« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hóa, giáo dục nhà trường và phụ nữ trên Tạp chí Nam Phong


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC ĐÔNG DƯƠNG TRONG NỀN GIÁO DỤC PHÁP – VIỆT NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX – NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA.
- Văn hóa, giáo dục nhà trường và phụ nữ trên Tạp chí Nam Phong.
- Viện Đại học Đông Dương, tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội ra đời đến nay đã trên một thế kỉ.
- Đóng góp của Tạp chí Nam Phong cũngsắptròn 100 tuổi, rất đáng kể trong các lĩnh vực quảng bá văn hóa, văn minh, văn học, khoa học Pháp, trong đó có không ít những bài nghiên cứu về văn hóa, giáo dục nhà trường, phụ nữ.
- Bài viết sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích những vấn đề đặt ra trong đó, đánh giá những mặt được và còn tồn tại trong buổi đầu tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây ở Việt Nam từ một vấn đề hết sức quan trọng không chỉ lúc đó mà còn là vấn đề thời sự rất sôi nổi hôm nay trên đất nước chúng ta..
- Lịch sử hình thành và phát triểncủa Viện Đại học Đông Dương.
- Ngày nay nếu tra trên mạng, chúng ta có thể nắm được vài nét cơ bản về sự ra đời, phát triển của Viện Đại học Đông Dương qua các thời kì trước 1945 cũng như mục tiêu, hoạt động, ý nghĩa và kết quả của nó..
- Viện Đại học Đông Dương (“Université Indochinoise”) được thành lập vào 16 tháng 5 năm 1906 do toàn quyền Đông Dương lúc đó là Paul Beau, theo sự ủy nhiệm của Hội đồng Phát triển Giáo dục Bản xứ (“Conseil de Perfectionnement de l‟Enseignement Indigène”).Tháng 11 năm 1907, khai giảng khóa học đầu tiên với ba phân khoa: văn khoa, luật khoa và khoa học.
- Sau một năm, do nhiều nguyên nhân, trường bị gián đoạn 10 năm, tới tháng 12 năm 1917 mới được toàn quyền Đông Dương lúc này là Albert Sarraut khôi phục lại.
- Viện Đại học Đông Dươnglà một cơ sở giáo dục công lập với kinh phí do chính.
- quyền Liên bang Đông Dương cấp, dưới sự quản lý trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương, có chức năng vừa đào tạo vừa nghiên cứu.
- Mô hình các Trường thành viên của Viện Đại học Đông Dươnglần lượt theo các năm ra đời khá đa dạng : Trường Công Chánh (École des Travaux Publics - 1902) ;Trường Y Khoa Đông Dương (École de Médecine de l'Indochine - 1902.
- Trường Cao đẳng Thú Y Đông Dương (École Supérieure Vétérinaire de l'Indochine - 1917.
- Trường Cao đẳng Sư phạm (École Supérieure de Pédagogie - 1917) ;Trường Cao đẳng Nông Lâm (École Supérieure d'Agriculture et de Sylviculture - 1918.
- Trường Thương mại Đông Dương (École de Commerce de l'Indochine - 1920) ;Trường Cao đẳng Văn Khoa (École Supérieure de Lettres - 1923) ;Trường Khoa Học Thực Hành (École des Sciences Appliquées - 1923.
- Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux-Arts de l'Indochine - 1924).Ngày nay Việt Nam, toàn bộ các Trường thành viên trên đều đã trở thành các Trường đại học độc lập.
- Riêng ngành Sư phạm có bậc Đại học và Cao đẳng.
- Tuy nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạmthời bấy giờ không phải là Trường Cao đẳng Sư phạmnhư bây giờ.
- cũng như vậy với Trường Cao đẳng Văn Khoa..
- Sau năm 1945, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kế thừa cơ sở của Viện Đại học Đông Dương, đổi tên thành Trường Đại học Quốc gia Việt Nam.
- Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956), Đại học Quốc gia Hà Nội (1993) phát triển dựa trên nền tảng của Viện Đại học Đông Dương mà trong đó Trường ĐHKHXH &.
- Vai trò của Tạp chí Nam Phong trong công cuộc phổ biến văn hóa, giáo dục.
