« Home « Kết quả tìm kiếm

THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (ZOOPLANKTON) TRÊN SÔNG HẬU - ĐOẠN THUỘC TỈNH HẬU GIANG VÀ SÓC TRĂNG VÀO MÙA KHÔ


Tóm tắt Xem thử

- THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT NỔI (Zooplankton) TRÊN SÔNG HẬU - ĐOẠN THUỘC TỈNH HẬU GIANG VÀ SÓC TRĂNG VÀO MÙA KHÔ Nguyễn Thị Kim Liên 1 , Diệp Ngọc Gái, Huỳnh Trường Giang 1 và Vũ Ngọc Út 1.
- Động vật nổi, sự đa dạng, thành phần loài, mật độ Keywords:.
- Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu xác định tính đa dạng thành phần loài động vật nổi phân bố trên sông Hậu thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình quan trắc sinh học trên sông Hậu.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2013 đến 5/2014 với 2 đợt thu mẫu bao gồm 4 điểm trên sông chính và 5 điểm trên sông nhánh.
- Tổng cộng đã xác định được 97 loài động vật nổi, trong đó Rotifera có số loài phong phú nhất 45 loài (47.
- các nhóm động vật nổi còn lại có 8 loài (8.
- Mật độ động vật nổi ở sông chính và sông nhánh biến động lần lượt từ cá thể/m 3 và cá thể/m 3 .
- cũng là nơi tiếp nhận nguồn nước thải từ các hoạt động nói trên đã dẫn đến tình trạng chất lượng nước bị suy giảm làm ảnh hưởng sự phát triển của thủy sinh vật, trong đó có các quần thể động vật nổi..
- Trong thủy vực, động vật nổi đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi thức ăn và là đối tượng trong các nghiên cứu về đa dạng sinh học quần thể động vật ở các hệ sinh thái thủy vực (Vũ Ngọc Út và Dương Thị Hoàng Oanh, 2012).
- Ngoài ra, chúng còn là thức ăn quan trọng cho các động vật thủy sản vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao lơ lững trong tầng nước, phù hợp với tập tính dinh dưỡng của đa số loài thủy sản (Lê Thanh Hùng, 2008)..
- Hơn nữa, Rotifera là sinh vật nhạy cảm với môi trường hơn so với những loài động vật nổi khác và được xem là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước (Gannon and Stremberger, 1978).
- Bên cạnh đó, theo Nguyễn Dương Thạo (2007) cho rằng việc nghiên cứu động vật nổi sẽ làm cơ sở khoa học phân vùng sinh thái, đánh giá tính đa dạng, tiềm năng sinh học hay nhóm sinh vật chỉ thị môi trường.
- quan trọng của động vật nổi đem lại nên nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tính đa dạng thành phần loài động vật nổi, từ đó đánh giá nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực, đồng thời cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng chương trình quan trắc sinh học trên sông Hậu..
- Tổng cộng có 9 điểm thu mẫu, trong đó có 4 điểm trên sông chính và 5 điểm trên sông nhánh.
- Mẫu định tính và định lượng động vật nổi được thu bằng lưới phiêu sinh động vật kích thước mắt lưới 60 µm, đối với mẫu định lượng thì tại mỗi điểm thu 200 L nước và được lọc qua lưới.
- Định danh tên các giống loài động vật nổi theo Shirota (1966), Boltovskoy (1999), Đặng Ngọc Thanh và ctv.
- Định lượng động vật nổi bằng buồng đếm Segewich Rafter phương pháp của Boyd và Tucker (1992).
- (1963) và chỉ số tương đồng Sorensen (S) (1948) để đánh giá tính đa dạng và sự tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực thu mẫu.
- Sông chính 1 Đông Phú Nhiều lục bình ve bờ, bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt..
- Sông nhánh 5 Cái Dầu 1 Nhiều dân cư sinh sống, nhiều rác thải..
