« Home « Kết quả tìm kiếm

Tổng quan nghiên cứu về kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin (TPACK) trong dạy học ngoại ngữ


Tóm tắt Xem thử

- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (TPACK) TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ.
- Bài viết này phân tích tổng quan về kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin (technological pedagogical content knowledge - TPACK) trong dạy học ngoại ngữ.
- Dựa trên các nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí.
- quốc tế có uy tín trên thế giới trong 20 năm gần đây, bài viết này thảo luận mô hình TPACK, vai trò của nó cũng như những thành tựu đạt được từ những nghiên cứu.
- Với những hiểu biết từ tổng quan, bài viết đề xuất ba hướng nghiên cứu về TPACK nhằm góp phần nâng cao hiểu biết về lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác đào tạo và phát triển chuyên môn cho giáo viên về kiến thức ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ.
- Ba hướng nghiên cứu bao gồm: xác trị công cụ khảo sát TPACK, nghiên cứu TPACK của giáo viên ngoại ngữ và nghiên cứu tác động của đào tạo và tập huấn TPACK đối với dạy và học ngoại ngữ..
- Trong bối cảnh đó, việc phát triển năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên trong dạy học trở thành một trong những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới quan tâm.
- Hầu hết những thảo luận, nghiên cứu học thuật, nghiên cứu thực tiễn lớp học, đều nhắm đến mục tiêu khai thác các công nghệ thông tin và truyền thông nhằm xúc tiến quá trình dạy học một cách hiệu quả, và giáo viên cần được trang bị những kỹ năng kiến thức gì để có thể vận dụng công nghệ một cách hiệu quả trong dạy học bộ môn.
- Riêng đối với môn ngoại ngữ, trong vòng 20 năm gần đây, những nghiên cứu về năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên đã mang lại một số hiểu biết quan trọng.
- Bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thành tựu nghiên cứu liên quan đến khả năng ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh của giáo viên trên thế giới..
- Qua đó bài viết sẽ rút ra một số kết luận và đề xuất liên quan đến nghiên cứu và đào tạo giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ tại Việt Nam.
- Tổng quan tài liệu được dựa trên các nghiên cứu xuất bản trên các tạp chí, sách của nhà xuất bản có uy tín, cơ sở dữ liệu của nhà xuất bản Routledge, Sage và Elsevier trong vòng 20 năm kể từ khi Mishra và Koehler (2006) xuất bản ấn phẩm về mô hình TPACK.
- Do giới hạn của bài viết, các nghiên cứu được chọn sử dụng cho tổng quan thuộc lĩnh vực dạy ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh (EFL).
- Bài viết sẽ gồm các phần sau: mô hình kiến thức ứng dụng CNTT, tổng quan nghiên cứu về kiến thức ứng dụng CNTT của giáo viên trong lĩnh vực dạy học ngoại ngữ..
- MÔ HÌNH KIẾN THỨC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC.
- Phần này bao gồm khái niệm kiến thức ứng dụng CNTT trong dạy học, vai trò của mô hình kiến thức ứng dụng CNTT trong dạy học.
- và phương pháp đánh giá kiến thức ứng dụng CNTT trong dạy học..
- Kiến thức ứng dụng CNTT trong dạy học (TPACK).
- Định nghĩa khái niệm kiến thức ứng dụng CNTT trong dạy học- TPACK (Technological pedagogical content knowledge) không thể không đề cập đến khái niệm ‘năng lực’ (tiếng Anh là competence/.
- Như vậy về cấu trúc, có thể thấy kiến thức là một thành tố hình thành nên năng lực..
- Mô hình này, tạm dịch là kiến thức/năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học, đã được nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực đào tạo giáo viên trên thế giới quan tâm nghiên cứu và phát triển ( Abbitt, 2011.
- được Thompson và Mishra (2009, trích trong Tai, 2015) sử dụng để chỉ năng lực ứng dụng CNTT như là một ‘gói’ kiến thức tích hợp.
- Trong dạy học ngoại ngữ, PCK là kiến thức về phương pháp dạy học ngoại ngữ gắn.
- Cùng với ý tưởng đó và sự quan sát sau 5 năm nghiên cứu về việc đào tạo kiến thức công nghệ một cách biệt lập, không gắn kết với kiến thức sư phạm môn học, Mishra and Koehler (2006) đã đề xuất mô hình TPACK mô tả sự gắn kết giữa kiến thức công nghệ với kiến thức sư phạm môn học (Hình 1).
