« Home « Kết quả tìm kiếm

Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn xã Cẩm Văn - Cẩm Giàng - Hải Dương


Tóm tắt Xem thử

- TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
- TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ MÙA VỤ NÔNG THÔN - ĐÔ THỊ ĐẾN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN XÃ CẨM VĂN.
- CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC.
- Di dân (migration) không phải là một hiện tượng mới mẻ trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào.
- Trong lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc di dân lớn nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc khai hoang lấn biển, mở mang bờ cõi từ thời đầu dựng nước, cho đến các cuộc di dân có tổ chức với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.
- Và đây luôn là mối quan tâm nghiên cứu của nghiều ngành khoa học xã hội cả ở trong và ngoài nước..
- Đặc biệt kể từ năm 1986, tại kì họp Quốc hội lần thứ VI, chính phủ đã chính thức đề ra chính sách Đổi mới nhằm phát triển đất nước theo định hướng kinh tế thị trường.
- Chính sách Đổi mới đã góp phần giải phóng lực lượng lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như biến đổi xã hội ở quy mô lớn.
- Ảnh hưởng lớn từ chính sách này đến di dân là không hề nhỏ, một là nó tạo điều kiện cho người lao động tách mình khỏi những ràng buộc của cơ chế bao cấp, và gò bó trong môi trường hợp tác xã.
- Thứ hai, chính sách Đổi mới nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra một con đường, một kỷ nguyên phát triển mới cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư nhân, ngoài nhà nước mở rộng quy mô sản xuất, từ đó nhu cầu sử dụng lao động tăng, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
- Hai tác động này cộng hưởng đã tạo ra một luồng di dân lớn từ nông thôn đến đô thị của người dân nông thôn nhằm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập và điều kiện sống.
- Rõ ràng, sự thay đổi này tất yếu dù ít hay nhiều đều có những tác động nhất định đến đời sống người di dân và gia đình người di dân nói riêng và đời sống nông thôn nói chung..
- Vậy tác động cụ thể của di dân nông thôn – đô thị theo mùa vụ đến đời sống gia đình nông thôn như thế nào? Đã có không ít những nhà nghiên cứu quan tâm và.
- tiến hành nghiên cứu về vấn đề di dân cũng như tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều ở quy mô lớn và mang tính tổng quát, chung chung.
- Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tác động của di dân nông thôn – đô thị đến đời sống gia đình nông thôn với trường hợp cụ thể là ở xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương.
- Đây là một địa bàn có nhiều biến đổi về đời sống kinh tế - văn hóa, trong đó di dân từ nông thôn đến đô thị cũng là một vấn đề được người dân và các cấp chính quyền nơi đây quan tâm..
- Vì những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của di cư mùa vụ nông thôn - đô thị đến đời sống gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương để đóng góp một bằng chứng cụ thể, chi tiết và bổ sung cho các nghiên cứu vĩ mô trước đó.
- Đồng thời chỉ ra thực trạng vấn đề di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và tác động của nó đến đời sống gia đình nông thôn không chỉ cho người dân mà còn cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương có những nhìn nhận và giải pháp quản lý tốt hơn vấn đề này..
- Đề tài này tiếp cận những kiến thức của xã hội học, trong đó vận dụng những lý thuyết cụ thể như lý thuyết hút – đẩy của Everetts Lee và lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội để giải thích hiện tượng di cư mùa vụ nông thôn – đô thị.
- giúp bổ sung và làm rõ thêm hệ khái niệm của xã hội học và đặc biệt là các khái niệm liên quan đến di cư và gia đình.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu còn áp dụng những phương pháp nghiên cứu xã hội học bao gồm các phương pháp thu thập thông tin định lượng và định tính để có những bằng chứng khoa học chứng minh cho các giả thuyết nghiên cứu đưa ra.
- Đề tài mô tả và phân tích một hiện tượng xã hội đang được quan tâm là di cư mùa vụ nông thôn – đô thị tại một địa bàn nghiên cứu cụ thể là xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Từ đó chỉ ra thực trạng và các tác động của di cư mùa vụ đối với đời sống gia đình nông thôn để hướng tới đưa ra các khuyến nghị về quản lý di cư tại nông thôn..
