« Home « Kết quả tìm kiếm

Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống


Tóm tắt Xem thử

- Trung / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống.
- Bài viết đề cập tới thành phần “Khởi ngữ” trong câu tiếng Việt, một thành phần theo tác giả, có những đặc điểm rất riêng, rất đặc thù cho ngôn ngữ của chúng ta.
- Tác giả mới chỉ xem xét thành phần này trong hệ thống, với các vấn đề từ khái niệm khách thể “khởi ngữ”, quan niệm bên trong và bên ngoài, đến các tiêu chí phân loại khởi ngữ, mối quan hệ của khởi ngữ với trong cấu trúc cú pháp câu, và hẹn sẽ nghiên cứu vấn đề này từ góc độ chức năng, có nghĩa là hoạt động của nó trong lời nói vào một dịp khác sau này.
- Nhận xét chung * Vấn đề khởi ngữ đã được bàn đến từ khá lâu trong ngữ pháp tiếng Việt.
- Nguyễn Kim Thản [1] đã sớm sử dụng thuật ngữ “Khởi ngữ” (Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt - tr.561-564).
- Diệp Quang Ban (Ngữ pháp tiếng Việt, tập II - tr và các tác giả sách giáo khoa tiếng Việt 7 (tập I, tr.59-61) sử dụng thuật ngữ “Đề ngữ”.
- Hoàng Trọng Phiến (Ngữ pháp tiếng Việt - Câu - tr sử dụng thuật ngữ “Thành phần khởi ý” trong khi Nguyễn Hữu Quỳnh (Ngữ pháp tiếng Việt - tr.225) thu gọn lại thành thuật ngữ “Khởi ý”.
- Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam - tr.530) sử dụng thuật ngữ “Chủ đề”, còn Nguyễn Tài Cẩn (Ngữ pháp tiếng Việt - tr.180) và các cộng sự của ông chấp nhận một thuật ngữ ghép “Từ - Chủ đề”.
- Về các thuật ngữ trên, chúng tôi cho rằng các thuật ngữ “Khởi ngữ” và “Đề ngữ” phù hợp hơn cả với quan niệm của chúng tôi.
- Trong sơ đồ "thành phần câu tiếng Việt” theo quan niệm của chúng tôi, tất cả 9 thành phần câu đều mang thuật ngữ “NGỮ” để chỉ mỗi thành phần đó đều đảm nhiệm một chức năng cú pháp trong cấu trúc câu..
- Vì tính nhất quán trong quan niệm và trong thuật ngữ của mình, chúng tôi nghiêng về các thuật ngữ sử dụng từ “ngữ” để chỉ một thành phần câu.
- Trong hai thuật ngữ “khởi ngữ” và “đề ngữ”, chúng tôi nghiêng về thuật ngữ “khởi ngữ” hơn vì cho rằng “đề” trong “đề ngữ” có thể gợi ra một sự nhầm lẫn với “đề” trong “đề ngữ” thuộc lý thuyết về “đề - thuyết”, là một bình diện nghiên cứu khác.
- Với tất cả các lý do trên, chúng tôi đã chọn thuật ngữ “khởi ngữ” trong hệ thống phân tích của mình..
- Nhìn vào các thành phần câu, chúng ta nhận thấy các “thành phần phụ” là “khởi ngữ” và “phụ ngữ”, và các “thành phần biệt lập” là “kết ngữ” và “tình thái ngữ” là các thành phần đặc biệt, rất đặc trưng về cấu tạo cũng như ý nghĩa của tiếng Việt.
- Theo quan niệm của chúng tôi, “khởi ngữ” nằm trong “thành phần phụ”, không thuộc “nòng cốt câu”, nhưng cũng như “trạng ngữ” và “phụ ngữ”, nó có mối quan hệ cú pháp và ngữ nghĩa mật thiết với các yếu tố của “nòng cốt câu”.
- Mặt khác, “khởi ngữ” là yếu tố thường rất gắn với diễn ngôn nên nó có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng trước hết là bình diện cấu trúc cú pháp, có nghĩa là trước hết phải được xem xét trong hệ thống..
