« Home « Kết quả tìm kiếm

Van de moi quan he giua van ban va nguoi doc trong tu duy li luan van hoc hien dai


Tóm tắt Xem thử

- trong tư duy lí luận văn học hiện đại.
- Bước vào thế kỷ XX, những thành tựu của triết học nhân sinh, triết học ngôn ngữ và ngôn ngữ học hiện đại đã tác động sâu sắc đến tư duy lí luận văn học hiện đại.
- Nhiều vấn đề văn học và khái niệm lí luận đã được nhìn nhận và xác lập trong tinh thần mới, trong đó có vấn đề mối quan hệ giữa văn bản và người đọc.
- Từ đây khái niệm tác phẩm văn học được hiểu theo tinh thần của mỹ học tiếp nhận, theo đó, có sự khác biệt giữa văn bản văn học và tác phẩm văn học.
- Người đọc đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tạo lập một đời sống riêng của văn bản, làm hình thành tác phẩm văn học.
- Tác phẩm văn học không chỉ mang tính hiện thực, mà còn mang tính kí hiệu, nó đ​ược đặt trong mối quan hệ Tác giả-Văn bản-Ngư​ời đọc.
- Văn bản chỉ trở thành tác phẩm văn học thông qua quá trình cụ thể hóa văn bản của ngư​ời đọc.
- Từ đây, mở rộng khái niệm của hành động đọc, nó không phải chỉ là việc hiểu văn bản mà là cùng với nhà văn nó sáng tạo nên tác phẩm văn học.
- Bài viết nhỏ này với mong muốn xuất phát từ những nhận thức về lí luận, tôi nhìn ra một số khuynh hướng phê bình văn học thế kỷ XX để suy ngẫm về những phương thức đổi mới phương pháp giảng dạy văn học trong các trường đại học ở Việt Nam.
- Trước khi bàn đến những bước tiến vượt bực của lí luận văn học ở thế kỷ XX, tôi xin điểm lại đôi nét về tư duy lí luận văn học tiền hiện đại.
- Những nhà thực chứng này đề cao vai trò của tác giả với tư cách là chủ thể sáng tạo để soi sáng cho phương thức tiếp cận tác phẩm văn học: phương pháp tiểu sử học nghiên cứu cái tôi xã hội của nhà văn.
- Phương pháp ngoại quan này không quan tâm đến đến giá trị nội tại của văn bản văn học.
- Như vậy, quan niệm của lí luận văn học tiền hiện đại đã trao cho tác giả vai trò trung tâm, quyền lực tối cao để giải thích nghĩa của tác phẩm văn học.
- de Saussure với công trình Nhập môn ngôn ngữ học đại cương đặt nền móng cho ngành kí hiệu học và đã xác định tác phẩm văn học là văn bản ngôn từ, bao gồm cái biểu đạt (hình thức hay các cấu trúc biểu đạt) và cái được biểu đạt (nội dung hay các ý nghĩa), hai yếu tố đó không thể tách rời nhau, trong đó cái biểu đạt là yếu tố thứ nhất và cái được biểu đạt là yếu tố thứ hai.
- Bản chất ngôn ngữ của văn bản văn học được soi sáng và xác lập.
- Văn học phương Tây thế kỷ XX với những tác phẩm của Proust, Kafka, Joyce, Woolf… đã khẳng định vị thế của ngôn ngữ văn bản văn học, chuyển dịch điểm trung tâm từ tác giả sang văn bản.
- Chính vì vậy, những đổi thay lớn lao của tồn tại tác phẩm văn học đòi hỏi phương thức mới tiếp cận văn bản văn học.
- Từ đây, lí luận văn học hiện đại xác định mục đích khám phá những nét đặc trưng của văn bản văn học, trước hết là ngôn ngữ, chất liệu của văn học.
- Theo chiều dài của thế kỷ XX, sự phát triển của lí luận văn học hiện đại gắn liền mật thiết với những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại và triết học ngôn ngữ..
- Nhà nghiên cứu văn học Trương Đăng Dung có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và giới thiệu lí luận tiếp nhận văn học ở Việt Nam, đặc biệt là công trình nghiên cứu Tác phẩm văn học như là quá trình (2004)(1) đã phân tích quá trình phát triển tư duy lí luận văn học từ tiền hiện đại đến hậu hiện đại và nêu bật những đặc điểm nguyên lí tiếp nhận văn học.
