« Home « Kết quả tìm kiếm

THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁC KỸ NĂNG CHO NGƯỜI DÙNG TIN


Tóm tắt Xem thử

- THƯ VIỆN TẠ QUANG BỬU VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁC KỸ NĂNG CHO NGƯỜI DÙNG TIN.
- Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Khái niệm về kỹ năng thông tin (Information literacy) đã được đề cập đến từ những năm 70 của thế kỷ trước, song là một khái niệm khá mới mẻ trong hoạt động thông tin – thư viện ở Việt Nam trong những năm gần đây.
- Theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ – ALA (1989), đó là khả năng nhận biết được nhu cầu thông tin của bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin tìm được.
- Sự xuất hiện của khái niệm này gắn liền với xu thế bùng nổ thông tin tại thời điểm đó.
- Các nhà khoa học, mà chủ yếu là các nhà giáo dục, các chuyên gia thông tin – thư viện, hết sức quan tâm đến một lĩnh vực tri thức giúp con người làm chủ thế giới thông tin, làm chủ nguồn tri thức của nhân loại.
- Kỹ năng thông tin (KNTT) là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, tìm kiếm, tổ chức, thẩm định và sử dụng thông tin trong việc ra quyết định một cách hiệu quả, cũng như áp dụng những kỹ năng này vào việc tự học suốt đời.
- Có thể coi KNTT là một tổng hòa của các khối tri thức và kỹ năng liên quan đến việc xác định nhu cầu thông tin, định vị nguồn tin, thẩm định nguồn tin, tổ chức nguồn tin, sử dụng nguồn tin một cách có hiệu quả trong hoạt động của mình..
- Từ những nhận thức về tầm quan trọng của KNTT và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam nói chung và trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK Hà Nội) nói riêng, Thư viện Tạ Quang Bửu đã từng bước đưa các kiến thức đào tạo KNTT trongchương trình đào tạo người dùng tin (NDT) thông qua khóa đào tạo “ Kỹ năng sử dụng thư viện hiệu quả”, cho sinh viên mới nhập trường.
- từ đó đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện hơn nhằm góp phần thúc đẩy chất lượng đào tạo của trường ĐHBK HN..
- Thực trạng công tác đào tạo.
- Tại Thư viện Tạ Quang Bửu, hoạt động đào tạo KNTT cho người dùng tin được lồng ghép trong chương trình đào tạo người dùng tin vào mỗi đầu niên học.Khi sinh viên vào trường sẽ được tham gia một lớp đào tạo “Kỹ năng sử dụng Thư viện hiệu quả”.
- Chương trình bao gồm các nội dung sau:.
- Phần 1- Nội quy của Thư viện.
- Phần 2- Khai thác các dịch vụ của thư viện.
- Phần 4- Tìm kiếm và khai thác thông tin từ xa Phần 5: Trao đổi.
- Người dùng tin sẽ được tập trung khoảng 500- 600 người trên hội trường.
- Cán bộ Thư viện (CBTV) sẽ đưa các nội dung trên đến với người dùng tin trong thời lượng khoảng 180 phút.
- Hàng năm, Thư viện Tạ Quang Bửu có 10 cán bộ tham gia giảng dạy cho khoảng 6000 sinh viên mới nhập trường trong vòng 10 buổi.
- Trong buổi học, sinh viên sẽ được phát bài giảng để theo dõi nội dung được thuận tiện.
- Cán bộ thư viện sẽ sử dụng máy chiếu để dễ dàng đưa các hình ảnh minh họa kèm theo.
- Sau mỗi buổi học, sinh viên sẽ phải làm bài kiểm tra, kết quả đạt yêu cầu sinh viên mới được cấp quyền sử dụng thư viện, nếu không đạt sẽ phải học lại đến khi đạt.
- Sau một thời gian khoảng 1-2 tháng Thư viện sẽ tiến hành phát phiếu khảo sát để tìm hiểu về chất lượng các mặt của khóa đào tạo..
- Nhận xét về công tác đào tạo + Điểm mạnh.
- Về qui mô: Thư viện đã đào tạo hầu như toàn bộ số lượng sinh viên ngay từ khi mới nhập trường.
