« Home « Kết quả tìm kiếm

Tu từ đối chiếu: Một cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ở cấp độ diễn ngôn


Tóm tắt Xem thử

- TU TỪ ĐỐI CHIẾU: MỘT CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHO NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ Ở CẤP ĐỘ DIỄN NGÔN.
- Ngôn ngữ học đối chiếu, tu từ đối chiếu, diễn ngôn, thể loại Keywords:.
- Trong số nhiều nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ đã được thực hiện ở Việt Nam, đề tài đối chiếu ngôn ngữ ở cấp độ diễn ngôn chiếm số lượng khá khiêm tốn.
- Một lý do có thể có cho hiện trạng này là các nhà nghiên cứu trẻ chưa tìm được những mô hình lý thuyết cần thiết để thực hiện một nghiên cứu như vậy.
- Trong bài viết này, chúng tôi trình bày khái quát về tu từ đối chiếu, một lĩnh vực nghiên cứu đã được thiết lập và có mối quan tâm đến đối chiếu ngôn ngữ ở cấp độ diễn ngôn.
- Chúng tôi đề nghị các nhà nghiên cứu trẻ thực hiện các đề tài đối chiếu ngôn ngữ ở cấp độ diễn ngôn xem xét sử dụng một số cơ sở lý thuyết quan trọng của lĩnh vực tu từ đối chiếu.
- Tuy nhiên, chúng tôi cũng lưu ý rằng những cơ sở lý thuyết này là chưa đủ và các nhà nghiên cứu có thể cần phải bổ sung một số mô hình lý thuyết từ các lĩnh vực nghiên cứu khác nữa cho đề tài cụ thể của mình..
- Tu từ đối chiếu: Một cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ở cấp độ diễn ngôn.
- Đối chiếu ngôn ngữ được thiết lập như một ngành khoa học độc lập của ngôn ngữ học trong thế kỷ 20, và từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu đối chiếu trong lĩnh vực này đã được thực.
- Việc nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ có thể được thực hiện ở nhiều bình diện, ví dụ như việc đối chiếu ngôn ngữ ở bình diện ngữ âm, ngữ pháp trong các nghiên cứu ở những thập niên đối chiếu trên bình diện từ vựng và mở rộng.
- sang các bình diện khác như ngữ dụng và diễn ngôn trong thập niên 1980 (Bùi Mạnh Hùng, 2008).
- Trong những bình diện nghiên cứu này, do thời gian gần đây mới có sự chú ý đến miêu tả diễn ngôn trong từng ngôn ngữ riêng biệt nên nhìn chung nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ trên bình diện diễn ngôn vẫn còn là lĩnh vực tương đối mới mẻ.
- Tương tự, hướng nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ trên bình diện diễn ngôn ở Việt Nam cũng chưa được chú ý nhiều.
- Trên thực tế nghiên cứu diễn ngôn, đặc biệt là diễn ngôn trong các bối cảnh sử dụng cụ thể vẫn còn là lĩnh vực chưa có nhiều người khai phá (Tôn Nữ Mỹ Nhật, 2005.
- Thực ra, diễn ngôn là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau, và được định nghĩa khác nhau bởi các nhà nghiên cứu.
- Ví dụ, Flowerdew (2012) cho rằng diễn ngôn có thể được định nghĩa rộng và hẹp.
- Hiểu theo nghĩa rộng thì diễn ngôn là ngôn ngữ trong các bối cảnh sử dụng, và hiểu theo một nghĩa hẹp hơn thì diễn ngôn là một tập hợp cụ thể các ý tưởng và các cách thức diễn đạt các ý tưởng đó.
- Thornbury (2005), với tựa đề cuốn sách của mình Beyond the sentence, lại cho thấy một cách hiểu khác của diễn ngôn là ngôn ngữ sử dụng ở cấp độ trên câu.
- Nguyễn Hòa (2008) góp thêm một cách hiểu khác nữa về diễn ngôn như là “sự kiện hay quá trình giao tiếp thống nhất có mục đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh cụ thể”.
- Sự đa dạng các cách hiểu về diễn ngôn như trên ắt sẽ làm bối rối những người mới quan tâm tìm hiểu lĩnh vực phân tích diễn ngôn..
