« Home « Kết quả tìm kiếm

Việt Nam học và cơ cấu chương trình giảng dạy Việt Nam học ở Đại học Thăng Long - Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Trước khi bàn về cơ cấu (khung) chương trình giảng dạy Việt Nam học trong các trường đại học ở Việt Nam, chúng ta mặc nhiên đã phải thừa nhận.
- “Việt Nam học” (Vietnamese studies) như một ngành khoa học (nghiên cứu) độc lập và là một ngành đào tạo trước hết ở bậc đại học.
- Việc nghiên cứu Việt Nam đã có từ xa xưa và ở nhiều nước trên thế giới.
- Cho đến nay, các trung tâm, hiệp hội, học viện, tổ chức nghiên cứu,… về Việt Nam và các trường đại học có ngành Việt Nam học không phải là ít 1 .
- 1) Quan niệm thứ nhất cho rằng tính đa dạng trong các xu hướng, trào lưu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học là hiển nhiên và cần thiết.
- Chúng tôi xem xét câu chuyện trên từ một xuất phát điểm khác: muốn xác lập khung chương trình giảng dạy Việt Nam học, việc đầu tiên là phải làm rõ, ít nhất, những vấn đề sau đây:.
- 1) Mối quan hệ và sự khác biệt giữa nghiên cứu Việt Nam học và việc giảng dạy, đào tạo Việt Nam học..
- 2) Trong việc giảng dạy và đào tạo Việt Nam học, đối tượng được giảng dạy và đào tạo là ai? Người nước ngoài hay người Việt? Hay cả hai?.
- 3) Tri thức về Việt Nam học là tri thức ở bậc đại học hay là những tri thức không phải ở bậc đại học? Nếu là tri thức ở “bậc đại học” thì nó sẽ phải được quan niệm như thế nào? (Cho mọi đối tượng)..
- Vấn đề thứ nhất: nghiên cứu về Việt Nam và giảng dạy, đào tạo Việt Nam học có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không hề đồng nhất, không phải là một.
- trong lúc việc giảng dạy và đào tạo Việt Nam học trên căn bản lại phải dựa vào kết quả, những thành tựu nghiên cứu cụ thể về Việt Nam (từ xưa đến nay, từ ngoài nước đến trong nước.
- của các nhà khoa học trên thế giới và của người Việt Nam..
- Giảng dạy và đào tạo Việt Nam học sẽ không định hướng được nếu như việc nghiên cứu Việt Nam học, tự bản thân mình, chưa xác định được đối tượng chuẩn xác nhất của nó là gì? (Đây là sự phân giới của ngành học)..
- Thực tế, như đã nói, trào lưu và xu hướng nghiên cứu Việt Nam học quả là nhiều và đa dạng.
- trong khi đó, đối tượng nghiên cứu thật sự của ngành học thì xem chừng vẫn còn mờ mờ, ảo ảo! Do đó, câu chuyện đầu tiên ở khu vực này lại đụng chạm đến việc nhận thức về ngành khoa học: Việt Nam học.
- Nói một cách khác, các nhà nghiên cứu phải có được trong tay cái nội hàm rõ ràng của khái niệm “Việt Nam học”..
- “Việt Nam học là gì?” là một câu hỏi cho đến nay đang chia cắt các nhà nghiên cứu ra thành, ít nhất, hai chủ kiến đối lập.
- “Việt Nam học”..
- Trong việc thừa nhận Việt Nam học như một ngành khoa học (nghiên cứu) độc lập, thì đa số ý kiến cho rằng đối tượng nghiên cứu của Việt Nam học là tất cả những gì đề cập đến Việt Nam và con người Việt Nam nói chung..
- a) Việt Nam học dù có đề cập đến mọi thứ về Việt Nam thì cũng không đơn giản và không hề là số cộng đơn thuần của các bộ môn khoa học có trước nó như lịch sử Việt Nam, địa lý Việt Nam, ngôn ngữ và văn học Việt Nam, kinh tế Việt Nam,….
