« Home « Kết quả tìm kiếm

THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHỤC HỒI CÁC VÙNG ĐẤT BỊ SUY THOÁI BỞI CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DO QUÂN MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, từ năm quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học (CĐHH), phần lớn là chất da cam có chứa dioxin, là loại chất cực độc mà con người biết đến từ trước đến nay, lên diện tích hơn 3 triệu ha ở miền Nam Việt Nam.
- Khoảng 86% lượng chất độc hóa học đó là để tàn phá các vùng rừng rậm, 14% còn lại là để phá hoại mùa màng, các vùng đất nông nghiệp, chủ yếu là những vùng đất trồng lúa.
- Công tác phục hồi đất đai, rừng, các hệ sinh thái bị suy thoái do chất độc hóa học là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhưng cũng hết sức khó khăn và tốn kém.
- Phục hồi lại những vùng đất bị suy thoái, chúng ta hy vọng sẽ hồi phục lại sự cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm bớt tổn thất do nóng lên toàn cầu, mà quan trọng nhất là giảm bớt nỗi khó khăn trong cuộc sống mà nhân dân các vùng này đang phải chịu đựng..
- THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHỤC HỒI CÁC VÙNG ĐẤT BỊ SUY THOÁI BỞI CHẤT ĐỘC HÓA HỌC DO QUÂN ĐỘI MỸ SỬ DỤNG TRONG CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM.
- Ngoài những vùng nóng về chất độc da cam/dioxin với nồng độ nhiễm độc cao, còn những vùng đất rộng lớn, ước tính khoảng 2 triệu ha (Phùng Tửu Bôi, 2010) đất rừng bị suy thoái nặng nề mà trước kia là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới giàu có.
- Hiện nay, tuy nồng độ chất độc dioxin giảm xuống mức độ cho phép, không còn gây tác hại mới cho con người và môi trường, nhưng hiện nay, những vùng đất này trở thành những vùng đất cằn cỗi, ít được sử dụng và cần có những biện pháp để phục hồi.
- Để thực hiện công việc này, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ, nhằm huy động được nguồn nhân lực, tài lực và trí lực của trung ương cũng như của địa phương cho sự nghiệp phục hồi và tái sử dụng hiệu quả những vùng đất đai đã bị suy thoái do chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh..
- HẬU QUẢ CỦA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC LÊN MÔI TRƯỜNG.
- Không những phá hủy tài nguyên, môi trường, các chất độc hóa học này còn tác động lên sức khỏe và cuộc sống của hơn 3 triệu người cả nước ta (Võ Quý và và Võ Thanh Sơn, 2010.
- Chiến dịch Ranch Hand có 3 mục tiêu chính, đó là: (i) Phát quang để tấn công, được tiến hành tập trung vào các vùng căn cứ địa của cách mạng, đường mòn Hồ Chí Minh, các khu vực biên giới và tổ chức tấn công từ trên không bằng máy bay ném bom, đặc biệt là ném bom rải thảm bằng B-52, hay tấn công trên bộ để tiêu diệt lực lượng, phá hủy phương tiện chiến tranh, cơ sở hậu cần, các tuyến đường vận chuyển và thông tin liên lạc của đối phương, kết hợp đốt trụi những khu rừng bằng bom napalm làm hủy hoại môi trường sống, làm cho nhiều khu rừng nhiệt đới rậm rạp của Việt Nam bị tàn phá nặng nề, phải mất nhiều thập niên, thậm chí hàng thế kỷ mới phục hồi lại được.
- Hậu quả tác động của chất độc hóa học lên hệ sinh thái rừng là rất lớn, làm thay đổi cấu trúc, tổ thành của rừng.
- Khu hệ động vật ở các vùng bị rải chất độc hóa học hiện nay còn lại hết sức nghèo nàn.
- Sau khi bị rải chất độc hóa học, cây rừng bị rụng lá và chết.