- Mặt khác, nó cũng phản ánh một thực tế rằng nghiên cứu ngôn ngữ trên bình diện diễn ngôn có thể được thực hiện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, tùy theo định hướng nghiên cứu cụ thể của tác giả nghiên cứu..
- Với mong muốn góp phần giúp những nhà nghiên cứu trẻ ở Việt Nam có thêm cơ sở lý thuyết tham khảo để thực hiện một nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ ở bình diện diễn ngôn, trong bài viết này, trước hết chúng tôi trình bày khái quát sự hình thành và phát triển của lĩnh vực tu từ đối chiếu, một hướng tiếp cận đối chiếu ngôn ngữ trên bình diện diễn ngôn.
- Chúng tôi nhấn mạnh một số thành tựu lý thuyết quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu tu từ đối chiếu.
- Chúng tôi cũng sẽ đề cập một số những chỉ trích quan trọng cho các nghiên cứu ban đầu của lĩnh vực tu từ đối chiếu (ví dụ: Atkinson, 2004.
- chỉ trích này mà lĩnh vực tu từ đối chiếu đã có những phát triển và thành tựu quan trọng, đặc biệt là ở các phương diện thể loại nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu trong các công trình được công bố gần đây (Atkinson, 2012;.
- 2 TU TỪ ĐỐI CHIẾU (CONTRASTIVE RHETORIC).
- 2.1 Khởi đầu của nghiên cứu tu từ đối chiếu Lĩnh vực nghiên cứu tu từ đối chiếu được Kaplan (1966) khai sinh với bài viết Cultural thought patterns in intercultural education, đăng trên tạp chí Language Learning, số 16, trang 1-20..
- Trong bài viết này, Kaplan chủ trương rằng văn hóa của một dân tộc (culture) có ảnh hưởng đến lối suy nghĩ (rhetoric) của dân tộc đó.
- Trong thực tế, các nhóm sinh viên tham gia viết bài luận trong nghiên cứu của Kaplan (1966) bao gồm:.
- (i) sinh viên đến học đại học ở Mỹ nhưng là người bản ngữ các nước nói tiếng Ả Rập (nhóm Semitic), (ii) sinh viên đến học đại học ở Mỹ nhưng là người bản ngữ các ngôn ngữ các nước Đông Á như Hàn Quốc, Trung Quốc (nhóm Oriental), và (iii) sinh viên đến học đại học ở Mỹ nhưng là người bản ngữ các nước sử dụng các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, hay Tây Ban Nha (nhóm Romance), và Nga (nhóm Russian).
- Cũng trong bài viết này, Kaplan (1966) sử dụng thuật ngữ cấu trúc tu từ (rhetorical structure) để chỉ cấu trúc đoạn văn trong các bài luận viết bằng tiếng Anh này..
- Sau khi xem xét cấu trúc tu từ trong khoảng 600 bài luận viết bằng tiếng Anh do các nhóm sinh viên ở trên viết, Kaplan (1966) so sánh với cấu trúc tu từ được cho là thường được sử dụng bởi người Anh bản ngữ.
- Trên cơ sở này, Kaplan phác họa sơ đồ cho năm cấu trúc tu từ cho đoạn văn mà ông cho là mang đặc thù văn hóa/tư duy của 5 nhóm đối tượng: người Anh bản ngữ (English), người nói tiếng Ả Rập như bản ngữ (Semitic), người nói các thứ tiếng ở Đông Á như bản ngữ (Oriental), người nói các thứ tiếng gốc La Mã như bản ngữ (Romance), và người Nga bản ngữ (Russian) (xem Bảng 1)..
- 15) về các cấu trúc đoạn văn viết bởi các nhóm sinh viên khác nhau Cụ thể, Kaplan (1966) chủ trương rằng người.
- Các bài luận viết bởi sinh viên đến từ Pháp hay Tây Ban Nha lại có đặc trưng trình bày thông tin lan man trong cấu trúc thông tin đoạn văn họ viết..
- Quan điểm trên của Kaplan (1966) về tu từ đối chiếu ngày nay đối với chúng ta có thể không có gì đáng chú ý lắm, nhưng vào thời điểm ông công bố thì quan điểm trên mang tính mới vì ba lý do quan.