- Khả năng vận dụng kết hợp giữa 3 loại kiến thức tổng hợp trên sẽ tạo nên cái gọi là kiến thức ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn (TPACK).
- Loại kiến thức này chịu sự chi phối của sự hiểu biết và tương tác với bối cảnh dạy học cụ thể (context).
- Nghiên cứu về TPACK đem lại một số lợi ích nhất định.
- Theo một số nhà nghiên cứu (Koehler &.
- Ngoài ra, tìm hiểu về TPACK của giáo viên giúp các nhà nghiên cứu và đào tạo hiểu rõ khả năng vận dụng CNTT trong dạy học của giáo viên, qua đó xây dựng chương trình tập huấn và phát triển chuyên môn..
- Nghiên cứu của Hsu (2016) tìm hiểu mối liên hệ giữa kiến thức TPACK và việc sử dụng thiết bị di động trong dạy học tiếng Anh của 158 giáo viên tiếng Anh tại Đài Loan tham gia khảo sát về TPACK và mô hình tiếp nhận công nghệ trong dạy học TAM (Technology Acceptance Model).
- Kết quả cho thấy kiến thức TPACK của giáo viên ảnh hưởng đến nhận thức của họ về sự hữu dụng và tiện lợi của thiết bị di động trong dạy học ngoại ngữ.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực khác cũng khẳng định thêm vị trí của TPACK trong đào tạo và phát triển chuyên môn cho giáo viên (Harris &.
- Mô hình TPACK đã cho thấy quan điểm tiếp cận về việc sử dụng CNTT trong dạy học theo hướng cụ thể hóa vai trò của từng loại kiến thức.
- Dựa trên mô hình, các chuẩn kiến thức có thể được xây dựng giúp cho việc đánh giá và tự đánh giá trong đào tạo và phát triển chuyên môn.
- Levy (1997) đề xuất sự tương thích (alignment) giữa việc khai thác và ứng dụng CNTT với mục tiêu giảng dạy, nội dung kiến thức và phương pháp dạy học ngoại ngữ.
- Một số nghiên cứu đã chỉ ra ranh giới giữa các lĩnh vực kiến thức trong mô hình chưa được xác định rõ ràng (xem Tseng, 2015).
- Các nghiên cứu khác nhau về TPACK nhằm phát triển các mô hình riêng biệt cho từng lĩnh vực như TPACK-geography, TPACK-EFL, TPACK-web thể hiện một sự thụt lùi trong việc thống nhất một lý thuyết chung (Harris et al., 2017.
- Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu nhằm phát triển mô hình TPACK trong dạy học ngoại ngữ đặc biệt là bối cảnh của Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu và công cụ đánh giá năng lực TPACK.
- Phương pháp và công cụ nghiên cứu Nhiều phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện sử dụng các công cụ đo lường TPACK khác nhau.
- Theo hướng này, có hai nghiên cứu tổng hợp các phương pháp nghiên cứu được tìm thấy.
- Nghiên cứu tổng quan của Willermark (2018) được sử dụng để củng cố lập luận và nghiên cứu của Koehler, Shin and Mishra (2012) làm nền tảng tổng quan vì các lý do sau đây:.
- Đây là một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis) có mô tả phương pháp thực hiện, và phân tích một cách cụ thể và khoa học..
- Nghiên cứu này tổng hợp 66 nghiên cứu chọn lọc từ trên 300 nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau xuất bản từ 2006 đến 2010, kể từ thời điểm mô hình TPACK được xuất bản.
- Các nghiên cứu được chọn lọc là các nghiên cứu trực tiếp về TPACK trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau..
- được sử dụng, thì chỉ có 3 trên 20 nghiên cứu thể hiện độ tin cậy thông qua kỹ thuật mã hóa dự liệu chéo (interrater reliability) và chỉ có một nghiên cứu giải quyết vấn đề tính giá trị của công cụ đo lường TPACK.
- Mặc dù nhấn mạnh rằng tiềm ẩn bên dưới nhiều nghiên cứu là giả định sử dụng kết hợp phương pháp (triangulation), các tác giả cho rằng giả định này cần được làm rõ thông qua minh chứng cụ thể về TPACK thể hiện qua dữ liệu của từng phương pháp..
- Qua phân tích, các tác giả kết luận rằng phần lớn các nghiên cứu không đưa ra được minh chứng (evidence) về độ tin cậy và tính giá trị..