- Các loài cá ở sông, suối đều nghèo về thành phần loài so với các vực nước tương tự ở các vùng không bị rải chất độc hóa học.
- CHO ĐỊA PHƯƠNG - GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN ĐỂ PHỤC HỒI CÁC VÙNG ĐẤT BỊ SUY THOÁI DO CHẤT ĐỘC HÓA HỌC TRONG CHIẾN TRANH.
- Do vậy, công tác phục hồi hệ sinh thái rừng là một đòi hỏi rất lớn và cần nhiều nỗ lực thì quá trình phục hồi rừng mới có thể có kết quả (Phùng Tửu Bôi, 2010)..
- Căn cứ vào điều kiện sinh thái và mức độ bị ảnh hưởng, giải pháp phục hồi rừng trên vùng bị tác động của chiến tranh hóa học bao gồm: (i) phục hồi tự nhiên.
- Phục hồi tự nhiên là khả năng tái sinh tự nhiên và tự phục hồi của cây rừng, thường chỉ phù hợp cho những vùng bị rải nhẹ, với 1-2 lần rải, khi cấu trúc của rừng chưa bị phá hủy hoàn toàn.
- Để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng rừng phục hồi tự nhiên, có thể áp dụng giải pháp công nghệ lâm sinh làm giàu rừng.
- Giải pháp này đòi hỏi mất nhiều thời gian mới có thể phục hồi thảm thực vật rừng trở về trạng thái ban đầu (50-80 năm).
- Qua theo dõi một số điểm nghiên cứu về phục hồi tự nhiên bằng con đường tái sinh tự nhiên ở Mã Đà, A Lưới, Bạch Mã, Đồng Xoài.
- Qua kết quả điều tra trên các đối tượng này cho thấy, mật độ cây tái sinh rất thấp, khả năng tái sinh tự nhiên trên đất trống đồi núi trọc trong vùng bị rải chất độc hóa học là vô cùng khó khăn.
- Trồng rừng là con đường nhanh nhất để phục hồi lại rừng sau chiến tranh, có thể đạt mục tiêu nhanh chóng phủ xanh đất trống trọc, tạo dựng hoàn cảnh rừng mới, nhưng tính đa dạng sinh học không cao.
- Như vậy, tuy đã có một số kết quả trong phục hồi những vùng đất suy thoái bằng biện pháp trồng rừng mới, hoặc phục hồi rừng ở những vùng bị rải chất độc hóa học, nhưng thực tế đã chứng minh rằng quá trình này rất tốn kém, hoặc đòi hỏi một thời gian rất dài nếu sử dụng biện pháp phục hồi tự nhiên..
- Câu hỏi đặt ra là, với những khó khăn như vậy, và nguồn lực của Chính phủ còn hạn chế thì làm thế nào có thể phục hồi hơn 1 triệu ha đất bị suy thoái nặng nề, đặc biệt những vùng đất này lại phân bố dàn trải, nhiều khi ở những vùng khó tiếp cận?.
- Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam đã triển khai được một số hoạt động khắc phục hậu quả của chất độc da cam có chứa dioxin đối với môi trường như:.
- (ii) Việt Nam đã và đang thực hiện một số dự án trồng rừng để phục hồi những khu rừng đã bị chất da cam/dioxin hủy hoại, đã đạt được kết quả khả quan cho rừng ngập mặn (như ở Khu Dự trữ Sinh quyển Cần Giờ), nhưng gặp rất nhiều khó khăn cho công tác phục hồi rừng nội địa..
- l UNDP tham gia xây dựng dự án xử lý ô nhiễm chất da cam/dioxin tại các vùng ô nhiễm nặng.
- Một trong 5 nội dung hành động do nhóm đối thoại đưa ra là phục hồi các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh, mà trong giai đoạn trước mắt là đào tạo nguồn lực cán bộ, đặc biệt cho các địa phương bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chất độc hóa học..