- Trong một câu tiếng Việt (và có thể tiếng khác) bình thường (hiểu theo nghĩa trật tự thông thường của tư duy mà ngôn ngữ phản ánh), chúng ta có trật tự “chủ ngữ” (thường có chức năng “đề”, “chủ đề”) nêu sự vật, hiện tượng, sau đó có “vị ngữ” (thường có chức năng “thuyết”, “thuật đề”) nêu những đặc tính, miêu tả chủ ngữ, và cuối cùng là “trạng ngữ”, nêu khung cảnh chung diễn ra mối quan hệ chủ - vị.
- Khi một bộ phận nào đó của câu hoặc của một thành phần câu được đặt lên đầu câu so với trật tự câu bình thường (có thể được lặp lại ở phần sau hay không) thì bộ phận đó có khả năng xem xét để trở thành khởi ngữ.
- Trong sử dụng ngôn ngữ, thủ pháp này (sử dụng “khởi ngữ”) được coi là rất phổ biến.
- (Nguyễn Lân) Bên cạnh các ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy còn có khi xuất hiện một thành phần nào đó không nằm trong cấu trúc khởi thủy (structure primaire) của câu mà được đặt ở đầu câu thì thành phần đó cũng có thể được xem xét để trở thành thành phần “khởi ngữ”.
- Về cấu trúc cú pháp mà nói, khác với trường hợp đầu tiên ở đó bộ phận khởi ngữ có thể được xác định tiềm tàng khả năng đảm trách một chức năng cú pháp của một yếu tố cụ thể nào đó trong câu đi sau, ở trường hợp thứ hai này bộ phận khởi ngữ không có mối liên hệ cụ thể với yếu tố nào trong câu đi sau mà xét về chức năng cú pháp, nó có thể gia nhập một kết cấu làm bổ ngữ hay trạng ngữ của câu.
- Ví dụ.
- (Hồ Chí Minh) Như vậy, bộ phận khởi ngữ mang hai ý nghĩa, ý nghĩa nhấn mạnh và ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình".
- Mặt khác, ở đây chúng ta mới chỉ coi cấu trúc câu như là một “đơn vị ngôn ngữ”, có nghĩa là xét về mặt hình thái - cú pháp, xét trong hệ thống.
- Dù được xem xét dưới góc độ là thành phần của cấu trúc câu như là một “đơn vị ngôn ngữ” hay dưới góc độ là thành tố của cấu trúc câu như là một "thông điệp”, thì điều quan trọng trước hết vẫn là xác định bản chất ngữ pháp và chức năng ngữ pháp của thành phần này như một thành tố cấu tạo lên cấu trúc câu, trước khi xem xét chúng hiện diện và hoạt động như thế nào trong diễn ngôn.
- Phân loại Khởi ngữ Xem xét bộ phận khởi ngữ như là một thành phần của cấu trúc câu (một đơn vị ngôn ngữ trong hệ thống), vấn đề cần quan tâm giải quyết trước hết là quan điểm và cách thức phân loại khởi ngữ.
- Nguyễn Kim Thản khi phân loại khởi ngữ đặt vấn đề khởi ngữ trùng với chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ hoặc không trùng hẳn với thành phần nào đó trong câu hay "trong từ tổ".
- Chúng tôi cho rằng việc tồn tại của các loại khởi ngữ xét về bản chất ngữ pháp, chức năng ngữ pháp và mối quan hệ giữa biểu thức thể hiện với sở biểu và sở chỉ là không đơn giản, ngược lại rất phong phú đa dạng.
- Có thể có nhiều cách phân loại, xuất phát từ những quan niệm cơ sở khác nhau, chúng tôi thì chủ trương phân loại khởi ngữ xét trên hai bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa.
- Cũng cần lưu ý rằng không phải lúc nào hai bình diện này cũng rạch ròi, đối lập, mà trên thực tế các yếu tố ngữ nghĩa cũng góp phần không nhỏ lý giải cách phân loại khởi ngữ xét về mặt cấu trúc và ngược lại.
- Khởi ngữ không có khả năng đảm trách một chức năng cú pháp cụ thể trong câu đi sau.
- Đây là loại khởi ngữ nêu sự tình chung, về cơ bản không có quan hệ trực tiếp với một thành tố nào của câu đi sau.
