« Home « Kết quả tìm kiếm

Triết học với việc xây dựng triết lý giáo dục trong đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- TRIẾT HỌC VỚI VIỆC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRIẾT HỌC VỚI VIỆC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS.
- Phân biệt triết lý giáo dục với triết học giáo dục Triết lý giáo dục là tư tưởng chỉ đạo giáo dục công dân của một đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể nhằm đạt được những kỳ vọng của đất nước với từng công dân, và trách nhiệm của công dân đối với đất nước.
- Triết lý giáo dục bao giờ cũng mang tính lịch sử.
- Điều này thể hiện ở hai khía cạnh, một là, triết lý phát triển của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ quy định triết lý giáo dục phải theo nó ở mỗi giai đoạn là khác nhau.
- hai là, triết lý giáo dục phải được xây dựng từ chính thực tiễn của từng giai đoạn lịch sử, nhằm phù hợp với hoàn cảnh địa lý, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, con người, văn hóa.
- Không thể áp dụng triết lý của dân tộc này cho dân tộc khác, cũng không thể áp dụng triết lý giáo dục của giai đoạn lịch sử này cho một giai đoạn lịch sử khác.
- Triết lý giáo dục chỉ có thể là triết lý giáo dục khi nó tồn tại phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, môi trường tự nhiên, xã hội, văn hóa của một đất nước, một dân tộc nào đó mà thôi.
- Triết lý giáo dục của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại như Platon, Aristotle.
- khác với triết lý giáo dục của các nhà triết học châu Âu thời kỳ Khai sáng như Vonte, J.J.
- triết lý giáo dục của J.
- Dewey ở Mỹ khác với triết lý giáo dục của Minh trị Thiên Hoàng ở Nhật Bản.
- Triết lý giáo dục nằm trong triết lý phát triển của đất nước, là một bộ phận cấu thành nên triết lý phát triển của đất nước.
- Không thể đặt triết lý giáo dục nằm ngoài triết lý phát triển.
- Triết lý phát triển chính là định hướng cao nhất để triết lý giáo dục phải theo.
- Dẫn đến giáo dục của Nhật Bản đi theo hai hướng rất rõ ràng: một là, bằng mọi giá, bằng mọi phương pháp (kể cả thủ đoạn) để học, học bằng giỏi và làm chủ được khoa học kỹ thuật phương Tây.
- Triết lý phát triển cho biết dân tộc ấy, đất nước ấy sẽ đi đâu, còn triết học giáo dục sẽ cho biết phải giáo dục đào tạo công dân trong đất nước ấy phải đi như thế nào để tới đích.
- Rõ ràng, giáo dục và đào tạo ra những công dân làm nông nghiệp là sai, nên họ tập trung phát triển giáo dục, đào tạo nhân công cho những ngành nghề như công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, kinh tế.
- Và, giáo dục phải cuốn theo triết lý phát triển ấy.
- Triết lý giáo dục đó đã được thể hiện bằng hàng loạt các chính sách, biện pháp thiết thực… cho ngành giáo dục.
- Triết lý giáo dục liên quan đến việc xây dựng trí tuệ và nhân cách cho từng công dân.
- Như vậy, triết học giáo dục có vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng triết lý giáo dục.
- Đối tượng nghiên của triết học giáo dục là giáo dục.
- Nhưng không phải là giáo dục nói chung, mà là giáo dục đào tạo theo định hướng của triết lý giáo dục.
- Có nhiều quan điểm khác nhau về giáo dục trong lịch sử, khiến cho việc xác định đối tượng nghiên cứu của triết học giáo dục cũng chưa có được ý kiến thống nhất.
- Mỗi đất nước đều cần có triết lý giáo dục của riêng mình, do đó cũng rất cần có hệ thống triết học giáo dục của riêng mình.
- Đúng như John Dewey đã viết trong Dân chủ và Giáo dục: "Triết học giáo dục không phải là sự áp dụng các tư tưởng có sẵn từ bên ngoài vào một hệ thống thực hành có nguồn gốc và mục đích khác biệt về cơ bản".
