« Home « Kết quả tìm kiếm

VỊ THẾ ĐỐI NGOẠI CỦA THĂNG LONG - ĐẠI VIỆT VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á THỜI LÝ - TRẦN


Tóm tắt Xem thử

- Trong lịch sử, mối quan hệ giữa Thăng Long - Kinh đô của quốc gia Đại Việt với các triều đại phong kiến phương Bắc là lâu dài, thường xuyên và quyết liệt hơn cả 1 .
- đều có những ghi chép giá trị về các nước láng giềng khu vực như: Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp, Xiêm La, Java… Những ghi chép ấy đã phần nào giúp chúng ta có được một cái nhìn tương đối tổng quát về mối quan hệ giữa Kinh đô Thăng Long và quốc gia Đại Việt với các nước Đông Nam Á..
- Nhìn lại chủ trương, tư duy đối ngoại của chính quyền Thăng Long có thể thấy, về bản chất, các thể chế dựa căn bản vào nền tảng kinh tế nông nghiệp luôn cần đến những không gian canh tác rộng lớn.
- Thế kỷ III - IV, Thăng Long vốn là vùng đất thuộc huyện Tống Bình, đến thế.
- Đến thế kỷ VII - VIII, Thăng Long trở thành một phủ:.
- Năm 757, vì nhiều nguyên nhân, La Thành đã được xây dựng ở bờ nam sông Hồng, tức vùng Thăng Long cổ.
- Hẳn là, với quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, Lý Công Uẩn và vương triều Lý không chỉ muốn dịch chuyển trung tâm quyền lực đất nước về vùng đất thiêng Thăng Long mà còn muốn nhận được sự ủng hộ, hậu thuẫn trực tiếp của quê hương, dòng họ và không gian chính trị - văn hoá xứ Bắc.
- Từ Thăng Long và với Thăng Long, quốc gia Đại Việt trên con đường phát triển đã không ngừng củng cố quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, tự khẳng định vị thế của mình trong quan hệ với các quốc gia khu vực.
- Trong ý nghĩa đó, sự trường tồn và sức mạnh của Thăng Long là biểu trưng cho tinh thần độc lập của một dân tộc.
- Thời Lý - Trần, Thăng Long không chỉ là Kinh đô của một quốc gia mà còn là một trong những đô thị có nhiều ảnh hưởng đối với đời sống chính trị Đông Nam Á..
- Bằng nhiều biện pháp chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao… nhìn chung, chính quyền Thăng Long luôn giành được quyền chủ động và năng lực đối ngoại mạnh, đạt đến tầm tư duy rộng lớn trong quan hệ với các quốc gia khu vực..
- Mối quan hệ giữa Thăng Long - Đại Việt với các quốc gia Đông Nam Á luôn mang tính đa chiều.
- Theo đó, chính quyền Thăng Long vừa có sự chia sẻ, giúp đỡ vừa có sự đấu tranh với các thế lực khu vực.
- Trong việc ứng đối với môi trường chính trị Đông Nam Á, chính quyền Thăng Long luôn có được nguồn thông tin phong phú, nắm bắt, phân tích khá chính xác những toan tính chính trị cũng như sự mạnh, yếu của từng quốc gia 10 .
- Phân tích thế ứng đối chính trị của chính quyền Thăng Long ta thấy, nhận thức rõ vị thế của dân tộc, để duy trì nền độc lập, phát triển đất nước, các triều đại quân chủ luôn có sự ứng xử khoan hoà trong các mối bang giao.
- “thần phục” triều đình phong kiến Trung Hoa nhưng cũng kiên quyết bảo vệ nguyên tắc độc lập dân tộc thì với các nước láng giềng phương Nam, Thăng Long luôn thể hiện tầm vóc của một quốc gia có văn hiến và sức mạnh của một Đế chế tiểu vùng (Sub-region empire) 12 .
- thời Lý - Trần, triều đình quân chủ Thăng Long đã tạo dựng được cho mình một vị thế ứng đối cao trong việc giải quyết các mối quan hệ khu vực 13 .
- Bằng nhiều khả năng và biện pháp, Thăng Long đã tạo nên một vòng ảnh hưởng “thần thánh”, một hệ thống quyền lực và năng lực bảo vệ tầm xa cho an ninh đất nước cũng như vùng kinh đô..
- Chính sử còn ghi lại sự xuất hiện của nhiều sứ đoàn các nước đến triều cống triều đình Thăng Long cũng như triều đình Thăng Long ban sắc phong cho các nước này.
- các mối quan hệ bang giao khu vực.
- Chính sách đối ngoại tích cực của nhà Trần không chỉ đem lại sự phồn thịnh cho đất nước mà còn góp phần củng cố sức mạnh thực tế cho chính quyền Thăng Long.
