« Home « Kết quả tìm kiếm

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trường học xã hội chủ nghĩa trong thanh niên, là một trong những tổ chức quan trọng thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng (GDCCTT) cho sinh viên ở các trường Đại học và Cao đẳng (ĐH &.
- Bài viết này nhằm tìm hiểu về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trên.
- Bài viết gồm 02 phần: Đánh giá hiệu quả công tác GDCTTT trong sinh viên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường đại học Cần Thơ.
- Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác trên của Đoàn thanh niên trường..
- Từ khóa: Đoàn thanh niên, sinh viên, chính trị, tư tưởng, hoạt động đoàn 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ.
- TƯỞNG TRONG SINH VIÊN.
- Khái niệm giáo dục chính trị tư tưởng: Đó là quá trình tác động vào nhận thức của khách thể bằng cách trình bày, giải thích những vấn đề cơ bản về lý luận chính trị, về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm từng bước xây dựng thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH)..
- Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn đánh giá đúng đắn bản chất cách mạng, tiềm năng to lớn của thanh niên..
- 1 Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học Cần Thơ.
- 2 Văn phòng Đoàn TNCSHCM, Trường Đại học Cần Thơ.
- không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên” 1.
- Sinh viên là những người tốt nghiệp phổ thông trung học và học trong các trường ĐH &.
- Đại bộ phận sinh viên này, thuộc vào nhóm thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 24 – 25.
- Như vậy, sinh viên vừa là một bộ phận của thanh niên vừa là một bộ phận của đội ngũ trí thức trong tương lai..
- Với tư cách là đội ngũ ưu tú của thanh niên và là đội ngũ dự bị của trí thức, sinh viên đã khẳng định được vị trí to lớn của mình trong công cuộc đổi mới hiện nay..
- Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), trong từng lĩnh vực, phải có được đội ngũ nhân lực, nhân tài có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích để tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có kết quả việc ứng dụng vào nước ta.
- Như vậy, trong công cuộc đổi mới vai trò của đội ngũ trí thức càng được khẳng định.
- Như vậy, khi nói đến vai trò của sinh viên cần phải nói đến tính tích cực chính trị - xã hội trong việc phát huy trí tuệ và tài năng của họ đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước.
- Muốn vậy, cần phải nghiên cứu và nắm vững những yêu cầu lợi ích giá trị định hướng và xây dựng nhân cách bản lĩnh sinh viên trước những thách thức của tình hình mới..
- Sự tác động của vận hội này cả theo chiều hướng tích cực và tiêu cực, chi phối tới hệ thống các giá trị, các chuẩn mực đạo đức cũng như lối sống, tình cảm, nhân cách của mỗi người Việt Nam mà trong đó có một bộ phận không nhỏ là sinh viên.
- Do đó, đòi hỏi Đảng và Nhà nước và cả hệ thống chính trị phải có chủ trương biện pháp đúng đắn, kịp thời, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn về chân giá trị của CNXH..
- Để sinh viên có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, nhận thức đúng đắn vai trò lịch sử của mình trong công cuộc đổi mới, sinh viên cần được trang bị một cách toàn diện và chuyên sâu có trọng tâm, trọng điểm.
- Nếu không GDCTTT trong thanh niên mà chỉ dừng lại ở trình độ cảm tính tản mạn về CNXH sẽ dễ dàng bị phai nhạt và khó tránh khỏi ảnh hưởng của những quan điểm sai trái..
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là người bạn đồng hành của thanh niên, nhằm thực hiện vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa trong thanh niên, hướng thanh niên đi đúng hướng mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ khi ra đời cho đến nay đã đóng vai trò cực kỳ.
- Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- quan trọng trong công tác GDCTTT trong thanh niên.
- Trong các trường ĐH hay CĐ, công tác GDCTTT trong sinh viên được thực hiện bởi các đoàn thể, phòng ban chuyên trách trong đó Đoàn TNCSHCM là một tổ chức có vai trò to lớn để thực hiện công tác này.