- Triết học giáo dục là lĩnh vực tri thức nhân văn xuất hiện ở các nước phương Tây cách đây chưa lâu, còn ở nước ta hầu như chưa có các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này.
- Sự tìm hiểu sơ bộ các tài liệu nước ngoài cho thấy, Triết học giáo dục là một lĩnh vực nghiên cứu triết học chuyên phân tích những cơ sở của hoạt động sư phạm - giáo dục, mục đích, lý tưởng và phương pháp luận của tri thức sư phạm.
- các phương pháp thiết kế, xây dựng các thiết chế và hệ thống giáo dục mới.
- Triết học giáo dục bắt đầu mang hình thức thiết chế xã hội vào giữa những năm 40 của thế kỷ XX, khi ở Mỹ và sau đó ở châu Âu những hội chuyên môn về triết học giáo dục đã được thành lập.
- Nhưng từ xa xưa những tư tưởng triết học giáo dục đã là thành tố không thể thiếu trong học thuyết của các nhà triết học lớn.
- Chẳng hạn, Platon, Arixtốt, Lôccơ… đã khảo luận những vấn đề giáo dục.
- Trong triết học thế kỷ XIX vấn đề giáo dục con người đã từng được coi như vấn đề trung tâm (Goder, Hêghen.
- Và trong thế kỷ XX nhiều nhà triết học đã áp dụng các nguyên tắc triết học của mình vào nghiên cứu các vấn đề giáo dục.
- Đến giữa thế kỷ XX tình hình đã thay đổi – triết học giáo dục dần tách khỏi triết học chung và bắt đầu có được hình thức thể chế hoá (các hiệp hội và liên đoàn, một mặt, của các nhà triết học nghiên cứu những vấn đề dạy học và giáo dục, và mặt khác, của các nhà sư phạm hướng đến triết học).
- Đồng thời triết học giáo dục còn đưa ra những định hướng mới để tái tổ chức hệ thống giáo dục, đề xuất những lý tưởng có giá trị mới và những cơ sở cho các tân dự án về các hệ thống giáo dục và cho những trào lưu mới trong sư phạm.
- Các dự án đó đều khác nhau về mục đích và xu hướng – một số hướng đến việc cải tổ các thể chế giáo dục (từ phổ thông đến đại học), một số khác lại hướng đến giáo dục phổ cập cộng đồng (chẳng hạn, học liên tục suốt đời).
- Những nguyên nhân chính làm hình thành triết học giáo dục như là lĩnh vực nghiên cứu triết học đặc biệt bao gồm: 1) việc giáo dục tách ra thành lĩnh vực đời sống xã hội khá độc lập.
- 2) sự tách biệt tương đối giữa các thể chế giáo dục với nhau.
- 3) tồn tại các ý kiến giải thích khác nhau về mục đích và lý tưởng giáo dục.
- 4) những đòi hỏi mới đối với hệ thống giáo dục gắn với việc chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp, xã hội thông tin.
- Vài nét về giáo dục đào tạo của nước ta trước năm 1975 Xã hội Việt Nam trước năm 1919 chịu ảnh hưởng sâu sắc của giáo dục Nho giáo.
- Tuy chưa có một triết lý giáo dục rõ ràng, nhưng mục tiêu giáo dục đã được khẳng định: Học nhi ưu tắc sĩ - học giỏi để làm quan.
- Giáo dục Nho giáo thậm chí còn tỏ ra kỳ thị với khoa học kỹ thuật.
- Phương pháp giáo dục: thày đọc - trò ghi, học thuộc lòng, học vẹt.
- Cũng chính vì mục tiêu giáo dục là đào tạo quan lại, nên việc giáo dục đạo đức hết sức quan trọng, thậm chí rất khắt khe.
- Hệ thống trường lớp nhằm giáo dục và bồi dưỡng nhân tài được các vị vua chủ trương phát triển tương đối bài bản, có chính sách ưu đãi cho cả thày lẫn trò.
- Thời thuộc Pháp, hệ thống giáo dục do chế độ thực dân áp đặt lên đất nước ta hầu hết nhằm mục đích đào tạo đội ngũ công chức (thư ký, phiên dịch) phục vụ cho chính quyền thực dân.
