« Home « Kết quả tìm kiếm

Tư vấn nghề và phân luồng học sinh phổ thông sau trung học


Tóm tắt Xem thử

- Barbouillage de premiere Tư vấn nghề và phân luồng học sinh phổ thông sau trung học (Báo cáo tại Hội thảo về Tư vấn nghề do ĐHQG Hà Nội tổ chức tháng 01/2005) PGS.TS.
- Đặng Danh ánh Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn KHCN 1.
- Thực trạng phân luồng học sinh (PLHS) sau trung học 1.1.
- Quan hệ giữa hướng nghiệp (HN) và PLHS sau trung học theo tinh thần văn kiện ĐH IX của Đảng Chúng ta đang tiến hành dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hoá (CNH).
- Trách nhiệm nặng nề này đặt lên vai ngành giáo dục- đào tạo trong đó công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh có ý nghĩa cực kỳ to lớn.
- Vì lẽ đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”(4).
- Như vậy, hướng nghiệp và phân luồng học sinh có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, nhưng đó là hai mặt của một quá trình thống nhất vì chúng cùng tác động lên một đối tượng là học sinh nhằm mục đích chung là làm cho cơ cấu đào tạo, cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hoá.
- ở đây hướng nghiệp mà khâu chủ yếu là Tư vấn nghề có vai trò điều chỉnh, uốn nắn động cơ chọn nghề của học sinh sao cho “ăn khớp” với nhu cầu nhân lực của các thành phần kinh tế, “ăn khớp” với các hướng phân luồng đã được Nhà nước định ra ở từng giai đoạn phát triển kinh tế.
- Hướng nghiệp và phân luồng học sinh chính là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, với giáo dục đại học và việc làm.
- Nói cách khác, hướng nghiệp và phân luồng học sinh là cầu nối giữa người học với thị trường đào tạo và thị trường lao động.
- Nếu làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh ta sẽ có cơ cấu đào tạo cân đối, dẫn tới cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý đủ các cấp trình độ, nền kinh tế sẽ phát triển nhanh.
- Song, trong nhiều năm qua, công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông còn yếu kém(1) và chưa được quan tâm đúng mức(2).
- Phân luồng học sinh phổ thông sau trung học:.
- Phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở vào Trung học phổ thông(3).
- Nhìn vào số liệu trong 14 năm (từ năm 1990 đến 2004) chúng tôi thấy có sự tăng đột biến trong việc tuyển mới học sinh sau Trung học cơ sở vào Trung học phổ thông: từ 136.485 học sinh (40,27%) năm học tăng lên 989.747 học sinh (77,4%) năm học .
- Nếu so sánh với các nước có nền kinh tế đang phát triển như ta thì tỷ lệ tuyển mới học sinh sau trung học cơ sở vào trung học phổ thông của Việt Nam là cao nhất, trong khi đó Trung Quốc (ở sát ta, có thể chế chính trị giống nhau, cùng đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu và cùng là các nước đang phát triển) đã làm một cuộc cách mạng trong phân luồng học sinh sau trung học cơ sở rất thành công: từ 90% học sinh sau trung học cơ sở vào trung học phổ thông năm học xuống còn 43.3% năm học .
- Chỉ tiêu phân luồng học sinh(5) sau THCS và THPT vào đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp (THCN) rất thấp(6).
- Tuyển mới vào đào tạo nghề: Nếu năm học 1990-1991 tuyển 71.388 học sinh thì năm học 2003-2004 là 164.000 học sinh (7.8.
- Tuyển mới vào THCN: Nếu năm học 1990-1991 tuyển 51.485 học sinh thì năm học 2003-2004 là 142.438 học sinh (7.5.
- Xin lưu ý là: Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm có tăng nhưng tỷ lệ % lại giảm vì tổng số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT tăng cao khác nhau.