- Ngoài ra, công trình của Kaplan (1966) còn có giá trị cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu diễn ngôn viết trong ngôn ngữ thứ hai.
- Nó là công trình đầu tiên kết hợp các lĩnh vực nghiên cứu vốn từ rất lâu trước đó mang tính riêng rẽ với nhau, mà cụ thể trong trường hợp này là sự kết hợp nghiên cứu giữa lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng và tu từ học (Bloch, 2013, dẫn theo Belcher, 2014)..
- 2.2 Sự hình thành và phát triển của lĩnh vực nghiên cứu tu từ đối chiếu.
- Nghiên cứu của Kaplan (1966) đã mở ra một hướng nghiên cứu mới là đối chiếu các ngôn ngữ trên bình diện diễn ngôn cho các nhà ngôn ngữ và ngôn ngữ học ứng dụng (Atkinson, 2012.
- Hướng nghiên cứu này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia, và bên cạnh nhiều sự ủng hộ với quan điểm của Kaplan (1966) về tu từ đối chiếu (Connor, 1996.
- Nhiều nghiên cứu được thực hiện sau đó (ví dụ:.
- Hinds được tiến hành trên cơ sở phê phán phương pháp nghiên cứu của tác giả này và việc không đồng tình với một số ý kiến Kaplan (1966) đưa ra trong bài viết của ông.
- Ví dụ, Hinds (1983) cho rằng Kaplan (1966) đã có hạn chế về phương pháp nghiên cứu khi so sánh cấu trúc tu từ của đoạn văn trong các bài luận tiếng Anh viết bởi sinh viên là người Anh bản ngữ và sinh viên không phải là người Anh bản ngữ, và việc Kaplan chọn.
- cấu trúc tu từ của đoạn văn trong bài luận tiếng Anh làm chuẩn để đối chiếu..
- Có thể thấy nghiên cứu của Kaplan (1966) còn nhiều bất cập khác như việc ông chỉ tìm hiểu cấu trúc tu từ đoạn văn trong các bài luận tiếng Anh viết bởi sinh viên không phải là người Anh bản ngữ và từ đó thực hiện suy luận về cấu trúc tu từ đoạn văn trong bài luận bằng tiếng mẹ đẻ của các sinh viên này.
- Tuy nhiên, vì một số yếu tố khách quan như mức độ quen thuộc với cấu trúc tu từ trong các bài luận trong tiếng Anh hay mức độ thành thạo năng lực tiếng Anh khiến nhóm đối tượng này có thể không trình bày bài viết của mình giống như cách thực hiện của các sinh viên là người Anh bản ngữ (Hinds, 1983;.
- Các nhà nghiên cứu đã quan tâm hơn đến việc xem xét cấu trúc tu từ trong các văn bản viết bởi người bản ngữ của những thứ tiếng khác ngoài tiếng Anh thay vì chỉ xem xét cấu trúc này trong văn bản viết bằng tiếng Anh, ngôn ngữ thứ hai của những nhóm người này rồi suy ra cấu trúc tu từ trong ngôn ngữ mẹ đẻ của họ như trong nghiên cứu của Kaplan (1966) (ví dụ: Hinds .
- Đồng thời, các nghiên cứu cũng mở rộng việc xem xét cấu trúc tu từ của đoạn văn trong thể loại bài luận sang các thể loại khác, đặc biệt là các thể loại học thuật và nghề nghiệp.
- Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn được tiến hành để đối chiếu xuyên văn hóa/liên văn hóa cấu trúc tu từ trong các thể loại được mở rộng này và các hướng nghiên cứu thể hiện sự đa dạng thông qua việc liên kết với các lĩnh vực nghiên cứu khác (Atkinson, 2012;.
- Lĩnh vực tu từ đối chiếu chứng kiến sự đề xuất thay đổi tên gọi đề nghị bởi Ulla Connor (2008) từ tu từ đối chiếu (contrastive rhetoric) thành tu từ liên văn hóa (intercultural rhetoric).
