« Home « Kết quả tìm kiếm

Tu ngoai lai trong tieng Nhat


Tóm tắt Xem thử

- Từ ngoại lai trong tiếng nhật Ngô Minh Thủy.
- Ngôn ngữ là sản phẩm chung của văn hóa nhân loại, nhưng đối với từng cộng đồng người, từng dân tộc riêng lẻ thì lại là sản phẩm riêng, bởi vì nó mang những đặc trưng riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc.
- Tuy vậy, các ngôn ngữ của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, với tư cách là phương tiện giao tiếp của những con người cụ thể trong cộng đồng đó, thường không tồn tại và hoạt động một cách tuyệt đối đơn lẻ và độc lập, mà trong qua trình hành chức của mình, chúng luôn có sự tiếp xúc, cọ xát lẫn nhau.
- Khi hai hay nhiều ngôn ngữ tiếp xúc, cọ xát lẫn nhau sẽ tạo ra ba hiện tượng là: 1) giao thoa, vay mượn và đồng hóa một số các yếu tố giữa các ngôn ngữ, 2) lai tạp ngôn ngữ để tạo nên một thứ ngôn ngữ mới và 3) chọn mã trong giao tiếp và pha trộn trong sử dụng (Nguyễn Văn Khang, “Ngôn ngữ học xã hội- những vấn đề cơ bản”, 1999).
- Như vậy, giao thoa ngôn ngữ là hiện tượng sinh ra khi hai hay nhiều ngôn ngữ tiếp xúc với nhau trong một xã hội song ngữ hoặc đa ngữ.
- Theo Nguyễn Văn Khang, giao thoa ngôn ngữ trước hết xảy ra ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ, trong đó sự thể hiện rõ nhất ở bình diện từ vựng là sự mượn từ để tạo thành từ mượn (hay từ ngoại lai).
- Như vậy, có thể nói rằng, từ vay mượn, hay từ ngoại lai, trong mỗi ngôn ngữ chính là kết quả của việc giao thoa ngôn ngữ.
- Nói cách khác, từ ngoại lai chính là những từ có gốc từ một ngôn ngữ khác, vào ngôn ngữ thứ hai qua quá trình giao thoa ngôn ngữ và khi vào ngôn ngữ thứ hai này đã có một số biến đổi về mặt ngữ âm, hình thức và đôi khi cả ‎ngữ nghĩa cho phù hợp với đặc trưng ngôn ngữ đó..
- Cũng như các ngôn ngữ khác, tiếng Nhật từ khi ra đời và phát triển đã luôn tiếp xúc và cọ xát với nhiều ngôn ngữ khác, và kết quả là tạo ra một lớp từ vay mượn rất lớn trong vốn từ vựng của mình ở tất cả các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, luật pháp, hành chính, thương mại.
- Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật Bản, tỉ lệ từ ngoại lai xuất hiện trong giao tiếp hàng ngày của tiếng Nhật lên tới 10%.
- Cùng với sự tăng lên một cách mạnh mẽ của số lượng từ ngoại lai trong tiếng Nhật, các công trình nghiên cứu về từ ngoại lai cũng ngày càng phong phú.
- Tuy nhiên, trong các nghiên cứu trước đây còn có nhiều điểm chưa thống nhất giữa các tác giả về một số vấn đề như định nghĩa về từ ngoại lai, sự phân biệt giữa từ ngoại lai với từ nước ngoài và từ gốc Hán, ý nghĩa cũng như nguồn gốc của một số từ ngoại lai trong tiếng Nhật.
- Trong bài viết này, trên cơ sở những thành tựu của các công trình nghiên cứu đi trước, chúng tôi muốn cung cấp một số đặc điểm khái quát và cơ bản về từ ngoại lai trong tiếng Nhật nhằm giúp cho những người đang học tập và giảng dạy tiếng Nhật được dễ dàng hơn trong việc có một cái nhìn tổng thể và hệ thống về lớp từ quan trọng này của tiếng Nhật..
- Khái niệm về từ ngoại lai và một số vấn đề chung về nguồn gốc của từ ngoại lai trong tiếng Nhật 1.1.
