« Home « Kết quả tìm kiếm

Tỉ lệ năng lượng protein/lipid tối ưu cho cá lóc (Channa striata) nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao


Tóm tắt Xem thử

- TỈ LỆ NĂNG LƯỢNG PROTEIN/LIPID TỐI ƯU CHO CÁ LÓC (Channa striata) NUÔI TRONG ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN CAO.
- Độ mặn, cá lóc, Channa striata, nhiệt độ, năng lượng, tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) tối ưu cho cá lóc (Channa striata) giống khối lượng trung bình 6,5 g được thực hiện trong môi trường nuôi 28 o C-0‰ và môi trường nhiệt độ và độ mặn cao (34 o C-9‰) với 6 nghiệm thức thức ăn gồm ba mức protein (40, 45 và 50%) và hai mức lipid (7 và 10%) tương ứng tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) lần lượt là 3,41.
- Kết quả cho thấy cá lóc được nuôi trong môi trường nhiệt độ và độ mặn cao (34 o C-9‰) làm giảm tỉ lệ sống, tăng trưởng, tỉ lệ thức ăn ăn vào, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, lipid và hiệu quả tích lũy protein, lipid.
- Tỉ lệ năng lượng (protein:lipid) trong thức ăn có ảnh hưởng lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng và tích lũy dưỡng chất (protein và lipid) cá lóc thí nghiệm.
- Tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) tối ưu trong thức ăn cho cá lóc là 3,5 ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn 28 o C-0‰ và 3,37 ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao (34 o C-9‰)..
- Tỉ lệ năng lượng protein/lipid tối ưu cho cá lóc (Channa striata) nuôi trong điều kiện nhiệt.
- Động vật thủy sản là loài có khả năng sử dụng năng lượng biến dưỡng từ nguồn protein trong thức ăn nên nhu cầu protein của chúng có khả năng giảm khi mức năng lượng trong thức ăn tăng lên (Page and Andrews, 1973).
- Vì thế, hàm lượng protein tối ưu cho một loài thủy sản nào đó sẽ chịu ảnh hưởng bởi tỉ lệ tối ưu giữa protein và năng lượng (P/E) trong thức ăn.
- Năng lượng của thức ăn được cung cấp từ protein, lipid và carbohydrate có trong thức ăn.
- Đa số các nghiên cứu đều tập trung tỉ lệ protein và năng lượng từ ba thành phần của thức ăn có sự thay đổi tùy theo loài, kích cỡ và môi trường sống như dòng chảy, nhiệt độ, thành phần thức ăn và thường lớn hơn 20 mg/kJ (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
- Tuy nhiên khi thức ăn có cùng mức năng lượng, hàm lượng protein và lipid của thức ăn cùng lúc được thay đổi thì tỉ lệ protein và năng lượng tổng của thức ăn sẽ không thể hiện hết sự khác nhau về năng lượng cụ thể được đóng góp từ các thành phần của thức ăn..
- Đồng thời, tùy theo loài, tùy theo điều kiện môi trường, mức độ ưu tiên sử dụng năng lượng từ các thành phần của thức ăn sẽ khác nhau..
- tăng trưởng cá đạt cao nhất ở 31ºC và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất..
- Vì vậy, nghiên cứu tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) tối ưu cho cá lóc (Channa striata) nuôi trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao được thực hiện..
- Cá được chuyển về và được thuần dưỡng trong bể composite 2 m 3 , được cho ăn bằng thức ăn viên với hàm lượng protein 45% và lipid 7%..
- Thí nghiệm được chia thành hai lô cùng với sáu nghiệm thức thức ăn ở mỗi lô (Bảng 1)..
- Bảng 1: Nghiệm thức điều kiện môi trường nuôi và nghiệm thức thức ăn thí nghiệm.
- 7% lipid-40% protein 7% lipid-45% protein 7% lipid-50 %protein 10% lipid-40 %protein 10% lipid-45% protein 10% lipid-50% protein Tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn.
- tương ứng của 6 công thức thức ăn thí nghiệm là 3,41.
- Phương pháp phối chế thức ăn.