- Thuật ngữ mới này được sử dụng để bao gồm không chỉ các nghiên cứu xuyên ngôn ngữ các đặc điểm diễn ngôn viết bản ngữ của hai nhóm tác giả thuộc về.
- hai nền văn hóa khác nhau mà còn những nghiên cứu về những tình huống tương tác bằng cùng một ngôn ngữ thứ hai trong các bối cảnh cụ thể của các người viết từ các nền văn hóa và có tiếng mẹ đẻ khác nhau.
- Connor cho rằng tên gọi mới thể hiện chính xác hơn các tiến bộ đạt được của lĩnh vực tu từ đối chiếu hiện nay trên các phương diện mở rộng khái niệm, phạm vi nghiên cứu, thể loại nghiên cứu, ngôn ngữ nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, đồng thời định hướng phát triển tiếp theo cho lĩnh vực (Belcher, 2014.
- 3 MỘT SỐ THÀNH TỰU QUAN TRỌNG GẦN ĐÂY CỦA NGHIÊN CỨU TU TỪ ĐỐI CHIẾU.
- Đánh giá về phương pháp nghiên cứu trong các công trình thuở ban đầu của lĩnh vực tu từ đối chiếu, một phê phán đã được nêu ra là nhiều trong số các công trình này chưa thiết lập tốt các cơ sở cũng như các cấp độ tương đương cao cho sự so sánh đối chiếu có giá trị (Connor, 1996).
- Lấy nghiên cứu của Kaplan (1966) làm một ví dụ cụ thể.
- Chiếu theo hướng dẫn xây dựng thiết kế nghiên cứu tu từ đối chiếu cập nhật nhất trên phương diện xây dựng cơ sở tương đương của Connor &.
- Để thiết lập cơ sở tương đương trong thiết kế nghiên cứu cho các công trình tu từ đối chiếu, Connor &.
- Cũng theo các tác giả này, một công cụ quý giá cho việc đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản theo hướng nghiên cứu tu từ đối chiếu là việc xây dựng khối liệu bao gồm một tập hợp các văn bản trong một ngôn ngữ và một tập hợp các văn bản mang tính tương đương trong một ngôn ngữ khác.
- Những hướng dẫn cụ thể này của các tác giả trên là một thành tựu to lớn cho lĩnh vực tu từ đối chiếu vì như Belcher (2014) đã nhận xét việc thiết lập được các cơ sở tương đương cho các nghiên cứu tu từ đối chiếu là một trong những vấn đề gai góc nhất mà nhà nghiên cứu phải giải quyết để thuyết phục độc giả về giá trị của kết quả nghiên cứu..
- 3.2 Sự vận dụng khái niệm thể loại từ lĩnh vực ESP.
- Rozycki (2013) cho rằng trong số các liên kết nghiên cứu quan trọng với những lĩnh vực khác của tu từ đối chiếu gần đây không thể không kể đến việc ứng dụng cơ sở lý thuyết và nghiên cứu về phân tích thể loại (genre analysis) trong truyền thống nghiên cứu ESP (English for Specific Purposes.
- Một trong những hạn chế nghiêm trọng của nhiều nghiên cứu tu từ đối chiếu ở thời kỳ đầu là các tác giả đã đối chiếu những loại văn bản không tương đương nhau, mà Connor gọi là lấy cam so sánh với táo.
- Tuy nhiên, với sự xuất hiện và phát triển của một số lý thuyết thể loại quan trọng trong lĩnh vực ngôn ngữ học và tu từ học trong thập niên 1980 thì đến nửa đầu thập niên của thiên niên kỷ mới tu từ đối chiếu đã tìm được cơ sở lý thuyết phù hợp cho vấn đề tương đương văn bản để đối chiếu là lý thuyết thể loại mà Swales đề nghị.
- Swales đề xuất một cách tiếp cận diễn ngôn qua khái niệm thể loại với giới hạn sử dụng là trong các bối cảnh cụ thể mà trọng tâm là bối cảnh học thuật bậc đại học.
- 58, chúng tôi dịch) định nghĩa khái niệm thể loại như sau:.
- Một thể loại bao gồm một lớp các sự kiện giao tiếp mà những thành viên của lớp sự kiện giao tiếp này có chung các mục đích giao tiếp.