- Khái niệm về từ ngoại lai trong tiếng Nhật Nếu xét từ góc độ nguồn gốc của từ thì trong tiếng Nhật người ta thường dùng ba thuật ngữ là wago (和語-Hòa ngữ), kango (漢語-Hán ngữ) và gairaigo (外来語-ngoại lai ngữ) để chỉ ba nhóm từ: từ thuần Nhật, từ Hán (hay từ Hán- Nhật) và từ ngoại lai.
- Nhiều nhà nghiên cứu tiếng Nhật quan niệm rằng khái niệm “từ ngoại lai” trong tiếng Nhật dùng để chỉ những từ có nguồn gốc là các ngôn ngữ phương Tây (ví dụ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng ‎Tây Ban Nha, tiếng Hà Lan v.v.
- các từ này khi vào tiếng Nhật được phát âm theo tiếng Nhật (theo nguyên tắc phiên âm), viết bằng chữ Katakana (“chữ cứng.
- ví dụ như マイク(maiku-micro, có gốc là từ microphone tiếng Anh), còn những từ gốc Hán thì được gọi là Kango (“Hán ngữ.
- Tuy nhiên nguời ta cho rằng trong quan điểm nói trên vẫn có vấn đề cần xem lại, bởi vì khái niệm “từ ngoại lai” (外来語-gairai go- “ngoại lai ngữ) được dùng để chỉ những từ có gốc từ ngôn ngữ nước ngoài, như vậy thì tất cả các từ có gốc là ngôn ngữ phương Tây như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha hay các từ có gốc là ngôn ngữ phương Đông như tiếng Hán trong tiếng Nhật đều phải được coi là từ ngoại lai.
- Bởi vậy có quan điểm cho rằng từ vay mượn trong tiếng Nhật bao gồm cả từ gốc Hán và có thể chia thành 2 nhóm: nhóm từ có gốc là các ngôn ngữ phương Đông mà trong đó chủ yếu là tiếng Hán và nhóm từ có nguồn gốc là các ngôn ngữ phương Tây.
- Một nhóm các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng từ ngoại lai là những từ vay mượn từ ngôn ngữ phương Tây và tiếng Hán hiện đại, còn các từ Hán vào Nhật từ lâu đời được gọi là từ Hán (ví dụ như 家庭- katei-gia đình).
- チャハン(chyahan - cơm rang)、cũng được gọi là từ ngoại lai.
- Cơ sở của ‎ ‎ý kiến này là việc cho rằng các từ Hán vào tiếng Nhật từ nhiều thế kỷ trước đây, viết bằng chữ Hán, nên đã được Nhật hóa sâu sắc, còn những từ Hán mới vào Nhật (như ラーメン) thì cũng giống như các từ của các ngôn ngữ phương Tây mới vào Nhật nên gọi là từ ngoại lai.
- Chẳng hạn, do sự tiếp xúc về văn hóa và ngôn ngữ của người Nhật đang ngày càng tăng lên, trong tiếng Nhật đang ngày càng có nhiều các từ ngoại lai có gốc không chỉ là các ngôn ngữ phương Tây, tiếng Hán cổ hay tiếng Trung Quốc hiện đại, mà còn có cả những từ có gốc là các ngôn ngữ khác mà trong đó tiếng Việt là một ví dụ: người ta thấy ngày càng nhiều trong tiếng Nhật những từ như ベトナム (betonamu-Việt Nam) 、アオザイ (aodai-áo dài、ネム (nemu- nem) 、ゴイクオン (goikuon-gỏi cuốn).
- Mặt khác, nếu nhìn về chữ viết, ta có thể thấy rằng các từ gốc Hán vào Nhật cách đây lâu đời thì được viết bằng chữ Hán, còn những từ có gốc từ các ngôn ngữ phương Tây hay các ngôn ngữ phương Đông (như tiếng Việt, tiếng Thái v.v…) và những từ có gốc là các từ của tiếng Trung Quốc hiện đại thì luôn được viết bằng chữ Katakana, và, theo chúng tôi, có thể việc được viết bằng chữ Katakana hay chữ Hán cũng trở thành một tiêu chí rõ ràng để phân loại từ ngoại lai trong tiếng Nhật.
- Tuy nhiên, mục đích của bài viết này không phải là để xác định ranh giới của từ ngoại lai hay sự phân biệt giữa từ ngoại lai và từ Hán nên chúng tôi sẽ không phân tích sâu về vấn đề này ở đây.