- Qua 2 đợt khảo sát đã tìm thấy tổng cộng là 74 loài trên sông chính và 84 loài trên sông nhánh, trong đó ngành Rotatora có thành phần loài phong phú với 36 loài và 38 loài tương ứng cho sông chính và sông nhánh.
- 3.1 Thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông Hậu.
- Kết quả phân tích thành phần loài động vật nổi trên tuyến sông Hậu đoạn thuộc tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng qua 2 đợt khảo sát đã ghi nhận được tổng cộng 97 loài thuộc các nhóm như ngành động vật nguyên sinh (Protozoa), ngành luân trùng (Rotifera), bộ phụ giáp xác râu ngành (Cladocera), lớp phụ giáp xác chân chèo (Copepoda) và nhóm động vật nổi ít gặp khác thuộc lớp côn trùng (Insecta), giun tròn (Nematoda), giáp xác (Crustacea), ấu trùng giun nhiều tơ (Polychaeta) và ấu trùng Veliger (Bivalvia).
- Rotifera có thành phần loài cao nhất với 45 loài chiếm tỉ lệ 47%, kế đến là Cladocera (16 loài, 17.
- và các nhóm động vật nổi còn lại có số loài từ Hình 1).
- Do đó, với sự phong phú về thành phần loài của Rotifera trên sông Hậu ở nghiên cứu này cho thấy môi trường nước ở khu vực khảo sát có mức độ dinh dưỡng khá cao..
- Hình 1: Thành phần loài động nổi trên sông Hậu.
- Thành phần loài động vật nổi giữa 2 đợt thu mẫu không có sự khác biệt lớn, ở đợt 1 đã phát hiện được 70 loài và đợt 2 là 78 loài, trong đó ngành Rotifera luôn có số lượng loài cao nhất trong cả 2 đợt khảo sát với 31 loài 35 loài tương ứng cho đợt 1 và đợt 2.
- Các nhóm động vật nổi còn lại có số loài thấp hơn và biến động từ 8-14 loài (Hình 2)..
- Hình 2: Thành phần loài động vật nổi qua 2 đợt khảo sát.
- 3.1.1 Thành phần loài động vật nổi tại các điểm thu trên tuyến sông chính.
- Theo kết quả nghiên cứu thì số loài động vật nổi tại các điểm thu trên sông chính qua 2 đợt khảo sát không có sự khác biệt lớn, ngoại trừ điểm thu ở sông Đại Ngãi có số loài ở đợt 2 cao hơn đợt 1 vì đoạn sông Đại Ngãi là nơi bị nhiễm mặn theo mùa nên vào đợt khảo sát thứ 2 khi độ mặn tăng lên, một số loài động vật nổi nước lợ phát triển, từ đó làm gia tăng số loài.
- Tại các điểm thu mẫu trên sông chính, thành phần động vật nổi biến động lần.
- Số loài động vật nổi tại điểm sông Đại Ngãi thấp hơn so với các điểm khác và có sự chênh lệch lớn nhất về số loài giữa đợt 1 (16 loài) và đợt 2 (31 loài).
- Vì vậy, khi môi trường nước ở sông Đại Ngãi có hàm lượng dinh dưỡng tăng lên vào đợt 2 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển, từ đó cung cấp nguồn thức ăn cho động vật nổi phát triển mà chủ yếu là các giống loài thuộc ngành Rotifera.
- so với các nhóm động vật nổi khác bởi vì vòng đời của chúng ngắn và tốc độ tăng trưởng cao.
- Thành phần loài động vật nổi ở các điểm còn lại có tổng số loài dao động từ 25-30 loài.
- Mặc dù, thành phần loài ở các điểm giữa 2 đợt thu mẫu có sự khác nhau về sự tăng giảm của số loài ở 2 đợt khảo sát nhưng nhìn chung ngành Rotifera luôn có số loài cao hơn so với các nhóm động vật nổi khác..