- Nghiên cứu tổng quan của Willermark (2018) cũng khẳng định rằng phương pháp khảo sát tự đánh giá (self-reporting) được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu đo lường TPACK, trong khi đánh giá TPACK qua các hoạt động dạy học hầu như không được sử dụng.
- đa số các nghiên cứu kiểm định tính giá trị của công cụ thông qua phân tích nhân tố khám phá và khẳng định..
- Phỏng vấn sâu giúp xác định chiều sâu về kiến thức TPACK của giáo viên.
- Vì thế một nghiên cứu đáng tin cậy về TPACK cần kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp khảo sát tự đánh giá và phỏng vấn để xác định TPACK của giáo viên là một sự kết hợp đáng tin cậy..
- Ví dụ đối với kiến thức công nghệ cơ bản (TK) có thể gồm:.
- TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TPACK TRONG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ.
- Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu TPACK trong nhiều bối cảnh bao gồm các đối tượng tham gia như giáo viên và sinh viên sư phạm thuộc các chuyên môn khác nhau.
- Tuy nhiên, đối với môn ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, chỉ có một vài nghiên cứu xuất bản trong 10 năm gần đây.
- Có thể phân các nghiên cứu thành hai cụm: (1) Các nghiên cứu về xác trị khái niệm và công cụ đánh giá TPACK trong dạy học ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh) (2) Các nghiên cứu về nhận thức hay đánh giá của giáo viên hoặc giáo sinh về TPACK..
- Nghiên cứu xác trị khái niệm và công cụ đánh giá TPACK.
- Nghiên cứu của Schmidt et al.
- (2009) về phát triển công cụ khảo sát TPACK không mang tính đặc thù của môn học, và là công cụ điển hình được nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực dạy học ngoại ngữ điều chỉnh sử dụng.
- Khách thể khảo sát trong nghiên cứu này là sinh viên sư phạm ngành tiểu học và mầm non tham gia vào một khóa học sử dụng CNTT trong dạy học.
- Tuy nhiên, theo Bostancıoğlu và Handley (2018), các nghiên cứu phát triển công cụ đánh giá TPACK dựa trên bảng khảo sát của Schmidt et al.
- Có hai nghiên cứu xác trị thông qua sự đánh giá của học sinh đối với TPACK của giáo viên trong dạy học tiếng Anh.
- Đây là điểm hạn chế của nghiên cứu như tác giả đã công nhận.
- Kết quả này khác với nghiên cứu của Shih and Chuang (2013) đối với sinh viên cao đẳng cho thấy các lĩnh vực kiến thức được phân biệt một cách rõ ràng (construct validity)..
- (2016) nghiên cứu xác trị công cụ khảo sát TPACK gồm 50 câu hỏi thông qua 2 vòng: vòng 1 với sự tham gia của 174 sinh viên sư phạm tiếng Anh năm 3 và 4, vòng 2 là 204 giáo sinh năm 3 và 4.
- (2013) là nghiên cứu đầu tiên xác trị công cụ đo lường TPACK trong bối cảnh Singapore, đối với giáo viên tiếng Trung là ngôn ngữ thứ hai, và rút trích thành công 7 nhân tố/thành phần kiến thức trong TPACK..
- Tuy nhiên, theo Bostancıoğlu and Handley (2018), hạn chế của nghiên cứu này là công cụ khảo sát dựa.
- Giai đoạn 1 là xây dựng 76 câu hỏi dựa trên tham khảo nhiều nghiên cứu đáng tin cậy, chương trình đào tạo về CNTT, chuẩn CNTT giành cho giáo viên của Mỹ và Úc.
- Mặc dù vậy, nghiên cứu này không nhằm mục đích đo lường TPACK của giáo viên tiếng Anh.
- Nghiên cứu về đánh giá và phát triển kiến thức TPACK của giáo viên ngoại ngữ.
- Các nghiên cứu về đánh giá và phát triển TPACK tập trung vào hai đối tượng là giáo sinh/sinh viên sư phạm (pre-service) và giáo viên đang tại chức (in-service)..
- Đối với khách thể là sinh viên/giáo sinh tiếng Anh, nhiều nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy kết quả khác nhau.
- Kết quả cho thấy sinh viên có kiến thức TPACK ở mức khá cao trong tất cả các lĩnh vực.
- Khác với nghiên cứu của Öz (2015), sinh viên nam giỏi về kiến thức công nghệ hơn sinh viên nữ.
- Ngoài ra, nghiên cứu này tìm thấy tuổi tác tỉ lệ thuận với kiến thức công nghệ.