- Ví dụ: Nếu năm học 1990-1991 tổng số học sinh tốt nghiệp các cấp chỉ là 527.947 thì năm học 2003-2004 là 2.097.225.
- Chỉ tiêu Phân luồng học sinh sau THPT(5) vào CĐ, ĐH rất cao(7): Nếu năm học 1990-1991 tổng số học sinh tốt nghiệp THPT và bổ túc văn hoá là 189.040, tuyển mới vào CĐ, ĐH là thì đến năm học 2003-2004 số liệu tương ứng là 815.913 và .
- Khi bước vào CNH (năm 1960) như ta hiện nay, Nhật bản có 4 triệu học sinh trung học thì 1.8 triệu là học sinh học nghề, CHLB Đức cứ 10 học sinh THPT thì có 8 học sinh học nghề.
- Nhận xét: Chính sách phân luồng học sinh như đã nêu trên cho chúng ta thấy: Một là, có sự bất hợp lý trong cơ cấu phân luồng học sinh sau THCS vào THPT (77.4%) so với đào tạo nghề (7.8.
- Tạo ra “sức ép tâm lý” rất lớn đối với học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội khi các kỳ thi cao đẳng, đại học hàng năm đến gần.
- Ba là, đa số các ngành đào tạo trong trường THCN và các nghề trong trường Dạy nghề chỉ cần tuyển học sinh sau THCS, nhưng vì học sinh sau THPT thừa nhiều thì các trường THCN và Dạy nghề không “dại gì” mà không tuyển học sinh sau THPT.
- Như vậy, số học sinh đã tốt nghiệp THCS không được vào THPT (25% hàng năm)sẽ không có cơ hội học tiếp các trường THCN, dạy nghề và cũng không có cơ hội tự kiếm việc làm.
- Bốn là, có sự bất hợp lý trong cơ cấu tuyển học sinh sau THPT vào CĐ, ĐH (36.6%) so với đào tạo nghề (7.8.
- Hậu quả là: sự mất cân đối trầm trọng trong cơ cấu tuyển sinh, sẽ dẫn tới mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và tất yếu dẫn tới mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực.
- Ví dụ: +Về quy mô tuyển sinh(1): CĐ, ĐH tăng 8 lần, từ 37.404 sinh viên năm học 1986-1987 lên 298.975 sinh viên năm học trong khi đó đào tạo nghề chỉ tăng 3 lần, từ 53.000 học sinh năm học 1986-1987 lên 164.000 học sinh năm học 2003-2004.
- +Về quy mô đào tạo(1): CĐ, ĐH tăng 9 lần, từ 127.000 sinh viên năm học 1986-1987 lên 1.131.030 sinh viên năm học trong đó khi đào tạo nghề chỉ tăng 2 lần từ 120.000 học sinh năm học 1986-1987 lên 246.000 học sinh năm học 2003-2004.
- Cơ cấu tuyển sinh, cơ cấu đào tạo phải tuân theo hình tháp đó.
- Nhưng trong nhiều năm qua, cơ cấu đào tạo của ta lại phát triển theo hình tháp “lật ngược” như đã nêu trên.
- Sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử giữa đào tạo nghề với GDPT và GDĐH không hề thuyên giảm.
- Các cấp bộ Đảng, Chính quyền và toàn xã hội chưa nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế và xã hội.
- Tâm lý học để đi thi, học để “làm quan” không thích làm thợ còn rất nặng nề trong nhân dân ta, đặc biệt là trong học sinh và phụ huynh học sinh.
- Nét tâm lý này cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạch định chính sách đào tạo, đặc biệt là chính sách phân luồng học sinh.
- Tất cả những điều đó nói lên rằng, công tác hướng nghiệp còn rất yếu kém, chưa làm tốt nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá.