- Hình 3: Thành phần loài động vật nổi tại các điểm thu trên.
- tuyến sông chính.
- 3.1.2 Thành phần loài động vật nổi tại các điểm thu trên sông nhánh.
- Kết quả phân tích cho thấy số loài động vật nổi phát hiện được tại các điểm thu trên sông nhánh qua 2 đợt khảo sát dao động từ 22-33 loài, ở hầu hết các điểm thu mẫu đều có thành phần loài ở đợt 2 cao hơn đợt 1 (Hình 4).
- Qua hai đợt khảo sát ở điểm thu Cái Dầu 2 đều có số loài cao nhất ở cả đợt 1 và đợt 2.
- Xét về thành phần loài giữa các nhóm động vật nổi thì ngành Rotifera có số loài trung bình cao nhất với 11 loài, trong đó các loài thường xuất hiện như: Brachionus angularis,.
- Đây là những loài động vật nổi thường phân bố trong thủy vực giàu chất hữu cơ, nước cống rãnh, các ao có nước bẩn, các thủy vực nhiễm bẩn thải sinh hoạt (Đặng Ngọc Thanh, 1976).
- Đáng chú ý là bộ phụ Cladocera ở hầu hết các điểm thu mẫu có thành phần loài thấp hơn so với các nhóm động vật nổi khác, riêng điểm thu ở sông Đại Ngãi không thấy sự hiện diện của chúng vào đợt 2, điều này là do đây là khu vực bị nhiễm mặn theo mùa, khi độ mặn tăng lên vào mùa khô thì không thích hợp cho các loài thuộc bộ phụ Cladocera phát triển..
- Hình 4: Thành phần loài động vật nổi tại các điểm thu trên.
- sông nhánh.
- Chỉ số tương đồng Sorensen cho thấy mức độ giống nhau về thành phần loài động vật nổi giữa.
- Trong nghiên cứu này, tổng số loài động vật nổi phát hiện được tương tự nhau giữa sông chính và sông nhánh ở cả hai đợt khảo.
- Điều này là do có sự trao đổi nước thường xuyên giữa sông chính và sông nhánh theo dòng chảy của thủy triều nên không có sự khác biệt lớn về thành phần loài động vật nổi giữa sông chính và sông nhánh.
- Ngoài ra, ở đợt 2 là thời điểm giữa mùa khô, mực nước thấp nên khả năng trao đổi nước giữa sông chính và sông nhánh cao hơn so với giai đoạn đầu mùa khô (đợt 1), do đó sự tương đồng thành phần loài động vật nổi giữa sông chính và sông nhánh ở đợt 2 cao hơn so với đợt 1..
- Bảng 2: Chỉ số tương đồng về thành phần động vật nổi giữa sông chính và sông nhánh Tổng số loài động vật nổi Đợt 1 Đợt 2.
- Sông chính 49 50.
- Sông nhánh 56 57.
- Số loài xuất hiện ở cả sông chính.
- và sông nhánh 33 38.
- 3.2 Mật độ động vật nổi trên tuyến sông Hậu 3.2.1 Mật độ động vật nổi tại các điểm thu trên tuyến sông chính.
- Trên tuyến sông chính, mật độ động vật nổi trung bình ghi nhận được là ct/m 3 .
- Phần lớn tại các điểm thu thì mật độ động vật nổi ở đợt 1 thấp hơn đợt 2, ngoại trừ điểm thu ở sông Cái Côn (Hình 5).
- Mật độ động vật nổi tại sông Cái Côn đợt 1 cao hơn đợt 2 chủ yếu là do sự gia tăng của ấu trùng nauplius thuộc lớp Copepoda (7.543 ct/m và mật độ của Rotifera (9.193 ct/m cho thấy môi trường nước giàu vật chất hữu cơ vào thời điểm này..