- Trước Cách mạng tháng 8, báo chí bằng tiếng Việt phát triển khá rầm rộ, trong đó tờ tạp chí Nam Phong giữ một vị trí quan trọng không chỉ về sự phong phú kiến thức mọi mặt mà còn về sự tồn tại lâu dài suốt 17 năm liền của nó so với những tờ khác : Đông Dương tạp chí Trung Bắc tân văn Nữ giới chung (1918), Thực nghiệp dân báo Khai hóa nhật báo Hữu thanh tạp chí Đông Pháp thời báo Trung lập báo Tân dân báo An Nam tạp chí Văn minh Tiếng dân Pháp Việt nhất gia (1927), Hà thành ngọ báo Kì tân báo Thần chung Báo Đông-Tây Phụ nữ tân văn báo Thanh Nghị ra đời năm 1941, đình bản trước mấy ngày khi Cách mạng tháng 8 nổ ra,….
- Về giáo dụcngôn ngữ, văn hóa, văn minh trong nhà trường và gia đình Có một điều trùng lặp thú vị, chính năm tạp chí Nam Phong ra đời (1917) cũng là năm toàn quyền Đông Dương lúc này là Albert Sarraut khôi phục lại Viện Đại học Đông Dương.
- Có lẽ sự gặp gỡ này cùng một vài nguyên nhân khác đã khiến cho Nam Phong, ngay bắt đầu từ số 01, trong “Mấy nhời nói đầu”, trong chủ trương của tờ báo, Phạm Quỳnh đã nhấn mạnh đến việc chấn hưng giáo dục cho dân chúng.
- Cũng ngay từ số tạp chí thứ 2, ở mục “Luận-thuyết”, Phạm Quỳnh đã lưu ý (cũng như trong suốt cả hành trình của Nam Phong) đến việc trau dồi, phát triển ngôn ngữ dân tộc.
- “Cái vấn-đề quan-trọng nhất trong nước ta ngày nay là cái vấn-đề về văn quốc-ngữ..
- Cái vấn-đề ấy có giải-quyết được thì sự học mới có thể tấn-tới, dân-trí mới có thể mở-mang, cuộc tiến-hóa sau này mới có thể mong-mỏi được.
- Đến ngày chữ quốc- ngữ dùng làm quốc-văn được thì người nước Nam mới có thể thâu-nhặt các khoa-học mới mà gây thành một nền học thích-hợp với trình-độ, với tính-cách dân ta.
- Tiếp đó, ở số 03 Phạm Quỳnh, trong mục “Luận-thuyết”, ông có bài:“Trường Đại-học”..
- Mở bài, ông viết hồ hởi như định nghĩa về “Đại-học”.
- Chữ Đại-học cũng là một chữ như thế.
- Nói đến tên Đại-học mà ta tưởng-tượng đến một cái lâu-đài nhớn, nguy-nga trong một góc phố-phường, ngày ngày những ông giáo đạo-mạo, sách cắp đầy tay, lên lên xuống xuống trên bực đá .
- 1 Số Tạp chí.
- Từ ngày quan toàn quyền Sarraut nghị-định đặt trường Đại-học Đông-dương, thì tiếng “Đại-học” thịnh-hành không biết chừng nào .
- Ông nói đến mục đích của giáo dục Đại học .
- Ông cho rằng các cụ ta xưa học chỉ chuyên chú đọc sách thánh hiền, ai cũng muốn trở thành thánh nhân, đến “thầy khóa-sinh nhà quê lúc cao-hứng cũng tự so sánh mình với vua Nghiêu vua Thuấn, thì còn gì “ngông” bằng ! Ấy sự cao-đẳng giáo-dục của ta ngày xưa chỉ chủ nuôi cái “ngông” ấy ở trong lòng.
- Như vậy, nhìn tổng quan, có thể thấy Phạm Quỳnh, chủ bút tạp chí đã có định hướng giáo dục thực hành nhiều hơn là lí thuyết giáo điều cũ.
- Liền trong các số sau và có thể nói, trong suốt hành trình Nam Phong, sự nghiệp giáo dục, mở mang dân trí về mọi mặt luôn được Tạp chí cập nhật qua các bài mà chỉ qua các tiêu đề đã có thể cho thấy được nội dung phong phú, các bài : “Luận-thuyết - Văn quốc-ngữ” (02).
- “La puissance de la science - Thế- lực của khoa-học” (42).
- “Vấn-đề tiếng ta chữ ta” (65).
- “Vấn-đề quốc-văn” (126).
- Vấn đề “Gia-đình giáo-dục” nói chung đã có bài đăng ngay từ số 05, rồi rải rác các số tạp chí khác đến tận số 208, tức là khi chỉ còn 2 số nữa là tạp chí đóng cửa..
- Có thể thấy, định hướng phạm vi giáo dục của Nam Phong trải rộng từ thành phố tới thôn quê, từ gia đình tới nhà trường, từ cấp học tấp đến cấp học cao, trong đó nhấn mạnh đến.
- “tiếng ta”, ngôn ngữ dân tộc.