- Do số lượng từ Hán trong tiếng Nhật rất nhiều (chiếm tới 40% trong tổng số các từ được dùng trong hội thoại hàng ngày và chiếm tới hơn 60% vốn từ của tiếng Nhật), mặt khác, những từ ngoại lai có gốc là các ngôn ngữ khác như tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Thái v.v… mặc dù đang ngày càng tăng lên trong tiếng Nhật nhưng số lượng còn khá tản mạn và chưa có một thống kê đầy đủ cũng như còn được đưa ra qua ít trong các cuốn từ điển nên trong bài viết này chúng tôi chỉ nghiên cứu những từ ngoại lai du nhập từ các ngôn ngữ phương Tây, trong đó những từ ngoại lai có nguồn gốc tiếng Anh chiếm một tỉ trọng lớn.
- Vậy thì khái niệm từ ngoại lai chúng tôi dùng trong bài viết này là để chỉ nhóm từ này.
- Về nguồn gốc của từ ngoại lai trong tiếng Nhật Nếu xét về nguồn gốc, từ ngoại lai trong tiếng Nhật có xuất xứ từ nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó nhiều nhất là tiếng Anh, sau đó đến tiếng Pháp, tiếng Đức.
- Cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ Nhật Bản đã thống kê được 2.964 từ ngoại lai được sử dụng trong 90 tạp chí hiện đại của Nhật, với số lượng xuất xứ từ các ngôn ngữ khác nhau như sau: Tiếng Anh: 2.395 Tiếng Pháp: 166 Tiếng Đức: 99 Tiếng Italy: 44 Tiếng Hà Lan: 40 Tiếng Nga: 25 Tiếng Trung Quốc: 22 Tiếng Bồ Đào Nha: 21 Tiếng Tây Ban Nha: 21 Tiếng Latinh: 15 Các tiếng khác: 114 Ví dụ:.
- Tiếng Anh: ミシン、マイク、ワイシャツ.
- Một số phương pháp Nhật hóa từ ngoại lai gốc tiếng Anh Các từ của một ngôn ngữ này khi vào một ngôn ngữ khác để biến thành từ của ngôn ngữ đó bắt buộc phải có những sự chuyển đổi nhất định về âm thanh và chữ viết.
- Với các ngôn ngữ hệ Latinh, các chữ cái tương đối giống nhau, đặc biệt là với các trường hợp hai ngôn ngữ có các đặc điểm về cấu tạo âm tiết tương đối giống nhau thì sự khác biệt về âm thanh khi chuyển đổi không lớn lắm.
- Đối với trường hợp từ ngoại lai trong tiếng Nhật, sự chuyển đổi này phức tạp hơn, đôi khi rất khó nhận biết được từ gốc, do đặc điểm ngôn ngữ (mà ở đây liên quan trực tiếp là đặc điểm ngữ âm và chữ viết) của tiếng Nhật rất khác so với các ngôn ngữ phương Tây.
- Như trên đã nói, trong số các ngôn ngữ phương Tây, tiếng Anh là ngôn ngữ đã đưa được nhiều từ vào tiếng Nhật nhất.
- Phương pháp Nhật hóa từ tiếng Anh (và các từ có gốc là ngôn ngữ khác ngoài tiếng Hán) là dựa vào cách phát âm để chọn âm (mà thể hiện của âm là chữ viết) trong tiếng Nhật cho phù hợp.
- Do đặc điểm về ngữ âm và chữ viết của hai ngôn ngữ Anh-Nhật khác nhau, để trở thành các từ của tiếng Nhật, những từ tiếng Anh đã có những phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp thay đổi về ngữ âm (như bổ sung nguyên âm, thay đổi những âm tiết không có trong tiếng Nhật), tỉnh lược một vài âm hay một bộ phận của từ, thay đổi trật tự của thành tố cấu tạo từ v.v… Ngoài ra, còn có phương pháp cấu tạo từ ngoại lai dựa vào ‎ nghĩa của một từ gốc trong tiếng Anh.
- Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát các phương pháp Nhật hóa từ tiếng Anh diễn ra trong quá trình các từ tiếng Anh du nhập vào tiếng Nhật.