- Đề tài còn giúp người nghiên cứu vận dụng được những kiến thức, kỹ năng, phương pháp trong xã hội học để triển khai một vấn đề cụ thể và có thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu xã hội học..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu nhằm tìm hiểu những đặc trưng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và tác động của nó đến đời sống kinh tế - xã hội của các gia đình nông thôn trên một địa bàn nghiên cứu là xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương..
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cho vấn đề di dân cũng như quản lý di dân mùa vụ nông thôn – đô thị ngày nay đối với các cấp chính quyền địa phương..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu các đặc trưng của người di dân và hộ gia đình có người di dân mùa vụ nông thôn – đô thị, đặc biệt là các đặc trưng về nhân khẩu học;.
- Tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống vật chất (kinh tế) của gia đình nông thôn;.
- Tìm hiểu tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống tinh thần, sức khỏe của gia đình nông thôn..
- Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Tác động của di dân mùa vụ nông thôn – đô thị đến đời sống của người dân nông thôn..
- Khách thể nghiên cứu - Người di dân.
- Hộ gia đình của người di dân - Cơ quan chức năng tại địa phương 4.3.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Câu hỏi nghiên cứu.
- Thực trạng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương đang diễn ra như thế nào?.
- Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động như thế nào đến đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, giáo dục, tinh thần, xã họi và chính trị của các gia đình ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tinh Hải Dương?.
- Giả thuyết nghiên cứu.
- Chính sách đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho thị trường lao động mở rộng, khuyến khích người dân nông thôn di dân ra đô thị..
- Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị có tác động đến đời sống kinh tế, vật chất của người di dân và gia đình có người di dân ở nông thôn..
- Di dân mùa vụ nông thôn – đô thị góp phần thay đổi đời sống văn hóa, giáo dục, văn hóa, tinh thần, xã hội và chính trị của người di dân và gia đình..
- Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Các tài liệu luật pháp liên quan đến vấn đề di dân;.
- Các tài liệu, văn bản về tình hình kinh tế - xã hội xã Cẩm Văn – Cẩm Giàng – Hải Dương;.
- Các nghiên cứu trong nước về vấn đề di dân;.
- Các nghiên cứu nước ngoài về vấn đề di dân..
- Phương pháp chọn mẫu.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu mạng lưới (mô hình quả bóng tuyết hay chuỗi liên tiếp hoặc chọn mẫu theo uy tín/ danh tiếng) và chọn mẫu có chủ đích..
- Phương pháp chọn mẫu mạng lưới (mô hình quả bóng tuyết): được chấp nhận sử dụng cho một vài trường hợp đặc biệt như các thành viên của một dân số đặc biệt khó tiếp cận.
- Phương pháp chọn mẫu có chủ đích: Là phương pháp chọn các trường hợp gia đình có người di dân mùa vụ từ nông thôn đến đô thị, và những người di dân này nhằm mục đích làm ăn kinh tế, không phải vì mục đích học tập (sinh viên).
- Phương pháp này không dựa trên một bản danh sách có sẵn về các gia đình di dân và lựa chọn ngẫu nhiên từ bản danh sách đó, do việc quản lý nhân khẩu và quản lý số liệu về số lượng người di dân mùa vụ trên thực tế là một việc làm khó khăn và độ chính xác không cao.
- Phỏng vấn bằng bảng hỏi.
- Là phương pháp định lượng, chúng tôi sử dụng một bảng hỏi đã được chuẩn hoá, bao gồm câu hỏi và các câu thu thập thông tin từ người trả lời.
- nghiên cứu này, chúng tôi thu về được 300 bảng hỏi hợp lệ và được xử lý qua chương trình SPSS..
- Phỏng vấn sâu.
- Mục tiêu là tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu..
- Trong đề tài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc với 10 cuộc phỏng vấn sâu: 03 phỏng vấn cán bộ chính quyền địa phương, 07 phỏng vấn người dân..
- Mặt khác, phỏng vấn sâu còn giúp cho người nghiên cứu phát hiện ra những vấn đề mà phỏng vấn bằng bảng hỏi chưa lường hết, và kiểm định lại thông tin trong bảng hỏi có trung thực hay không..
