá trị trong việc phân tích diễn ngôn so sánh.
- Clyne đã trích dẫn một tác giả Việt Nam cho rằng văn hóa Việt Nam có xu hướng thiên về tính chất cụ thể hơn qua kết quả phân tích các thành ngữ và trường nghĩa trong tiếng Việt.
- Chẳng hạn như, người Anh có thiên hướng hạn chế đưa ý kiến riêng của mình, như trong các diễn ngôn tin nhằm tạo cho nó tính khách quan, đúng với phương châm của diễn ngôn báo chí.
- Chúng ta có thể thấy tính chất này một phần qua việc sử dụng lời nói gián tiếp hay trích dẫn trực tiếp, và cách nói bị động.
- Trong khi đó người Việt có thiên hướng đưa ý kiến chủ quan của mình vào diễn ngôn tin.
- Chẳng hạn có thể thấy các đầu đề báo có chứa từ tình thái “phải”.
- Đây là cấp độ khái quát bậc cao, còn ở bậc thấp hơn so sánh diễn ngôn chức năng cần phải miêu tả được các quy tắc tổ chức diễn ngôn theo các quan yếu (relevance), liên kết (cohesion) và mạch lạc (coherence), quy tắc sử dụng kênh giao tiếp như diễn ngôn viết hay giao tiếp trực diện để đạt được mục đích giao tiếp, cũng như là các quy tắc sáng tạo của ngôn ngữ như việc sử dụng câu đố, chơi chữ, hay sự mỉa mai ngôn từ mang tính văn hóa giữa các ngôn ngữ.
- Miêu tả các xu hướng sử dụng ngôn ngữ mang tính dụng học, và các quy tắc thực hiện các hành động ngôn ngữ trong một nền văn hóa hay tại một khu vực nào đó.
- Đây cũng là một hướng đối chiếu so sánh cần được quan tâm, để có thể giúp cho việc giao tiếp văn hóa.
- Một số công trình trong địa hạt này nhiều công trình nghiên cứu đã mang lại bằng chứng rất thuyết phục rằng các giá trị văn hóa như quyền lực, tính lịch sự, hay thể diện có vai trò quyết định đối với chiến lược giao tiếp giữa người nói tiếng Việt và người nói tiếng Anh.
- Miêu tả sự tương tác của các giá trị văn hóa cơ bản như tính chất hòa hợp, sự khiêm tốn, thể diện, lịch sự, chấp nhận tình trạng chưa rõ ràng trong giao tiếp cũng như là các phạm trù giá trị văn hóa đối với sự hoạt động của ngôn ngữ.
- Các giá trị văn hóa khác như quyền lực, tính chất cá nhân / tập thể, và chiến lược tránh sự mơ hồ trong giao tiếp cũng cần được miêu tả một cách cụ thể.
- Có thể nói rằng không có cái gì trong ngôn ngữ lại không liên quan tới văn hóa của người sử dụng ngôn ngữ.
- Diện mạo của ngôn ngữ mang nhiều dấu ấn của văn hóa theo ý rộng của từ này tuy ngôn ngữ cũng có tính độc lập nhất định.
- Người Anh sử dụng các câu hỏi đúng-không (yes-no) khi muốn một ai đó làm một công việc cho họ, cũng bởi lẽ họ muốn “mềm hóa” hành động thỉnh cầu.
- Khi chức năng dụng học này trở nên không cần thiết, họ có thể dùng các câu với ý nghĩa mạnh hơn như câu mệnh lệnh.
- Cũng như vậy, đối với người Việt, do không muốn “đi thẳng” vào vấn đề để khỏi gây sốc hay tạo cảm giác đường đột, cho nên trong cách sử dụng ngôn ngữ của họ, họ hay cung cấp thông tin “nền” trước khi trình bày vấn đề.
- Tóm lại, so sánh đối chiếu diễn ngôn có một ý nghĩa rất quan trọng đối với công việc dạy và học ngoại ngữ.
- Không phủ nhận vai trò của so sánh đối chiếu theo cấu trúc luận.
- song chúng ta cần phải đi xa hơn nữa để có thể đáp ứng được mục đích là dạy cho người học sử dụng được một ngôn ngữ có hiệu quả.
- Sự thay đổi trọng tâm so sánh đối chiếu có thể thấy rất rõ trong xu hướng hiện nay trên thế giới, đó là nghiên cứu ngôn ngữ trên phương diện giao tiếp giao văn hóa (crosscultural-communication) tức là tìm hiểu các tác động qua lại về mặt văn hóa đối với quá trình giao tiếp, và giao tiếp liên văn hóa (intercultural communication.
- giao tiếp giữa các cá nhân xuất phát từ các nền văn hóa khác nhau, để phục vụ các mục đích như hòa nhập, di cư, du học hay phát triển kinh tế.
- Thay cho lời kết, chúng tôi xin trích lại ý kiến của Clyne [3, tr.214] như sau: Nhiêm vụ xác định các đặc điểm diễn ngôn qua các ngôn ngữ và nền văn hóa là một công việc rất thú vị và cực kỳ khó khăn.
- Nếu được thực hiện với một tinh thần thích hợp, nó có thể mang lại chìa khóa cho sự hiểu biết quốc tế và giữa các nền văn hóa.
- Cao Xuân Hạo, Tiếng Việt: Sơ thảo cấu trúc chức năng, quyển 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991.
- Nguyễn Văn Quang, Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt-Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen, Luận án tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, 1999.
- Halliday (1994) đã nhận xét rằng nếu thiếu đi phần ngữ pháp (cấu trúc) phân tích diễn ngôn nói chúng chỉ là một bài bình luận tràn lan.