- Phương pháp bổ sung nguyên âm Nếu so sánh về những kiểu cấu tạo cơ bản và phổ biến của âm tiết giữa tiếng Nhật và tiếng Anh, người ta thấy rằng tiếng Nhật và tiếng Anh có những sự khác nhau khá lớn, thể hiện như trong bảng sau (C = phụ âm, V = nguyên âm, Q là âm ngắt trong tiếng Nhật, R là âm dài trong tiếng Nhật) Những kiểu cấu tạo phổ biến của âm tiết tiếng Anh và tiếng Nhật.
- Tiếng Anh.
- Tiếng Nhật Phương pháp cấu tạo âm tiết.
- Ví dụ.
- Nhìn vào bảng so sánh trên, ta thấy rằng khi các từ tiếng Anh vào Nhật, các âm tiết kết thúc bằng phụ âm của chúng sẽ phải gắn thêm nguyên âm vào phía sau.
- Ví dụ: Tiếng Anh Tiếng Nhật Chrismas クリスマス(kurisumasu).
- Tuỳ từng phụ âm trong từ gốc mà các nguyên âm được bổ sung vào cũng khác nhau, và những trường hợp ngoại lệ không phải là hiếm, tuy nhiên vẫn có một số quy tắc chung, chẳng hạn như các âm tiết của tiếng Anh kết thúc bằng [t], [d] khi được Nhật hóa thì thêm nguyên âm [o.
- Ví dụ: Tiếng Anh Tiếng Nhật Cut カット (catto) Good グッド(guddo) Các âm tiết kết thúc là các phụ âm khác thì chủ yếu là thêm [u].
- Ví dụ: Tiếng Anh Tiếng Nhật Handbag ハンドバッグ (handobaggu) Cup カップ (cappu) Book ブーク (buuku) Cream クリーム(kuriimu) bonus ボーナス (boonasu) 2.2.
- Phương pháp thay đổi những âm vốn không có trong tiếng Nhật Khi Nhật hóa các từ tiếng Anh, những từ có âm tương ứng với một âm nào đó trong hệ thống âm tiếng Nhật thì người ta giữ nguyên âm đó.
- Tuy nhiên, có nhiều từ tiếng Anh mang những âm không có âm tương đương trong tiếng Nhật, ví dụ như các âm [l], [r], [v], [f].
- Khi đó, người ta phải thay những âm đó bằng những âm trong tiếng Nhật có cách phát âm gần giống âm đó.
- Ví dụ: Tiếng Anh Tiếng Nhật The ザー (daa) Thank you サンキュー (sankyuu) Âm [l], [r] trong tiếng Anh khi vào tiếng Nhật đều được đổi thành âm ở hàng ラ..
- Ví dụ:.
- Tiếng Anh Tiếng Nhật Right ライト (raito) Light ライト (raito) Footlight フットライト (futtoraito) Resouse リソース (risoosu) Các âm [v], [f] trong tiếng Anh về cơ bản là không có trong tiếng Nhật.
- Trong trường hợp các từ có âm[f], khi Nhật hóa được thể hiện qua các âm mà có chữ viết là ファ、フィ、フェ、フォ..
- Office オフィス (ofisu) Farm ファーム) (faamu) Fork フゥック (fokku) fixer フィクサー (fikusaa) Một số trường hợp khi chuyển sang tiếng Nhật có hai hoặc ba, thậm chí là bốn cách viết khác nhau do việc thay đổi âm mà âm [v] [tsi] là hai ví dụ.
- Trước đây âm [v] thường được chuyển thành hàng バ, nhưng gần đây người ta có xu hướng mới là sử dụng chữ ヴァ để âm trong tiếng Nhật giống như trong ngôn ngữ gốc, bởi vậy những từ kiểu như “Việt Nam” có hai cách viết là ベトナムvà ヴィエトナム.Tương tự như vậy, tên thành phố Venezia được viết theo bốn cách: .
- Phương pháp tỉnh lược hình thái Như ở phần trên đã nói, khi chuyển một từ từ tiếng Anh sang tiếng Nhật người ta thường phải thêm vào khá nhiều nguyên âm, do đó từ trong tiếng Nhật thường trở nên dài hơn so vơi từ trong tiếng Anh.