- Để thúc đẩy tiến trình này và chuẩn bị cho những chương trình quy mô lớn về phục hồi các vùng đất bị suy thoái khi có nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Quỹ Ford đã tài trợ cho Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục hồi hệ sinh thái và tái sử dụng đất rừng bị suy thoái do ảnh hưởng chất độc hóa học trong chiến tranh” cho một tỉnh.
- Sau khi xem xét, đánh giá, Trung tâm đã quyết định lựa chọn tỉnh Quảng Trị cho Dự án đào tạo nguồn nhân lực này..
- Đặc thù của Dự án đào tạo nguồn nhân lực (1) Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
- và (b) Cải thiện cuộc sống cho nhân dân địa phương tại (trong) những vùng đất trên theo hướng phát triển bền vững những hệ sinh thái bị suy thoái..
- Mục tiêu trung hạn: (a) Nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân dân địa phương trong những vùng đất bị ảnh hưởng của chất độc hóa học để phục hồi đất đai bị suy thoái và nâng cao đời sống.
- và (b) Xây dựng một cơ chế và một mạng lưới các nhà quản lý và cán bộ trong công tác thực tiễn sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhằm phục hồi những vùng đất bị suy thoái..
- Mục tiêu ngắn hạn: (a) Trang bị cho những nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và những nông dân sản xuất giỏi trong một tỉnh bị ảnh hưởng của chất độc hóa học những hiểu biết về tác động của chất độc hóa học lên môi trường và cuộc sống và những kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật phục hồi những vùng đất bị suy thoái, mà qua đó có thể cải thiện cuộc sống của họ.
- và (b) Tạo điều kiện cho học viên có thể áp dụng những bài học vào thực tiễn địa phương và xây dựng những đề xuất dự án, nhằm phục hồi các vùng đất bị suy thoái và nhằm cải thiện cuộc sống của người dân địa phương..
- Cơ sở lựa chọn một tỉnh để tổ chức đào tạo nguồn lực là: (i) Tỉnh là đơn vị hành chính độc lập và toàn diện, có thể huy động mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ lớn như phục hồi đất đai bị suy thoái và phát triển kinh tế-xã hội.
- Hơn nữa, cơ quan cấp tỉnh có thể lồng ghép các nguồn lực khác (ví dụ như các dự án và chương trình thực hiện ở cùng một khu vực) để đạt mục tiêu của Dự án.
- Đối với quy mô toàn tỉnh, Dự án tổ chức xây dựng năng lực cùng một lúc cho ba nhóm đối tượng: (i) Cán bộ quản lý cấp tỉnh và huyện.
- l Lãnh đạo quản lý cấp tỉnh/huyện và cấp sở có thể gắn kết và chỉ đạo thực hiện các hoạt động phục hồi các vùng đất bị suy thoái với các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và môi trường ở địa phương..
- l Cán bộ kỹ thuật lựa chọn những giải pháp kỹ thuật phục hồi và chỉ đạo kỹ thuật khi thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và môi trường..
- Nguyên tắc tiếp cận từ dưới lên được áp dụng, nhằm động viên cao nhất cán bộ và người dân địa phương tham gia tích cực vào quá trình phục hồi tài nguyên và môi trường, động viên mọi nguồn lực để chống nghèo đói và nâng cao đời sống người dân địa phương, thông qua việc tiếp thu những kiến thức khoa học kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm của mình..
- (5) Phương pháp đào tạo nguồn lực bằng cách kết hợp giữa thuyết trình, thảo luận, tham quan mô hình và xây dựng đề xuất dự án.
- Tổ chức một loạt các khóa hội thảo tập huấn phù hợp cho mỗi đối tượng chính bằng cách kết hợp hài hòa giữa thuyết trình, thảo luận và tham quan những mô hình phục hồi đất đai bị suy thoái và phát triển kinh tế-xã hội ở trong địa bàn tỉnh cũng như ở vùng lân cận, qua đó, xây dựng đề xuất dự án phục hồi và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên từ thực tiễn của địa phương.