- Thức ăn thí nghiệm được phối chế từ các nguyên liệu bột cá Kiên Giang, bã đậu nành (Mỹ), bột mì tinh (Việt Nam), dầu nành Simply, dịch đầu tôm, dầu cá và premix khoáng/vitamin (Công ty Vimedim), kết dính (CMC- Trung Quốc)..
- Các bước chuẩn bị thức ăn theo thứ tự như sau:.
- Thức ăn sau chế biến ở dạng viên chìm..
- Thành phần nguyên liệu của thức ăn được phân tích các chỉ tiêu hóa học bao gồm ẩm độ, protein, lipid, tro theo phương pháp AOAC (2000) và năng lượng được tính dựa vào hàm lượng protein, lipid, carbohydrate (CHO) và hệ số chuyển đổi năng lượng của từng thành phần..
- Bảng 2: Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm.
- Thành phần nguyên liệu thức ăn.
- Thành phần hóa học thức ăn.
- Năng lượng (KJ/g .
- Tỉ lệ năng lượng Protein/Lipid (E P/L .
- Thức ăn thừa được vớt ra khỏi bể, sấy khô và cân khối lượng để tính lượng thức ăn mà cá đã sử dụng.
- Tỉ lệ sống (survival rate – SR.
- Hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá qua các chỉ tiêu.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn (feed conversion ratio - FCR):.
- FCR = Lượng thức ăn sử dụng (g)/ Khối lượng cá gia tăng (g).
- Lượng thức ăn ăn vào (FI) (%/con/ngày.
- 3.1 Tăng trưởng và tỉ lệ sống và của cá Sau 60 ngày thí nghiệm, các yếu tố môi trường dao động ở mức 27±1 o C.
- Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá (Bảng 3) cho thấy có sự tương tác giữa yếu tố môi trường và tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn (p<0,05).
- Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá đạt cao nhất ở môi trường 28 o C-0‰ (đối chứng), tăng trưởng trong các nghiệm thức có tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn cao sẽ cao hơn các nghiệm thức có tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn thấp.
- Nghiệm thức 7% lipid-40% protein cho tăng trưởng cao nhất g/ngày) và tương ứng với tỉ lệ E P:L trong thức ăn 3,41, khác biệt không ý nghĩa (p>0,05) so với các nghiệm thức có tỉ lệ 3,36.
- nhưng khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức có tỉ lệ lượng protein/lipid trong thức ăn thấp (2,49.
- Như vậy, tỉ lệ lượng protein/lipid trong thức ăn (tức sự thay đổi hàm lượng protein và lipid trong thức ăn) có ảnh hưởng lên tăng trưởng của cá.
- Tăng trưởng của cá đạt cao ở các nghiệm thức có hàm lượng protein thấp và lipid thấp hoặc protein cao và lipid cao để đảm bảo duy trì sự cân bằng về tỉ lệ đóng góp về năng lượng giữa protein/lipid.
- Tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá thấp nhất ở môi trường có nhiệt độ và độ mặn cao (34 o C-9‰) và ở nghiệm thức có tỉ lệ năng lượng protein/lipid thấp nhất g/ngày và 66,7%) tương ứng mức lipid cao và protein thấp.
- Bảng 3: Tăng trưởng và tỉ lệ sống cá lóc sử dụng các loại thức ăn và môi trường nuôi khác nhau.
- E P:L : tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn.
- MT*E P:L :tương tác giữa môi trường và tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn..
- Theo Vũ Duy Giảng (2006), cá hồi có nhu cầu protein thức ăn 40%.
- Samantaray and Mohanty (1997) nghiên cứu về tỉ lệ P/E cho thấy ở cá lóc giống (C.
- striata), tăng trưởng cao nhất và hệ số thức ăn thấp nhất khi cho ăn thức ăn có chứa 40% protein và tỉ lệ P/E là 21,5 mg/KJ.
- Cùng nghiên cứu trên cá lóc, Ngô Minh Dung (2018) cho rằng nhu cầu protein tiêu hóa thay đổi tùy theo mức năng lượng trong thức ăn..
