« Home « Kết quả tìm kiếm

Văn hóa, giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ


Tóm tắt Xem thử

- Văn hóa, giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ.
- Trong bài viết này, các định nghĩa và các cách nhìn nhận khác nhau của các nhà nghiên cứu và các thể chế khác nhau về “Văn hóa” được đưa ra bàn luận một cách có phê phán trước khi tác giả bài báo đưa ra định nghĩa riêng của mình.
- Tác giả tiến hành phân loại các kiểu giao thoa văn hóa và xem xét các sốc/xung đột văn hóa.
- “Cách thức” tiếp cận giao thoa văn hóa trong giảng dạy ngọai ngữ nhằm giúp người học thành công trong giao tiếp quốc tế..
- Văn hóa là gì?.
- Nhấn mạnh vào tính bản sắc của văn hoá;.
- Đối lập văn hóa với tự nhiên, gắn kết phần con của con người với thiên nhiên và phần người của con người với văn hóa.
- Xác định văn hóa trên cơ sở xác lập và nhấn mạnh vào một/các yếu tố cấu thành của văn hóa.
- Xét theo bản chất hữu hình và vô hình của các yếu tố cấu thành văn hóa:.
- Văn hoá là đời thường.
- Nhấn mạnh vào tính bản sắc của văn hóa.
- Riddell (1989:1) cho rằng văn hoá bao gồm:.
- UNESCO (Hội nghị toàn thế giới về các chính sách văn hóa.
- Xét theo các khía cạnh khác nhau của tổng thể văn hóa:.
- Các đặc tính của văn hóa.
- Văn hoá mang tính động.
- Văn hoá mang tính lựa chọn.
- Văn hoá mang tính bản tộc trung tâm (ethnocentric).
- Giao thoa văn hóa là gì?.
- Sự tương tác (hay giao thoa) văn hóa này được thể hiện ở các kiểu loại sau:.
- Tương tác nội văn hóa (Intra-cultural interaction): Tương tác nội văn hóa được hiểu là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia và có cùng một phông nền văn hóa.
- Tương tác nội văn hóa nội nhóm (Intra- cultural interaction within group): Các đối tác thuộc về cùng một nhóm xã hội (ví dụ, tương tác giữa hai người nông dân).
- Tương tác nội văn hóa giao nhóm (Intra- cultural interaction across groups): Các đối tác thuộc về các nhóm xã hội khác nhau (ví dụ, tương tác giữa một doanh nhân và một nhà nghiên cứu)..
- Tương tác nội văn hóa nội tiểu văn hóa (Intra-cultural interaction within subculture):.
- Các đối tác thuộc về cùng một tiểu văn hóa (ví dụ, tương tác giữa hai người miền Trung.
- Tương tác nội văn hóa giao tiểu văn hóa (Intra-cultural interaction across subcultures):.
- Các đối tác thuộc về các tiểu văn hóa khác nhau (ví dụ, tương tác giữa người miền Bắc và người miền Nam)..
- Tương tác liên văn hóa (Inter-cultural interaction): Tương tác liên văn hóa được định nghĩa là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia, nhưng thuộc về các văn hóa tộc người khác nhau (ví dụ, tương tác giữa người Kinh và.
- Tương tác giao văn hóa (Cross-cultural interaction): Tương tác giao văn hóa được xác định là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống ở các quốc gia khác nhau và thuộc về các nền văn hóa khác nhau (ví dụ, tương tác giữa người Việt và người Pháp)..
- Tương tác xuyên văn hóa (Trans- cultural interaction): Tương tác xuyên văn hóa được hiểu là sự/quá trình tương tác giữa những đối tác sống trong cùng một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau và/nhưng có các phông văn hóa khác nhau.
- Quá trình tương tác này chứng kiến một ảnh hưởng văn hóa rõ rệt mang tính áp đặt (với các mức độ khác nhau) của đối tác này lên đối tác kia..
- Trong tương tác nội văn hóa, liên văn hóa và giao văn hóa, ở các tình huống cụ thể và với các mức độ khác nhau, sự tương tác xuyên văn hóa đều có khả năng hiện diện..
- Trong các loại tương tác trên, tương tác xuyên văn hóa dễ có khả năng tạo ra các trục trặc trong giao thoa văn hóa nhất..
- Giao thoa văn hóa ở tuyệt đại đa số các xã hội đều có tương tác nội văn hóa, liên văn hóa và xuyên văn hóa..
- Các xã hội mở và hòa nhập, ngoài các loại tương tác trên, đều có tương tác giao văn hóa..
- Sốc và xung đột trong giao thoa văn hóa Theo Valdes [10], sốc văn hóa là một hiện tượng bao gồm từ những sự khó chịu nho nhỏ đến những khủng hoảng tâm lí sâu sắc khi tiếp xúc với những người đến từ các nền văn hóa khác..
