« Home « Kết quả tìm kiếm

Vấn đề tri thức bản địa và phát triển bền vững trong vùng cư dân tại chỗ Trường Sơn - Tây Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- VẤN ĐỀ TRI THỨC BẢN ĐỊA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG VÙNG CƯ DÂN TẠI CHỖ TRƯỜNG SƠN - TÂY NGUYÊN.
- Nguyễn Thị Hoà Viện Phát triển bền vững vung Tây Nguyên.
- Transformation and unsustainable development in every aspect of ethnic society of Trường Sơn – Tây Nguyên is gradually disappearing indigenous traditional knowledge, that is unavoidable.
- Nhìn khái quát trong bối cảnh thế giới, khái niệm phát triển bền vững 1 hình thành vào thời điểm khá muộn so với hiện trạng của chính sự phát triển chưa quan.
- 1 Phát triển bền vững là khái niệm mới, xuất hiện lần đầu năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học (Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng.
- Trong các năm sau đó và 2002, khái niệm này tiếp tục được hoàn chỉnh, thông qua các cuộc hội nghị quốc tế liên quan đến vấn đề môi trường, phát triển và đã được xác nhận cụ thể trong báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED, với nội dung: Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
- Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi.
- tâm đến bền vững của con người hành tinh.
- Ở Việt Nam, sự du nhập khái niệm phát triển bền vững được thấy trong những thập niên gần đây, đến nay quan niệm này vẫn chưa thực sự định hình trong ý thức cư dân..
- Quá trình mở cửa, phát triển kinh tế, giao thoa văn hoá và hội nhập quốc tế, với mốc khởi đầu từ 1986, khiến đời sống xã hội cư dân các tộc người miền núi lẫn miền xuôi đã, đang thay đổi đến mức chóng mặt.
- Suốt cả quá trình biến đổi và hội nhập, hình như có không nhiều hoặc chưa bao hàm công tác chuẩn bị cho phát triển bền vững.
- Và vì thế không ít những tác hại mang nội dung phát triển chưa bền vững xảy ra trong thực trạng xã hội của chúng ta..
- Trường Sơn – Tây Nguyên, khu vực miền núi xương sống của tổ quốc, vùng đất chiến lược vô cùng quan trọng.
- Các tộc người này được giới khoa học xếp vào nhóm loại hình kinh tế-văn hoá 3 thứ hai, ở khu vực nhiệt đới gió mùa, trong tiểu vùng Đông Đông Dương 4 , là những cư dân làm nông nghiệp dùng cuốc (tay) và chăn nuôi..
- Tồn tại trong nhóm loại hình loại hình kinh tế-văn hoá ấy, xã hội cư dân các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên có những đặc trưng kinh tế, văn hoá, xã hội không tương đồng với cư dân các tộc người ở vùng, miền khác.
- Quá trình đổi mới và hội nhập khiến những biến đổi theo xu thế hiện đại được nhìn thấy trong hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội cư dân khu vực này..
- CÁC LĨNH VỰC SINH HOẠT XÃ HỘI - TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI.
- CỦA CƯ DÂN BẢN ĐỊA TRƯỜNG SƠN–TÂY NGUYÊN.
- 2 XÃ HỘI - Buôn, plei X - Thôn, buôn, plei 0.
- X: Yếu tố bền vững.
- 0: Yếu tố đang chuyển đổi và chưa bền vững.
- Bảng, khái quát bước đầu cho thấy chuyển biến căn bản trong đời sống cư dân Trường Sơn – Tây Nguyên ở các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá.
- Với xã hội cư dân làm nông nghiệp dùng cuốc (tay) và chăn nuôi, thì các đặc trưng yếu tố sinh hoạt truyền thống như trình bày là phù hợp với trình độ phát triển của hình thái kinh tế xã hội của họ.
- Nhiều yếu tố du nhập vào xã hội cư dân bản địa một cách ào ạt với dung lượng lớn, tốc độ nhanh..
- Trong bối cảnh va chạm đột biến giữa hai nền văn minh, nền văn minh bản địa khép kín của các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên và nền văn minh hiện đại, điều ấy ắt tạo nên nhiều mảnh vở tổn thương cho xã hội các tộc người, nơi xảy ra hiện trạng va chạm.
- Điều ấy cũng khiến cho các xã hội có cấu trúc cổ truyền bền vững dần biến đổi, phát triển trong trạng thái khó có thể bền vững..