- Về đặc điểm cấu tạo ngữ pháp (bản chất ngữ pháp từ loại), phần lớn các khởi ngữ này đều là các danh ngữ và động ngữ với trung tâm là các thể từ và ngữ thể từ hay vị từ và ngữ vị từ.
- Trong ngữ liệu do chúng tôi thu thập từ các mẫu có mặt khởi ngữ, có khoảng 15% mẫu với khởi ngữ thuộc loại này, trong đó có.
- Khoảng 8% mẫu khởi ngữ là thể từ hay ngữ thể từ Ví dụ.
- Khoảng 7% mẫu khởi ngữ là vị từ hay ngữ vị từ Ví dụ.
- Hai khởi ngữ còn lại là những trạng ngữ.
- Xét về đặc điểm cấu tạo của các thể từ và vị từ làm trung tâm cấu tạo lên khởi ngữ nêu sự tình, chúng ta có thể nhận thấy.
- Về các yếu tố đi kèm khởi ngữ cần lưu ý sự có mặt của dấu câu.
- Các dấu phẩy ngăn cách khởi ngữ và phần sau của khởi ngữ chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
- Trong số 35 mẫu với khởi ngữ nêu sự tình mà chúng tôi khảo sát, có đến 14/35 trường hợp khởi ngữ được ngăn cách với phần đi sau bởi dấu phảy.
- Trong các trường hợp còn lại có tới 7/35 trường hợp khởi ngữ được đi kèm tình thái từ "thì" ở phía sau.
- Xét về mặt chức năng ngữ nghĩa, chúng ta thấy khởi ngữ ở đây có quan hệ ý nghĩa với toàn bộ câu nói chung, sở chỉ hoặc sở biểu của khởi ngữ có tác dụng hạn định hiệu lực, giá trị chân xác của sự tình biểu thị trong câu nói.
- Nói một cách khác, tuy sở chỉ và sở biểu của khởi ngữ so với bất kỳ một bộ phận nào đó trong câu khởi thủy là không trùng nhau nhưng tác dụng hạn định và tương liên ngữ nghĩa là khá rõ nét, nhờ đó phần khởi ngữ thực hiện được nhiệm vụ nêu lên chủ đề của sự tình.
- Có lẽ chính vì ý nghĩa đó nên Nguyễn Tài Cẩn đã gọi bộ phận khởi ngữ là Từ - Chủ đề.
- để mở đầu phần khởi ngữ.
- Với các kết từ này, khởi ngữ đã có tác dụng khu trú, xác định một khu vực sự tình nào đó, ở đó xảy ra chuyện gì hoặc sẽ xảy ra chuyện gì.
- Ngược lại trong rất nhiều trường hợp, ta có thể thêm các kết từ này vào, ý nghĩa nêu sự tình của bộ phận khởi ngữ chỉ càng rõ thêm.
- Phần khởi ngữ cũng có thể được thêm vào một kết từ (hoặc quan hệ từ) để nhấn mạnh ý nghĩa, khi đó khởi ngữ sẽ trở thành một mệnh đề phụ trạng ngữ (chỉ thời gian, điều kiện.
- Khi sự tình đã được đề cập trước đó và đã có trong nhận thức của các thành viên tham gia giao tiếp, ý nghĩa khu vực có thể biểu đạt bởi khởi ngữ với các đại từ hồi chỉ như "việc ấy", "cái này", "cái đó", "điều đó.
- Ta có thể nhận thấy cách sử dụng rất đa dạng, phong phú của bộ phận khởi ngữ nêu sự tình chung.
- Ví dụ 1.
- và như vậy bộ phận khởi ngữ không còn thuộc loại nêu sự tình chung nữa mà thuộc loại có khả năng đảm trách một chức năng cú pháp cụ thể trong câu (bổ ngữ của động từ nghe).
- Khi sử dụng động từ "thấy", khởi ngữ lập tức trở thành "nêu sự tình chung" với ý nghĩa "khi nghe nói đến tiếng vợ chồng, người ta cảm thấy ngường ngượng mà thinh thích".
- Ví dụ 2.