- Mật độ của các nhóm động vật nổi khác bao gồm ấu trùng của Insecta, Nematoda, Crustacea, ấu trùng của Polychaeta và ấu trùng Veliger biến động lớn tại các điểm thu qua 2 đợt khảo sát, chủ yếu là ấu trùng veliger với mật độ khá cao, đặc biệt là ở đợt 2 của sông Đại Ngãi (16.611 ct/m 3 ) bởi vì đây là mùa vụ sinh sản của các loài thuộc lớp Bivalvia nên mật độ ấu trùng veliger tăng cao vào thời điểm này.
- Ngành Protozoa cũng phát triển mạnh tại điểm thu Đông Phú với mật độ 14.094 ct/m 3 (40.
- Hình 5: Biến động mật độ động vật nổi tại các điểm thu trên sông chính 3.2.2 Mật độ động vật nổi tại các điểm thu.
- trên sông nhánh.
- Ở các điểm thu trên sông nhánh có mật độ động vật nổi ở đợt 2 cao hơn đợt 1, mật độ đạt cao nhất ở Cái Dầu và thấp nhất ở Đại Ngãi (Hình 6).
- Mật độ động vật nổi trung bình ghi nhận được trên sông nhánh là ct/m 3 .
- Khi môi trường nước bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nước thải sinh hoạt sẽ làm gia tăng hàm lượng vật chất hữu cơ trong thủy vực tạo điều kiện thuận lợi cho động vật nổi phát triển, do đó mật độ động vật nổi trung bình tại các điểm thu này đạt hơn so với mật độ động vật nổi ở khu vực ít bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước thải và.
- Ấu trùng Nauplius của Cpepoda luôn có mật độ cao và chiếm ưu thế tại các điểm thu mẫu, mật độ đạt cao nhất ở Đông Phú ct/m 3.
- đây là nhóm động vật nổi có ý nghĩa quyết định đến cấu trúc thành phần loài cũng như mật độ động vật nổi vào mùa khô.
- Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về đặc điểm động vật nổi trên kênh, rạch ô nhiễm ở Cần Thơ vào mùa khô của Dương Trí Dũng và Nguyễn Hoàng Oanh (2011), tác giả cho rằng ấu trùng nauplius đạt mật độ cao và chiếm tỉ lệ khoảng 50% tổng mật độ động vật nổi trong thủy vực.
- Tại nhánh sông Cái Côn, mật động vật nổi vào đợt 2 cũng đạt khá cao mà chủ yếu là sự hiện diện của nhóm ấu trùng.
- veliger thuộc lớp Bivalvia do đây là mùa vụ sinh sản của các giống loài thuộc ngành động vật thân mềm nên mật độ của chúng đạt tỉ lệ cao vào thời điểm này.
- Ngoài ra, tại Cái Dầu 1 có mật độ Protozoa đạt cao nhất và dao động từ ct/m 3 cho thấy môi trường bị ô nhiễm hữu cơ.
- vực ít bị ảnh hưởng bởi các nguồn nước thải (Mái Dầm) thì ấu trùng Veliger cũng chiếm tỉ lệ cao nhất, riêng khu vực nước lợ thì nhóm ấu trùng nauplius đạt mật độ cao hơn so với các nhóm khác vào đợt 2 cho thấy môi trường nước giàu vật chất hữu cơ..
- Hình 6: Biến động mật độ động vật nổi tại các điểm thu trên sông nhánh Khi so sánh mật độ động vật nổi giữa hai khu.
- vực sông chính và sông nhánh thì thấy rằng sự biến động mật độ động vật nổi tại các vị trí thu mẫu tương đương nhau, mật độ động vật nổi biến động từ cá thể/m 3 và cá thể/m 3 tương ứng cho sông chính và sông nhánh..
- Tuy nhiên, nếu xét về mật độ động vật nổi trung bình thì ở sông chính cá thể/m 3 ) có mật độ thấp hơn sông nhánh cá thể/m 3 ) (Hình 7), kết quả này cho thấy môi trường nước ở sông nhánh có mức độ dinh dưỡng cao hơn so với sông chính.