- Những mục đích này được nhận ra bởi các thành viên là chuyên gia của cộng đồng diễn ngôn sử dụng thể loại và như thế tạo ra lý do cho sự tồn tại của thể loại ấy.
- Mục đích giao tiếp vừa là tiêu chí ưu tiên, vừa hoạt động để giữ cho phạm vi của thể loại được xem là chỉ tập trung vào hành động tu từ có thể so sánh được..
- Định nghĩa về thể loại ở trên của Swales (1990) đã có ảnh hưởng cực kỳ lớn cho các nghiên cứu trên cơ sở thể loại trong lĩnh vực nghiên cứu ESP - Tiếng Anh cho mục đích chuyên biệt từ thời gian đó đến nay.
- Mặc dù Swales gọi định nghĩa của ông về thể loại là định nghĩa để tác nghiệp (working definition), nhưng theo Hancioğlu et al.
- (2008) thì định nghĩa này của Swales (1990) đã đầy đủ để áp dụng trong các nghiên cứu trong lĩnh vực ESP - Tiếng Anh cho các mục đích chuyên biệt..
- Đồng thời, định nghĩa này của Swales (1990) cũng bổ khuyết một hạn chế lớn trong các nghiên cứu diễn ngôn trước đó: tuy các nhà nghiên cứu xác định và thống kê được tần suất xuất hiện của một hay một số đặc điểm ngôn ngữ (ngữ pháp hoặc/và từ vựng) trong một hay một tập hợp các văn bản nhưng các tác giả nghiên cứu không đưa ra lời giải thích tại sao các tác giả văn bản sử dụng nhiều hoặc ít các đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản của mình (ví dụ: Barber, 1962.
- Định nghĩa của Swales giúp giải thích được lý do tồn tại của thể loại là dựa vào mục đích giao tiếp của thể loại như được thừa nhận bởi cộng đồng diễn ngôn.
- Đến lượt nó, lý do tồn tại của thể loại qui định cấu trúc tu từ của thể loại, nội dung trình bày và việc sử dụng các đặc điểm ngôn ngữ trong văn bản..
- Có thể thấy rằng, quan niệm của Swales về thể loại như là một hình thức của diễn ngôn trong các bối cảnh học thuật hay nghề nghiệp cụ thể đã giúp các nhà nghiên cứu tu từ đối chiếu có cơ sở khái niệm cần thiết cho việc lựa chọn các loại văn bản/ thể loại mang tính tương đương cao để đối chiếu xuyên ngôn ngữ các đơn vị diễn ngôn..
- Rozycki, 2013), các nhà nghiên cứu đã tránh được sự đối chiếu khập khiễng đối tượng nghiên cứu trong các loại văn bản khác nhau như trong một số nghiên cứu tu từ đối chiếu thời kỳ đầu, nhờ vậy mà tính giá trị cho kết quả nghiên cứu được tăng cường.
- Sự thực là, nhờ sự vận dụng khái niệm thể loại của Swales và việc thiết lập liên kết quan trọng với lĩnh vực nghiên cứu ESP - Tiếng Anh cho các mục đích chuyên biệt mà nhiều nghiên cứu tu từ đối chiếu hiện nay đã chuyển trọng tâm sang nghiên cứu diễn ngôn và hoạt động viết cho những mục đích chuyên biệt, trong các bối cảnh cụ thể như học thuật hay nghề nghiệp (Atkinson, 2012.
- Tuy nhiên, chúng tôi có lưu ý nhỏ đối với các nhà nghiên cứu trẻ rằng cấu trúc tu từ của các thể loại có thể khác biệt nhau, do vậy họ cần xác định/mô tả cấu trúc tu từ của thể loại mà.
- họ dự định nghiên cứu nếu cấu trúc này chưa từng được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đó..
- 3.3 Sự vận dụng quan niệm về văn hóa của Holliday .
- Quan niệm mới hơn về văn hóa trong các nghiên cứu tu từ đối chiếu được Connor (2008) đề xuất trên cơ sở mô hình văn hóa của Holliday và gợi ý của Atkinson (2004)..
- Holliday cho rằng văn hóa nên được xem xét như là khái niệm bao gồm các văn hóa lớn và các văn hóa nhỏ.
