« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và sự cần thiết của việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO cho ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử Trường Đại học Tây Đô


Tóm tắt Xem thử

- CHO NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN - ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Nguyễn Thanh Phong 1.
- 1 Khoa Kỹ thuật Công nghệ, Trường Đại học Tây Đô.
- CDIO, Đại học Tây Đô, chương trình đào tạo, phát triển chương trình, kỹ sư hiện đại, nhân lực chất lượng cao.
- Vào những năm 1980 và 1990, chương trình giáo dục kỹ thuật ở phần lớn các quốc gia trên thế giới chứa đựng mâu thuẫn giữa hai mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ thuật đương đại, đó là: yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực công nghệ, đồng thời cũng yêu cầu đào tạo sinh viên trở thành người đa năng hội đủ các kỹ năng.
- Đề xướng CDIO đáp ứng thách thức này thông qua việc đào tạo sinh viên trở thành người kỹ sư toàn diện..
- Trường Đại học Tây Đô là trường đại học tư thục đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được Bộ Giáo dục và đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo những ngành trọng điểm của vùng theo yêu cầu chuyển dịch kinh tế và những ngành xã hội có nhu cầu trong đó có ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên hiểu rõ được tầm quan trọng của cá nhân trong thời đại nền kinh tế tri thức thì việc phát triển chương trình đào tạo theo hướng CDIO tại Trường Đại học Tây Đô được kỳ vọng sẽ cho ra trường một đội ngũ kỹ sư, cử nhân có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội..
- Thực tế trên đòi hỏi chúng ta cần phải nhanh chóng đào tạo và cung cấp cho thị trường các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật tích hợp đủ các khối kiến thức giao ngành để có thể tham gia vào các công việc như thiết kế, chế tạo, bảo trì, khai thác và vận hành cũng như cải tiến, nâng cấp các hệ thống tự động này..
- Mục tiêu đào tạo ngành kỹ thuật Điện- Điện tử là làm sao sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng, vận hành và bảo trì tốt các thiết bị của hệ thống sản xuất tự động.
- Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, theo đánh giá của các chuyên gia thì khối các trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật Điện- Điện tử để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp vẫn chỉ đếm trên.
- lượng người học cũng rất hạn chế, điều này không chỉ ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo của nhà trường mà còn mất cân đối nguồn nhân lực cho xã hội sau này..
- Các thăm dò trên trang web tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng như một số trang web khác cho thấy hơn 60% số người tham gia trả lời cho rằng ngành nghề nóng nhất hiện nay là tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh.
- Trường Đại học Tây Đô cũng không ngoại lệ, các ngành kinh tế lại được thí sinh chọn lựa nhiều nhất trong khi các ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử ít được quan tâm.
- Mỗi năm, Trường Đại học Tây Đô cũng chỉ tuyển sinh được trung bình khoảng 50 sinh viên đại học ngành này, mặc dù hoạt động giảng dạy của ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại Đại học Tây Đô cũng có nhiều thay đổi nhằm phù hợp với hình thức đào tạo mới, tăng cường tính tích cực, khả năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức của sinh viên..
- Theo PGS.TS Hồ Tấn Nhựt, Trường Đại học Northridge (Hoa Kỳ), CDIO là một đề xướng quốc tế lớn được hình thành để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và các bên liên quan khác trên toàn thế giới trong việc nâng cao khả năng của sinh viên tiếp thu các kiến thức cơ bản, đồng thời đẩy mạnh.
- CDIO là một giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học..
- CDIO là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội..
- Đề xướng CDIO có ba mục tiêu tổng quát nhằm đào tạo những sinh viên có khả năng: nắm vững kiến thức chuyên sâu hơn về quy tắc cơ bản của kỹ thuật.
- CDIO là một hệ thống phương pháp phát triển chương trình đào tạo kỹ sư, nhưng về bản chất, đây là quy trình đào tạo chuẩn, căn cứ đầu ra để thiết kế đầu vào.