- Trong số các nhóm động vật nổi ghi nhận được thì mật độ của bộ phụ Cladocera chiếm tỉ lệ thấp nhất ở cả sông chính và sông.
- Nhóm động vật nổi ít gặp (chủ yếu là ấu trùng Veliger) và ấu trùng nauplius của lớp Copepoda luôn có mật độ cao hơn so với các nhóm động vật nổi còn lại ở cả sông chính và sông nhánh và mật độ của ấu trùng Veliger và nauplius ở sông nhánh thì tương đối cao hơn so với sông chính, nhưng sự khác biệt này không lớn.
- Hình 7: Mật độ động vật nổi trung bình ở sông chính và sông nhánh 3.2.3 Chỉ số đa dạng sinh học.
- của các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính và sông nhánh qua 2 đợt khảo sát dao động từ 1,83-.
- 3,0, ở tất cả các điểm thu mẫu thì chỉ số H’ của đợt 1 cao hơn so với đợt 2, cho thấy tính đa dạng thành phần loài động vật nổi ở đợt 1 cao hơn đợt 2 (Hình 8).
- Giá trị H’ trung bình ghi nhận được là 2,42±0,32 và 2,48±0,29 lần lượt cho sông chính và.
- Chỉ số đa dạng H´ tại các điểm thu trên tuyến sông chính dao động từ trong đó tại điểm thu Đông Phú có chỉ số đa dạng cao nhất (H’=2,80), điều này thể hiện tính đa dạng thành phần loài động vật nổi ở Đông Phú cao hơn so với các điểm thu còn lại với số loài phát hiện là 30 loài.
- Tại các điểm thu trên sông nhánh, chỉ số đa dạng H´ qua 2 đợt khảo sát biến động trong khoảng 1,97-3,00 cho thấy động vật nổi ở sông nhánh có tính đa dạng khá cao.
- Chỉ số H ´ trung bình tại các điểm thu ở Cái Dầu 1, Cái Côn, Cái Dầu 2 và Mái Dầm dao động từ 2,51-2,65 thể hiện môi trường nước thuộc mức ô nhiễm nhẹ.
- Hình 8: Chỉ số H´ trên sông chính và sông nhánh tại các điểm thu mẫu 4 KẾT LUẬN.
- Kết quả khảo sát trên tuyến sông Hậu đã xác định được 97 loài động vật nổi, trong đó Rotifera có số loài cao nhất với 45 loài (47.
- Ở sông chính đã tìm thấy 74 loài động vật nổi, tại Đông Phú có tổng số loài cao nhất và thấp nhất là ở sông Đại Ngãi, ngoài ra đây cũng là điểm có mật độ trung bình cao nhất và thấp nhất là ở sông Mái Dầm (16.005 ct/m 3.
- Trên sông nhánh đã ghi nhận được 84 loài, trong đó sông Cái Dầu 2 có số loài cao nhất và thấp nhất ở Đại Ngãi.
- Mật độ trung bình cũng đạt thấp nhất tại Đại Ngãi và cao nhất là ở Cái Dầu 1..
- Số loài động vật nổi trung bình giữa sông chính và sông nhánh không có sự khác biệt lớn..
- Tuy nhiên, mật độ động vật nổi trung bình ghi nhận được ở sông chính thấp hơn sông nhánh..
- Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner qua 2 đợt khảo sát biến động từ 1,83-2,8 và 1,97- 3,0 tương ứng cho sông chính và sông nhánh..
- Nhìn chung, thành phần loài động vật nổi trên sông Hậu khá đa dạng và là nguồn thức ăn tự nhiên rất tốt cho động vật thủy sản giai đoạn ấu trùng..
- Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội..
- Đặc điểm động vật nổi trên kênh, rạch ô nhiễm ở Cần Thơ vào mùa khô.
- Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Tây Nam Bộ Việt Nam.
- Động vật chí Việt Nam