- Nếu dựa vào vị trí của phần được rút gọn, ta thấy rằng có ba kiểu như sau: a) Tỉnh lược phần trước của từ Ví dụ: (phần gạch chân là phần được lược bỏ) Hotdog ドッグ (doggu) Showcase ケース (keesu) Loudspeaker スピーカー (supiikaa) Sewing machine ミシン (mishin) b) Tỉnh lược phần giữa của từ Ví dụ: Ball-point-pen ボールペン (boorupen) Softicecrea ソフトクリーム (sofutokuriimu).
- Background-music バックミュジック (bakku myujikku) Overhand slow オーバースロー (oobaasuroo) c) Tỉnh lược phần cuối của từ Ví dụ: Stainless steel ステンレス (sutenresu) Frontdesk フロント (furonto) Mother complex マザコム (mazakomu) Air conditioner エアーコン (eaakon) Personal computer パーソコン (paasokon) Microphone マイク (maiku) Engine stop エンスト(ensuto) Sự tỉnh lược khi Nhật hóa từ tiếng Anh diễn ra không chỉ ở phạm vi từ (gồm từ đơn và từ ghép) như trong các ví dụ ở trên, mà còn diễn ra cả trong các cụm từ.
- Có trường hợp lược bỏ từ nối, ví dụ như ハムエッグ (hamu eggu = ham and egg, ở đây “and” bị lược bỏ), レモンティー.
- có trường hợp lược bỏ mạo từ, ví dụ オンエア (onea = on the air, “the” bị lược bỏ).
- Sự tỉnh lược một bộ phận của từ không chỉ diễn ra khi từ có số lượng âm tiết nhiều (những từ dài), mà ngay cả trong những từ tương đối ngắn cũng phổ biến.
- Điều này liên quan đến lĩnh vực hình thái của từ.
- Chẳng hạn, do trong tiếng Nhật danh từ không có hình thức số nhiều tương đương với ~s trong tiếng Anh, nên không ít danh từ ở dạng số nhiều của tiếng Anh khi sang tiếng Nhật bị lược bỏ phần vĩ tố chỉ số nhiều, ví dụ như マッチ-machchi、サングラス-sangurasu (matches, sunglasess.
- Một ví dụ khác là sự lược bỏ phần vĩ tố của động từ (như phần đuôi ~ ing.
- ed): (Phần gạch chân là phần bị lược bỏ) Tiếng Anh Tiếng Nhật Setting lotion セットローション (setto rooshon) Starting line スタートライン (sutaato rain) Frying pan フライパン (furai pan) Condensed milk コンデンスミルク (kondensu miruku) Oiled silk オイルシルク (oiru shiruku) Những sự lược bỏ như trên không phải là lúc nào cũng diễn ra, nhưng cũng không phải là ít, và chúng nhiều khi gây ra sự khó hiểu hoặc khó nhận biết từ gốc đối với những người biết tiếng Anh, thậm chí đối với cả những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ .
- Phương pháp tự cấu tạo từ ngoại lai dựa vào từ trong tiếng Anh (phương pháp “Nhật chế”) Có một nhóm nhỏ từ ngoại lai trong tiếng Nhật được cấu tạo theo cách đặc biệt là không phải chuyển một từ nào đó có sẵn trong tiếng Anh sang tiếng Nhật, mà dựa vào nguyên liệu là các từ tiếng Anh mà người Nhật tự chế tạo ra các từ ngoại lai này.
- Ví dụ: 1) Từ ngoại lai “Nhật chế” 2) Nghĩa từng từ trong tiếng Anh 3) Từ tiếng Anh cùng nghĩa ダンプカー dump car dump truck ビーチパラソル beach parasol beach umbrella フロアスタンド floor stand floor lamp ベッドタウン bed town bedroom town マネービル money building money making テーブルスピーチ table speech table talk オールドミス old miss oldmaid Nếu so sánh ba cột ở trên, ta thấy các từ ngoại lai (ở đây cụ thể là các từ ghép) “Nhật chế” này cũng dựa trên cách nói tương tự trong tiếng Anh, chính xác hơn là người Nhật đã dựa vào ‎ nghĩa của các từ ghép trong tiếng Anh, dịch nghĩa đó sang tiếng Nhật và thay đổi một số từ đơn để cấu tạo lại.