- Qua tiêu đề của các bài viết ta thấy Nam Phong chú ý nhiều đến ngôn ngữ dân tộc (quốc văn, chữ ta), đến sách cho thiếu nhi, hướng dẫn việc đọc sách,….
- Ngay từ những số đầu Tạp chí Nam phong đã dành cho Triết học một vị trí quan trọng..
- “Triết học là gì.
- “Triết học Bergson” (150.
- Những bài viết có liên quan đến các nhà Khoa học: “Hai nhà khoa-học đại- danh của nước Pháp: ông Lavoisier và ông Pasteur” (24.
- Về Lịch sử văn học :“Văn-chương Pháp - (Pháp-quốc văn-học đại-quan)” (53.
- Do dung lượng của bài tham luận, tôi không thể mô tả hết được những ý kiến phong phú về nhiều mặt trong quan điểm giáo dục của Nam Phong ở đây..
- Về giáo dục phụ nữ.
- Một điều dễ nhận ra là bên cạnh các bài về giáo dục nhà trường từ cấp Phổ thông đến Đại học, tạp chí Nam Phong đã dành phần một số lượng bài vở khá lớn và liên tục đề cập đến khả năng, vai trò và quyền của người phụ nữ trong xã hội và gia đình.
- Bắt đầu là những sáng tác thơ trong mục “Thơ văn đàn bà” của các cây bút nữ : Tổng đốc Thân Trọng-Huề phu nhân, Trần Khánh-Phong, Hoàng Hạ-Uyên, Nhàn-khanh, Mai-Phong Nguyễn-Khanh, Nữ-sinh Nguyễn Thị-Quỳnh ở các số Dưới đây là một trong những bài thơ của nữ sĩ Hoàng Hạ-Uyên mà tôi thấy thật “khí phách”:.
- Cũng trong mục “Thơ văn đàn bà” liên tiếp trong 3 số Nam Phong đã tuyển thơ.
- (2) Số Tạp chí.
- Ngoài thơ, tạp chí còn cho đăng văn xuôi : “Văn thiếu-nữ” (172)..
- Mặc dù cổ súy cho việc sáng tác thơ của phụ nữ, nhưng Nam Phong cũng cho đăng những bài như “Văn-chương với nữ-giới - Cái hại văn cảm đối với nữ-học-sinh” (41) của Hoàng Ngọc-Phách, “Học-sinh Trường Cao-đẳng Sư-phạm” phê bình các nữ sinh chìm đắm trong các áng văn thơ ủy mị : “Tuy nữ-sinh ta chưa đến cái quang-cảnh ấy, nhưng cũng đã đứng.
- Nêu ra như vậy để thấy ngay lúc đó Nam Phong đã thống nhất chủ trương sự bình đẳng, dân chủ trong sáng tác cũng như tranh luận học thuật..
- Ngay trong lời dẫn trước khi đăng bài, tạp chí đã cho thấy tính chất đó : “Bản-chí tiếp được bài của Cô Nguyễn Đồng-Khang, học-trò trường Nữ-học Sư-phạm, trả lời lại bài “Văn- chương với nữ-giới” của ông Hoàng Ngọc-Phách đăng kỳ trước .
- Ngoài đăng những sáng tác đương thời của phụ nữ, Nam Phong cũng hướng về “Liệt-nữ nước ta” (36) lịch sử trong bài do Hội-Nhân dịch “Sách Liệt-nữ” của ông Hoàng Cúc-Lữ..
- “Phụ-nữ Nhật-bản đời nay” (210) hoặc sáng tác.
- “Gương đẹp đàn bà .
- “Gương đẹp đàn bà” (Đoản-thiên tiểu-thuyết .
- “Vấn-đề nữ-học” (43);.
- “Về sự giáo-dục đàn-bà” (46).
- “Về sự giáo-dục đàn-bà con gái”.
- “Nữ-học” (159.
- Nhưng có lẽ những vấn đề về tâm hồn, bản chất cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ được Nam Phong đặc biệt chú ý với nhiều góc nhìn khác nhau.
- “Địa-vị người đàn bà - Trong xã-hội nước ta” (82).
- “Tâm-hồn người đàn bà” (99).
- “Đàn bà Đông-phương .
- “Lời răn đàn bà con gái - Nữ-giới” (130).
- “Nhân- cách phụ-nữ” (191).
- Thuật ngữ “nữ quyền” đã được Nam Phong sử dụng ngay từ những năm 30 của thế kỉ trước.
- Mối giao lưu, tiếp xúc Việt - Pháp ở nửa đầu thế kỉ trước rõ ràng đã có những ảnh hưởng to lớn trong chủ trương của tạp chí Nam Phong về văn hóa, giáo dục.