- Trong các mối quan hệ đó, tình hoà hiếu giữa triều đình Thăng Long với quốc gia láng giềng Chiêm Thành từng được thể hiện rõ trong thời kỳ mà nhiều quốc gia châu Á và thế giới phải đối đầu với cuồng vọng bá chủ thế giới của đế chế Mông - Nguyên .
- Trong bối cảnh đó, chính quyền Thăng Long đã kiên quyết từ chối không cho quân Nguyên “mượn đường” sang đánh Chiêm Thành.
- Trần Nhân Tông đã chọn vùng núi Yên Tử, vùng đất có địa thế chiến lược miền Đông Bắc để tự mình trở thành chỗ dựa tinh thần cho chính quyền Thăng Long.
- Trước nghĩa cử đó, Chế Mân đã cử đoàn sứ giả đem theo nhiều vàng bạc, hương liệu, sản vật quý và vùng đất của hai châu Ô, Lý ra Kinh thành Thăng Long làm lễ dẫn cưới.
- Về cơ bản, mối quan hệ giữa triều đình Thăng Long - Đại Việt với các quốc gia láng giềng là mối quan hệ hoà hiếu.
- Để ngăn chặn các cuộc tấn công của quân Chiêm, tháng Giêng năm 1377, 12 vạn quân Đại Việt xuất phát từ Thăng Long đi đánh Chiêm Thành nhưng kế hoạch bất thành.
- Trong bối cảnh quan hệ giữa Đại Việt với Chiêm Thành ngày càng trở nên phức tạp thì chính quyền Thăng Long vẫn tiếp tục duy trì nhiều mối quan hệ mật thiết với các nước láng giềng Đông Nam Á.
- Bằng tư duy lý tính, Thăng Long luôn có cái nhìn phân lập trong việc thực thi đối sách với từng mối quan hệ cụ thể.
- Với trường hợp Chiêm Thành, trong khi đối đầu về chính trị, chính quyền Thăng Long vẫn không ngừng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc.
- Như vậy, có thể thấy rằng quan hệ giữa Thăng Long - Đại Việt với các quốc gia Đông Nam Á là mối quan hệ đa dạng, đa chiều và được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau.
- Triều đình Thăng Long luôn thể hiện rõ ý thức về nền độc lập, tự chủ và khát vọng vươn lên khẳng định vị thế của mình trong khu vực.
- Những mối quan hệ bang giao đó là điều kiện thuận lợi để chính quyền Thăng Long có thể giữ vững được sự ổn định về chính trị trong nước, thiết lập, củng cố các mối bang giao quốc tế và phát triển kinh tế đối ngoại..
- Sau cuộc thiên đô, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, Thăng Long đã được xây dựng về mọi mặt và trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá lớn nhất, tiêu biểu của cả nước.
- Về đối ngoại, cùng với việc xử lý nhiều mối quan hệ phức tạp, chính quyền Thăng Long vẫn tiếp tục theo đuổi chủ trương đa phương hoá các mối bang giao với các quốc gia Đông Nam Á.
- Việc thực thi nhiều chính sách kinh tế tích cực đã tạo nên sức mạnh vượt trội cho Kinh đô Thăng Long đồng thời tạo cơ sở vững chắc cho quốc khố.
- Trải qua thời gian, với các hoạt động rộng lớn, đa dạng Thăng Long đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Á 36.
- Vào thời Lý, kế thừa những mối quan hệ truyền thống, sau một thời kỳ củng cố quyền lực, chính quyền Thăng Long đã thể hiện tầm nhìn rộng mở, dự nhập mạnh mẽ.
- Năm Thuận Thiên thứ 4 (1013) chính quyền Thăng Long đã “định các lệ thuế trong nước: 1) Ao hồ ruộng đất, 2) Tiền và thóc về bãi dâu, 3) Sản vật ở núi nguồn các phiên trấn, 4) Các quan ải xét hỏi về mắm muối, 5) Sừng tê, ngà voi, hương liệu của người Man Lão, 6) Các thứ gỗ và hoa quả ở đầu nguồn” 38 .
- Trên thực tế, chính quyền Thăng Long đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đồng thời khuyến khích các hoạt động khai thác, sản xuất thủ công nghiệp, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Trước một triều Tống mạnh, đang có chiến lược hướng biển mạnh mẽ, việc thiết lập trang Vân Đồn là minh chứng tiêu biểu nhất về sự mẫn cảm chính trị và tư duy kinh tế đối ngoại của chính quyền Thăng Long.
- nhiều di tích lịch sử, văn hoá khác… đã giúp chúng ta phần nào có được nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về các mối quan hệ kinh tế, thương mại đa dạng giữa Thăng Long - Đại Việt với các quốc gia trong và ngoài khu vực 41.