- Về tổng thể, CDIO có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành đào tạo kỹ sư, bởi lẽ nó đảm bảo khung kiến thức và kỹ năng, chẳng hạn áp dụng cho khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh.
- Cho nên, có thể nói, CDIO thực chất là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả..
- Đào tạo theo mô hình CDIO, sinh viên cần phải đạt những khối kỹ năng, kiến thức và khi tốt nghiệp sẽ được phát triển kỹ năng, kiến thức đó..
- Mục tiêu đào tạo CDIO là hướng tới việc giúp sinh viên có được kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi vốn rất nhanh của thực tiễn xã hội.
- 2.5 Phát triển chương trình đào tạo.
- Phát triển là một từ mang nghĩa thay đổi, thay đổi trong chương trình đào tạo có nghĩa là những lựa chọn hoặc điều chỉnh hoặc thay thế những trật tự đã có sẵn.
- Phát triển chương trình đào tạo là xác định và tổ chức toàn bộ các hoạt động được liệt kê để khẳng định sự đạt được mục tiêu và mong muốn của hệ thống giáo dục dựa trên một thiết kế hoặc một mô hình hiện hành.
- 2.6 Trình tự các bước phát triển chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO.
- Trên cơ sở đề cương CDIO được xem là phương pháp luận hết sức khoa học và có giá trị để tiến hành phát triển chương trình đào tạo.
- Sơ đồ 1: Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo CDIO Mục tiêu.
- Chương trình đào tạo theo.
- Chương trình đào tạo hiện tại.
- Quá trình phát triển chương trình đào tạo là một quá trình khép kín và hoàn thiện liên tục (các đường gạch nối : nhận phản hồi và liên tục cải tiến, phát triển).
- Các bước để phát triển chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO:.
- Bước 1: Khảo sát các bên liên quan, xây dựng chuẩn đầu ra CDIO cấp độ 3, là cơ sở để phát triển chương trình đào tạo bao gồm việc thích ứng nội dung chi tiết của đề cương CDIO cho phù hợp với chương trình đào tạo đang triển khai..
- Bước 2: Khảo sát I,T,U (Introduce- Teach- Utilizer) để đánh giá sự tương quan giữa chuẩn đầu ra CDIO với chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử.
- Mục đích kiểm tra xem chương trình đào tạo hiện hành đã đáp ứng được những kỳ vọng về mức độ năng lực mong muốn được nêu trong các chủ đề của chuẩn đầu ra đến mức nào và để làm dữ liệu cần thiết cho việc thiết kế chương trình đào tạo mới..
- Bước 5: Tiến hành thiết kế chương trình đào tạo tích hợp..
- Từ khi ra đời vào năm 2000, đến nay, Hiệp hội CDIO đã chính thức kết nạp hơn 80 trường đại học của trên 25 quốc gia bên cạnh việc được rất nhiều đại học khác ở khắp thế giới áp dụng vào công tác đào tạo.
- Canada: 4 trường, Phần Lan: 4 trường… với hơn 70 chương trình đào tạo thuộc khối kỹ thuật và ngoài kỹ thuật..
- trình đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ (Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh, 2009)..
- Trong những năm gần đây, giáo dục đại học nước ta đã đạt được những tiến bộ đáng kể.
- Tuy nhiên, nhiều khảo sát và đánh giá chất lượng giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và đào tạo của Quỹ giáo dục Việt Nam, Dự án giáo dục đại học Việt Nam- Hà Lan, Tập đoàn Intel đã cho thấy sự thay đổi của giáo dục đại học chưa theo kịp nhu cầu của kinh tế xã hội.
- Do đó, thực trạng này đã thúc đẩy nhiều nỗ lực để tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục đại học..
- Từ ngày 0 3 đ ế n n g à y 0 7 t h á n g 8 năm 2009, Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình “Tập huấn- Tư vấn xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo mô hình CDIO” với sự tham gia chuyên môn của PGS..
- Hồ Tấn Nhựt- Đại học Công lập California, Northridge, Hoa Kỳ để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CDIO vào đào tạo đại học..