- SPSS là một phần mềm thống kê được ứng dụng rộng rãi trong xử lý và phân tích thông tin định lượng cho các nghiên cứu xã hội học.
- Trong luận văn này, chúng tôi xử dụng SPSS để phân tích mô tả thực trạng di dân mùa vụ nông thôn – đô thị và ý kiến của người tham gia nghiên cứu về tác động của di dân mùa vụ đến đời sống gia đình nông thôn tại xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương.
- Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích tương quan để xem xét xem liệu các biến số về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của người di dân… có dẫn đến sự khác biệt về sự tác động (nếu có) không?.
- Biến số phụ thuộc: Đời sống gia đình nông thôn - Đời sống kinh tế.
- Đời sống tinh thần - Đời sống giáo dục - Đời sống y tế - Đời sống chính trị.
- Biến số độc lập: Tình trạng di dân.
- Thực trạng di dân ở xã Cẩm Văn – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương - Đặc trưng nhân khẩu của người di dân: độ tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, vị thế trong gia đình, thời gian di dân, thu nhập.
- Đặc trưng của gia đình người di dân: Quy mô gia đình, số thế hệ, số nhân khẩu phụ thuộc, thu nhập, nghề nghiệp, tổng số người di dân trong gia đình..
- Chính sách Kinh tế - Xã hội của Nhà nước.
- Đặc trưng của gia đình và người di cư.
- Di cư mùa vụ nông thôn – đô thị.
- Tác động:.
- Đời sống kinh tế - Đời sống tinh thần.
- Đời sống giáo dục - Đời sống y tế - Đời sống chính trị.
- Quá trình đô thị hóa.
- Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb Thế giới, Hà Nội.
- Hoàng Văn Chức (2004), Di dân tự do đến Hà Nội – thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Đinh Quang Hà (2010), “Di dân nông thôn và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (2) 5.
- Đinh Quang Hà (2014), “Di dân tự do nông thôn – đô thị với trật tự xã hội”.
- Macionis (2004), Xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Lê Ngọc Hùng (2003), “Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội:.
- trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên”, Tạp chí Xã hội học (2)..
- Lê Minh Tiến (2006), “Tổng quan phương pháp phân tích mạng lưới xã hội trong nghiên cứu xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội, (9) Trang 21 LV.
- Lê Văn Thanh (2006), Người di dân và sự phát triển kinh tế xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị NIE SEAGA 2006 Singapore..
- Nguyễn Thị Hồng Xoan (2011), Bài giảng Cao học Xã hội học dân số, ĐH KHXH&NVTP.HCM..
- Nguyễn Đình Tấn và Lê Tiêu La (2005), Vai trò nam chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia..
- Nguyễn Đình Tấn (2005), Xã hội học, Nxb Chính trị Quốc gia.
- Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học đại cương, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
- Phạm Xuân Hảo (2010), Xã hội học văn hóa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
- Quỹ dân số Liên hợp Quốc (2007), Hiện trạng di dân trong nước ở Việt Nam 18.
- Richard T.Schaefer (2005), Xã hội học, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Thân Văn Liên (1999), Nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy làn song di dân tự do từ các khu vực nông thôn ra đô thị trong quá trình chuyển dổi kinh tế ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội các vùng đô thị và nông thôn, Chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Hà Nội..
- Trịnh Khắc Thẩm (2001), Nghiên cứu di dân ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2004), Điều tra di dân Việt Nam năm 2004.
- Tổng cục Thống kê (2005), Điều tra di dân Việt Nam năm 2004: Báo cáo kết quả chính, Nxb Thống kê, Hà Nội.
- Tổng cục Thống kê (2010), Di dân và đô thị hóa ở Việt Nam, thực trạng, xu hướng và những khác biệt, Hà Nội..
- Võ Thanh Sự (2009), Sự yếu thế của người di dân: Vai trò chưa rõ ràng của các mạng lưới xã hội, Bài viết trình bày tại hội thảo Quốc gia có di dân..
- Luật hôn nhân và gia đình 2014, http://thuvienphapluat.vn/archive/Luat-Hon- nhan-va-gia-dinh-2014-vb238640.aspx, Ngày truy cập