- b) Việt Nam học - một ngành khoa học độc lập nhằm vào đối tượng nghiên cứu của nó là Việt Nam trên cơ sở các bộ môn nói trên, thậm chí, trên những kết quả của những môn học đó.
- c) Đương nhiên, không thể có sự nhầm lẫn giữa đối tượng nghiên cứu của những chuyên ngành hẹp về Việt Nam với đối tượng nghiên cứu rất đặc thù của Việt Nam học, dù có gán cho chúng những tên gọi và đưa ra những cách giải thích nào đi nữa.
- Có lẽ, ở đây, không gì khác hơn là con người Việt Nam trong mối quan hệ và quan hoà (trong lối hành xử - cách nghĩ, cách cảm, cách tác động.
- e) Một đối tượng tiếp cận như vậy không hoàn toàn phải là bản sao của nghiên cứu đất nước học – đưa ra và miêu tả một bức tranh chung chung về con người, thiên nhiên và xã hội Việt Nam để làm thoả mãn nhu cầu hiểu biết tối.
- g) Nhận thức về một Việt Nam học như đã nói sẽ hướng tới một.
- “Vietnamism” của tương lai, đi từ nghiên cứu chuyên ngành theo định hướng Việt Nam học, tới nghiên cứu đa ngành, liên ngành và tiếp cận tổng thể nhằm khắc phục những gì phiến diện, cực đoan có thể có của các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong khuôn viên hẹp..
- Việt Nam học như một ngành khoa học.
- Như trên đã trình bày về đối tượng nghiên cứu Việt Nam học, theo nhận thức của chúng tôi, cũng có nghĩa là chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc thừa nhận tính đa dạng của các quan niệm, trào lưu, xu hướng nghiên cứu Việt Nam học.
- Nhưng mặt khác, tác giả không phải là không cố gắng hướng tới một đường hướng chung trong việc xây dựng Việt Nam học như một ngành khoa học độc lập..
- a) Xét Việt Nam học như một ngành khoa học độc lập, thì không hề có câu chuyện Việt Nam học của người bên trong (insiders) và Việt Nam học của người bên ngoài (outsiders).
- Nhưng xét từ chủ thể tiếp cận nghiên cứu Việt Nam thì quả thực có một tình hình dưới đây:.
- Những người nước ngoài (hay những người bên ngoài – outsiders) tiếp cận Việt Nam theo một cách riêng, một nhận thức riêng với những mục đích và ý đồ nhất định, bằng các phương pháp nhất định..
- Còn người Việt Nam chúng ta đã, đang và sẽ phải tiếp cận Việt Nam trong một tinh thần nhận thức như thế nào?.
- Đứng trước câu hỏi này, chúng tôi chủ trương: Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu về Việt Nam như một khách thể, nhưng với con mắt (tiếp cận) của người trong cuộc (Vietnamese studies from the view point of insiders) việc nghiên cứu có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định;.
- 14-17], nhưng muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam học là một ngành khoa học nghiên cứu nhằm mục đích phục vụ lợi ích của chúng ta là căn bản (trước mắt và lâu dài cũng vậy), nghiên cứu để duy trì và phát triển dân tộc trong tinh thần chung vì lợi ích của nhân loại toàn cầu!.
- Với tinh thần trên, có thể tạm phác thảo một số đường hướng nghiên cứu cụ thể về Việt Nam học như sau:.
- a) Việt Nam ở trong khu vực Đông Nam Á, châu Á, do vậy cần làm rõ được tính khác biệt trong đồng nhất khu vực của Việt Nam - ta vẫn quen gọi là “thống.
- b) Nghiên cứu Việt Nam với tư cách là đối tượng của một ngành khoa học cần tuân thủ những bước đi cơ bản:.
- Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến điều này đối với nghiên cứu Việt Nam học trong trật tự của các hướng tiếp cận..
- Mặt khác, ở cấp độ khu vực, giải mã Việt Nam không thể tách khỏi việc hiểu biết Trung Hoa và Ấn Độ trong mối quan hệ với Việt Nam và các nước Đông Nam Á..
- của Việt Nam là cực kỳ quan yếu.
