« Home « Kết quả tìm kiếm

TÂY ĐÔ - THĂNG LONG: MỐI LIÊN HỆ LỊCH SỬ


Tóm tắt Xem thử

- Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, một nghìn năm hội tụ và toả sáng.
- Để có được Kinh đô nghìn năm, ngoài yếu tố nội tại của Thăng Long còn có phần đóng góp của Tứ trấn và các địa phương.
- Trong đó, việc xây thành (Tây Đô) và dời đô về An Tôn của Hồ Quý Ly không những phản ánh yêu cầu xã hội Đại Việt cuối thế kỷ XIV mà còn chứng tỏ mối liên hệ lịch sử giữa Tây Đô và Đông Đô..
- Thành Tây Đô hiện sừng sững còn đấy nhưng Kinh đô Thăng Long nghìn năm đã nhiều lần bị đổ nát, dựng đi dựng lại, cuối cùng bị phá huỷ hoàn toàn và bị vùi lấp dưới lòng đất.
- Phải chăng từ những gì còn lại của Tây Đô, từ góc nhìn lịch sử chúng ta có thể khám phá thêm những bí ẩn của một Hoàng thành Thăng Long xưa, góp thêm ý kiến về một Hà Nội phát triển bền vững trong tương lai..
- Tây Đô trong bối cảnh Thăng Long thời Trần.
- Vùng đất Tây Đô hay An Tôn (huyện Vĩnh Lộc) ở phía tây bắc tỉnh Thanh Hóa: giáp huyện Hà Trung về phía đông.
- Quá trình khai phá đất đai và lập làng diễn ra từ nhiều thế kỷ từ trước khi vùng đất này trở thành Tây Đô..
- Nằm ở khu vực chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng, vùng đất Tây Đô có đủ các dạng địa hình, vừa có núi đá vôi, núi thấp, đồi, có sông suối lại xen kẽ cả đồng bằng..
- Địa thế hiểm yếu của Tây Đô không những được tạo bởi hệ thống núi đá vôi bao quanh khu vực xây thành Tây Đô mà còn là nơi hợp lưu của sông Mã (phía tây) với sông Bưởi (phía đông) tại ngã ba cầu Công trở thành con hào tự nhiên hình vòng cung bao quanh vùng đất Tây Đô.
- Với hệ thống sông suối và núi đồi bao quanh nên Tây Đô vừa tận dụng được thế mạnh sông nước lại vừa có lợi thế hiểm trở của núi rừng..
- Với đường thuỷ dọc theo sông Mã và đường bộ là con đường thượng đạo Bắc - Nam, mặc dù được coi là vùng đất có địa thế hiểm yếu, nhưng Tây Đô là nơi có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi..
- Kể từ năm Canh Tuất (1010), khi Lý Công Uẩn dời đô đến khi Vương triều Trần thiết lập, Thăng Long trở thành Kinh đô Lý - Trần, trung tâm của văn minh Đại Việt.
- Đối với Tây Đô - cũng như các vùng đất thuộc châu thổ sông Mã cho đến sông Lam - vẫn là vùng đất phía nam mà lịch sử gọi là trại 1.
- Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về kinh đô lớn là Đại La của kinh phủ.
- Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự vì thế đổi gọi là thành Thăng Long” và đến cuối năm vua cho “xây dựng cung điện trong cung thành Thăng Long” 2.
- Cùng với việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, xứ Thanh thuộc châu Ái từ vị trí gần kề Kinh đô (Hoa Lư) trở thành vùng đất “trại” xa trung tâm đất nước.
- Tuy là vùng đất trại phương Nam, nhưng do vị trí tự nhiên và yếu tố con người thuộc lưu vực sông Mã, nên vùng đất Tây Đô đã được các vua Lý cũng như các vua Trần quan tâm đặc biệt.
- Điều này đã khẳng định Tây Đô là vùng đất có vị trí quan trọng về mặt quân sự cũng như xã hội..
- Năm 1397, khi Hồ Quý Ly xây dựng Kinh đô mới (thành Tây Đô) đã biến xứ Thanh nói chung và vùng đất Tây Đô nói riêng từ đất trại phương Nam trở thành Kinh đô Đại Việt những năm cuối vương triều Trần và sau đó là Đại Ngu của vương triều Hồ..