- Nếu so sánh từ ngoại lai kiểu này vơi từ có cùng nghĩa trong tiếng Anh, ta thấy rằng trong các từ đơn-thành tố cấu tạo của từ ghép có một từ chung giữa hai ngôn ngữ (dump, beach, floor, town, money, table, old).
- Những từ kiểu Nhật chế này nếu cứ chuyển nguyên từ chữ Katakana sang chữ cái tiếng Anh như trong cột 2) thì chắc chắn không tìm thấy trong tiếng Anh (trong tiếng Anh người ta dùng cách nói như ở cột 3).
- Phương pháp thay đổi trật tự của từ Phương pháp thay đổi trật tự của từ thường xảy ra với các từ ghép.
- Người ta thấy trong một số trường hợp, trật tự của hai từ đơn-thành tố cấu tạo của từ ghép sau khi đã được Nhật hóa sẽ ngược lại hoàn toàn so với từ gốc trong tiếng Anh.
- Ví dụ: Từ ngoại lai Trật tự từ của từ ngoại lai Từ gốc trong tiếng Anh レストランシアタ restaurant theater theater restaurant フラッシュニュス flash news news flash オーダーメイド order made made to order ポテトフライ potatoes fry fried potatoes Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dùng song song cả hai kiểu từ ngoại lai, một kiểu giữ nguyên trật tự của từ như trong tiếng Anh, một từ có trật tự từ đảo ngược, ví dụ: ポテトフライ (potetofuraito) 、フライドポテト (furaitopoteto.
- Phương pháp thêm từ vào các từ tiếng Anh Có những trường hợp từ gốc trong tiếng Anh là từ đơn, khi chuyển sang tiếng Nhật chúng được cộng thêm một từ khác nữa để tạo thành từ ghép, mặc dù ‎ nghĩa vẫn giữ nguyên.
- Ví dụ: (Phần gạch chân là từ được thêm vào) Từ gốc trong tiếng Anh Từ ngoại lai trong tiếng Nhật.
- Một số thay đổi về ‎ nghĩa của từ ngoại lai trong tiếng Nhật so với ‎ nghĩa của từ gốc và sắc thái tu từ của từ ngoại lai 3.1.
- Một số thay đổi về nghĩa của từ ngoại lai trong tiếng Nhật so với nghĩa của từ gốc Phần lớn các từ ngoại lai trong tiếng Nhật được dùng với ‎ nghĩa hoàn toàn tương đương với từ gốc, ví dụ như テブル (table), ラジオ (radio), マイク (microphone), nhưng cũng có những trường hợp mà nghĩa có thay đổi, cụ thể là có các trường hợp nghĩa khác với nghĩa của từ gốc, nghĩa bị thu hẹp hơn nghĩa của từ gốc và nghĩa mở rộng hơn so với nghĩa của từ gốc.
- Nghĩa khác so với nghĩa của từ gốc Ví dụ: a) Tiếng Anh: Lunch = Bữa trưa (ví dụ: Be at lunch, take lunch) Tiếng Nhật: ランチ (ranchi.
- Tên gọi của món ăn (Bữa ăn gồm những món ăn đơn giản kiểu châu Âu) b) Tiếng Anh: Training paints = quần tập cho trẻ con Tiếng Nhật: トレーニングパンツ (toreeningu pansu) (hoặc dạng tỉnh lược トレパン-torepan).
- Nghĩa bị thu hẹp so với nghĩa của từ gốc‎.
- Ví dụ: a) Tiếng Anh: Girlfriend = Bạn nữ hoặc người yêu (nữ).
- Tiếng Nhật: ガールフレンド (gaarudo furendo.
- Người yêu (nữ) b) Tiếng Anh: Idea = tư tưởng.
- Tiếng Nhật.
- Nghĩa mở rộng hơn so với nghĩa của từ gốc Ví dụ: a) Tiếng Anh: car = xe hơi (chủ yếu loại xe chở người, nhỏ, xe riêng.
- toa tàu Tiếng Nhật: カー (caa.
- b) Tiếng Anh: white shirts.
- áo sơ mi trắng Tiếng Nhật: ワイシャツ (wai shattsu.