- Ngược lại, ví dụ cho các văn hóa nhỏ có thể xem như là văn hóa của một chuyên ngành hay văn hóa của phái nam hay phái nữ.
- Có thể thấy rằng quan niệm mới hơn này trong lĩnh vực tu từ đối chiếu không loại bỏ mà có tác dụng bổ sung và mở rộng hơn cho cách hiểu truyền thống của khái niệm văn hóa..
- Có thể nói rằng, trong một số nghiên cứu tu từ đối chiếu thể loại diễn ngôn trong các bối cảnh học thuật và nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu phải dựa vào mô hình của Holliday về văn hóa mới có thể giải thích được cho kết quả nghiên cứu của mình.
- Ví dụ, trong các nghiên cứu về cấu trúc tu từ phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh, rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy hành động tu từ M2 - Thiết lập môi trường thuận lợi cho nghiên cứu được sử dụng nhiều trong khối liệu phân tích (ví dụ: Kanoksilapatham, 2005.
- Theo như mô tả trong mô hình CARS 1990 của Swales (1990), một bước thể hiện khả dĩ của hành động tu từ này là Tuyên bố ngược, trong đó tác giả bài báo chỉ ra sai lầm trong nghiên cứu được lược khảo trước đó.
- Hoặc tác giả bài báo cũng có thể sử dụng bước thể hiện Chỉ ra khoảng trống, trong đó chỉ ra những hạn chế của các nghiên cứu đã thực hiện (Swales, 1990).
- Như vậy, nếu chúng ta chỉ dựa vào cách hiểu truyền thống của khái niệm văn hóa như là văn hóa quốc gia hay dân tộc (văn hóa lớn) thì sẽ rất khó khăn để lý giải hiện tượng sử dụng hành động ngôn từ phê bình, chỉ trích trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu trong tiếng Anh.
- Tuy nhiên, với việc áp dụng mô hình văn hóa của Holliday hiện.
- tượng này sẽ có được lời giải thích hợp lý nếu chúng ta xem xét văn hóa nghiên cứu khoa học của chuyên ngành hoặc văn hóa sinh hoạt học thuật bậc đại học và sau đại học ở các nước nói tiếng Anh như là các văn hóa nhỏ hơn.
- Như nhiều tác giả đã cho thấy, trong diễn ngôn học thuật tiếng Anh, bao gồm phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu, thì việc chỉ trích và phê bình các nghiên cứu đã thực hiện là một việc làm cần thiết, được khuyến khích, chấp nhận rộng rãi và thường được sử dụng (Kanoksilapatham, 2005.
- Trong bài viết này, chúng tôi đã trình bày một số nội dung mà chúng tôi cho là quan trọng của tu từ đối chiếu, một hướng nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ trên bình diện diễn ngôn.
- Chúng tôi khái quát lịch sử hình thành và phát triển của lĩnh vực tu từ đối chiếu.
- Đồng thời chúng tôi cũng khái lược một số chỉ trích mang tính xây dựng mà nhờ đó tu từ đối chiếu đã có những tiến bộ quan trọng ở những khía cạnh thể loại nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và khái niệm cho nghiên cứu.
- Chúng tôi cho rằng với những hiểu biết và thành tựu hiện thời của tu từ đối chiếu, việc áp dụng lý thuyết thể loại của Swales và với việc áp dụng mô hình văn hóa của Holliday các nghiên cứu đối chiếu cấu trúc tu từ trong phần dẫn nhập bài báo nghiên cứu thường nghiệm xuyên ngôn ngữ đã có đầy đủ phương tiện và phương pháp nghiên cứu để có kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học cao.
- Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trẻ cần lưu ý đến khía cạnh tương đương về khái niệm (ví dụ: cấu trúc tu từ) trong các nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ trên cơ sở thể loại ở bình diện diễn ngôn của mình bởi vì trong những thể loại khác nhau thì sự cụ thể hóa của khái niệm ngôn ngữ ở cấp độ diễn ngôn được đối chiếu có thể không trùng khớp nhau..
- Ngôn ngữ học đối chiếu.
- Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lí luận và phương pháp