- Ngoài cách sử dụng phụ ngữ "đã đành", quan hệ nghĩa trong ví dụ cho thấy ở rất nhiều trường hợp, khởi ngữ trở thành "nêu sự tình chung" khi ngôn cảnh cụ thể cho phép lược bỏ những yếu tố trong cấu trúc khởi thủy liên quan cú pháp tới khởi ngữ.
- Khi đó khởi ngữ không còn là "nêu sự tình chung" mà trở thành "dùng để nhấn mạnh" cho bổ ngữ đối tượng của động từ "mua".
- Ví dụ 3.
- Chủ đề của sự tình thông qua khởi ngữ được nêu theo cấu trúc song đối làm nên tính đối lập trong ý nghĩa của câu.
- Đây là cách dùng khá phổ biến của loại khởi ngữ "nêu chủ đề của sự tình", có thể nói là một đặc trưng của cách dùng khởi ngữ trong tiếng Việt, đặc biệt là cách sử dụng trong ca dao, tục ngữ.
- Ví dụ 4.
- thì rất thông dụng như một thủ pháp để dẫn một khởi ngữ vào câu và để gắn kết chặt chẽ hơn phần khởi ngữ và phần còn lại trong câu.
- thì phần câu còn lại vẫn đúng ngữ pháp, có chăng là thêm dấu phảy vào để ngăn cách phần khởi ngữ và phần câu còn lại.
- Ví dụ 5.
- Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa phần đi sau và phần khởi ngữ không phải bao giờ cũng là trực tiếp, mà tùy hoàn cảnh giao tiếp, người nghe có thể suy đoán được.
- Các mối quan hệ này phải đủ gần, đủ tường minh và được cảnh huống giao tiếp hỗ trợ thì khởi ngữ mới có đủ tác dụng "hạn định hiệu lực, giá trị chân xác của sự tình được biểu thị trong câu nói".
- Ví dụ 6.
- Khởi ngữ ở đây không chỉ nêu sự tình chung mà còn có giá trị tương đương hoặc ngang bằng với bộ phận đi sau hay một phần của bộ phận đi sau "năm trăm bạc để mua nguyên một bữa rượu" và "thẻ có giá trị hai đồng".
- Ví dụ 7.
- Cấu trúc câu ở vế sau với sự hiện diện của các từ "đâu", "chớ" có tác dụng phủ định khởi ngữ, nói một cách khác khởi ngữ có ý nghĩa nêu sự tình, tuy nhiên sự tình này có thể được khẳng định hay phủ định tùy thuộc vào vế đằng sau.
- Khởi ngữ có khả năng đảm trách một chức năng cú pháp cụ thể trong câu đi sau Bên cạnh các khởi ngữ chủ yếu mang ý nghĩa "nêu chủ đề của sự tình", và về mặt cấu trúc cú pháp không tiềm tàng khả năng đảm trách một chức năng cú pháp nào trong cấu trúc khởi thủy, đa số các bộ phận khởi ngữ khác có vai trò nhấn mạnh một thành phần nào đó của câu hoặc của thành phần câu đi sau.
- Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi đưa ra làm ví dụ một mối quan hệ về chức năng cú pháp gắn với vai trò khởi ngữ khá lí thú, đó là chức năng chủ ngữ.
- Khởi ngữ có quan hệ với chủ ngữ Có thể nói, cùng với khởi ngữ có quan hệ với bổ ngữ của vị từ, khởi ngữ có quan hệ với chủ ngữ là một trong hai loại khởi ngữ phổ biến nhất, có tần suất sử dụng cao nhất trong tiếng Việt.
- Xét cả về mặt cấu trúc và mặt ngữ nghĩa, khởi ngữ có quan hệ với chủ ngữ có cách dùng phong phú nhất, đa dạng nhất.
- Về đặc điểm ngữ pháp từ loại, phần lớn các khởi ngữ đều là các danh từ, một số khác là các đại từ.
- Phân bổ cụ thể của khởi ngữ có quan hệ với chủ ngữ trên các mẫu thu thập có bộ phận khởi ngữ như sau.
- Tổng số khởi ngữ có quan hệ với chủ ngữ: khoảng 15.
- Khởi ngữ là đại từ nhân xưng: khoảng 16.
- Khởi ngữ là danh từ chỉ người: khoảng 41.