- Vài nét về hướng nghiệp trong trường phổ thông Theo quan điểm mới(2), dưới góc độ tâm lý học, hướng nghiệp giờ đây không chỉ gắn với khâu chọn nghề của học sinh trường phổ thông mà còn gắn với khâu thích ứng nghề ở bất kỳ trường chuyên nghiệp nào (dạy nghề, THCN, CĐ, ĐH) và tại các cơ sở sản xuất kinh doanh- nơi các em đến làm việc sau khi tốt nghiệp.
- Nếu hiểu như vậy, công tác hướng nghiệp không chỉ được tiến hành ở tất cả các loại trường học mà còn thực hiện ở các cơ quan, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- không chỉ tiến hành với thế hệ trẻ mà còn tiến hành với cả người lớn tuổi không có nghề hoặc vì lý do nào đó phải thay đổi nghề, lúc đó phải hướng nghiệp lại lần thứ hai, thứ ba.
- Nói cách khác, hướng nghiệp được bắt đầu từ khi học sinh đến trường (trọng tâm là trường THCS, THPT) đến khi các em có một nghề trong tay.
- Mục tiêu chủ yếu của hướng nghiệp là phát hiện và bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp họ hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị cho thanh thiếu niên sự sẵn sàng tâm lý đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế đang cần nhân lực, trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp nghề.
- Hướng nghiệp được tiến hành qua 4 giai đoạn: giáo dục nghề, tư vấn nghề, tuyển chọn nghề, thích ứng nghề.
- Cần nhấn mạnh rằng, giáo dục nghề được thực hiện thông qua 4 con đường: qua chương trình hướng nghiệp chính khoá, qua các môn khoa học cơ bản, qua môn công nghệ và lao động sản xuất, qua tham quan, sinh hoạt ngoại khoá (xem sơ đồ: nhiệm vụ tổng quát của giáo viên trong công tác hướng nghiệp).
- Dù qua con đường nào cũng đều hướng tới một mục đích chung là hình thành hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề cho học sinh.
- Tư vấn nghề chỉ có thể đạt được kết quả tốt đẹp khi biết được học sinh có hứng thú, khuynh hướng về lĩnh vực ngành nghề nào, có năng lực làm được nghề gì.
- Như vậy, giáo dục nghề đã tạo ra tiền đề “vật chất” ban đầu cho tư vấn nghề.
- Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông 3.1.
- Khoản 1, điều 20 Bộ luật Lao động của nước ta đã ghi “Mọi người có quyền tự do chọn nghề và học nghề phù hợp với nhu cầu việc làm của mình”(1).
- Việc chọn nghề vô cùng quan trọng, người ta ví nó như là “ngày sinh lần thứ hai” của con người vì nếu chọn nghề phù hợp với sở trường, năng lực của bản thân thì con người sẽ phấn khởi, hăng say và sáng tạo trong lao động, từ đó hiệu quả và năng suất lao động sẽ cao.
- còn nếu chọn nghề không đúng thì con người sẽ buồn chán, không tập trung tư tưởng, tai nạn lao động dễ xảy ra, năng suất lao động giảm… cuối cùng xin chuyển nghề hoặc bỏ nghề, gây thiệt hại về mặt kinh tế không chỉ cho xã hội mà còn cho cả cá nhân nữa.
- Rõ ràng là, lợi ích kinh tế của xã hội và lợi ích kinh tế, tinh thần (tâm lý) của cá nhân được hội tụ tại khâu chọn nghề.
- Đại đa số học sinh phổ thông sau trung học của chúng ta không đánh giá được năng lực của mình, cũng không biết rõ mình thích nghề gì.
- Các em đó đang cần được tư vấn chọn nghề.
- Mặt khác một số học sinh đã bước vào trường chuyên nghiệp mới vỡ lẽ rằng: “mình chọn nhầm nghề”.
- Cuộc thăm dò ý kiến 700 học sinh học nghề cho thấy: 12% thờ ơ với nghề đang học, 17.4% muốn chuyển nghề(2).
- Tất cả những điều trình bày trên cho thấy: tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông là vấn đề cần thiết và rất cấp bách.