- Bởi với những hoạt động ngoại khóa do Đoàn tổ chức đã giúp sinh viên được GDCTTT với hình thái riêng không khô khan, cứng nhắc và phù hợp với sở thích của sinh viên.
- Nhờ đó, công tác GDCTTT được lồng ghép qua các hoạt động này sẽ dễ dàng được sinh viên tiếp thu.
- Đây là một lợi thế rất lớn của công tác Đoàn trong các trường ĐH &.
- Là đoàn viên của Đoàn TNCSHCM trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi muốn góp phần tìm hiểu, nghiên cứu về công tác GDCTTT trong sinh viên của Đoàn trường, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDCTTT trong sinh viên của trường trong giai đoạn hiện nay..
- 2 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY.
- Để thực hiện “Đánh giá vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ trong việc giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh viên”, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra xã hội học với đối tượng là sinh viên trường Đại học Cần Thơ, thời điểm vào tháng 12/2009 và xử lý số liệu bằng phần mềm Atatistic Package for Social Science (SPSS - phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu và xử lý thống kê chuyên nghiệp, linh hoạt đa năng) kết quả cụ thể như sau:.
- Số phiếu phát ra: 450 phiếu, số phiếu hợp lệ thu vào là 426 phiếu..
- Thứ nhất, khi hỏi “Bạn có thích tham gia những hoạt động do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ tổ chức không?” thì có 289/426 phiếu trả lời là có thích chiếm 67.8% và có 71/426 phiếu trả lời là không thích chiếm 16.7%..
- Ngoài ra có 65/426 phiếu trả lời là không biết có thích hay không chiếm 15.3.
- Và khi hỏi “Nguyên nhân bạn thích tham gia phong trào Đoàn?” thì nhận được kết quả: có 147/426 chiếm 34.5%.
- sinh viên thích tham gia vì sẽ được hướng đến lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, có đến 195/426 phiếu sinh viên trả lời vì phong trào sôi nổi, hiệu quả, chiếm 45.8%.
- Đồng thời, khi được hỏi nguyên nhân không thích hoạt động Đoàn có 41/426 phiếu trả lời là do phong trào mang tính hình thức chiếm 9.6%.
- có 31/426 phiếu trả lời vì nội dung nhàm chán chiếm 7.3%.
- Qua kết quả sơ bộ trên cho thấy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ đã thể hiện được vai trò của mình là trường học xã hội chủ nghĩa trong sinh viên, bởi ở nơi đó giúp thanh niên tiếp cận được những lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.
- Đồng thời, Đoàn TN đã có sức hút khá lớn với sinh viên, bởi có đến 67.8% sinh viên thích tham gia hoạt động và có đến 45.8% cho rằng các hoạt động của Đoàn TN sôi nổi, hiệu quả, Đoàn TN gần như đã trở thành môi trường để thanh niên được học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học.
- Đồng thời, những trở ngại của nguyên nhân không thích phong trào qua các số liệu cho thấy là không đáng kể..
- Thứ hai, Khi hỏi “Tham gia các phong trào do đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ tổ chức đem lại lợi ích gì cho bản thân?” có 205/426 phiếu trả lời được giáo dục chính trị tư tưởng chiếm 48.1%, có đến 391/426 phiếu trả lời có lợi về mọi mặt trong cuộc sống chiếm 91.8%, chỉ có 19/426 phiếu trả lời không lợi ích gì chiếm 4.5%.
- Đồng thời, khi yêu cầu “Bạn hãy đánh giá hiệu quả của các chương trình, hoạt động về giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ tổ chức?” thì đạt được kết quả cụ thể như sau:.
- Các hoạt động.
- đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tìm hiểu Luật phòng chống tham nhũng, Tìm hiểu luật giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, Tìm hiểu chính sách thuế, Tìm hiểu Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh).
- Sinh hoạt chính trị: Học tập nghị quyết và các chủ trương của Đảng, Đoàn các cấp, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”….