- Chẳng hạn: Các tộc người khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên là những cư dân canh tác bằng phương thức phát rừng làm rẫy.
- Đầu tiên cư dân phát và canh tác trên một đám rẫy.
- Với cây chà gạt thô sơ, cư dân phát rẫy bằng tay.
- nhiên, xem thiên nhiên là bạn là thần thánh đã khiến người Trường Sơn – Tây Nguyên hoà nhập với thiên nhiên, với rừng núi như là một thực thể thống nhất cùng phát triển.
- Vì lý do người bản địa phá rừng làm rẫy, năng suất lúa rẫy thấp, khiến đời sống cư dân đói nghèo, ta tập họ làm ruộng nước.
- Người Trường Sơn – Tây Nguyên dần làm quen với máy móc nông nghiệp hiện đại, phân hoá học, thuốc trừ sâu.
- Địa bàn canh tác ổn định, cư dân cũng bớt phát rẫy.
- Gần đây, chính cả người bản địa cũng tham gia vào việc phá rừng.
- Như vậy, những biến đổi liên quan đến rừng, cho thấy rõ hiện trạng không bền vững của vùng sinh thái - xã hội cư dân các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên và cả vùng sinh thái - xã hội các tộc người liên quan ở khu vực đồng bằng..
- Ở lĩnh vực tín ngưỡng, người Trường Sơn – Tây Nguyên là những cư dân theo tín ngưỡng đa thần – vạn vật hữu linh.
- Những tiếp cận chưa thực sự sâu sắc để có thể hiểu rằng, lễ hội của người Trường Sơn – Tây Nguyên luôn gắn với tín ngưỡng đa thần..
- Đây là một trong những khía cạnh sinh tồn về mặt tâm linh, tình cảm, tạo nên tính đa dạng và cân bằng cho xã hội cư dân làm nông nghiệp dùng cuốc (tay) và chăn nuôi, là tập quán sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống của người miền núi..
- Như vậy, chỉ với việc hạn chế hiến sinh gia súc và uống rượu cần trong lễ hội của cư dân Trường Sơn – Tây Nguyên, ta đã động chạm đến một mắt xích trong đời sống văn hoá - tâm linh của họ, lay động các mắt xích quan hệ khác, khiến làm rạn nứt sự cân bằng, bền vững của lối sống những cư dân làm nông nghiệp dùng cuốc (tay) và chăn nuôi..
- Có một giai đoạn, đời sống người Trường Sơn – Tây Nguyên khá nghèo nàn về văn hoá - tâm linh.
- Trong sâu thẳm mong ước, cư dân các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên càng khát khao hơn được hưởng thụ các loại hình sinh hoạt văn hoá – tâm linh bản địa của chính họ.
- Vào thời điểm đó, một loại hình tôn giáo hiện đại lâu nay ngấp nghé len vào đời sống cư dân các tộc người bản địa, nhưng chưa có ảnh hưởng sâu rộng, nay có dịp tiếp cận, đem giáo lý và niềm tin về Chúa đến với người thiểu số.
- Trong cơn khát hưởng thụ văn hoá – tâm linh, người bản địa nhanh chóng tiếp nhận, gia nhập làm tín đồ của tôn giáo này.
- Tin Lành thu hút khá nhiều tín đồ người bản địa Trường Sơn – Tây Nguyên trong thời gian rất ngắn.
- Và ở một số nơi, tôn giáo Tin Lành dần thay thế tín ngưỡng đa thần trong tâm thức cư dân, bù lấp khoảng trống tạm thời của hiện trạng thiếu nhu cầu tâm linh lẫn vật chất của người bản địa vào thời điểm ấy..
- Tín ngưỡng đa thần của người bản địa tin mọi vật đều có thần linh, trong khi Tin Lành quy ước tín đồ của họ chỉ được tin vào Chúa.
- Sau khi người bản địa chấp nhận rời bỏ tín ngưỡng của mình trở thành tín đồ của Chúa, thì hằng loạt vật dụng quý của những tín đồ đa thần như chiêng, ché.
- Giai đoạn ấy chính là thời điểm xảy ra quá trình chuyển biến vừa kể trong thế giới tâm linh người thiểu số Trường Sơn – Tây Nguyên..