- nhóm xã hội, một tiểu văn hóa, một văn hóa tộc người hay một nền văn hóa khác..
- Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa hành vi, giao thoa văn hóa và dân tộc học giao tiếp (Hymes, Saville-Troike, Levine and Adelman, Steward, Samovar and Richard, Condon and Yousef, Valdes.
- sốc văn hóa thường có những biểu hiện tâm lí - xã hội chính yếu sau:.
- Bám lấy và lí tưởng hóa các ẩn tàng văn hóa của nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn h ãa tộc người hoặc nền văn hóa của mình;.
- Quá gắng sức để thụ đắc mọi thứ trong nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn h ãa tộc người hoặc nền văn hóa đích;.
- Hình thành các khuôn mẫu về nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn h ãa tộc người hoặc nền văn hóa mà mình tiếp xúc;.
- Levine và Adelman [1] khẳng định rằng xung đột văn hóa xẩy ra chính là kết quả của những diễn giải sai lệch, của tính bản tộc trung tâm, của việc khuôn mẫu hóa và của định kiến..
- Theo cách nhìn nhận của chúng tôi, trong phần lớn các trường hợp, xung đột văn hóa là hậu quả của việc diễn giải sai lệch hành vi của người khác.
- Các diễn giải này chủ yếu bị qui định và quyết định bởi giản đồ văn hóa của người tiếp nhận.
- Tất cả chúng ta đều chịu sự khống chế, sự điều khiển và sự qui định của phông nền văn hóa của chính ta.
- nhân đều có giản đồ văn hóa của mình và nó giúp ta diễn giải tính đúng - sai, tốt - xấu của hành vi và sự việc.
- Giản đồ này là sản phẩm của quá trình tương tác với những người thuộc cùng phông nền văn hóa và với môi trường văn hóa của ta.
- Nó được hình thành bởi các ẩn tàng văn hóa chung của nhóm, của cộng đồng và của xã hội như giá trị, quan niệm, đức tin, phong tục, tập quán, trình độ văn minh, thể chế chính trị - xã hội… thông qua giáo dục và tương tác với các thành viên khác.
- Giản đồ văn hóa của những người thuộc cùng một nhóm xã hội, một tiểu văn hóa, một văn hóa tộc người hay một nền văn hóa thường là tương đồng ở các mức độ khác nhau..
- Khi tương tác với một/các thành viên thuộc một nhóm xã hội, một tiểu văn hóa, một văn hóa tộc người hay một nền văn hóa khác, các đối tác có xu hướng diễn giải hành vi của nhau theo những chuẩn mực đã được xác lập trong giản đồ văn hóa của mình cũng như theo những trải nghiệm và kiến thức được chia sẻ với những người có cùng phông nền văn hóa với mình.
- Khuôn mẫu và định kiến: Đó là các phản ứng tiêu cực xẩy ra trong giao thoa văn hóa.
- Nhiều khi những phản ứng này không phải do tương tác thực tế gây ra mà do chịu tác động của những đức tin cố hữu, tiền thụ mà ta có về nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa của đối tác giao tiếp.
- chủng tộc và văn hóa.
- Những khuôn mẫu tiêu cực sẽ dẫn đến định kiến: sự ngờ vực, sự thiếu khoan dung, hay sự thù hận đối với các nhóm văn hóa khác.
- Trong giao thoa văn hóa, các đối tác giao tiếp thường có xu hướng cho rằng điều mà họ và những người có cùng phông nền văn hóa với họ tin là đúng chắc chắn sẽ là đúng.
- Do vậy, họ thường đề cao các giá trị, quan niệm, đức tin, hành vi ứng xử, phong cách giao tiếp… trong văn hóa họ và coi những gì khác với những.
- Đó là cái mà Levine và Adelman [1] gọi là “thái độ bản tộc trung tâm” (ethnocentric attitudes) đối với những người đến từ các nhóm xã hội, các tiểu văn hóa, các văn hóa tộc người và các nền văn hóa khác..
- Trong giao thoa văn hóa, ở rất nhiều trường hợp cụ thể, chính giản đồ văn hóa của các đối tác cùng các tiền niệm sai lầm, cứng.
- Giao thoa văn hóa và giảng dạy ngoại ngữ.
- Theo chúng tôi, nội dung giao thoa văn hóa trong giảng dạy ngoại ngữ ở các cấp khác nhau (đại học, cao học thạc sĩ, nghiên cứu sinh) nên bao gồm, ở các mức độ khác nhau, các khu vực sau:.
- Các ẩn tàng văn hóa: Nâng cao nhận thức về những tương đồng và dị biệt trong các ẩn tàng văn hóa như: giá trị, quan niệm, đức tin, phong tục, tập quán, truyền thống, cấm kị, phong cách tương tác, trình độ văn minh.
- và tạo ra tính phù hợp trong các hoạt động giao thoa văn hóa..