- Giáo dục truyền thống: Bao gồm các hoạt động chào mừng các ngày Lễ lớn Lễ hội Dolta, ChochamThmay, cuộc vận động Nghĩa tình biên giới hải đảo….
- Giáo dục đạo đức lối sống:.
- Với kết quả trên thật đáng phấn khởi, bởi hầu hết sinh viên nhận thức rất đúng đắn và tích cực về những gì mà phong trào Đoàn mang lại..
- Tuy nhiên, vấn đề còn lại là cán bộ đoàn có hội đủ năng lực và phẩm chất cần có của mình để mang đến những lợi ích cho thanh niên khi tham gia phong trào không? sau đây, nhóm câu hỏi thứ ba sẽ giải quyết vấn đề vừa đặt ra..
- Thứ ba, Khi hỏi về khả năng thu hút của cán bộ đoàn có 135/426 phiếu trả lời tốt chiếm 31.7%, trong khi có 232/426 phiếu trả lời trung bình chiếm 54.5%, và có 39/426 phiếu trả lời chưa tốt chiếm 13.8%.
- Khi hỏi về năng lực hoạt động của cán bộ đoàn thì có 156/426 phiếu trả lời tốt chiếm 36.6%, đồng thời có 236/426 phiếu trả lời trung bình chiếm phiếu trả lời chưa tốt chiếm 8.0%.
- Khi hỏi về nội dung hoạt động của Đoàn như thế nào thì có 150/426 phiếu trả lời tốt chiếm phiếu trả lời trung bình chiếm 51.9% và 71/426 phiếu trả lời chưa tốt chiếm 16.7%.
- Về cách thức tổ chức có 117/426 phiếu trả lời tốt chiếm phiếu trả lời trung bình chiếm phiếu trả lời chưa tốt chiếm.
- Sự phối hợp với các đoàn thể khác 146/425 phiếu trả lời tốt chiếm phiếu trả lời trung bình chiếm phiếu trả lời chưa tốt chiếm 14.6%..
- Như vậy, xét về tổng quan khả năng thu hút cũng như năng lực hay vấn đề nội dung và hình thức tổ chức của cán bộ đoàn điều đã đạt yêu cầu đề ra.
- Cho nên các cán bộ đoàn cần suy nghĩ về những đánh giá trên của sinh viên để có những giải pháp riêng cho mình nhằm khơi gợi và thúc đẩy hơn nữa phong trào đoàn..
- Những kết quả khả quan vừa nêu trên, chỉ là một mặt của vấn đề GDCTTT thuộc về vai trò của Đoàn TN trường.
- Để có cái nhìn đúng đắn hơn về thực chất hiệu quả của hoạt động này, chúng ta cần xem xét ở mặt thứ hai của vấn đề như sau:.
- Thứ nhất: Khi hỏi “Bạn có thích tham gia những hoạt động do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ tổ chức không?” thì có 289/426 phiếu trả lời là có thích chiếm 67.8%.
- Tuy nhiên, cũng có đến 124/426 phiếu của sinh viên trả lời nguyên nhân thích tham gia phong trào của Đoàn chẳng những vì những nguyên nhân như lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, vì phong trào sôi nổi mà còn vì được cộng điểm rèn luyện chiếm 29.1%, như vậy nếu như chúng ta vừa nhận được kết quả chung nhất về số sinh viên có thích tham gia phong trào đoàn là chiếm 67.8% thì trong đó có đến 29.1% có động cơ từ việc được nhận điểm rèn luyện, vậy chỉ còn lại 38.7% thanh niên thích tham gia phong trào đoàn là có động cơ tích cực, ngoài ra chúng ta còn có 71/426 phiếu trả lời là không thích chiếm 16.7%, có 65/426 phiếu trả lời là không biết có thích hay không chiếm 15.3%..
- Từ đó đặt ra vấn đề là phong trào đoàn cần phải có những hoạt động thiết thực hơn để có thể thu hút thanh niên thật sự, thanh niên họ đến với phong trào như đến với sân chơi mà ở đó họ được học tập, ở đó họ được giáo dục rèn luyện để trao dồi kỹ năng sống, để có thể tự lập thân lập nghiệp..