- Những hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi nhóm người này sẽ hỗ trợ lẫn nhau, nhằm đạt được những mục tiêu chung về phục hồi và sử dụng hiệu quả các vùng đất bị suy thoái, gắn công tác bảo tồn với việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo nguyên tắc bền vững..
- (6) Tác động của Dự án là lồng ghép công việc phục hồi vào trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và vào phương án sản xuất.
- Hiệu quả của Dự án được xác định rõ ràng, đặc biệt là trong chiến lược phát triển dài hạn.
- Với việc đào tạo cán bộ quản lý cấp tỉnh đến cán bộ kỹ thuật cấp huyện và nông dân sản xuất giỏi tại địa phương, họ có thể lồng ghép những công việc phục hồi các vùng đất bị suy thoái vào trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, và thậm chí, vào phương án sản xuất của từng hộ gia đình hay trang trại.
- Những học viên này được đào tạo để họ có thể liên kết thành một mạng lưới để thực hiện những chương trình có quy mô lớn, mang tính liên ngành, liên quan đến phục hồi những vùng đất bị suy thoái, đặc biệt là cho những vùng đất bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam bị rải trong chiến tranh..
- Tác động ngay lập tức của Đự án đào tạo nguồn nhân lực này về phục hồi các vùng đất bị suy thoái và nâng cao đời sống người dân địa phương không thể thấy ngay được, vì rằng số người tham gia các khóa tập huấn là hạn chế.
- Hơn nữa, một khi đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết, những người được tập huấn sẽ có thể đào tạo cho nhiều người khác về nhiều khía cạnh khác nhau, để có thể tham gia và thực hiện những công việc phục hồi tài nguyên.
- (7) Tác động của Dự án có tính lan tỏa tự nhiên.
- Những học viên được đào tạo trở thành những hạt nhân và họ có thể xây dựng và thực hiện những đề xuất dự án từ các nguồn tài trợ khác nhau trong lĩnh vực bảo tồn cũng như trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương theo hướng bền vững.
- Việc đào tạo nguồn nhân lực một cách đồng bộ như thế này cho các đối tượng khác nhau có thể nhân lên những cơ hội và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo của người dân địa phương trong công việc phục hồi các vùng đất bị suy thoái và nâng cao cuộc sống của người dân địa phương ở những vùng bị ảnh hưởng..
- Các hoạt động của Dự án đào tạo nguồn lực cho tỉnh Quảng Trị (1) Tổ chức các khóa hội thảo tập huấn.
- Dự án đã tổ chức 5 khóa hội thảo tập huấn, trong đó 4 khóa về kiến thức khoa học kỹ thuật về “Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học”, và 1 khóa về kỹ năng viết đề xuất dự án.
- (2) Tham quan các mô hình phục hồi tài nguyên đất đai và phát triển kinh tế-xã hội Trong khuôn khổ các khóa hội thảo tập huấn, các học viên đã được đi tham quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế-xã hội, phục hồi các vùng đất bị suy thoái của tỉnh Quảng Trị và các tỉnh lân cận như Quảng Bình và Thừa Thiên Huế..
- Đặc biệt, các học viên của khóa 3 và 4 (cho nông dân sản xuất giỏi) đã đi tham quan và chia sẻ kinh nghiệm chính tại các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp với phục hồi đất đai của các học viên trong lớp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các học viên khóa 5 về viết đề xuất dự án đã được tham quan mô hình sản xuất phân hữu cơ trong Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, làng nghề Bát Tràng và viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh..
- (3) Hỗ trợ nông dân sản xuất giỏi làm mô hình ủ phân hữu cơ.
- Nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong phục hồi và sử dụng hiệu quả vùng đất bị suy thoái, nhiều nông dân tham gia khóa tập huấn của Dự án đã đề xuất mong muốn được thực hành kiến thức thông qua làm việc làm phân hữu quy mô hộ gia đình nhằm phục vụ sản xuất và đồng thời góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn..