- Việc này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên yêu thích thư viện, chăm lên thư viện học từ đó tạo tiền đề cho sinh viên học tập tốt.
- Theo kết quả quan sát và thống kê, sau mỗi khóa học lượng sinh viên lên thư viện rất đông, lượng sinh viên lên thư viện năm sau tăng hơn năm trước (Quý 1, năm 2016 tổng kết phòng mượn giáo trình đã có 41.214 lượt mượn trả sách tại thư viện chiếm hơn 50% so với tổng kết cả năm 2015)..
- Người dùng tin có trình độ đồng đều: đã tốt nghiệp trung học phổ thông có học lực khá giỏi.Với sức trẻ, năng động, sáng tạo, có kinh nghiệm, luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới..
- Về kinh phí: Hàng năm, Đại học Bách khoa Hà Nội đầu tư khoảng triệu đồng cho công tác này.
- Đây là sự đầu tư đáng kể đảm bảo cho nhiều khâu công việc của hoạt động đào tạo người dùng được chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Trang thiết bị được nâng cấp cũng như trang bị hiện đại hơn đạt hiệu quả cao, công tác đào tạo người dùng tin ngày càng phát huy vai trò, góp phần quan trọng vào việc khẳng định vai trò của thư viện trong việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, giáo viên, cán bộ nghiên cứu..
- Hoạt động đào tạo NDT đã diễn ra thường xuyên trong nhiều năm nên các cán bộ thực hiện có kinh nghiệm.
- Đội ngũ cán bộ thư viện hiểu được tầm quan trọng của công tác đào tạo người dùng tin đối vớisinh viên, trong quá trình học tập và nghiên cứu.cán bộ thư viện là những người nhiệt tình với công việc luôn giúp đỡ, nhiệt huyết trong công việc.
- Về nhân lực: CBTV tham gia giảng dạy có kỹ năng tốt, là người có trình độchuyên môn thông tin thư viện, Công nghệ thông tin,… được tham gia tập giảng nhiều lần, luôn bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp và khả năng thu hút người học nên đãcung cấp cho người dùng tin những kiến thức cần thiết như: nguyên tắc cơ bản trong việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng các kết quả của quá trình tìm tin..
- Ngoài ra thư viện còn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn có khả năng xử lý máy móc một cách nhanh chóng, nghiên cứu cài đặt phần mềm, chạy chương trình tốt cho sinh viên thực hành, sử dụng trong quá trình học.Tạo điều kiện cho các học viên co thể tiếp cận các thiết bị tiên tiến cũng như các phần mềm tiện ích trong việc tra cứu, tìm kiếm thông tin..
- Về nội dung: Có tới 96% sinh viên K60 đánh giá phù hợp về nội dung và 88%.
- Như vậy, nội dung chương trình đào tạo người dùng tin hiện nay của Thư viện Tạ Quang Bửu đã khái quát được những nội dung cơ bản nhất đối với mỗi NDT.
- Nội dung được đề cập trong bài theo trật tự lozic.
- Nội dung đầu của bài giảng là phần giới thiệu khái quát về thư viện tiếp từ việc hiểu về thư viện rồi các dịch vụ về thư viện rồi hướng dẫn tìm, sử dụng và khai thác cuối cùng kỹ năng thông tin.
- Bài giảng mang tính hệ thống trật tự độc lập và luôn được hoàn thiện phù hợp với học viên khi tham gia khóa đào tạo này..
- Từ hình thức đến nội dung đều có sự chuẩn bị vì vậy hiệu quả của công tác đào tạo đem lại khá đáng kể.
- Sau mỗi khóa học các sinh viên có được những thông tin, kiến thức và kỹ năng: học viên nắm bắt được thông tin chung về thư viện mình đang sử dụng, nằm bắt được các dịch vụ thư viện hiện nay có trong nhà trường, tiếp thu cho mình các kỹ năng như: tra cứu tài liệu trên Opac của nhà trường cũng như các thư viện khác, kỹ năng tìm kiếm thông tin, cách tìm các bài báo, tạp chí hiện có….
- Tuy Thư viện Tạ Quang Bửu đã phát huy những mặt mạnh trong công tác đào tạo NDT, tuy nhiên hiện nay hoạt động này vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém:.