- Từ một vùng “cuối nước đầu non” khi trở thành trung tâm chính trị cả nước, trên vùng đất Tây Đô đã diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc.
- Từ chỗ chỉ là một địa bàn giao thoa văn hoá liên vùng, Tây Đô trở thành nơi giao tiếp của nhiều nền văn hoá trong cả nước..
- Từ Thăng Long đến Tây Đô.
- Nghiên cứu sâu và toàn diện Tây Đô cho thấy đây là vùng đất có vị trí quan trọng về mặt quân sự cũng như xã hội.
- Đối với Thăng Long (phía bắc), Tây Đô thuộc vùng đất trại phương Nam và đối với phía nam, Tây Đô (sông Mã) và sông Lam là vùng đất tiếp giáp Champa..
- Trong lịch sử công cuộc bình Chiêm, mở rộng lãnh thổ về phía nam của các vua Lý, vua Trần cũng như vua Lê đều xem Tây Đô là đất phên dậu.
- Nằm ở vị trí giao thông trung chuyển Bắc - Nam, trong những lần hành quân từ Thăng Long chinh phạt Champa, Tây Đô (xứ Thanh) là hậu cứ quan trọng của Đại Việt..
- Từ Tây Đô qua miền núi Thanh Hoá có thể ra Thăng Long.
- Đây là con đường tuần du phương Nam từ Kinh thành Thăng Long của các vị hoàng đế Đại Việt và là con đường duy nhất trong nhiều thế kỷ thời trung đại..
- Từ Tây Đô theo đường bộ, đường sông đều rất thuận lợi đến các tỉnh phía nam, vương quốc Champa và Thăng Long.
- Xuôi dòng sông Mã, nối Tây Đô với Thăng Long bằng hai nhánh đường sông và đường biển.
- Một nhánh xuôi ra cửa Lạch Trường thông ra biển, một nhánh theo sông Lèn qua cửa Thần Phù (Nga Sơn) đến sông Vân Sàng, sông Đáy (Ninh Bình) ra Thăng Long.
- Và cũng chính là đường giao thông duy nhất đưa xa giá vua Trần từ Thăng Long về kinh đô mới, nối liền từ cung Bảo Thanh đến Kinh thành Tây Đô..
- Vị thế của Tây Đô còn được khẳng định trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, với chiến lược “lấy đoản binh chế trường trận”, vua tôi nhà Trần đã rút lui chiến lược về xứ Thanh để bảo toàn lực lượng và tổ chức phản công thắng lợi năm 1285.
- Rõ ràng môi trường địa lý nhân văn thuận lợi, vị thế quân sự hiểm yếu của vùng đất Tây Đô ở lưu vực sông Mã đã góp phần không nhỏ giúp triều Trần giữ được Thăng Long và làm nên những kỳ tích trong sự nghiệp chống ngoại xâm, tham gia hun đúc nên hào khí Đông A..
- Nhưng cũng chính lợi thế đó của xứ Thanh nói chung và Tây Đô nói riêng lại là một trong những nhân tố để Hồ Quý Ly chọn làm nơi định đô mới..
- Rõ ràng dời đô về Thanh Hoá là một quyết định có cân nhắc, tính toán của Hồ Quý Ly..
- Vì vậy, Hồ Quý Ly đã sớm tính tới khả năng chọn nơi có vị trí quân sự hiểm yếu để xây dựng kinh đô mới.
- Trong tư duy của Hồ Quý Ly, Kinh đô Thăng Long lúc này bộc lộ nhiều điều bất lợi, vì thế việc tìm chọn một vùng đất mới phù hợp với những yêu cầu mới, sự nghiệp mới của ông và vương triều ông trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu..
- Dự định dời đô đến vùng đất An Tôn được Hồ Quý Ly đưa ra triều đình bàn bạc và đã từng có không ít các triều thần đưa ra những lời khuyên can.
- Điều đó cho thấy quyết tâm dời đô đến vùng đất “hợp với loạn” của Hồ Quý Ly..
- Dễ dàng nhận ra Thăng Long là nơi có thể phát triển về mọi mặt nhưng trống trải, khó có thể bảo tồn được lực lượng lâu dài trong điều kiện phải đương đầu với các cuộc chiến tranh ác liệt, đại quy mô.