- Tư vấn chọn nghề được hiểu là hệ thống các biện pháp tâm lý- giáo dục và y học nhằm phát hiện và đánh giá nhân cách của học sinh, giúp các em chọn nghề trên cơ sở khoa học.
- Nói cách khác, tư vấn chọn nghề là việc đối chiếu yêu cầu của nghề, yêu cầu của thị trường lao động với hứng thú, khuynh hướng và năng lực của học sinh, rồi cho các em lời khuyên nên học nghề nào thì phù hợp.
- Phần 2: Sơ đồ hướng nghiệp.
- trong công tác hướng nghiệp.
- Điều kiện để chọn nghề đúng Tiêu chuẩn cơ bản của việc chọn nghề đúng là sự kết hợp hài hoà giữa 2 nhóm yếu tố: khách quan và chủ quan.
- Nhóm các yếu tố chủ quan, đó là các yếu tố thuộc chủ thể chọn nghề gồm.
- Tình trạng sức khoẻ và các giác quan + Những năng lực trí tuệ chung và năng lực chuyên biệt + Khả năng vận động và phối hợp các động tác + Những mặt biểu hiện của nhân cách: động cơ nghề nghiệp, thái độ đối với lao động, hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề nghiệp, tính cách và khí chất… Nhà tư vấn phải đối chiếu yếu tố khách quan và chủ quan, rồi cho lời khuyên nên chọn nghề nào thì phù hợp.
- Yêu cầu kiến thức đối với nhà tư vấn Tư vấn chọn nghề là công việc rất phức tạp, đòi hỏi nhà tư vấn phải có hiểu biết rộng và phải nắm vững các loại thông tin chủ yếu sau đây.
- Để khái quát và dễ chọn nghề người ta áp dụng phân loại nghề theo đối tượng lao động.
- Thông tin về hệ thống trường đào tạo từ dạy nghề đến THCN, CĐ, ĐH.
- Thông tin về học sinh- chủ thể chọn nghề gồm: tên, tuổi, giới tính, lớp, kết quả học tập, chỗ ở, hoàn cảnh gia đình (bố mẹ, nghề nghiệp), bạn bè thân thích, đặc biệt phải nắm thông tin về nhân cách của học sinh trước hết là hứng thú, khuynh hướng và năng lực.
- Những thông tin trên là căn cứ để nhà tư vấn giúp học sinh chọn nghề.
- Các loại tư vấn chọn nghề: Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông thường có 2 loại: a.
- Tư vấn sơ bộ: loại này đơn giản có thể thực hiện ở nhiều trường vì không đòi hỏi phải có thiết bị, các phương tiện kỹ thuật.
- Chẩn đoán những phẩm chất nhân cách của học sinh cũng không cần đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia tư vấn có tay nghề cao, am hiểu sâu sắc các lĩnh vực tâm –sinh lý, giáo dục học, y học, kinh tế học.
- ở đây giáo viên (chủ nhiệm hoặc bộ môn) đóng vai trò “nhà tư vấn” cần có những hiểu biết về yêu cầu của một số nghành nghề ở một số trường hoặc ở địa phương, về nhu cầu nhân lực, về năng lực của học sinh, từ đó cho học sinh lời khuyên nên học nghề gì và học ở đâu.
- Hoặc là qua những điều giảng giải của thầy để học sinh tự trả lời được ba câu hỏi: Em có muốn (thích) học nghề đó không? Em có khả năng làm nghề đó không? Và xã hội, địa phương có cần nghề đó không?.
- Loại tư vấn chuyên sâu: Loại này phức tạp vì việc tư vấn được tiến hành trên cơ sở khoa học thực sự, bảo đảm độ chính xác cao nhờ một số máy móc hiện đại (ví dụ máy đo độ chính xác của các cử động, sự khéo léo vận động của 2 tay.