- (4) Đề xuất các ý tưởng dự án.
- Học viên của các khóa hội thảo tập huấn đều được khuyến khích xây dựng những ý tưởng dự án cho đến những đề xuất dự án từ thực tiễn địa phương và cơ quan mình, theo hướng phục hồi và sử dụng hiệu quả các vùng đất bị suy thoái, gắn với việc phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống người dân địa phương..
- Trình tự chung của việc xây dựng đề xuất dự án là: (i) Chuyển vấn đề thực tiễn thành ý tưởng dự án sơ bộ.
- và cuối cùng (iv) Hoàn thiện đề xuất dự án ở nhiều cấp độ để có thể đệ trình cho các nhà tài trợ tiềm năng..
- Kết quả và sản phẩm của Dự án đào tạo nguồn nhân lực (1) Đào tạo nguồn nhân lực.
- Dự án đã tổ chức 5 khóa hội thảo tập huấn, trong đó 4 khóa về kiến thức khoa học kỹ thuật về #Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học# và 1 khóa về kỹ năng viết đề xuất dự án, cho tổng số 232 lượt học viên là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân sản xuất giỏi của.
- tỉnh và 7 huyện của tỉnh, trong đó có 189 lượt người tham gia tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật về chủ đề “Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học” và 43 lượt người tham gia tập huấn về kỹ năng viết đề xuất dự án.
- Ở cấp tỉnh, các cán bộ các sở và ban ngành đã hiểu một cách khái quát về phát triển bền vững gắn với giải quyết các vấn đề nhằm phục hồi các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học được sử dụng trong chiến tranh bằng nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là những giải pháp sản xuất trong nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Các cán bộ kỹ thuật của sở (cấp tỉnh), phòng (cấp huyện) về tài nguyên và môi trường và nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tiếp thu được những giải pháp cụ thể, áp dụng trong điều kiện thực tiễn của địa phương để chỉ đạo sản xuất, cũng như bảo vệ môi trường theo hướng phục hồi các vùng đất bị suy thoái hoặc ngăn ngừa bị suy thoái.
- Nhận thức nâng lên của cán bộ quản lý và kỹ thuật về phục hồi các vùng đất bị suy thoái có thể được lồng ghép một cách hữu cơ vào việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan mình, trong việc xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện, đặc biệt trong việc chỉ đạo phát triển nông lâm nghiệp theo hướng bền vững ở cấp tỉnh cũng như ở cấp huyện và xã.
- Những nông dân sản xuất giỏi đã nhận thức rất rõ nét những công việc sắp tới theo hướng sản xuất nông lâm nghiệp bền vững gắn với việc bảo vệ môi trường và phục hồi đất đai bị suy thoái.
- Hội thảo tập huấn cuối cùng trong khuôn khổ Dự án là về viết đề xuất dự án, đã tạo ra một môi trường để các nhà quản lý của tỉnh và huyện, các cán bộ kỹ thuật và nông dân cùng bàn bạc thảo luận để xây dựng những đề xuất dự án, nhằm giải quyết những vấn đề của địa phương mình.
- “Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học”.
- (3) Xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ quy mô nông hộ.
- Theo kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Trị, phát triển mô hình ủ phân hữu cơ kết hợp với hoạt động nông nghiệp mang lại cả lợi ích kinh tế lẫn phục hồi các vùng đất bị suy thoái nhờ những lý do sau:.
- Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Dự án, người nông dân tích cực tham gia sản xuất phân hữu cơ cho sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn như cà phê, tiêu đen, cây ăn quả, cao su và cây lâm nghiệp, để giảm chi phí mua phân bón vô cơ, để duy trì năng suất ổn định cây trồng và để góp phần bảo vệ đất và phục hồi các vùng đất bị suy thoái.