- e) Nghiên cứu Việt Nam học, trên tất cả những gì mới đề cập, phải lấy con người - con người Việt Nam - làm tâm điểm, trước hết và đầu tiên..
- Khái niệm “con người Việt Nam” bao gồm người Việt (dân tộc Kinh) và tất cả các cộng đồng tộc người khác cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- Việc nghiên cứu những tộc người này sẽ giúp chúng ta tìm thấy các giá trị khoa học và chính trị nhất định, nhằm xác lập danh tính Việt Nam như một quốc gia dân tộc thống nhất..
- g) Nghiên cứu Việt Nam sẽ hướng sự nỗ lực của chúng ta vào việc phát hiện những nét đặc trưng, những nét nổi bật của Việt Nam trong thế giới ngày nay cũng như trước đây, trong tương quan với các cộng đồng của khu vực và toàn thế giới..
- h) Xuất phát từ quan điểm: tính thiết thực và cơ bản, tính cần và đủ, cũng như sự cập nhật của mọi tri thức về Việt Nam, chúng tôi cho rằng Việt Nam học phải tìm đường đến với những thành tựu nghiên cứu gần đây nhất về Việt Nam, nhưng không thể bỏ qua những gì mà quá khứ đã xây đắp nên với các giá trị căn bản của nó..
- Từ toàn bộ cách nhìn vấn đề Việt Nam học như trên, chúng tôi chủ trương một cơ cấu (khung) chương trình giảng dạy Việt Nam học như dưới đây.
- nhưng trước hết, phải nói rõ việc nhận thức Việt Nam học như một ngành đào tạo ở trình độ đại học..
- Việt Nam học như một ngành đào tạo cử nhân đại học và cơ cấu (khung) chương trình giảng dạy Việt Nam học.
- Nhận thức ngành đào tạo “Việt Nam học”.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu về Việt Nam trên thế giới và ở Việt Nam từ trước đến nay, dựa vào nhu cầu ngày càng gia tăng về sự hiểu biết Việt Nam của thế giới và của chính người Việt Nam, trong tinh thần toàn cầu hoá tự nhiên như.
- trong đó Việt Nam cũng là một con thuyền trên nước và chịu sức gió của đại dương bao la này, thì “Việt Nam học” trở thành một ngành đào tạo ở trình độ đại học tại các trường đại học ở Việt Nam là có thể và cần thiết.
- a) Việt Nam học với các học phần bắt buộc ở kiến thức chuyên ngành phải có sự tính toán chi tiết, sự điều chỉnh cần thiết về số lượng môn học, nội dung và trật tự các môn học,… các điều kiện tiên quyết (trong một thời điểm và một khoảng thời gian nhất định)..
- b) Một “Việt Nam học” với những tri thức đại học sẽ không có sự phân biệt giữa người nước ngoài học Việt Nam học và người Việt Nam tham gia quá trình đào tạo này, dù cho điểm xuất phát của họ trước khi vào học không giống nhau..
- Do vậy, chắc chắn, việc chuẩn bị cho người nước ngoài học Việt Nam học ở Việt Nam sẽ phải khác với sinh viên Việt Nam bước vào ngành học này ở giai đoạn dự bị đại học..
- c) Đào tạo Việt Nam học, cụ thể ở trường Đại học Thăng Long phải đảm bảo mục tiêu chung nhất của ngành học, nhưng cũng phải cho thấy những điểm riêng của một trường tư thục, ngoài công lập.
- Dự kiến khung chương trình ngành Việt Nam học (của khoa Việt Nam học - Đại học Thăng Long).
- Trên tổng thể, các môn học trong giáo dục chuyên nghiệp về Việt Nam học bao gồm:.
- a) Các môn cơ sở khối ngành (ở đây Việt Nam học thuộc khối ngành khoa học xã hội – nhân văn);.
- Đối với các môn chuyên ngành Việt Nam học, căn cứ vào thực tế, chúng tôi nhằm tới 3 phân ngành đào tạo theo định hướng cụ thể:.
- a) Phân ngành Việt Nam học định hướng nghiên cứu cơ bản;.