- So sánh kết quả nghiên cứu trên một số loài cá khác, nghiên cứu thức ăn tối ưu cho tăng trưởng, tỉ lệ sống và thành phần hoá học cho cá chẽm (Lates.
- (2013) trên cá thát lát cườm (Chitala chitala) cho biết nhu cầu protein tối ưu cho cá thát lát cườm giống (2,42 g/con) là từ 40-45% protein và hàm lượng lipid trong thức ăn là 9-6% tương ứng tỉ lệ P/E là 24,0 và 21,4 g protein/MJ.
- Theo Tuan and Williams (2007), cá mú (Epinephelus malabaricus) giai đoạn giống tăng trưởng tối ưu khi sử dụng thức ăn chứa 55% protein, 12% lipid và tỉ lệ P/E là 28 mg prtein/KJ.
- Ta thấy, khi năng lượng của thức ăn tăng, nhu cầu protein của cá giảm nghĩa là cá giảm nhu cầu năng lượng từ protein của thức ăn.
- Tuy nhiên kết quả của nghiên cứu hiện tại do các nghiệm thức thức ăn có cùng mức năng lượng tổng của thức ăn đồng thời hàm lượng protein và lipid thay đổi nghĩa là năng lượng đóng góp từ protein và lipid của các nghiệm thức thức ăn thay đổi theo.
- Tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn tối ưu ở 28 o C-0‰ và 34 o C-9‰ lần lượt là 3,50 và 3,37.
- (28 o C-0‰) có nhu cầu năng lượng từ protein cao hơn so với từ lipid trong thức ăn và năng lượng này được sử dụng hiệu quả cho tăng trưởng, ngược lại trong môi trường nuôi nhiệt độ và độ mặn cao (34 o C-9‰) thì cá có xu hướng sử dụng năng lượng từ lipid nhiều hơn..
- Hình 1: Ảnh hưởng của tỉ lệ năng lượng (protein/lipid) lên tăng trưởng của cá lóc thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn khác.
- tỉ lệ sống và tăng trưởng giảm..
- 3.2 Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Bảng 4 trình bày về lượng thức ăn ăn vào (FI.
- %/cá/ngày) và hệ số thức ăn (FCR) của cá chỉ chịu ảnh hưởng (p<0,05) bởi nhiệt độ và độ mặn của môi trường nuôi.
- Giữa các nghiệm thức trong cả hai môi trường, lượng thức ăn ăn vào (FI) không khác biệt nhau (p>0,05)..
- Tương tự FI, hệ số thức ăn (FCR) chỉ chịu ảnh hưởng (p<0,05) bởi môi trường nuôi.
- So sánh kết quả FCR của thức ăn trên một số loài cá khác như nghiên cứu Lê Hồng Thắm và ctv..
- (2013) nhu cầu protein trong thức ăn cá lăng nha (Mystus wyckioides) FCR giảm khi mức protein của thức ăn tăng, cụ thể FCR từ 1,57 ở 25% protein giảm còn 1,08 ở nghiệm thức 55% protein.
- (2012), tỉ lệ tối ưu protein và năng lượng trong thức ăn cho cá chẽm (Lates calcarifer) giống 5,77 g có FCR thấp nhất là 1,1 ở các công thức chứa 18 MJ/kg-59% protein và thức ăn chứa năng lượng 22 MJ/kg - 59% protein.
- Nghĩa là khi thức ăn chứa hàm lượng protein cao và mức năng lượng phù hợp thì hệ số thức ăn sẽ giảm.
- Ở nghiên cứu hiện tại, hàm lượng protein thức ăn với cùng mức năng lượng thì chưa đủ ảnh hưởng FCR của cá (về thống kê)..
- Bảng 4 cho thấy PER có giá trị cao nhất ở nghiệm thức tỉ lệ tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn 3,41 tương ứng với 7% lipid-40% protein ở môi trường 28 o C-0‰ và thấp nhất ở tỉ lệ tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn 2,49 tương ứng với 7% lipid-50% protein môi trường 34 o C-9‰.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lóc có nhu cầu năng lượng cao từ cả protein và lipid trong thức ăn.