- Thứ hai: Khi yêu cầu “Bạn hãy đánh giá hiệu quả của các chương trình, hoạt động về giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường Đại học Cần Thơ tổ chức?” thì đạt được kết quả rất khả quan.
- Tuy nhiên, khi đưa ra câu hỏi “Bạn được tiếp cận và tìm hiểu về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam qua hình thức nào là chủ yếu?” kết quả thu được là 139/426 phiếu trả lời là được tiếp cận từ việc học các môn lý luận chính trị và trên các phương tiện truyền thông chiếm 32.6%.
- riêng việc tiếp cận được qua việc học các môn lý luận chính trị có 84/426 phiếu trả lời chiếm 19.7%.
- trong khi chỉ có 12/426 phiếu trả lời từ sinh hoạt đoàn thể chiếm 2.8%.
- ngoài ra có 13/426 phiếu trả lời được tiếp cận qua sinh hoạt đoàn thể và các phương tiện truyền thông chiếm 5.2%.
- Như vậy, văn hóa chính trị trong một bộ phận sinh viên của trường còn thiếu nhạy bén nên trong việc hiểu và trả lời câu hỏi có cùng một ý nghĩa, nhưng kết quả lại trái ngược nhau..
- Như vậy, nhìn chung Đoàn TNCS trường Đại học Cần Thơ đã thể hiện được vai trò của mình trong việc GDCTTT trong sinh viên của trường.
- viêc Đoàn TN đã tạo được sân chơi lành mạnh trong sinh viên, gần như là môi trường để sinh viên được học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, thì hiệu quả GDCTTT trong sinh viên vẫn chưa cao.
- Một bộ phận lớn sinh viên vẫn chưa nhận thức được việc tham gia các phong trào đoàn để được đọng lại sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, vị trí của mình trong đời sống xã hội..
- 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐOÀN TNCSHCM TRONG VIỆC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG SINH VIÊN.
- Các chương trình, hoạt động phải đi vào chiều sâu có trọng tâm trọng điểm.
- Ví dụ: tổ chức các chương trình giao lưu, trò chuyện về các vấn đề mang tính thời sự chính trị..
- Hoặc khi tiến hành cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần đi sâu vào các chủ đề của từng năm và vào những nội dung nhỏ nhất, gần gũi nhất của chủ đề trong cuộc sống..
- Tuyên truyền rộng rãi, kịp thời các thông tin về các chương trình và hoạt động sắp được tổ chức.
- Qua kết quả điều tra cho thấy, có đến 75% sinh viên yêu cầu phải thông báo, tuyên truyền rộng rãi hơn nữa về các phong trào có liên quan đến nội dung giáo dục chính trị tư tưởng..
- Về hình thức tổ chức: có 80% sinh viên trả lời cần kết hợp giữa giáo dục chính trị tư tưởng với các hoạt động văn nghệ thể thao vui chơi giải trí để tránh nhàm chán.
- 60% sinh viên đóng góp là phải đưa ra những phong trào mang lợi ích thiết thực, gắn lý luận với thực tiễn.
- Đặc biệt, có 73% sinh viên ủng hộ việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Thiết nghĩ, đó chính là những hình thức tổ chức cần được phát huy trong công tác đoàn..
- Qua kết quả điều tra cho thấy, cần nâng cao hơn nữa năng lực cán bộ đoàn mới có thể đáp ứng yêu cầu hoạt động đoàn trong tình hình mới.
- Rất cần thiết tổ chức các buổi trò chuyện giữa cán bộ đoàn và sinh viên để lắng nghe những suy nghĩ và những mong muốn của sinh viên trong các hoạt động.
- Đồng thời, tổ chức những diễn đàn để sinh viên thể hiện bản thân, tạo động lực để sinh viên tích cực tham gia..
- Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trần Văn Luật (1992), “Mục đích giáo dục chính trị – tư tưởng”, Tạp chí Công tác tư tưởng văn hoá, Số 8, tr