- Theo ông, Hiện tượng học của Edmund Husserl đậm tính chủ quan trong tư duy lí luận văn học khi xác định vai trò thứ yếu của ngôn ngữ trong hoạt động nắm bắt một hiện tượng nhất định nào đó của con người.
- Chính vì vậy, nghĩa của tác phẩm văn học chỉ là cái mà tác giả có chủ định từ đầu, nó thuộc về ý thức chủ quan hơn là thuộc về ngôn ngữ.
- Vì vậy tác phẩm văn học chỉ có một nghĩa mà thôi.
- Martin Heidegger với triết học Tường giải học đã thiết lập cơ sở của tư duy lí luận văn học hậu hiện đại, ông đã đổi mới và phát triển Hiện tượng học của Husserl.
- Như vậy không thể khám phá bản chất của tác phẩm văn học chỉ từ hoạt động sáng tạo.
- Xuất phát từ những lập luận trên, chúng ta thấu hiểu vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong văn bản văn học và đánh giá cao sứ mạng của nhà văn trong sáng tạo ngôn ngữ.
- Khi bàn đến những cách nhìn mới về ngôn ngữ trong văn bản văn học, không thể không nói đến trường phái Hình thức Nga trong việc khám phá những phẩm chất của chất liệu văn học, từ đó đánh giá đúng về bản chất của tác phẩm văn học.
- Nếu như văn học là một hệ thống kí hiệu, thì nó dựa vào một hệ thống khác, đó là ngôn ngữ.
- Văn học là một hệ thống có ý nghĩa ở cấp độ hai, nói một cách khác, nó là một hệ thống hàm nghĩa.
- Những thành tựu của trường phái hình thức Nga đã tạo nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của tư duy lí luận văn học hiện đại khi lí luận văn học nhận thức được tác phẩm văn học không chỉ mang tính hiện thực mà còn có tính kí hiệu và là trung tâm tạo nghĩa.
- Từ đây, văn bản và sự tạo nghĩa, kí hiệu và chức năng thẩm mĩ trở thành đối tượng trung tâm của lí luận văn học hiện đại.
- Quan niệm của Bakhtine về tính đối thoại nội tại của lời nói không chỉ minh chứng cho những đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết mà còn mang lại sự nhận thức về mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và độc giả.
- Từ những lập luận này, Derrida khẳng định văn bản văn học là không khép kín, nghĩa của nó không tùy thuộc vào tác giả hay mối quan hệ với hiện thực.
- Chính vì vậy, để tiếp cận văn bản văn học, người đọc phải đạt đến trình độ nhất định về ngôn ngữ, nắm bắt các hình thức biểu cảm ở mức độ sâu sắc, không thể bằng ngôn ngữ thường nhật, tư duy ngây ngô để đọc văn bản và chuyển hóa nó thành tác phẩm văn học.
- Lí luận văn học đã đi một chặng đường khá dài và nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý đã tóm tắt như sau: “Khoa học văn chương trong hai thế kỷ gần đây, theo tôi, có ba phát hiện quan trọng: thế kỷ XIX phát hiện ra tác giả, nửa đầu XX- tác phẩm và nửa cuối - độc giả.
- Và, mối quan hệ ba ngôi này đã tạo ra một nhất thể, một chỉnh thể văn học.
- Những quan niệm khác nhau về bản chất ngôn ngữ là cơ sở khiến cho tư duy lí luận văn học phải luôn luôn tự thay đổi cho phù hợp với phát hiện mới về tác phẩm văn học.
- Tiếp theo đó, lí luận văn học hậu hiện đại đã làm sáng tỏ đặc trưng bản thể của văn bản văn học trong mối quan hệ với những yếu tố khác, với người tiếp nhận.
- Các lí thuyết hậu hiện đại (giải cấu trúc) cho rằng nghĩa của văn bản văn học không ổn định, nó mang tính quan hệ và được tạo nên do một quá trình.
- Như vậy phương thức tồn tại của tác phẩm văn học liên quan đến hai vấn đề: tính chất ngôn ngữ, yếu tố đặc trưng văn học của văn bản và khả năng tạo lập đời sống cụ thể của văn bản văn học.