- Cá lóc sống trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao một phần protein đã chuyển hóa thành năng lượng tiêu hao ứng phó với môi trường bất lợi đã làm cho hiệu quả chuyển hóa protein của cá giảm..
- Bảng 4: Hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả sử dụng protein của cá thí nghiệm Môi.
- MT*E P:L :tương tác giữa môi trường và tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn.
- Cùng nghiên cứu trên cá lóc về ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của cá lóc, Võ Trường Chinh (2014) cho biết hoạt tính enzyme pepsine, chymotrypsine và α- amylase tăng dần theo nhiệt độ từ 22 đến 34ºC, tăng trưởng cá đạt cao nhất ở 31ºC và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp nhất..
- lượng thức ăn ăn vào của cá lóc giảm, FCR tăng, hiệu quả sử dụng protein (PER) và hiệu suất tích lũy Protein (NPU) của cá giảm..
- Bảng 5 trình bày kết quả về hệ số chuyển hóa lipid (LER), hiệu suất tích lũy lipid (LR) của cá chịu ảnh hưởng riêng biệt bởi môi trường và bởi tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn.
- Riêng chỉ số HSI% chỉ chịu tác động (p<0,05) bởi tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn..
- protein (tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn 3,41) và thấp nhất ở 10% lipid-40% protein (tỉ lệ.
- Bảng 5 cho thấy tỉ lệ khối lượng gan so với tổng khối lượng cá giảm dần khi hàm lượng lipid và protein trong thức ăn tăng..
- (2017) trên cá Channa agrus, thức ăn gia tăng từ 45-51% protein thì chỉ số HSI có 2,8% còn 2,6% và ở mức lipid 9-12% trong thức ăn thì HSI% gia tăng sau đó lại có xu hướng giảm ở nghiệm thức 15%.
- Theo Nguyễn Hoàng Đức Trung (2011), thí nghiệm trên cá tra (11,7 g/con) kết quả về hiệu quả sử dụng lipid (LER) và hiệu suất tích lũy lipid (LR%) giảm dần và khi hàm lượng chất béo trong thức ăn tăng từ 2-12%..
- Vậy, hiệu quả sử dụng lipid (LER) và hiệu suất tích lũy lipid (LR) của cá lóc chịu ảnh hưởng riêng biệt bởi nhiệt độ và độ mặn của môi trường và tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn, tuy nhiên chỉ số gan tụy (HSI) của cá thí nghiệm chỉ chịu ảnh hưởng bởi tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức.
- Bảng 5: Hệ số tích lũy lipid và Chỉ số hepatosomatic Index (HSI) của cá ở các loại thức ăn và môi trường sống khác nhau.
- Môi trường.
- Nghiệm thức.
- Mội trường có nhiệt độ và độ mặn cao (34 o C- 9‰) làm giảm tỉ lệ sống.
- tỉ lệ thức ăn ăn vào.
- hiệu quả sử dụng thức ăn.
- Tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn ảnh hưởng lên tăng trưởng.
- Tỉ lệ năng lượng protein/lipid trong thức ăn tối ưu trong thức ăn cho cá lóc là 3,5 tương ứng mức protein, lipid trong thức ăn là 7% lipid-40% protein ở điều kiện nhiệt độ và độ mặn 28 o C-0‰.
- và 3,37 tương ứng mức protein, lipid trong thức ăn là 7%.
- Xác định nhu cầu protein trong thức ăn cá lăng nha (Mystus wyckioides, Chaux &.
- Ứng dụng mô hình sinh hóa xác định nhu cầu năng lượng và protein để phát triển thức ăn cho cá lóc (Channa striata).
- Ảnh hưởng của chất béo trong thức ăn lên sinh trưởng và thành phần hóa học của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus).
- Xác định nhu cầu protein của cá kèo giống (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) ở hai mức năng lượng..
- Nghiên cứu tỉ lệ tối ưu về protein và năng lượng trong thức ăn cho cá Chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1970) giống.
- Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản.
- hoạt tính enzyme tiêu hóa, độ tiêu hóa thức ăn tăng trưởng của cá lóc đen (Channa striata)..
- Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản