« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội.
- Mental health problems of children having parents infected by HIV/AIDS in Hanoi NXB H.
- Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên;.
- Keywords: Tâm lý học.
- Sức khỏe tinh thần.
- Tâm lý học trẻ em.
- Hệ quả tất yếu của sự gia tăng chênh lệnh về kinh tế, nạn thất nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, tình trạng di cư, gia đình tan vỡ và xói mòn các giá trị truyền thống là tỷ lệ trẻ em bị bỏ rơi, bị lạm dụng, bị bóc lột và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ngày càng cao..
- Trẻ em luôn là đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trước những thay đổi lớn.
- Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội (MOLISA) ước tính năm 2007 có hơn 2,5 triệu trẻ em sống trong “các hoàn cảnh đặc biệt”, chiếm gần 10% tổng số trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam.
- 300.000 trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS, trong đó 4.720 trẻ nhiễm HIV.
- 168.000 trẻ mồ côi và trẻ không được cha mẹ đẻ nuôi nấng.
- hơn 13.000 trẻ em đường phố.
- Dễ dàng nhận thấy rằng trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ngày càng tăng do số lượng người nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc liên tục tăng cao.
- Hơn nữa những trẻ em này thường sống trong các gia đình khó khăn về kinh tế, bạo lực gia đình do cha là người sử dụng ma túy hoặc mẹ là người hành nghề mại dâm, mồ côi cha hoặc mẹ do ảnh hưởng bởi HIV và bị cộng đồng kỳ thị, xa lánh.
- Hầu hết các em đã từng trải qua những cú sốc lớn về tâm lý trong cuộc đời do phải trải qua sự đau khổ và mất mát người thân bởi HIV/AIDS..
- Hiện nay có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho các em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhưng chủ yếu nhằm vào hỗ trợ vật chất như cung cấp sữa, gạo, dinh dưỡng hoặc cung cấp các dịch vụ dạy nghề.
- Các tổ chức quan tâm đến vấn đề về sức khỏe tinh thần cũng như những dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho các em còn yếu và thiếu rất nhiều.
- Có thể nói việc tập trung vào hỗ trợ vật chất, học tập, cũng như thuốc men cho người có HIV/AIDS đã làm giảm sự chú ý của các nhà chuyên môn đến vấn đề sức khỏe tinh thần của.
- người có HIV nói chung và của trẻ có cha mẹ có HIV nói riêng.
- Phần lớn những nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của trẻ em tập trung vào trẻ em nói chung trong cộng đồng, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về sức khỏe tinh thần dành riêng cho trẻ có cha mẹ nhiễm HIV.
- Như vậy có thể nói rằng vẫn còn thiếu những nghiên cứu mang tính chất đại diện về các vấn đề sức khỏe tinh thần cho đối tượng chuyên biệt là trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV.
- Những vấn đề về sức khỏe tinh thần nào mà các em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường gặp phải.
- HIV/AIDS có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của trẻ em.
- vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ và cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu chuyên sâu..
- Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV tại Hà Nội”nhằm bước đầu tìm hiểu những vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ có HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV tại Hà Nội.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV/AIDS..
- Đối tượng, khách thể nghiên cứu 3.1.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ bị nhiễm HIV và những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS..
- Khách thể nghiên cứu.
- Nghiên cứu được thực hiện trên 2 nhóm trẻ:.
- Nhóm 1: 40 trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV lứa tuổi từ 7 đến 11 trên địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm..
- Nhóm 2: 60 trẻ em trong độ tuổi 7 đến 11hiện đang sinh sống cùng trên địa bàn dân cư với nhóm trẻ trên (Quận Long Biên và huyện Gia Lâm) nhưng không có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV/AIDS..
- Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tinh thần mắc phải ở trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV ở Hà Nội là khoảng từ 40% đến 50%..
- Những yếu tố về người chăm sóc chính của trẻ, sự mồ côi, kinh tế gia đình, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, lạm dụng chất, bạo hành gia đình và tình trạng nhiễm HIV của cha và/hoặc mẹ của trẻ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tinh thần của trẻ em..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về các vấn đề sức khỏe tinh thần..
- Xác định tỷ lệ trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV có các vấn đề sức khỏe tinh thần..
- Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố về người chăm sóc chính của trẻ, kinh tế hộ gia đình, sự kỳ thị và phân biệt đối xử, tình trạng lạm dụng chất, sự bạo hành gia đình và tình trạng nhiễm HIV của cha và/hoặc mẹ của trẻ với tình trạng sức khỏe tinh thần của các em..