- Chúng ta có thể đánh giá vị thế quan trọng của lí luận văn học hiện đại khi xác định được vai trò trung tâm tạo nghĩa của văn bản văn học, độc lập với tác giả và môi trường ra đời của nó, khẳng định bước ngoặt quyết định khi lí luận văn học hậu hiện đại đã khám phá ra quá trình tạo lập đời sống của văn bản văn học trong quan hệ với sự tiếp nhận của người đọc.
- Lí luận văn học hậu hiện đại thể hiện tham vọng lấy mĩ học tiếp nhận để thay thế cho mỹ học sáng tạo.
- (4) Văn bản văn học mang tính chất mở, đó là nhận định quan trọng được rút ra từ những nghiên cứu của các nhà tường giải học và đặc biệt là nhà kí hiệu học Umberto Eco.
- Ông tuyên bố tính đa nghĩa và sự tương đối của nghĩa trong tác phẩm văn học.
- Theo ông, sự tạo nghĩa không có giới hạn của văn bản văn học không có nghĩa là không có gì ràng buộc đối với sự cắt nghĩa.
- Vai trò sáng tạo của người đọc được tiếp tục hiện nên rõ nét và được củng cố qua những quan niệm về người đọc hay chính là quá trình cắt nghĩa văn bản văn học: từ người đọc lịch sử của Hans Robert Jauss đến người đọc tiềm ẩn trong văn bản của W.iser.
- Theo Jauss, sự tồn tại của tác phẩm văn học không thể thiếu sự tham dự của người đọc.
- Tính lịch sử của văn học, tri thức ngữ văn đích thực, không phải là sự tập hợp của các dữ kiện khác nhau mà là sự tiếp nhận và thực hiện cái khả năng cập nhật không ngừng của các văn bản văn học.
- Jauss đã phân biệt hai loại đón nhận của tác phẩm dựa trên mĩ học tiếp nhận của việc phân biệt nghĩa cập nhật và nghĩa tiềm tàng của tác phẩm văn học.
- Chính vì vậy, việc tiếp nhận tác phẩm văn học được xác định thông qua văn bản (nó diễn ra bên trong văn bản) và thông qua người đọc (xảy ra ngoài văn bản, liên quan đến thế giới của người đọc).
- Wolfgang Iser với quan niệm “người đọc tiềm ẩn” đã phân tích khả năng hợp tác giữa người đọc và văn bản văn học.
- Theo Iser, tác phẩm văn học có ảnh hưởng nhất là tác phẩm khơi dậy ý thức suy xét mới trong người đọc, tác động vào cách nhìn và những chuẩn mực đánh giá cũ của người đọc, hướng người đọc đến những phương thức giải mã mới của sự hiểu.
- tôi mong muốn truyện kể của tôi được hiểu theo nghĩa hư cấu hoàn toàn, mà mối quan tâm duy nhất là sự tác động trở lại nào đó (dù chỉ thoáng qua) trong tâm tưởng người đọc.”(5) Paul Ricoeur (6) tiếp tục xây dựng những lập luận về sự đọc văn bản văn học.
- Theo đó tác phẩm văn học viết lại hiện thực, và đối với bạn đọc thì thế giới được mở ra thông qua các văn bản văn học.
- Tất cả những trường phái lí luận văn học vô cùng phong phú và phức tạp trong suốt thế kỷ XX từ Hiện tượng học, Tường giải học, Chủ nghĩa hình thức Nga, đến Giải cấu trúc v.v… đã phân tích, chứng minh và đi đến khẳng định vai trò của hành động đọc như là một yếu tố quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của tác phẩm văn học.
- Đó là một công việc vô cùng phức tạp, bởi vì quá trình hình thành tác phẩm văn học là quá trình không khép kín, nó luôn mở với những khả năng tiềm ẩn của văn bản trước những tác động của hệ thống qui ước của từng thời đại và từng quốc gia.
- Chính vì vậy, trong suốt thế kỷ đã qua và bên thềm thế kỷ XXI, phê bình và nghiên cứu đã vận động và chuyển biến liên tục để hoàn thành sứ mạng định hướng và tác động sự phát triển văn học nhân loại.
- Thật cần thiết và lí thú khi chúng ta khảo sát một số khuynh hướng phê bình văn học phương Tây chịu ảnh hưởng của những chấn động của lí luận văn học hiện đại và trở thành một ngành khoa học độc lập, đồng thời tác động sâu sắc đến sự phát triển của văn học thế giới.