- Khởi ngữ là danh từ riêng;.
- Khởi ngữ là danh từ chỉ vật, con vật: khoảng 25% Một số ví dụ.
- Khởi ngữ là đại từ nhân xưng - Còn anh, anh chỉ là một thằng hèn.
- Khởi ngữ là danh từ chỉ người.
- Khởi ngữ là danh từ riêng.
- Khởi ngữ là danh từ chỉ vật, con vật.
- Về tiêu chí phân loại: Để phân loại về mặt ngữ nghĩa các khởi ngữ có quan hệ với chủ ngữ thành các tiểu loại khác nhau, chúng ta sẽ cơ bản dựa vào các mối quan hệ giữa biểu thức thể hiện với sở biểu và sở chỉ của chúng.
- Chúng ta có các trường hợp sau: Trường hơp thứ nhất: Cả biểu thức thể hiện và sở chỉ/sở biểu của khởi ngữ và chủ ngữ trùng nhau Trong trường này, chúng ta có hiện tượng mà chúng tôi gọi là Lặp trùng.
- Trường hơp thứ ba: Biểu thức thể hiện khác nhau, sở chỉ/sở biểu của khởi ngữ bao trùm sở chỉ/sở biểu của chủ ngữ đi sau Trong trường hợp này, chúng ta có hiện tượng mà chúng tôi gọi là Lặp bộ phận.
- Ví dụ về lặp bộ phận.
- Trường hơp thứ tư: Biểu thức thể hiện khác nhau, sở chỉ/sở biểu của chủ ngữ đi sau chia sở chỉ/sở biểu của khởi ngữ thành bộ phận Trong trường hợp này, chúng ta có hiện tượng mà chúng tôi gọi là Lặp chia.
- Trường hơp thứ năm: Biểu thức thể hiện khác nhau, sở chỉ/sở biểu của chủ ngữ đi sau nhấn mạnh tính toàn thể có mặt của sở chỉ/sở biểu khởi ngữ Trong trường hợp này, chúng ta có hiện tượng mà chúng tôi gọi là Lặp đều khẳng định.
- Trường hơp thứ sáu: Biểu thức thể hiện khác nhau, sở chỉ/sở biểu của chủ ngữ đi sau nhấn mạnh tính toàn thể vắng mặt của sở chỉ/sở biểu khởi ngữ Trong trường hợp này, chúng ta có hiện tượng mà chúng tôi gọi là Lặp đều phủ định.
- Ngoài ra có trường hợp biểu thức thể hiện khác nhau, sở chỉ/sở biểu của chủ ngữ đi sau kết hợp tính toàn thể có mặt và vắng mặt của sở chỉ/sở biểu khởi ngữ vào trong cùng một câu.
- Ví dụ:.
- Trong tiểu loại "lặp đều", cần chú ý không chỉ phân biệt lặp đều khẳng định và lặp đều phủ định mà cần lưu ý cách dùng của chủ ngữ sau các khởi ngữ chỉ người và chỉ vật.
- Ví dụ với hai từ làm khởi ngữ "trẻ con" và "hàng phố", ta có bảng sau khi xét "lặp đều":.
- Mặt khác có những trường hợp khó phân định khởi ngữ có quan hệ với chủ ngữ câu đi sau hay với chủ ngữ của mệnh đề phụ bổ ngữ của câu đi sau.
- Nếu sau động từ "nghĩ" có dấu phẩy, có nghĩa là "tôi nghĩ" là mệnh đề chêm xen (giải ngữ), thì khởi ngữ rõ ràng có quan hệ với chủ ngữ "nó" trong câu đi sau.
- Nếu sau động từ "nghĩ" không có dấu phẩy, có nghĩa là phần đi sau là bổ ngữ trực tiếp của động từ, thì "nó" là chủ ngữ của mệnh đề phụ bổ ngữ của câu đi sau và có quan hệ với bộ phận khởi ngữ..
- Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt có những đặc điểm rất riêng và rất đặc thù so với các ngôn ngữ khác trên thế giới, đòi hỏi phải được bàn bạc sâu hơn, kỹ hơn để làm sáng tỏ bản chất và cách sử dụng của nó trong giao tiếp