- Việc vứt bỏ các hiện vật cổ mang giá trị truyền thống vật chất lẫn tâm linh của người bản địa, là hậu quả của một trong những sự va chạm giữa hai nền văn minh – hiện đại ngoại lai và truyền thống bản địa.
- Mặc dầu vậy, những mất mát lớn về tài sản văn hoá truyền thống của cư dân bản địa là có thể khẳng định, trong bối cảnh cần lưu giữ vốn văn hoá đặc sắc của các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên.
- sự tổn thương đang xảy ra đối với nền văn hoá của các tộc người bản địa..
- Bên cạnh phát triển bền vững, gần đây, mối quan tâm về điều gọi là tri thức bản địa cũng bắt đầu tác động đến lương tri mọi người.
- Sử dụng khái niệm tri thức bản địa, có thể hiểu nó trong bối cảnh đối lập với tri thức không bản địa.
- Và, nó có thể là một trong những yếu tố du nhập từ bên ngoài vào, tác động đến xã hội cư dân bản địa.
- Có lẽ loại tri thức không bản địa, bên cạnh những ưu điểm, đã đem đến tác hại cho cư dân tại chỗ.
- Nên, con người đến lúc phải nhìn nhận lại, tìm lại, cầu cứu đến mãng tri thức bản địa – một loại tri thức của người tại chỗ, được hình thành, hun đúc từ hằng ngàn năm sống với thiên nhiên, với đồng loại..
- Như vậy trong bối cảnh phát triển của nhân loại hiện nay, ít nhất đã nảy sinh hai cặp phạm trù đối lập.
- Một, mang mục đích cần phát triển bền vững và hiện trạng đang phát triển không bền vững của nhiều xã hội tộc người.
- Một, thể hiện nhu cầu cần tận dụng tri thức bản địa tộc người và hiện trạng con người đang hướng đến cuộc sống hiện đại mà lãng quên tri thức bản địa..
- Vấn đề phát triển bền vững và tri thức bản địa lại càng mang ý nghĩa hết sức cần thiết đối với các quốc gia nghèo đang phát triển.
- Bởi, trong quá trình vươn lên nhằm thoát khỏi đói nghèo, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khi nhìn ra thế giới hào nhoáng của những cường quốc bên ngoài, các quốc gia nghèo luôn khao khát phát triển cháy bỏng.
- Nhưng kinh nghiệm phát triển của họ còn non yếu.
- Tất cả, khiến họ không thể tự chủ, muốn phát triển thật nhanh, mà đôi khi quên hoặc không quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững.
- Và hệ quả tiếp theo trong quá trình phát triển không bền vững ấy, tri thức của các tộc người bản địa, bị chính họ xem là lạc hậu, cổ hủ bị bỏ quên, dần rơi rụng, lụi tàn..
- Theo các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu quốc tế về môi trường và phát triển - IIED: Nhiều tri thức truyền thống đang nhanh chóng biến mất.
- Việt Nam là một trong những quốc gia như vậy, nghèo và đang cố gắng vươn lên, phát triển.
- Cũng không ngoài quy luật, Việt Nam với quá trình vươn lên của mình, đang phải đối mặt với tình trạng phát triển không bền vững trong nhiều lĩnh vực.
- Song hành với điều này là sự lãng quên, cạn kiệt dần những tri thức bản địa, tài sản vô giá giúp hỗ trợ sự phát triển bền vững của các tộc người bản địa trong quốc gia đa tộc người Việt Nam..
- Mỗi tộc người có một bản sắc tri thức riêng, mỗi khu vực có hiện trạng phát triển đặc thù riêng.
- Tính đa dạng của hiện trạng phát triển khu vực hay sự đa dạng lụi tàn tri thức bản địa của các tộc người biểu hiện dưới nhiều sắc thái và không tương đồng.
- Vì thế, ở mỗi vùng miền trong nước, mỗi một tộc người trong 54 tộc người, ta tìm thấy đặc điểm phát triển không bền vững khác nhau, cũng như xu hướng cạn kiệt tri thức bản địa không đồng đều..
- Sự thay đổi, phát triển không bền vững trên mọi lĩnh vực của xã hội cư dân các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên, khiến xu hướng mất dần vốn tri thức bản địa truyền thống là tất yếu.
- Trước hiện trạng phá rừng, người bản địa hầu như bất lực.