- Những thành tựu của tư duy lí luận văn học hiện đại thế kỷ XX đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống văn học, đặt nền móng cho sự ra đời một nền phê bình Mới ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Từ đây, phê bình văn học tập hợp nhiều khuynh hướng đa dạng: phân tâm học, ngôn ngữ học, phong cách học, không loại trừ phương pháp xã hội học.
- Chính vì vậy, văn bản văn học được soi sáng dưới nhiều khía cạnh và nó trở nên vô cùng phong phú.
- Chúng ta không thể quên những đóng góp quan trọng với việc giới thiệu các khuynh hướng phê bình mới của thế giới tại Việt Nam qua các tác phẩm dịch và giới thiệu của các nhà nghiên cứu Phương Lựu, Đỗ Đức Hiểu, Lộc Phương Thuỷ… Tính chất kí hiệu của văn bản văn học được sáng tỏ bởi những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ, đặc biệt là mô hình của F.
- Xuất phát từ lí thuyết thông tin, các nhà kí hiệu cho rằng văn bản văn học là ngôn từ được tổ chức một cách đặc biệt, nó phát ra thông báo nghệ thuật và thông báo này không tách rời khỏi cấu trúc ngôn từ của văn bản.
- Có thể nói phong cách học hình thức văn học là tổng thể những phương thức biểu hiện.
- Tác phẩm văn học và giấc mơ đều là những kí hiệu của ham muốn, nó có những dạng tương đồng, song kí hiệu của văn học là ngôn từ.
- Phê bình, nghiên cứu văn học ở phương Tây nói chung và ở Pháp nói riêng đã trải qua những biến đổi lớn lao và có thể khẳng định phê bình Mới là một trong những thành tựu lớn nhất của thế kỷ XX ở phương Tây.
- Văn bản văn học được nghiên cứu dưới dạng cấu trúc là một đối tượng chủ yếu của phê bình Mới.
- Nghiên cứu tác phẩm văn học xét trong mối quan hệ giữa văn bản và người đọc thông qua hệ thống của những quan điểm lí luận cơ bản của các trường phái khoa học văn học liên quan đến tác phẩm văn học như là quá trình, tôi nhận thấy rằng các khuynh hướng lí luận đã bổ sung cho nhau, kế thừa lẫn nhau nhằm hoàn thiện những cách nhìn và nhận thức về bản chất của tác phẩm văn học và những phương thức tiếp cận văn bản văn học.
- Tôi nhất trí với những kết luận thấu đáo của nhà nghiên cứu văn học Trương Đăng Dung về những nguyên lí tiếp nhận văn bản văn học:.
- Xuất phát từ những thành tựu nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại, kí hiệu học và lí thuyết thông tin, các nhà lí luận quan niệm văn bản văn học từ khi được sáng tạo đến khi tiếp nhận là quá trình thông báo kí hiệu ngôn ngữ, là mối quan hệ giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc.
- Trong quá trình thông báo và giao tiếp này có hai quá trình nhỏ : trước hết là sự sáng tạo nghệ thuật về hiện thực để cho ra đời một văn bản văn học.
- Xuất phát từ triết học, tâm lí học và thi pháp học các nhà lí luận cho rằng từ văn bản đến tác phẩm văn học là những quá trình ấn tượng hoặc tác động.
- Để hiểu và tiếp cận tác phẩm văn học đòi hỏi sự tham gia tích cực của người đọc ở mức độ cao nhất.
- Như vậy sự tồn tại đích thực và những đặc trưng của tác phẩm văn học chỉ có được nhờ hai hoạt động ý thức có nội dung chủ ý từ tác giả và người đọc và Ingarden đã gọi tác phẩm là vật hai lần có ý thức.
- Tác phẩm văn học ra đời mang những yếu tố khách quan và chủ quan, nó là một quá trình năng động và phức tạp.
- Sự hình thành tác phẩm văn học là quá trình không khép kín, với khả năng tiềm ẩn của văn bản trước những tác động và hệ thống qui ước của từng thời đại.
- Luận điểm then chốt đó đã được hệ thống lí luận văn học hiện đại minh chứng một cách khoa học.
- Sức hấp dẫn và tính hiệu quả của tư duy mới mẻ này được thể hiện qua sự ra đời của những khuynh hướng tiếp cận văn bản văn học vô cùng phong phú trên thế giới.
- Có thể nói mô hình phản ánh của lí luận Mácxít đã đến Việt Nam và lí luận văn học của chúng ta chủ yếu vẫn phất cao ngọn cờ của chủ nghĩa hiện thực.