- (ii) Cho tới nay, các dự án quốc gia về trồng rừng hay phục hồi các vùng đất bị suy thoái mới chỉ tập trung vào mục đích môi trường, ít khuyến khích lợi ích kinh tế, vì vậy, chúng thường yêu cầu nguồn đầu tư lớn từ Chính phủ và nhận được ít quan tâm từ phía người nông dân.
- Việc sử dụng rộng rãi phân bón hữu cơ có thể góp phần phục hồi các vùng đất bị suy thoái.
- Đầu tư của Chính phủ có thể chỉ tập trung vào các vùng đất bị suy thoái nặng nề, nơi cá nhân nông dân không có đủ nguồn lực để làm..
- (iv) Tóm lại, sử dụng phân bón hữu cơ do nông dân sản xuất trên quy mô lớn, một mặt, sẽ góp phần duy trì độ màu của đất, phục hồi các vùng đất bị suy thoái và giảm chi phí sản xuất nông nghiệp và mặt khác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn..
- (v) Ba hệ thống trang trại được Dự án hỗ trợ là:.
- Ông có mô hình trình diễn tốt nhất của huyện trong việc tái trồng rừng ở vùng đất bị suy thoái..
- (4) Một số ý tưởng dự án đã được xây dựng.
- Đánh giá Dự án đào tạo nguồn nhân lực.
- (1) Một lượng lớn chuyên gia các ngành khác nhau được huy động tham gia thực hiện Dự án đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Quảng Trị.
- l Ngoài ra, Dự án cũng đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cán bộ hiện trường cũng như cán bộ địa phương tại các mô hình tham quan tại Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế, góp phần quan trọng cho sự thành công của hoạt động tham quan mô hình phát triển kinh tế-xã hội và phục hồi các vùng đất bị suy thoái..
- (4) Tính liên thông của 3 nhóm đối tượng học viên (cán bộ quản lý, kỹ thuật và nông dân sản xuất giỏi) trong việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh sẽ hữu ích cho thực hiện các chương trình liên ngành sau này Nhiều cán bộ kỹ thuật (đồng thời là cán bộ quản lý) của một số ngành khác nhau đã tham gia cả 3 khóa và hiểu rất rõ vấn đề ở các cấp độ, nên có thể lồng ghép các dự án phục hồi các vùng đất bị suy thoái vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật hiệu quả với sự tham gia nhiệt tình của các hộ nông dân sản xuất giỏi như là một mạng lưới đến tận cơ sở.
- Bài học rút ra từ Dự án đào tạo nguồn lực.
- (2) Sự hỗ trợ của các nhà khoa học và quản lý đảm bảo chất lượng các khóa hội thảo tập huấn của Dự án..
- 1) Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã thử nghiệm thành công mô hình đào tạo nguồn lực nhằm phục hồi các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học quy mô một tỉnh..
- 1) Mở rộng mô hình đào tạo nguồn lực cho các tỉnh và địa phương khác theo kinh nghiệm mà Trung tâm đã tổ chức thực hiện cho tỉnh Quảng Trị thông qua huy động ngân sách của các chương trình có liên quan của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và hỗ trợ quốc tế, đặc biệt trong khuôn khổ chiến lược, chương trình hành động và kế hoạch của Văn phòng 33, nhằm phục hồi hậu quả do chất độc hóa học của quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh gây ra..
- 2) Gắn kết mô hình đào tạo nguồn lực với đề xuất và thực hiện Dự án phục hồi đất đai bị suy thoái từ thực tiễn của địa phương với phát triển kinh tế và sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng bền vững..
- Phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học.
- Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia Khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.
- Hiểu biết về chất độc hóa học và diễn biến của chúng trong môi trường.
- Hội thảo quốc tế về Chất độc hóa học.
- Báo cáo kết quả thực hiện Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương về phục hồi và tái sử dụng các vùng đất bị suy thoái do chất độc hóa học tại tỉnh Quảng Trị” do Quỹ Ford tài trợ..
- Hội thảo đánh giá Dự án