- Vì vậy, lựa chọn kinh đô mới đối với Hồ Quý Ly phải tính đến các khả năng: có vị thế quân sự hiểm yếu, tách biệt khỏi Thăng Long - nơi ảnh hưởng của quý tộc nhà Trần còn mạnh và phải xa nguy cơ xâm lược từ phương Bắc.
- Vùng đất đó chỉ có thể là xứ Thanh, quê hương ông..
- Một người có tham vọng chính trị như Hồ Quý Ly không thể không nhận thức được rằng vùng đất Thăng Long là nơi có ảnh hưởng lớn của họ Trần.
- Kế hoạch giành ngôi báu, xây dựng vương triều và bảo vệ nền độc lập tự do của đất nước chắc chắn sẽ khó trọn vẹn nếu chỉ được triển khai và thực hiện ở Thăng Long.
- Đây chính là một trong những lý do khiến Hồ Quý Ly quyết định dời bỏ Thăng Long và nghĩ tới quê hương xứ Thanh..
- Chọn vị trí này để xây dựng kinh đô mới, Hồ Quý Ly có thể tách dần và loại trừ sự chống đối của quý tộc nhà Trần và các thế lực ủng hộ nhà Trần còn tương đối mạnh ở châu thổ sông Hồng, yên tâm hơn trong khi thực hiện tham vọng của mình..
- Thanh Hoá và Thăng Long cách nhau không quá xa, nhưng cũng đủ để vương triều mới cách ly với những thế lực ủng hộ vương triều cũ.
- Hơn thế, vùng đất này còn có vị thế đặc biệt và quan hệ mật thiết với Hồ Quý Ly.
- Đây là vùng đất không phải là quý hương của dòng họ Đông A nhà Trần nhưng là nơi mà Hồ Quý Ly coi là quê hương.
- Hồ Quý Ly không mấy khó khăn để nhận thấy vị trí đặc biệt của vùng đất này.
- Khi chọn đất xây dựng kinh đô mới, Hồ Quý Ly đã thấy rõ ý đồ bành trướng về phía nam của nhà Minh đang đến gần.
- Chắc chắn Hồ Quý Ly đã liên t- ưởng đến vị thế của xứ Thanh trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285).
- Như vậy, để phục vụ cho kế hoạch giành ngôi vị và chuẩn bị trước cho một cuộc kháng chiến chống phương Bắc, trong tư duy của Hồ Quý Ly, Kinh đô Thăng Long không còn phù hợp, Thanh Hoá là vùng đất lý tưởng có đủ cả "địa lợi, nhân hoà".
- So với Thăng Long thì vùng đất An Tôn tuy không có cái thế của vùng đất "rồng bay".
- Là người rất am hiểu về địa thế của vùng châu thổ sông Mã, Hồ Quý Ly đã nhận thấy An Tôn là vùng đất đắc địa, hoàn toàn có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu và tiêu chí xây dựng kinh đô của mình và cuối cùng ông đã quyết định chọn làm đất đóng đô.
- Nhìn vào kết cục lịch sử của họ Hồ và kinh đô ngắn ngủi chưa đầy 10 năm với sự trường tồn của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm thì có thể xem quyết định dời bỏ Thăng Long là một sai lầm mà hậu quả của nó đã nằm ngoài những trù tính của Hồ Quý Ly..
- thì nhà Lý đã quyết định dời bỏ Hoa Lư ra Thăng Long và sau đó, trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống với cách đánh sáng tạo và trong cuộc chống xâm lược Mông - Nguyên, nhà Trần với cuộc “chiến tranh nhân dân” đã đánh bại mọi âm mưu xâm lược hùng mạnh phương Bắc, nhờ vậy mà “kinh thành còn, xã tắc còn”.
- Từ thực tế lịch sử cho thấy dời đô ra Thăng Long của Lý Công Uẩn là quyết định đúng đắn nhất và ngược lại, có thể một sai lầm lớn của Hồ Quý Ly là dời bỏ Thăng Long.
- Mặc dù đã có Lam Kinh - đất phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nhưng Lê Thái Tổ vẫn quyết định trở về Thăng Long và sau đó, mặc dù đã có Kinh đô Yên Trường và thành Tây Đô kiên cố đã từng giúp họ Nguyễn sau đó là họ Trịnh (Nam triều) đánh bại nhà Mạc (Bắc triều) nhưng sự nghiệp Lê Trung hưng vẫn trở về Thăng Long.