- Các bình diện phạm trù: Sự hiểu biết (hay chí ít là ý thức) về những tương đồng và dị biệt giữa các nhóm xã hội, các tiểu văn hóa, các văn hóa tộc người hay các nền văn hóa trong các tương tác cụ thể xét theo các bình diện phạm trù là cực kì quan trọng.
- Nó giúp ta tránh được, ở các mức độ khác nhau, những diễn giải sai lệch, những cách hiểu sai lệch, những hành xử sai lệch, những tương tác sai lệch và những nhận xét sai lệch về các đối tác trong giao thoa văn hóa.
- Objectivity): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về chủ quan tính hay khách quan tính?.
- Indirectness): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về trực tiếp hay gián tiếp?.
- Inaccuracy): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về chính xác hay phi chính xác?.
- Staticality): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về động hay tĩnh?.
- Self-assertion): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về việc biểu lộ sự hạ mình hay sự khẳng định mình?.
- Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về sự quan tâm, chia sẻ (lịch sự dương tính) hay sự tôn trọng tính riêng tư (lịch sự âm tính)?.
- Concreteness): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về trừu tượng hay cụ thể?.
- Rationality): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về tính duy cảm hay tính duy lí?.
- Equality): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về việc biểu lộ tính tôn ti hay tính bình đẳng?.
- Extroversion): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về việc biểu lộ tính hướng nội hay tính hướng ngoại?.
- Informality): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về việc biểu lộ tính trang trọng hay phi trang trọng, tính công thức hay phi công thức?.
- Self-orientation): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về nhóm/tập thể (collectivism) hay bản thân/cá nhân (individualism)?.
- Low-context): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về việc lưu ý đến cái “Thế nào” (the How) hay cái “Cái gì” (the What) của nội dung tương tác?.
- Economicality): Các cách thức, chiến lược được sử dụng trong các hành vi và được thể hiện trong các biểu đạt của hai văn hóa được xét thiên về tính rườm rà, tinh tế, cầu kì hay tính tiết kiệm, chân túc, minh bạch?.
- Những phẩm chất cần có trong giao thoa văn hóa:.
- Nhìn chung, các nhà nghiên cứu về giao thoa văn hóa, dân tộc học giao tiếp, giao tiếp giao văn hóa.
- Nhận thức được rằng tất cả các nền văn hóa đều bình đẳng nhưng khác biệt (all cultures are equal but different):.
- trong văn hóa của ta không phải lúc nào cũng là đúng/tốt/tích cực.
- trong văn hóa khác..
- Cái có thể dẫn đến thành công trong văn hóa của ta chưa hẳn đã dẫn đến thành công trong văn hóa khác..
- Có ý thức về dị biệt trong các ẩn tàng văn hóa và những khu vực dễ gây sốc trong giao thoa văn hóa: Các giá trị, quan niệm, đức tin.
- trong các văn hóa khác nhau, ở các mức độ khác nhau, đều khác nhau..
- (the “unknown”) của nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa đích hoặc nẩy sinh trong quá trình giao thoa văn hóa..
- Khách quan: Tránh phán xét các thành viên thuộc nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa đích theo các ẩn tàng văn hóa của văn hóa nguồn..
- Cần kiên nhẫn để có thể hiểu và phán xét nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa đích một cách đúng đắn và công bằng;.
- trong nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa nguồn lại bị phán xét một cách tiêu cực trong nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa đích và ngược lại..
- Nhạy cảm để phán định và hành xử phù hợp trong các tương tác cụ thể với các thành viên thuộc nhóm xã hội, tiểu văn hóa, văn hóa tộc người hoặc nền văn hóa đích;.
- Kết quả của nhiều nghiên cứu nguồn một (primary research) cho thấy sự nhạy cảm có vai trò cực kì quan trọng trong việc mang lại thành công cho các tương tác liên/giao văn hóa..
- Có đầu óc quan sát: Quan sát các cách thức hành xử, các phản ứng thái độ và tình cảm của đối tác thuộc phông nền văn hóa đích trong các tương tác đặc thù để có các hành vi phù hợp..
- đối với những người thuộc phông nền văn hóa khác..
- Không khuôn mẫu hóa: Khuôn mẫu hóa làm sơ cứng cách thức nhìn nhận của ta về những người thuộc phông nền văn hóa khác..
- Tuy nhiên, việc nhận thức được tầm quan trọng của giao thoa văn hóa trong quá trình hội nhập quốc tế và trong phát triển xã hội lại là của toàn xã hội, và thậm chí, toàn nhân loại.
- sẽ giúp tạo ra phương pháp, chương trình và nội dung (methodology, curriculum, syllabus) đào tạo phù hợp với các khóa học cụ thể về giao thoa văn hóa..
- Giao thoa văn hóa là một thực tế.
- Giáo dục về giao thoa văn hóa cũng chính là giáo dục hiểu biết