- Ngày Giám Đốc Đại học Quốc Gia Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 919/QĐ- ĐHQG-ĐH&SĐH về việc “Triển khai thí điểm áp dụng mô hình CDIO phục vụ xây dựng và phát triển chương trình đào tạo tại Đại học quốc gia- Hồ Chí Minh”.
- Việc triển khai thí điểm được thực hiện ở 2 khoa: Khoa Cơ khí Trường đại học Bách Khoa và Khoa Công nghệ thông tin Trường đại học Khoa học Tự nhiên.
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh áp dụng cho các ngành: Sư phạm Điện Công nghiệp và mở rộng cho tất cả các ngành, giảm từ 185 còn 150 tín chỉ (giảm 18,9.
- Ngoài ra, nhà trường đã xây dựng được 53 chương trình đào tạo tích hợp các loại hình đào tạo đại học chính quy, liên thông, liên thông từ cao đẳng nghề, cao đẳng chính quy.
- Năm học Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai áp dụng chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO cho tất cả sinh viên từ khóa 2012 chỉ với 150 tín chỉ.
- Được biết, việc xây dựng chương trình chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện từ năm 2008..
- cũng đang trong quá trình tìm hiểu hoặc đã bắt tay vào xây dựng chương trình đào tạo mới theo mô hình CDIO..
- Năm 2010, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành văn bản “Hướng dẫn xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra”.
- Tháng 6 năm 2012, hơn 332 chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đã được tổ chức thẩm định và ban hành để triển khai đào tạo theo CDIO vào năm học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012)..
- Đây là sự kiện đáng chú ý đối với giáo dục đại học Việt Nam nói chung và với Đại học Duy Tân nói riêng.
- Như vậy Đại học Duy Tân là thành viên thứ hai của Việt Nam trong Hiệp hội CDIO sau Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh..
- Để chương trình CDIO triển khai tại các trường đại học khác nhau trên toàn thế giới cần phải đáp ứng như những tiêu chuẩn quốc gia và được công nhận như tiêu chuẩn ABET.
- (Accreditation Board for Engineering Technology) tại Hoa Kỳ, tiêu chuẩn CEAB (Canadian Engineering Accreditation Board) hoặc Cơ quan quốc gia về giáo dục đại học ở Thụy Điển.
- Yêu cầu này nhằm đem lại xác nhận về mối tương quan giữa đề cương CDIO với chuẩn đầu ra về giáo dục đại học mà quốc gia đòi hỏi..
- 4.1 Đối sánh với tiêu chuẩn ABET EC2010 Theo tiêu chuẩn ABET EC2010, chương trình đào tạo kỹ sư phải đảm bảo rằng sinh viên tốt nghiệp có được:.
- Tương quan mạnh Tương quan tốt 4.3 Đối sánh với tiêu chí đào tạo của.
- 5 THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO, NHU CẦU TUYỂN DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN- ĐIỆN TỬ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ.
- 5.1 Kết quả khảo sát sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử tại trường Đại học Tây Đô.
- Áp chuẩn đầu ra theo CDIO cấp độ 3 để hỏi về mức độ đạt được hay mức độ đồng ý của 30 sinh viên đang được đào tạo theo chuẩn đầu ra hiện hành năm 2014 thì kết quả đạt được như sau:.
- Ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia cho thấy rằng: Giáo dục đại học hiện nay phải dựa trên các mục tiêu của chương trình học và chuẩn đầu ra của sinh viên nhờ vào sự góp ý của các bên liên quan..
- Việc xây dựng một chuỗi kinh nghiệm học tập thích hợp sẽ tạo ra tác dụng kép, vừa đào tạo các kỹ năng vừa hỗ trợ việc lĩnh hội sâu hơn các nền tảng cơ bản..
- Ngoài ra, để đáp ứng nguồn nhân lực công nghệ cao phục vụ công nghiệp hóa thì trên hết phải lựa chọn mô hình đào tạo kỹ sư hiện đại..
- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG CDIO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ.
- giáo dục không còn chỉ thuần túy là đào tạo nhân lực và phúc lợi xã hội.