- Thăng Long đã có thể thu hút nguồn hàng từ Miến Điện, nam Trung Quốc và các quốc gia như Ngưu Hống, Ai Lao, Chiêm Thành, Chân Lạp.
- cũng đến trao đổi hàng hoá, buôn bán ở Thăng Long.
- Với các biện pháp đó, chính quyền Thăng Long không chỉ thiết lập, duy trì được các mối quan hệ hoà hiếu, tạo dựng được năng lực “đối thoại” thường xuyên với các sứ đoàn, thủ lĩnh, hào tộc vùng biên viễn mà còn khẳng định vị thế của một chính quyền trung ương tập quyền mạnh..
- Nhiều sứ đoàn đã trực tiếp đến Kinh thành Thăng Long để thiết lập, củng cố quan hệ bang giao..
- Bên cạnh đó, sự hình thành của nhiều phường hội thủ công cùng quá trình di cư của nhiều nghệ nhân sản xuất thủ công từ các địa phương, quốc gia vào đời sống kinh tế của Kinh thành Thăng Long là kết quả của quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với thế giới bên ngoài.
- Thời Trần, sử cũ chép rõ Thăng Long có 61 phường, trong đó có phường An Hoa, Cơ Xá, Giang Khẩu, Các Đài, Nhai Tuân, Tây Nhai, Phục Cổ, Toái Viên.
- Thời bấy giờ, Kinh thành Thăng Long còn xuất hiện khá nhiều thương nhân Lưỡng Quảng.
- Nằm giữa châu thổ sông Hồng nhưng Thăng Long không là một “Đô thị nội địa” và bị đóng khuôn trong tư duy nông nghiệp.
- Kinh tế công thương luôn là cấu trúc chủ đạo, là dòng mạch chính trong hoạt động kinh tế của kinh đô Thăng Long.
- Vượt ra khỏi định chế của một thành thị chính trị - hành chính, Thăng Long là một đô thị tương đối mở.
- Trải qua thời gian, nhiều thương nhân quốc tế thường đến Thăng Long buôn bán đã ở lại định cư, lập nghiệp..
- Đời sống kinh tế của Thăng Long từng diễn ra với rất nhiều hoạt động phong phú..
- Hoạt động thương nghiệp của Thăng Long phát triển mạnh mẽ nhất qua mạng lưới chợ, bến cảng và phố xá.
- Mạng lưới chợ ở Thăng Long xuất hiện từ rất sớm.
- Đến thời Trần, trong An Nam tức sự, sứ giả nhà Nguyên là Trần Cương Trung (tức Trần Phu) đến Thăng Long thế kỷ XIII, đã nói đến một mạng lưới chợ họp định kỳ “hai ngày một lần, hàng hoá rất phong phú có dựng lều quán” 51 .
- Trên cơ sở những phát triển của kinh tế công thương thời Lý - Trần, về sau ở Thăng Long đã hình thành những chợ lớn nổi tiếng như: chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Yên Thọ (ô Cầu Dền), chợ Yên Thái (Bưởi), chợ Bạch Mã… Cả một mạng lưới chợ lớn nhỏ, dày đặc đó khiến cho Kinh thành Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế lớn của đất nước với tên gọi là “Kẻ Chợ”..
- Cùng với vai trò văn hoá, chính trị, Thăng Long được coi như một khu chợ khổng lồ 52 .
- Đó không chỉ là hệ quả của một quá trình dồn tụ dân số về Thăng Long mà còn là kết quả của một quá trình tiếp giao với các nền kinh tế, văn hoá khu vực.
- Trong suốt 4 thế kỷ, Thăng Long không chỉ là một trung tâm sản xuất mà còn là nơi tiêu thụ, luân chuyển hàng hoá của Đại Việt.
- Mối quan hệ tương tác giữa Thăng Long (trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước) và Vân Đồn (cửa ngõ giao thương với thế giới bên ngoài), là hết sức mật thiết..
- Thời Lý - Trần, Thăng Long - Vân Đồn đã trở thành trục kinh tế đối ngoại quan trọng nhất trong tứ giác kinh tế của quốc gia Đại Việt 54 .
- Hoạt động kinh tế đó đã góp phần hoàn thiện hoá hệ thống kinh tế đối ngoại, tạo nên thế cân bằng quyền lực, sự phồn thịnh của nhiều vùng kinh tế trong nước đồng thời củng cố sức mạnh chính trị cho Kinh đô Thăng Long..
- Thăng Long với vị thế quốc đô của một quốc gia phong kiến độc lập đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự, ngoại giao của đất nước.
- Bên cạnh đó, từ sớm, Thăng Long đã có những mối quan hệ về nhiều mặt với các nước láng giềng.
- Trải qua những thách thức khắc nghiệt của lịch sử, chính quyền Thăng Long luôn thể hiện rõ ý thức về nền độc lập dân tộc và khát vọng vươn lên khẳng định vị thế của mình trong khu vực.