- Trong “Mấy nhời nói đầu” của số tạp chí đầu tiên, Phạm Quỳnh đã nêu ra 3 mục đích chính của tạp chí.
- Bản-báo không chủ sự phổ-thông mà muốn làm cái cơ-quan riêng cho bọn cao- đẳng học-giới nước ta, gồm cả những bạc cựu-học cùng tân-học mà dung-hòa làm một..
- Cái phạm-vi của bản-báo là gồm những sự học-thuật tư-tưởng đời xưa đời nay cùng những vấn-đề quan-trọng trong thế-giới bây giờ.
- Nhưng trong cách diễn-thuật bình-phẩm những học-thuật tư-tưởng cùng những vấn-đề ấy, bản-báo vụ theo lấy cái phương-diện dản-dị hơn nhất, cho thích-hợp với trình-độ người nước ta” (01)..
- Nói ngắn gọn theo ngôn ngữ hiện đại, mục đích của Nam Phong gồm : 1.
- Tạp chí chủ yếu dành cho giới trí thức cả cũ và mới .
- Phạm vi khảo cứu học thuật rộng cả xưa và nay cũng như các vấn đề thời sự được diễn đạt giản dị, sáng rõ để đáp ứng được trình độ của độc giả rộng rãi..
- Ngay từ những dòng đầu tiên này đã cho thấy rất rõ tinh thần ưa chuộng những tư tưởng mới của Tây phương đồng thời với tinh thần dân tộc của tạp chí hướng tới thành phần tinh hoa của xã hội để đưa đất nước tiến lên bằng con đường tri thức văn hóa.
- Nam Phong đã trung thành với những mục đích của mình đặt ra trong suốt 17 năm tồn tại..
- Cũng trong bài “Mấy nhời nói đầu” này, Phạm Quỳnh nhấn mạnh đến việc giáo dục phổ thông và chủ trương, chính sách văn hóa, giáo dục của chính quyền Pháp ở Đông Dương lúc đó : “Nước lấy dân làm gốc, trong dân nếu có được nhiều người có cái thông-thường học-thức, thì cái gốc trong nước tất được bền-chặt, cái nền trong nước tất được vững-vàng thêm lên.
- Nhà-nước Bảo-hộ thực đã thâm-hiểu nhẽ đó, cho nên trong việc khai-hóa dân ta lấy sự phổ-thông giáo-dục làm một sự yếu-cần.
- Qua những phát biểu mở đầu đó, ta thấy, một mặt tạp chí Nam Phong tuyên bố rõ ràng về sự hậu thuẫn chặt chẽ mọi mặt của chính quyền bảo hộ quảng bá văn hóa, văn minh Pháp .
- mặt khác, chủ trương của Tạp chí là vừa kết hợp với việc quảng bá vừa hướng tới dân tộc..
- Trong buổi đầu tiếp xúc, giao lưu với phương Tây, cụ thể với nước Pháp của Việt Nam ở các khía cạnh văn hóa, giáo dục ta có thể thấy công lao bắc cầu rất quan trọng của tạp chí Nam Phong..
- Một thế kỉ đã trôi qua, nhiều vấn đề về giáo dục nhà trường, trẻ em, phụ nữ, nhất là ở bậc Đại học của Nam Phong có thể vẫn còn là thời sự như : phạm vi học tập ở mỗi cấp, giáo dục giới tính, việc định hướng nghề nghiệp, vấn đề ngoại ngữ hoặc phổ biến những tri thức về văn hóa, văn minh phương Tây,….
- Tất nhiên, trình độ dân trí bây giờ so với lúc đó đã khác đi nhiều, việc dạy và học cũng theo đó mà đổi khác, nhưng kinh nghiệm của tờ tạp chí này cũng cho ta nhiều bài học quý trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
- Thanh Nghị, “Trường Cao đẳng Đông Dương”, tháng 10/1941..
- Thanh Nghị(1941), “Trường Cao đẳng Đông Dương hiện tại và tương lai”, tháng 11/1941..
- Thanh Nghị, “Trường Khoa học Đông Dương”, tháng 10/1941..
- Nam Phong : http://sachxua.thuvienso.info/forums/nam-phong-tap-chi.38/.
- Nguyễn Văn Hiệu, “Ý thức văn hóa trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1945”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, 1/2007.
- “Trường hợp ra đời của tạp chí Nam Phong” của Huỳnh Văn Tòng:.
- Chương Thâu, Hồ Song, Ngô Văn Hoà, Nguyễn Văn Kiệm, Đinh Xuân Lâm (1999), Lịch sử Việt Nam Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Sử học, Khoa học Xã hội, Hà Nội.