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV..
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu.
- 40 trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV trong độ tuổi từ 7 đến 11 tuổi trên địa bàn 2 quận Long Biên và huyện Gia Lâm và 60 trẻ em có cha mẹ không nhiễm HIV/AIDS trên cùng địa bàn sinh sống..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng chính là phương pháp nghiên cứu tài liệu, nhằm hệ thống hóa lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí và website khoa học về các vấn đề liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận được thực hiện qua các giai đoạn như thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận được thực hiện nhằm xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, bao gồm các khái niệm về sức khỏe tinh thần, các vấn đề về sức khỏe tinh thần, dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS..
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm (test):Mục đích của phương pháp này là xác định tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà trẻ em gặp phải.
- Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí Strengths and Difficulties Questionnaire (SDQ25) do tác giả Robert Goodmanthuộc viện tâm thần London xây dựng cách đây gần 20 năm[31].
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket): Bên cạnh phương pháp đánh giá bằng trắc nghiệm nhằm xác định tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh thần trẻ em gặp phải, nghiên cứu còn sử dụng bảng điều tra hộ gia đình.
- Bảng hỏi này dựa trên các yếu tố nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS nhằm cung cấp thêm các thông tin về tình trạng nhiễm HIV của cha mẹ trẻ, người chăm sóc chính hiện nay của trẻ, tình trạng kinh tế gia đình, sự lạm dụng chất, bạo hành gia đình và sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ..
- 7.2.3 Phương pháp sử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học:.
- Để trình bày và phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng chương trình phần mềm thống kê STATA dùng trong môi trường Window, phiên bản 11..
- Các thông số và phép toán thông kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích sử dụng thống kê mô tả với các chỉ số:.
- Tỷ lệ rối nhiễu tâm trí giữa hai nhóm trẻ bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi HIV..
- Mối tương quan giữa tỷ lệ rối nhiễu tâm trí và các yếu tố nguy cơ gây ra rối nhiễu tâm trí ở trẻ em..
- Luận văn là nghiên cứu đầu tiên về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Luận văn là nghiên cứu dịch tễ về sức khỏe tinh thần trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS đầu tiên sử dụng các công cụ sàng lọc tiêu chuẩn.
- Mẫu nghiên cứu mang tính ngẫu nhiên khách quan và mang tính đại diện..
- Luận văn giúp chỉ ra mối tương quan giữa tình trạng người chăm sóc chính của trẻ, kinh tế gia đình, sự lạm dụng chất, bạo hành gia đình, sự lạm dụng,bỏ rơi, sự kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS với thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của các em..
- Kết quả của nghiên cứu thực trạng đưa ra được những con số chính xác về tỉ lệ trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS có các vấn đề về sức khỏe tinh thần..
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu..
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu..
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu..
- Từ điển Tâm Lý Học.
- HIV sức khỏe và cộng đồng của bạn.
- Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội.
- Hội thảo quốc tế “Phòng ngừa và can thiệp cho trẻ có vấn đề về Hà Nội .
- Giáo dục, tâm lý và sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành.
- Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội..
- Tư vấn tâm lý học đường.
- Thực trạng sức khỏe tâm thần (SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đường.
- Tâm lý học phát triển.
- Nghiên cứu dich tễ học bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng..
- Bàn về rối nhiễu tâm trí và bệnh tâm thần nêu trong đề án 1215.
- Đánh giá nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (trẻ OVC) tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội năm 2011.
- Cục phòng, chống HIV/AIDS.
- Định hướng nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn Bộ y tế, 2012..
- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Chăm sóc sức khỏe tinh thần”, 2008..
- Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn .
- Báo cáo nghiên cứu Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng.
- Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện tâm thần trung ương, 1999.
- Tài liệu tập huấn tham vấn cho trẻ em bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, 2005.
- Betancourt et al.Annual Research Review: Mental health and resilience in HIV/AIDS-affected children – a review of the literature and recommendations for future research, Journal of Child Psychology and Psychiatry 54:4, pp .
- Relationships between HIV/AIDS-orphanhood, stigma, and symptoms of anxiety and depression in South African youth: A longitudinal investigation using a path analysis framework.
- Doku, P.N.Psychosocial adjustment of children affected by HIV/AIDS in Ghana..
- Resiliency in young children whose mothers are living with HIV/AIDS.
- Impact of parentification on long- term outcomes among children of parents with HIV/AIDS.
- Stanton, B.Functions and sources of perceived social support among children affected by HIV/AIDS in China