- Hơn nữa, trước những thách thức to lớn này, các trường đại học lớn của Việt Nam đã tiên phong trong vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học cho các ngành đào tạo của nhà trường để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội công nghiệp (Tạp chí tuyên giáo, 2013)..
- Có nhiều người đặt câu hỏi: Câu chuyện chúng ta đang “xuất siêu” số lượng sinh viên ra nước ngoài du học là một tín hiệu đáng mừng về kinh tế phát triển, hay là một câu chuyện buồn về thực trạng đào tạo đại học ở nước ta hiện nay?.
- Qua tìm hiểu, nghiên cứu cũng như tham vấn các chuyên gia về giáo dục, người viết nhận thấy rằng việc áp dụng mô hình CDIO vào việc phát triển chương trình đào tạo và điều chỉnh chuẩn đầu.
- Từ thực tiễn vận dụng trong nước và trên thế giới đã cho thấy CDIO là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
- Một là, đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực..
- Hai là, đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi..
- Ba là, đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn.
- Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ..
- Bốn là, cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên một tầm cao mới (Lê Xuân Thọ, 2011)..
- Như vậy, với việc phát triển chương trình đào tạo theo CDIO sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín của Trường Đại học Tây Đô trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và xa hơn nữa là trong cả nước.
- đồng thời, mong muốn đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên ra trường sẽ có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội..
- Từ cơ sở lý luận đến thực tiễn áp dụng trong nước và trên thế giới đã cho thấy CDIO là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viên để đáp ứng yêu cầu.
- Cần thiết đưa vào áp dụng thí điểm chương trình đào tạo tích hợp này cho ngành Kỹ thuật Điện- Điện tử trường Đại học Tây Đô..
- Cần thiết có sự chỉ đạo cụ thể từ Ban Giám Hiệu nhà trường cùng các bên liên quan để Khoa Kỹ thuật công nghệ có thể áp dụng được chương trình đào tạo tích hợp này..
- Xây dựng đội ngũ giảng viên trong các chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO phải tuân theo các phương pháp giảng dạy tiên tiến và đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học..
- Nhờ vậy sẽ góp phần tạo ra được một đội ngũ giảng viên chất lượng cao, đáp ứng chuẩn quốc tế, từ đó tăng cường uy tín cho các đơn vị tham gia đào tạo..
- Cần phải đổi mới khung chương trình đào tạo (trong đó có thể gồm cả việc thay đổi cả những môn bắt buộc được quy định hiện nay) khi áp dụng cách tiếp cận CDIO.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có các cơ chế, chế độ, chính sách ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện đối với các trường đại học ngoài công lập tham gia tích cực vào công tác đổi mới giáo dục bậc Đại học ở nước ta hiện nay..
- Đảng ta đã từng khẳng định “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” tạo cơ sở vật chất cho nước ta phát triển nhanh và bền vững.
- Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, giáo dục- đào tạo, đặc biệt là việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp đã trở thành nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội thì việc tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, phù hợp xu thế, khuynh hướng phát triển của thế giới, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo tại Trường Đại học Tây Đô trong xu thế đổi mới và hội nhập hiện nay..
- Việc áp dụng mô hình CDIO để chuẩn hóa công tác phát triển chương trình đào tạo, cải tiến phương pháp dạy và học, cải thiện môi trường học tập nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Tây Đô, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập như hiện nay có thể xem là tất yếu cho sự lựa chọn để Trường Đại học Tây Đô phát triển nhanh- mạnh- vững bền, thích ứng với quá trình hội nhập toàn cầu..
- Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HUFLIT), 2011.
- Quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO.
- Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh..
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2012.
- Hội nghị CDIO toàn quốc 2012 “Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế: Mô hình CDIO”.
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..
- Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp.
- Tìm hiểu tình hình nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp tiếp cận CDIO trong việc xây dựng chương trình đào tạo” ở một số trường đại học ở Hà Nội.
- Tạp chí khoa học Đại học Đông Á..
- Xây dựng chương trình đào tạo tích hợp cho chương trình Kỹ thuật chế tạo theo mô hình CDIO, Đại học Quốc gia TP