- Mặt khác, việc giải quyết thành công các mối quan hệ nội vùng, ngoại vi đã nâng cao tầm thế của Thăng Long đồng thời là một trong những điều kiện căn bản để chính quyền trung ương củng cố sức mạnh của đất nước, giữ vững sự ổn định về chính trị và tăng cường khả năng ứng đối với phương Bắc..
- Trong thế đi lên của một dân tộc tự cường, với vị thế trung tâm của đất nước, thời Lý - Trần, Kinh thành Thăng Long đã đạt đến độ phồn thịnh.
- Mặc dù luôn có sự liên hệ, chia sẻ với Thiên Đức (Bắc Ninh) rồi Thiên Trường (Tức Mặc - Nam Định) nhưng Thăng Long luôn là trung tâm đô hội, thu hút các thương nhân khu vực đến buôn bán, cư trú.
- đã lôi cuốn nhiều nghệ nhân, thợ thủ công tài hoa, cư dân các làng nghề nổi tiếng đến với Thăng Long..
- Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng từng coi Thăng Long - Hà Nội là một “tam giác” rồi “tứ giác nước” để nhấn mạnh đến tính chất sông nước điển hình của một đô thị nằm giữa và được bao bọc bởi hệ thống sông Hồng - Tô Lịch - Kim Ngưu mà các cửa ô đều là cửa nước (watergates) 55 .
- Thời Lý - Trần và trong suốt tiến trình phát triển, triều đình Thăng Long - Đại Việt cũng đã chủ động dự nhập mạnh mẽ vào hệ thống thương mại khu vực.
- Vân Đồn trở thành cầu nối, trục kinh tế chủ đạo giữa trung tâm kinh tế đối ngoại vùng hải đảo với Thăng Long - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước.
- mạnh, sức sống của Thăng Long.
- Điều đó lý giải vì sao trong khi các thành thị Việt Nam sau một thời kỳ phát triển nhìn chung đều phải tuân theo quy luật của sự thịnh suy thì Thăng Long - Hà Nội luôn là vùng đất kinh sư của muôn đời và trường tồn cùng dân tộc..
- 8 Xem Vũ Minh Giang: Dời đô về Thăng Long - Một sự kiện lịch sử quan trọng.
- trong: Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Lý Công Uẩn và Vương triều Lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.113-120.
- Nguyễn Quang Ngọc: Từ Văn Lang đến Thăng Long: Quá trình tìm chọn kinh đô muôn đời của đất nước.
- Vũ Văn Quân: Định đô Thăng Long - Bước trưởng thành vượt bậc của dân tộc, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội: Kỷ yếu Hội thảo khoa học 1000 năm Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long, NXB Thế giới, Hà Nội, 2009, tr.74 - 84 &.
- Đến thời Trần, nhiều nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục đến thiết lập quan hệ bang giao, giao lưu thương mại với chính quyền Thăng Long..
- 17 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.294..
- 18 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.331..
- 19 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.247..
- Bởi lẽ, không ít lần tuy chính sử luôn viết rằng chính quyền Thăng Long đã nhận được những sản vật.
- 21 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.317.
- Triều đình Thăng Long đã phải nhiều lần sai Tô Hiến Thành đi trấn an vùng biên giới..
- 27 Đỗ Bang: Phẩm chất cao quý và cống hiến to lớn của hai nữ quý tộc đất Thăng Long là công chúa Huyền Trân và công chúa Ngọc Hân trong sự nghiệp mở nước, dựng nước.
- Để ngăn chặn nguy cơ của một cuộc chiến tranh lớn, chính quyền Thăng Long đã chủ động tấn công tự vệ.
- Liên tiếp các năm và 1378, quân Chiêm Thành đã mở những cuộc tấn công lớn vào Kinh đô Thăng Long.
- 31 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr.163..
- 32 Tiếp nối các mối quan hệ truyền thống, đến thời Lê sơ chính quyền Thăng Long vẫn thực thi nhiều chủ trương đối ngoại tích cực.
- Nguyễn Thừa Hỷ, Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII - XIX, Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội, 1993.
- 38 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.243.
- Phan Huy Lê, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản văn hóa dân tộc và giá trị có ý nghĩa toàn cầu.
- 46 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, sđd, tr.140..
- Tham khảo thêm Trần Quốc Vượng - Đỗ Thị Hảo, Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009.
- 48 Trong Dư địa chí viết năm 1435, Nguyễn Trãi từng xác định Thăng Long có 36 phố phường: “Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, đồ đài mâm, võng, gấm trừu và dù lọng.
- 52 Phan Huy Lê, Thăng Long - Đông Đô - Đông Kinh - Hà Nội thế kỷ XI - XIX.
- trong: Thăng Long - Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.112.