- Nghiên cứu của Kurt et al.
- Đối với khách thể là giáo viên, nghiên cứu cũng chỉ ra các kết quả khác biệt về TPACK.
- (2019) nghiên cứu sự khác biệt về TPACK giữa 427 giáo viên tiếng Anh có kinh nghiệm và giáo viên ít kinh nghiệm tại Teheran.
- Tuổi tác tỉ lệ nghịch với kiến thức về TPACK.
- Kết quả cho thấy giáo viên có kiến thức công nghệ dưới trung bình, mặc dù có đủ kiến thức sư phạm.
- Nghiên cứu của Tai (2015) tại Đài Loan cho thấy giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học phát triển năng lực TPACK sau khi tham gia các hội thảo tập huấn sử dụng mô hình TPACK trong thực hành thiết kế hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT..
- Trong bối cảnh Việt Nam, nhiều hoạt động tập huấn về sử dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) đã được triển khai từ năm 2012 thông qua Đề án Ngoại Ngữ Quốc Gia 2020, nhưng đến nay chưa có nghiên cứu tìm hiểu kiến thức/năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên đặc biệt là giáo viên tiếng Anh đang công tác tại các.
- Nghiên cứu của Le and Song (2018) sử dụng khảo sát, phỏng vấn và phân tích chương trình đào tạo đối với 42 sinh viên sư phạm tiếng Anh tại một trường đại học cho thấy mặc dù nội dung đào tạo khá tương thích với kiến thức TPACK, nhưng kết quả chứng minh kiến thức TPACK của sinh viên không thay đổi sau khi hoàn thành học phần ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh.
- Mặc dù bài viết này tổng hợp kết quả của nhiều nghiên cứu đại diện, nhưng do hạn chế về tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo tại Việt Nam, một số nghiên cứu khác chưa được lược khảo.
- Đa số có nghiên cứu xác trị/kiểm định khái niệm và công cụ khảo sát TPACK đều dựa trên nền tảng tổng hợp tài liệu về khung TPACK và trải qua quá trình thẩm định có tính khoa học.
- Trong số đó, nghiên cứu gần đây nhất của Bostancıoğlu và Handley (2018) có sự tham gia thẩm định của một số lượng lớn các chuyên gia, đồng thời được phân tích thống kê qua hai giai đoạn:.
- Các nghiên cứu khảo sát đánh giá và phát triển năng lực TPACK của cả sinh viên sư phạm tiếng Anh và giáo viên tiếng Anh với kinh nghiệm giảng dạy khác nhau cho thấy các điểm chung sau đây: (1) Nhận thức của sinh viên sư phạm và giáo viên tiếng Anh về TPACK dao động từ trung bình đến khá cao (2) Mối liên hệ giữa kiến thức TPACK và các thông số như giới tính, tuổi tác và kinh nghiệm dạy học chưa được xác định rõ ràng vì các nghiên cứu cho các kết quả khác biệt nhau.
- Kiến thức ứng dụng CNTT (TPACK) được hiểu là năng lực tổng hợp kiến thức sư phạm với kiến.
- Mô hình năng lực TPACK này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
- Nghiên cứu năng lực TPACK của giáo viên ngoại ngữ là một trong những vấn đề cần thiết đối với công tác đào tạo và phát triển chuyên môn về ứng dụng CNTT trong dạy học ngoại ngữ.
- Sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT, thích ứng với yêu cầu của xã hội hiện đại, không thể thiếu những nghiên cứu tìm hiểu và phát triển TPACK trong nhiều bối cảnh dạy học khác nhau tại Việt Nam..
- Kết quả nghiên cứu trên thế giới đã mang lại những hiểu biết nhất định về khái niệm TPACK cũng như công cụ đánh giá và khảo sát TPACK.
- Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam, rất ít nghiên cứu được thực hiện.
- Vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu góp phần mở rộng hiểu biết về mô hình TPACK về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh dạy học tiếng Anh tại Việt Nam.
- Ba hướng nghiên cứu có thể thực hiện là.
- Tiếp tục nghiên cứu phát triển công cụ khảo sát TPACK nhằm phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển chuyên môn giáo viên ngoại ngữ.
- Khảo sát kiến thức TPACK của sinh viên sư phạm và giáo viên tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung ở các cấp.
- Đào tạo và tập huấn về ứng dụng CNTT theo hướng TPACK, đồng thời nghiên cứu hiệu quả của nó đối với việc nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ..
- năng lực