- Điều kiện để có loại tư vấn chuyên sâu là phải có đội ngũ chuyên gia tư vấn được đào tạo có tay nghề cao gồm các nhà tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học, bác sĩ có kinh nghiệm thực tế.
- Đặc biệt phải có kiến thức sâu sắc về hướng nghiệp, tư vấn chọn nghề, kỹ thuật tư vấn, biết sử dụng thành thạo các phương pháp TEST để chẩn đoán khả năng trí tuệ, khả năng vận động và nhân cách của học sinh.
- Vì vậy, khi có điều kiện nên xây dựng ở mỗi quận, huyện, hoặc mỗi tỉnh thành phố một trung tâm tư vấn chuyên sâu chứ không thể xây dựng ở tất cả gần 12.013 trường THCS và THPT được.
- Cần tạo ra nhiều hướng phân luồng sau THCS: Một là, thực hiện “kỹ thuật hoá THPT” bằng cách khôi phục lại loại trường trung học kỹ thuật (công nghiệp hoặc nông nghiệp) nhằm tạo ra những học sinh vừa có trình độ văn hoá THPT, vừa có kỹ năng thực thành tối thiểu để cung cấp “đầu vào” cho khối các trường CĐ, ĐH kỹ thuật.
- Làm được như vậy, chẳng những đất nước ta có được đội ngũ kỹ sư thực hành giỏi mà thời gian đào tạo ở ĐH có thể được rút ngắn.
- tạo cơ hội cho những học sinh sau THCS được tiếp tục học tập, từ đó giảm tệ nạn xã hội.
- Trong khi số lượng học sinh vào ĐH, CĐ có hạn thì đào tạo nghề phải là hướng phân luồng chủ yếu.
- Muốn vậy, đề nghị Chính phủ có nghị quyết riêng về công tác hướng nghiệp và tư vấn nghề như nghị quyết 126/CP ngày buộc tất cả các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương phải thi hành.
- Công tác tư vấn nghề của Việt nam còn rất sơ khai, thiếu cơ sở lý luận, không có cơ sở vật chất kỹ thuật, không có đội ngũ chuyên gia tư vấn được đào tạo nghiêm chỉnh, không có phương pháp và kỹ thuật tư vấn.
- Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng một trung tâm đào tạo chuyên gia hướng nghiệp và tư vấn nghề có tầm cỡ quốc gia, quốc tế với sự trợ giúp của nước ngoài.
- Cho học sinh làm quen với thế giới nghề nghiệp theo chương trình hướng nghiệp tổng quát.
- Cho học sinh làm quen với các nghề cơ bản tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Cho học sinh làm quen với thế giới nghề nghiệp theo ngành có liên quan với môn học.
- Liên hệ với đại diện các doanh nghiệp và các trường chuyên nghiệp cho học sinh tham quan.
- Nghiên cứu nhân cách học sinh và tiến hành tư vấn nghề cho học sinh.
- Trường Phổ thông.
- Thời kỳ chọn nghề Giai đoạn hướng nghiệp - Giáo dục nghề và tuyên truyền nghề - Tư vấn nghề.
- Thời điểm bắt đầu chọn nghề.
- thời kỳ thích ứng nghề Giai đoạn hướng nghiệp - Tư vấn nghề - Tuyển chọn nghề - Thích ứng nghề.
- Thời gian học sinh học ở trường phổ thông.
- Thời gian học sinh học ở trường chuyên nghiệp.
- Thời điểm kết thúc chọn nghề.
- (5): Tính theo chỉ tiêu tuyển sinh do ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho hệ đào tạo dài hạn (7): Nguồn Bộ GD ĐT (1) Nguồn: Bộ GD-ĐT và Tổng cục dạy nghề (1) Nguồn: Bộ GD ĐT và Tổng cục Dạy nghề (2) Đặng Danh ánh: Quan điểm mới về hướng nghiệp và hướng nghiệp trong trường phổ thông.
- Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn Khoa học công nghệ.