- Điều này đã khẳng định việc trở về Thăng Long của nhà Lê là một quyết định sáng suốt nên vương triều Hậu Lê đã tồn tại trong thời gian dài hơn 3 thế kỷ..
- Như vậy, nếu xét Thăng Long và Tây Đô trong tương quan mối liên hệ quân sự cũng như xã hội, thì chắc chắn việc Hồ Quý Ly chọn vị trí An Tôn để xây thành, dời đô là hoàn toàn do yêu cầu thời cuộc, nằm trong kế sách củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị chống ngoại xâm.
- Khẳng định điều này, Đặng Xuân Bảng từng viết: “Kinh đô.
- Thăng Long tuy là nơi bằng phẳng, mà có núi dựa, có biển ngăn, thực là nơi hình thắng.
- Cho nên, lập đô dựng nước ngoài Thăng Long ra có lẽ không đâu hợp hơn Thanh Hóa”.
- Điều đó đã khẳng định Kinh thành Tây Đô “chỉ hợp với loạn mà không hợp với trị” và vị thế Thăng Long hoàn toàn phù hợp cho một kinh đô phát triển trong thời bình hơn là thời “loạn” và chiến thuật chiến tranh.
- Đúng như Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ thì Thăng Long ở vào nơi "… trung tâm trời đất.
- Như vậy, trước khi Kinh thành Tây Đô được tạo dựng, lưu vực sông Mã vẫn là đất trại phương Nam, nhưng với sự hình thành Kinh thành Tây Đô thời cuối Trần thì văn hoá sông Hồng đã được mở rộng về phía nam và cho đến khi vương triều Hồ thiết lập với Kinh đô Tây Đô, xứ Thanh nói chung và lưu vực sông Mã nói riêng trở thành khu vực mở rộng của trung tâm văn hoá Thăng Long.
- Trên một ý nghĩa nào đó thiết nghĩ rằng từ Hoa Lư ra Thăng Long là con đường thiên đô thì từ Thăng Long vào Tây Đô cũng là con đường thiên đô.
- Vì thế, trong hành trình du lịch văn hoá miền Bắc nên có con đường thiên đô từ Thăng Long vào Tây Đô..
- Thành Tây Đô - Thăng Long: Kinh đô Đại Việt thời Trần.
- Nếu xét thành Thăng Long, cung Bảo Thanh và thành Tây Đô trong tiến trình dời đô những năm cuối thế kỷ XIV, thì rõ ràng dưới vương triều Trần đã tồn tại hai kinh đô;.
- Tây Đô và Đông Đô..
- Kể từ khi chính thức trở thành kinh đô của Đại Việt để phân biệt với kinh đô cũ ở Thăng Long, kinh đô mới ở An Tôn được gọi là Tây Đô và cố đô Thăng Long lúc này được gọi là Đông Đô.
- Từ đây, Tây Đô chính thức trở thành trung tâm chính trị, quân sự của Đại Việt những năm cuối vương triều Trần..
- Thành Tây Đô còn lại tương đối nguyên vẹn là bốn bức tường, các cổng thành bằng đá và đôi bệ cửa rồng đá cụt đầu.
- Qua kết quả khai quật khảo cổ học cho thấy phần lớn gạch xây thành Tây Đô giống với loại gạch, ngói phát hiện tại Ly Cung và đàn Nam Giao mang phong cách cuối thời Trần (thế kỷ XIII - XIV).
- Điều này chứng tỏ, khi xây thành Tây Đô, gạch ngói được Hồ Quý Ly lấy từ các địa phương và cung điện ở Thăng Long.
- Tiếc rằng, Thăng Long cũng như Tây Đô, hoàng thành đã đổ nát và vùi lấp nên chúng ta khó có thể xác định được kiến trúc của công trình.
- Nhưng đối với Hồ Quý Ly, một người đã có mấy chục năm liên tục nắm giữ các vị trí trọng yếu trong vương triều Trần nên đến kinh đô mới ông khó có thể ra đi bằng “hai bàn tay trắng”.