- Hệ thống phê bình và giảng dậy văn học chưa khai thác nhiều đến bản chất ngôn ngữ của văn bản văn học.
- Thật đáng trân trọng những nhà nghiên cứu đã giới thiệu hệ thống lí luận và phê bình văn học hiện đại, đặc biệt đã có những ứng dụng vào phê bình thơ và tiểu thuyết.
- Giáo sư Đỗ Đức Hiểu, một nhà nghiên cứu văn học tài năng đã có những công trình giá trị cao, gợi ý cho một cách áp dụng những lí thuyết hiện đại từ nước ngoài vào việc nghiên cứu và giảng dạy văn học nước nhà: Đổi mới đọc và bình văn (1999), Thi pháp hiện đại (2000).
- Những trang viết kết hợp nhuần nhuyễn tính lí luận sắc sảo và chất cảm xúc bay bổng, dạt dào thực sự là những gợi ý quí giá cho phê bình và giảng dạy văn học ở Việt Nam.
- Với tư cách là những người trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu văn học nước ngoài- những người đối thoại và tái tạo tác phẩm, tôi có những suy ngẫm và trăn trở về khả năng vận dụng những thành tựu của tư duy lí luận văn học hiện đại và những nguyên lí tiếp nhận tác phẩm văn học hiện đại phương Tây vào quá trình nghiên cứu và giảng dạy văn học tại đất nước của chúng ta.
- Trong quá trình giảng dạy văn học Pháp cho đối tượng là sinh viên ngành ngữ văn nước ngoài, tôi đã sử dụng phương pháp hình thức như là một trong những phương thức tiếp cận quan trọng nhất đối với văn bản văn học.
- Môn Nhập môn văn bản văn học cung cấp cho cho sinh viên những công cụ và phương thức cốt lõi khi tiến hành phân tích thơ, tiểu thuyết hoặc tác phẩm kịch bằng tiếng Pháp.
- Song song với thao tác về ngữ âm là khảo sát hệ thống các ẩn dụ (figures de rhétoriques), “tháo dỡ” và tổng hợp những yếu tố hình thức đặc trưng của thơ để khám phá ý nghĩa biểu đạt, các lớp nghĩa phong phú ngầm ẩn của văn bản văn học.
- Điều quan trọng trong giảng dạy văn học là trang bị cho người học những công cụ cần thiết và phương pháp khoa học để họ có thể độc lập tiếp cận, nắm bắt những giá trị đích thực của tác phẩm văn học.
- Trên đây là một số suy nghĩ về khả năng ứng dụng những thành tựu của lí luận văn học và nguyên lí tiếp nhận văn học hiện đại của nước ngoài vào nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học ở Việt Nam..
- Cuối cùng, điều cốt lõi rút ra từ những nguyên lí tiếp nhận văn học hiện đại cho mỗi người là khả năng ứng dụng những thành tựu lí luận đó vào công trình nghiên cứu và giảng dạy văn học ở các Trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu.
- năng lực hiện đại hóa bản thân, mà cả sự hy sinh và lòng dũng cảm để vượt qua nhiều định kiến lạc hậu, sai lầm trong phê bình và giảng dạy văn học hiện nay..
- Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB, Khoa học xã hội, 2004.
- Heidegger., Trên đường đến với ngôn ngữ, Trương Đăng Dung dịch trong Tạp chí Văn học nước ngoài, số 1-1999..
- Trương Đăng Dung, Trên đường đến với tư duy lí luận văn học hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, Số 12, 2004, tr.55.
- Paul Ricoeur., Văn bản là gì?, Trương Đăng Dung giới thiệu và dịch trong Tạp chí văn học nước ngoài, Số 4, 2005, tr.133-156.
- Heidegger, Trên đường đến với ngôn ngữ, Trương Đăng Dung dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, Số 1/1999.
- Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa học xã hội, 2004.
- Trương Đăng Dung, Trên đường đến với tư duy lí luận văn học hiện đại, Tạp chí nghiên cứu văn học, Số 12/2004.
- Trương Đăng Dung, Paul Ricoeur, Văn bản là gì?, Trương Đăng Dung giới thiệu và dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, Số 4/2005.
- Lộc Phương Thủy, Phê bình văn học Pháp thế kỷ XX, NXB Văn học, 1995.