- b) Phân ngành Việt Nam học định hướng cho du lịch;.
- c) Phân ngành Việt Nam học định hướng cho quan hệ quốc tế..
- Ở bậc đại học, kiến thức (tri thức) Việt Nam học cơ bản mà sinh viên bắt buộc phải thụ đắc trong chương trình đào tạo, tập trung vào 3 khối lớn:.
- a) Khối kiến thức về ngôn ngữ và văn tự học Việt Nam:.
- Ở khối kiến thức về ngôn ngữ và văn tự học Việt Nam (khối 1.
- Tiếng Anh Việt Nam học..
- Loại hình tiếng Việt và lịch sử văn tự Việt Nam..
- Đối với các môn học về tiếng Anh Việt Nam học, chúng tôi xây dựng 2 phân môn:.
- Tiếng Anh Việt Nam học;.
- Khu vực của các phân môn Tiếng Anh Việt Nam học có vai trò của ngoại ngữ - ngôn ngữ công cụ dành cho Việt Nam học..
- Khối kiến thức về ngôn ngữ học và văn tự học Việt Nam được coi là một đối trọng (trong sơ đồ hình cây, nó được thiết kế ở khu vực trung tâm)..
- b) Khối kiến thức Việt Nam học trong truyền thống.
- Khối kiến thức Việt Nam học truyền thống (trong sơ đồ hình cây, được thiết kế ở bên trái và bên phải) bao gồm các môn học:.
- Cơ sở văn hoá Việt Nam;.
- Văn học Việt Nam (với các phân môn: Văn học dân gian Việt Nam.
- Văn học Việt Nam hiện đại.
- Tục ngữ dân gian Việt Nam);.
- Di tích lịch sử và những di chỉ khảo cổ học ở Việt Nam;.
- Nghệ thuật Việt Nam;.
- Tư tưởng dịch học ở Việt Nam..
- Khối kiến thức thuộc khu vực này được coi là nền tảng của Việt Nam học..
- c) Khối kiến thức Việt Nam học hiện đại.
- Khối kiến thức Việt Nam học hiện đại (trong sơ đồ hình cây, được thiết kế chủ yếu ở bên phải), bao gồm các môn học:.
- Các tôn giáo ở Việt Nam;.
- Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á;.
- Thể chế chính trị Việt Nam hiện đại;.
- Việt Nam trong quan hệ quốc tế hiện đại (cùng các phân môn: Quan hệ Việt - Mỹ đương đại.
- Quan hệ Việt Nam - châu Âu đương đại.
- Quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia);.
- Kinh tế Việt Nam;.
- Bản đồ du lịch và sử dụng bản đồ du lịch Việt Nam..
- Khối kiến thức Việt Nam học hiện đại là khối kiến thức mở, có tính chiến lược của ngành học..
- Trong quá trình đào tạo, bên cạnh những môn học bắt buộc, sinh viên Việt Nam học phải tham gia các chuyên đề tốt nghiệp.
- Đây là những chuyên đề thể hiện những tri thức cập nhật nhất về nghiên cứu Việt Nam.
- Chương trình đào tạo chuyên ngành Việt Nam học của chúng tôi, trong thực tế, vừa đi theo hướng đào tạo chuyên ngành (hẹp), vừa đi theo hướng đào tạo đa ngành (rộng) nhằm đạt đến một ngành Việt Nam học đích thực trong tương lai..
- Đây là một ngành Việt Nam học của Việt Nam - với tư cách một ngành đào tạo không chỉ hướng tới người nước ngoài như một đối trọng, mà còn đặc biệt phụng sự cho chính người Việt..
- Cẩn thận mà xét, chúng tôi cho rằng “Việt Nam học là gì.
- Nguyễn Văn Chiến (2008), Việt Nam học - một ngành khoa học độc lập, “Hội thảo khoa học: nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học”, Đại học Thăng Long, tháng 3/2008..
- Tô Ngọc Thanh (2008), Một vài ý kiến về Việt Nam học, “Hội thảo khoa học: nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học”, Đại học Thăng Long, tháng 3/2008.