- thiết kế thi công, Tây Đô đã chịu ảnh hưởng kiến trúc Thăng Long và còn bao nhiêu hiện vật của Thăng Long đang nằm dưới đống đổ nát của Tây Đô?.
- Trong điều kiện Kinh thành Thăng Long khó có thể khai quật được thì việc khai quật toàn bộ thành nội Tây Đô, nhiều bí ẩn của Thăng Long sẽ được lý giải.
- Đây là cơ sở để chúng ta nhìn nhận lại vị thế và đóng góp của Tây Đô với Thăng Long..
- Tìm hiểu kỹ kiến trúc và kỹ thuật xây thành có thể thấy Tây Đô vừa kết hợp với phong cách xây dựng thành truyền thống của người Việt và thành Thăng Long thời Lý - Trần, vừa có sự phát triển cao, rất khác với các công trình thành lũy trước đây.
- Tính kế thừa truyền thống của Tây Đô thể hiện ở kiến trúc La thành.
- Vòng thành này cũng được đắp bằng đất có hình dáng uốn lượn theo địa hình tự nhiên, kết hợp với hệ thống sông, núi, giống như thành bao ở Thăng Long thời Lý - Trần, có sự kết hợp hài hoà giữa công năng sử dụng với địa hình tự nhiên, với hệ thống lũy đất bao bọc nương theo địa hình sông, hồ khiến cho vòng La thành không có hình dáng thường thấy ở các kiến trúc thành cổ..
- Công trình Tây Đô với cấu trúc thành nội hình khối rõ ràng, đường nét dứt khoát vừa tiếp thu tính truyền thống, vừa mang nét “đặc sắc” của Kinh thành Thăng Long thời Trần vừa mang phong cách riêng của nghệ thuật kiến trúc cuối thế kỷ XIV..
- Tây Đô là toà thành đá kiên cố nhất với kiến trúc độc đáo, được xây dựng trong thời gian nhanh nhất và cũng là toà thành còn để lại nhiều ẩn số 12 .
- Tây Đô còn được đánh giá là kiệt tác do con người sáng tạo, là một công trình kiến trúc có giá trị nhiều mặt, đó là kết tinh sức sáng tạo của nhân dân cả nước.
- Từ tầm vóc của Thăng Long cũng như Tây Đô - Kinh đô Đại Việt thời Trần, có thể khẳng định Tây Đô là một hợp phần của Thăng Long, văn hoá Lý - Trần và văn minh Đại Việt.
- Cùng với những phát lộ của Hoàng thành Thăng Long và những ẩn số của Tây Đô được lý giải, chắc chắn sẽ là tư liệu có giá trị góp phần vào kho tàng văn hoá dân tộc và nhận thức đầy đủ hơn về một Thủ đô Hà Nội một nghìn năm tuổi..
- Như vậy, Tây Đô là sự kế thừa của Kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần.
- Từ Tây Đô và Thăng Long không chỉ thấy được mối liên hệ quân sự, xã hội giữa hai vùng đất (đất trại phương Nam) và kinh đô (Thăng Long), giữa vị thế một Kinh đô “muôn đời” (Thăng Long) và kinh đô do yêu cầu thời cuộc (Tây Đô), mà quan trọng hơn là quan hệ giữa hai kiệt tác văn hoá dưới vương triều Trần.
- Tây Đô - Đông Đô..
- Xưa nay, khi nói đến thành tựu văn minh Đại Việt người ta ít nói đến Tây Đô mặc dù nó là thành quả của văn hoá Lý - Trần nên đã đến lúc chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ hơn về Tây Đô.
- Vì nếu cùng với Thăng Long, Tây Đô trở thành di sản văn hoá thế giới thì Tây Đô cũng là một hợp phần văn hoá Thăng Long và thành tựu văn minh Đại Việt.
- Từ mối liên hệ lịch sử này chúng ta mới thấy được tầm vóc của Thăng Long hội tụ và toả sáng.
- Và cũng từ cố đô - Tây Đô, hơn 6 thế kỷ trôi qua với thành đá còn lại cùng bài học thất bại của một kinh đô chưa đầy 10 năm phải chăng là những tư liệu góp phần khôi phục lại Hoàng thành Thăng Long xưa?.
- 12 Nguyễn Thị Thuý, “Thành Tây Đô: Những ẩn số cần giải mã”, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số tr.68- 71.