- Về qui mô: Thư viện hầu hết chỉ mở lớp hướng dẫn NDT vào đầu năm học do đó với số lượng sinh viên lên tới 500- 600 emtrong một lớp học sẽ khó kiểm soát.
- Phương thức đào tạo: Thư viện chủ yếu là tổ chức đào tạo trên hội trường với thời gian ít chỉ từ 3 tiếng.
- Phương thức thực hiện chủ yếu là giảng dạy cho sinh viên chứ ít có sự trao đổi với các sinh viên.Do tổ chức trong hội trường nên việc tương tác giữa người dạy và người học còn gặp khó khăn.
- Về nhân lực giảng dạy: Đội ngũ cán bộ dành cho công tác đào tạo người dùng tin.
- còn thiếu, chỉ có 10 người tham gia đào tạo cho 6000 sinh viên.
- Cán bộ thư viện chưa có trình độ về sư phạm dẫn đến đôi khi có CBTV giảng dạy tẻ nhạt thiếu hấp dẫn người nghe.
- Số lượng cán bộ có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp với người dùng tin là sinh viên nước ngoài và trong việc khai thác nguồn tin trên các CSDL nước ngoài còn ít..
- Về nội dung: Tuy được người dùng tin đánh giá cao nhưng thư viện đã nhận thấy chương trình đào tạo người dùng tin chưa phong phú, trong nội dung bài giảng đôi chỗ còn sơ sài.
- Chưa chi tiết về cách tra cứu OPAC và một số CSDL của thư viện.Đánh giá một cách tổng thể nội dung chương trình đào tạo mới dừng lại ở việc hướng dẫn sinh viên khai thác các dịch vụ thư viện và phát triển cho NDT kỹ năng tra cứu thông tin..
- Những nội dung nhằm phát triển cho sinh viên kỹ năng đánh giá và sử dụng thông tin gần như chưa được đề cập..
- Về hình thức tổ chức: các khóa đào tạo người dùng tin còn đơn giản, mới chỉ dừng lại ở các lớp tập huấn chưa có nhiều hình thức tổ chức khác: online,....
- Một số dự kiến đổi mới công tác đào tạo trong tương lai + Đổi mới việc tổ chức hoạt động.
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo.
- Hình thức đào tạo đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo KNTT tại các trường Đại học.
- Hình thức giảng dạy sinh động gây ấn tượng là một trong những nhân tố then chốt giúp truyền tải hiệu quả lượng kiến thức đến.Vì vậy để đạt hiệu quả cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo.
- Như:Nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền sách mới, hội nghịbạn đọc, sử dụng trang web, quảng bá, giới thiệu về hoạt động đào tạo người dùng tin tại thư viện bằng các biểu ngữ.
- để nắm bắt nhu cầu của người dùng tin một cách sát thực hơn nữa..
- Giảm tải số lượng sinh viên trong một buổi học.
- Ta có thể thấy nếu để một buổi học tới 500- 600 NDT sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động này.
- Do đó các thư viện nên giảm số lượng NDT trong một buổi học.
- Đổi mới nội dung chương trình.
- Nội dung bài giảng đào tạo người dùng tin chưa phong phú.
- Trong nội dung bài giảng nên bổ sung thêm một phần kiến thức tuyên truyền cho văn hóa đọc, lợi ích của thư viện và phương pháp đọc hay….
- Nếu ngày đầu nhập học NDT được giáo dục thêm về văn hóa đọc, lợi ích của thư viện với việc học thì hiệu quả của khóa học sẽ cao hơn.
- Những ích lợi đó sẽ làm nâng cao công tác đào tạo của trường..
- Việc hướng dẫn khai thác và trình bày thông tin, cung cấp thông tin về bản quyền và sở hữu trí tuệ, kỹ năng phân tích tìm kiếm các thư viện chưa chú trọng.
- Sinh viên ít được thực hành ngay tại buổi giảng dạy.Như vậy hiệu quả đem lại không cao, việc giảng dạy chỉ mang tính lý thuyết.
- Cần bổ sung thêm phần giao lưu giữa sinh viên mới với các sinh viên đã tham gia học tập tại thư viện các năm trước.