- Về sắc thái tu từ của từ ngoại lai Ta thấy rằng từ ngoại lai trong tiếng Nhật được sinh ra và được sử dụng nhằm thể hiện những khái niệm, sự vật, hiện tượng hay tư tưởng mà đối với người Nhật là mới mẻ hay trong ngôn ngữ tiếng Nhật trước đó không có cách thể hiện này.
- Tuy vậy, ta có thể thấy rằng không ít trước hợp là mặc dù trong tiếng Nhật đã có những từ có nghĩa tương đương rồi, nhưng người ta vẫn sử dụng từ ngoại lai, do đó có hiện tượng dùng đồng thời cả từ Nhật lẫn từ ngoại lai, ví dụ như バス (basu) và ふろ (furo), ミルク (miruku) và 牛乳 (gyuunyuu).
- Bên cạnh đó, có những trường hợp trong tiếng Nhật một lúc tồn tại ba từ: một từ thuần Nhật (đọc theo âm Nhật), một từ Hán (đọc theo âm Hán) và một từ ngoại lai có gốc là ngôn ngữ khác ngoài tiếng Hán, ví dụ:.
- Từ thuần Nhật Từ Hán Từ ngoại lai.
- やどや(yadoya) りょかん(旅館)(ryokan) ホテル(hoteru) たび (tabi) りょこう(旅行)(ryokoo) ツアー (tsuaa) てがみ (tegami) しょかん(書簡)(shokan) レター (retaa) ねどこ(nekodo) しんだい(寝台)(shindai) ベッド(beddo) めし (meshi) ごはん(御飯) (gohan) ライス (raisu) Với những trường hợp cùng tồn tại hai hay ba từ như trên, ngoài sự vênh nhau về nghĩa có ở một số từ (chẳng hạn như バス (basu = “bath”) chỉ nhà tắm theo kiểu châu Âu, ふろ (furo) chỉ nhà tắm kiểu Nhật), ta có thể thấy sự khác nhau trong sắc thái tu từ, cụ thể là những từ thuần Nhật thì dùng với văn phong thông thường, dùng trong đời sống hàng ngày với sắc thái thân mật, các từ gốc Hán dùng với văn phong xã giao, chính thức hơn, còn những từ ngoại lai thì lại mang đến một cảm giác tươi mới, cao cấp.
- Kết luận Trên đây là một số đặc trưng chủ yếu của từ ngoại lai nói chung và từ ngoại lai có nguồn gốc tiếng Anh nói riêng trong tiếng Nhật hiện đại.
- Như ở phần trên đã nói, từ tiếng Anh khi vào tiếng Nhật và được Nhật hóa đã trải qua những sự chuyển đổi về ngữ âm, chữ viết, trật tự từ, các yếu tố cấu tạo hình thái, ‎ngữ nghĩa v.v.
- Những phương thức cấu tạo từ ngoại lai đã nêu ở trên chỉ là những phương thức cơ bản nhất, ngoài những phương thức này còn nhiều phương thức khác mà do khuôn khổ có hạn của bài viết chúng tôi chưa có điều kiện trình bày ở đây.
- Mặt khác, ngoài những trường hợp ngoại lệ quá nhiều xảy ra với ngay cả những nguyên tắc đã trình bày ở trên, sự chuyển âm từ tiếng Anh sang tiếng Nhật rất phức tạp, bởi vì số lượng âm vị của tiếng Anh thì nhiều, trong khi tiếng Nhật thì lại có quá ít và khá đơn điệu nên việc âm nào trong tiếng Anh chuyển thành âm nào trong tiếng Nhật đòi hỏi phải có sự khảo sát kỹ lưỡng.
- Bên cạnh đó, những sự thay đổi về ‎ nghĩa so với nghĩa gốc của từ ngoại lai trong tiếng Nhật cũng rất phong phú, đòi hỏi sự tra cứu kỹ lưỡng không chỉ dựa vào nghĩa đã được nêu ra trong các cuốn từ điển, mà còn phải dựa vào những ngữ cảnh sử dụng cụ thể để phân tích.
- Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội-Những vấn đề cơ bản, NXB Khoa học Xã hội, 1999.
- Th.S., Khoa Ngôn ngữ & Văn hóa Phương Đông, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.