- Họ không có tư cách và quyền lực để bảo vệ rừng vận dụng theo tri thức bản địa truyền thống riêng của họ.
- Trước hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, môi trường, người bản địa cũng không đủ tri thức để giải quyết vấn đề bất cập ấy, bởi tất cả vượt khỏi tầm kiến thức và khả năng của họ.
- Bởi mọi thứ ở xã hội các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên đang biến đổi nhanh chóng, mọi thứ đang nhập nhoè trong ranh giới cũ mới, tốt xấu đan xen.
- Điều quan trọng là, hiện trạng đã đang biến đổi hoàn toàn vượt ngoài khả năng, tư duy, tầm kiểm soát của người bản địa.
- Những tác động biến đổi lại ẩn sau vỏ bọc của điều gọi là văn minh, tiến bộ để phát triển các xã hội còn chậm tiến, nên tri thức bản địa của các tộc người trong bối cảnh nào đó hiển nhiên là không cần thiết, không mang một ý nghĩa nào cả.
- Nay, giá trị của tri thức bản địa đã được quan tâm, bắt đầu được hiểu đúng, đề cao.
- Nhưng vai trò tri thức bản địa ở vị trí nào trong bối cảnh thực trạng biến đổi của xã hội các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên? Nó sẽ có đóng góp như thế nào trong quá trình xây dựng xã hội Tây Nguyên phát triển bền vững?.
- Để có thể tận dụng được kho tàng tri thức bản địa trong phát triển bền vững, theo chúng tôi, cần xác định:.
- Quy hoạch vĩ mô và vi mô về phát triển vùng Trường Sơn – Tây Nguyên ở các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội.
- Định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội các tộc người hiện tại và tương lai.
- Những chiến lược và sách lược cụ thể để phát triển đời sống cư dân khu vực này.
- Đời sống cổ truyền của cư dân các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên - Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của cư dân khu vực Trường Sơn.
- Tây Nguyên.
- Các yếu tố bền vững và không bền vững trong xã hội người Trường Sơn - Tây Nguyên – hiện trạng và nguyên nhân.
- Xu hướng hình thành các yếu tố bền vững và sẽ không bền vững của xã hội người Trường Sơn - Tây Nguyên trong tương lai.
- Định vị được các vấn đề cơ bản và xu hướng phát triển của xã hội Tây Nguyên, tiếp theo cần tiến hành nghiên cứu:.
- Hệ thống tri thức bản địa của các tộc người khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên.
- Mối quan hệ giữa tri thức bản địa và xã hội cổ truyền của cư dân tại chổ - Tính không bền vững của các yếu tố kinh tế, xã hội, văn hoá trong đời sống.
- và việc vận dụng tri thức bản địa xây dựng xã hội theo hướng bền vững Đưa lý thuyết vào thực tế.
- Xây dựng đơn vị cơ sở các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững.
- Giáo dục nhận thức cho cư dân bản địa về phát triển bền vững.
- Cùng cư dân tại chổ phát huy, vận dụng tri thức bản địa trong quá trình xây dựng xã hội phát triển bền vững.
- Với công việc này, công tác nghiên cứu cơ bản được tiến hành nghiêm túc, càng chi tiết, sẽ cho được câu trả lời xác đáng về vị trí của tri thức bản địa và việc vận dụng tri thức bản điạ trong quá trình xây dựng xã hội cư dân các tộc người ở Trường Sơn – Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững.
- Khi kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề, việc xác định quy hoạch, định hướng phát triển, đề ra các chiến lược, sách lược (I) cho phát triển bền vững xã hội các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên mới được đề ra.
- Như vậy trong bối cảnh hiện nay, tri thức bản địa chỉ có giá trị sử dụng khi đã được xác định vị trí tồn tại, thông qua nghiên cứu những vấn đề cơ bản của xã hội đang biến động Trường Sơn – Tây Nguyên.
- Vai trò của nghiên cứu cơ bản là cơ sở hết sức quan trọng, thậm chí quyết định cho sự thành công hay thất bại của công tác nhằm xây dựng xã hội các tộc người bản địa phát triển bền vững.
- Đề cập đến vấn đề tri thức bản địa và phát triển bền vững ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên, mà chưa tiến hành công tác điều tra cơ bản những lĩnh vực liên quan, thì cơ may thành công trong xây dựng và phát triển xã hội các tộc người bền vững sẽ không nhiều.