- Nguồn sinh viên chăm lên thư viện lấy ở danh sách NDT tích cực của thư viện..
- Bổ sung thêm nhiều thông tin về bản quyền và sở hữu trí tuệ: những thông tin được truyền đạt về nguyên tắc truy cập công bằng thông tin, tôn trọng ý kiến và kiến thức của người khác và tiếp thu những đóng góp của họ.
- Nâng cao trình độ nhân lực tham gia đào tạo.
- Tuyên ngôn năm 1994 của UNESCO về thư viện công cộng đã nhấn mạnh vai trò của cán bộ thư viện: “Cán bộ thư viện là môi giới tích cực giữa người dùng và nguồn lực.
- Việc đào tạo nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ thư viện là đòi hỏi tất yếu để nâng cao trình độ đào tạo”.
- Mặc dù cán bộ đào tạo NDT chiếm số lượng ít nhưng để phục vụ tốt cán bộ thư viện cần trang bị những kiến thức về năng lực nghề nghiệp, về phẩm chất đạo đức.Ngoài những yêu cầu trên, cán bộ cần có kỹ năng phân tích và nghiên cứu, biết các kiến thức về quản lý các cơ quan thư viện thông tin, giải quyết các vấn đề về kinh tế và công nghệ của hoạt động thư viện cũng như nắm bắt được các vấn đề về pháp lý, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước có liên quan đến nghề nghiệp.
- Cần thường xuyên cử các cán bộ tới các thư viện trong nước và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đào tạo.
- CBTV tham gia hoạt động đào tạo NDT cần được hướng dẫn cách sử dụng các phần mềm tiện ích như Microsoft Office, Blog, Bookmark… để bổ trợ cho việc thu thập, tổ chức, lưu trữ, trình bày và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả..
- Xây dựng mối quan hệ giữa cán bộ thư viện với giảng viên đại học.
- Xây dựng một mối liên hệ chặt chẽ và tạo mối quan hệ hai chiều giữa giáo viên và cán bộ thư viện, trong việc đào tạo người dùng tin.
- Giáo viên và cán bộ thư viện cần thống nhất trong việc xác định và đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
- Thông qua các hoạt động này cán bộ thư viện sẽ hiểu hơn về nội dung chương trình giảng dạy, các bài tập chủ đề, mà sinh viên phải tìm hiểu, nghiên cứu, qua đó cán bộ thư viện nắm bắt được nhu cầu của sinh viên, nhằm điều chỉnh, bổ sung tài liệu cũng như xác định các nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu thông tin của sinh viên.
- Cán bộ thư viện hướng dẫn.
- sinh viên kỹ năng sử dụng thư viện, sử dụng thông tin gắn liền với nội dung môn học và sinh viên được dạy ở trên lớp.
- Như vậy, cần phải có sự cộng tác giữa cán bộ thư viện với các giáo viên để thiết lập được một phương thức hoạt động của thư viện sao cho sinh viên học được cách trở thành những người biết tìm kiếm đúng thông tin, phù hợp với nội dung chương trình học tập..
- Trần Thị Ánh (2012), Công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện Quốc Gia Việt Nam: Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.
- Những nét mới trong công tác phục vụ bạn đọc giai đoạn (2007-2012.
- Tạp chí thư viện Việt Nam, Số 3..
- Cung Thị Thúy Hằng (2011), Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Thư viện Đại học Hà Nội,Luận văn thạc sĩ, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội..
- Trương Đại Lượng (2013) Tập bài giảng Dịch vụ thông tin thư viện, Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội..
- Đội ngũ cán bộ thư viện tham gia đào tạo kiến thức thông tin tại một số thư viện Đại học ở Việt Nam: thực trạng giải pháp.
- Tạp chí thư viện Việt Nam, Số 6..
- Nguyễn Thị Mai (2010), Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin và nhu cầu về kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học sự phạm Hà Nội: Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn Hóa Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Sơn (2011), Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội,Luận văn thạc sĩ, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Thủy (2012), Nâng cao chất lượng công tác đào tạo người dùng tin tại Thư viện Đại học Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Đại học Văn Hóa Hà Nội, Hà Nội.