- Với mục đích như vậy, nên chương trình giáo dục và sách giáo khoa đều nhằm tuyên truyền cho lịch sử, văn hoá… và đặc biệt là ngôn ngữ của “nước mẹ”Pháp.
- Các phong trào Duy tân, Đông kinh nghĩa thục, Văn hoá mới… nhằm chấn hưng dân trí và bồi dưỡng dân khí thực chất là các triết lý giáo dục khác nhau.
- Ngưỡng mộ sự phát triển của Nhật Bản, một đất nước đồng chủng đồng văn với chúng ta, Phan Bội Châu mới khởi xướng phong trào Đông du, nhằm học theo mô hình phát triển của Nhật Bản và triết lý giáo dục của Nhật Bản những mong có thể áp dụng vào thực tế nước nhà.
- Giáo dục của miền Nam Việt Nam trước năm 1975, xét một cách hết sức khách quan là khá tiến bộ.
- Đem so sánh hệ thống giáo trình, sách giáo khoa của họ với môn Giáo dục công dân của chúng ta hiện nay, thấy khác xa.
- Đối với bậc giáo dục đại học, một bộ phận chịu ảnh hưởng của mô hình Pháp (tiêu biểu là Viện Đại học Sài Gòn), một bộ phận khác muộn hơn chịu ảnh hưởng của mô hình Mỹ.
- Sự chuyển mình của giáo dục đào tạo bậc đại học diễn ra khá phức tạp, trong đó không ít trường, nhất là hệ thống trường dân lập mở ra với mục tiêu vụ lợi nhiều hơn là mục tiêu giáo dục đào tạo thuần tuý.
- Giáo dục đào tạo bậc phổ thông đến nay đã thay đổi mô hình đến 3 lần, tất nhiên mỗi lần đều có những lý do (triết lý riêng), mà nhìn rõ nét nhất là các lần thay sách giáo khoa.
- Dự kiến đến năm 2015 sẽ tiếp tục thay sách giáo khoa, nhưng đến nay chương trình vẫn chưa được thông qua vì vẫn chưa tìm ra được triết lý giáo dục thích hợp.
- Thiếu một tổng công trình sư để chỉ huy kiến thiết xây dựng ngôi nhà giáo dục Việt Nam.
- Thực trạng của triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay Nói thẳng ra rằng, hiện nay chúng ta chưa có một triết lý giáo dục nào rõ ràng.
- Ngành giáo dục đào tạo của chúng ta hiện nay giống như một người đang đẽo cày giữa đường.
- Nhưng chưa ai, chưa đơn vị nào đưa ra được một triết lý giáo dục rõ ràng, đặc biệt là những đơn vị nghiên cứu "ruột”của Bộ Giáo dục và Đào tạo, như Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
- Quan trọng hơn, tư duy của một số vị lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo nhiệm kỳ, tính kế thừa rất thấp.
- Thực thể giáo dục luôn luôn bị đưa ra thí nghiệm, khiến nó cứ ốm đau quặt quẹo, dung mạo dị dạng chẳng giống ai.
- Lúng túng và bế tắc là hai từ mô tả đầy đủ nhất vế thực trạng giáo dục hiện nay.
- Suy cho cùng, cũng chỉ do chưa có một triết lý giáo dục rõ ràng.
- Chưa có triết lý giáo dục rõ ràng, bởi triết lý phát triển đất nước chưa rõ ràng.
- Như vậy, để xây dựng được một triết lý giáo dục của nước ta hiện nay, điều tiên quyết là chúng phải có triết lý phát triển đất nước dài hạn, vững chắc, ổn định.
- Một câu hỏi tức khắc đặt ra: Chẳng lẽ, trong bối cảnh chưa có triết lý phát triển, thì không có triết lý giáo dục hay sao? Về nguyên tắc hệ thống đúng là như vậy, và thực tế giáo dục của chúng ta đang diễn ra đúng như vậy.
- Có thể đặt vấn đề: Có triết lý giáo dục trước mới xây dựng triết lý phát triển sau được không? Đây cũng là phương pháp nêu ý kiến của nhiều nhà khoa học quan tâm đến triết lý giáo dục.
- Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục .
- Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phát triển nền giáo dục của dân, do dân và vì dân là quốc sách hàng đầu.
- Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội, vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, mang đến niềm vui học tập cho mỗi người và tiến tới một xã hội học tập.
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại 5.
- Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tố cạnh tranh trong hệ thống giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục.
- Giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp (trích).
- Thực ra, có viết thêm vài dòng nữa cũng chưa nói lên được đầy đủ những cái mà đất nước chúng ta đang đòi hỏi ngành Giáo dục phải trả lời.
- Để xây dựng được chiến lược giáo dục trong vòng 10 năm nữa, thậm chí phải dài hơi hơn nữa, rất cần có chiến lược phát triển đất nước rõ ràng.
- Nếu như coi giáo dục là nơi chuẩn bị nguồn nhân lực để phát triển đất nước thì cần phải biết nguồn nhân lực ấy sẽ làm công việc gì là chính trong vòng 10 – 20 năm nữa.
- Từ đó, mới xác định dạy cái gì, dạy như thế nào, dạy bằng phương pháp nào… Triết lý giáo dục cần tới triết học với tư cách là thế giới quan và phương pháp luận cho viêc nhận thức kiến thức, hoàn thiện kỹ năng và thái độ của công dân với bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Với tư cách là một trong những khoa học cơ bản xây dựng nên triết lý giáo dục, nhiệm vụ chính của triết học giáo dục là phải xác định được: 1.
- Bản chất của giáo dục là gì? 2.
- Chức năng của giáo dục là gì? 3.
- Mục đích của giáo dục là gì? 4.
- Các yếu tố cấu thành nên giáo dục là gì? 5.
- Cơ cấu của giáo dục là gì? 6.
- Cơ chế giáo dục là gì? 7.
- Phương pháp giáo dục là gì.
- Vai trò của triết học thế nào trong việc xây dựng triết lý giáo dục Chúng ta đã bước vào một thời đại mới, thời đại thông tin, công nghệ cao, tạo nên biết bao biến đổi sâu sắc, to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó nổi bật lên là toàn cầu hoá, hội nhập và mở cửa, thời đại của kinh tế tri thức.
- Mỗi quốc gia đều có một nền giáo dục riêng dựa trên một nền “triết học giáo dục”xác định, qua đó góp phần tạo dựng “diện mạo”của quốc gia đó, đặc biệt là trong tương lai.
- Suy cho cùng công việc quyết định nhất của xã hội chính là giáo dục mọi người thành người, làm người và ở đời: làm cho mọi người thành nhân cách có văn hóa.
- Giáo dục và tự giáo dục thành người, làm người, trước hết là hình thành cho được ở mỗi người tư cách đạo đức, tính cách cùng năng lực và tài năng.
- Chính vì vậy muốn bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta cần phải có một chiến lược giáo dục riêng dựa chắc trên triết học giáo dục mang đậm sắc thái văn hóa Việt.
- Thực trạng giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều vấn đề, thậm chí có những vấn nạn rất bức xúc, mặc dù từ khi đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.
- Muốn vậy thì việc đầu tiên là ta cũng phải xây dựng một triết học giáo dục hiện đại bắt kịp sự phát triển chung của thế giới.
- Nhìn ra bên ngoài, như trên đã phân tích, bước vào thế kỷ XXI những xu hướng chung của triết học giáo dục là: 1) ý thức được khủng hoảng của hệ thống giáo dục và tư duy sư phạm như là biểu hiện của tình huống khủng hoảng tinh thần ở thời đại ngày nay.
- 2) những khó khăn trong việc xác định các lý tưởng và mục đích của giáo dục phù hợp với những đòi hỏi mới của văn minh khoa học công nghệ và xã hội thông tin đang hình thành.
- 3) sự xích lại gần hơn giữa các trào lưu triết học giáo dục khác nhau.
- Nhưng đó cũng là cơ hội để chúng ta hoà cùng với thế giới trong những suy tư về giáo dục.
- Song trước hết chúng ta phải hiểu biết đầy đủ, khách quan về tình hình những nghiên cứu triết học giáo dục của họ để nỗ lực bắt kịp và sau đó là song hành đi cùng họ.