« Home « Kết quả tìm kiếm

xu hướng phát triển của việc đào tạo giáo viên


Tóm tắt Xem thử

- Xu hướng phát triển của việc đào tạo giáo viên.
- Trần Bá Hoành Viện chiến lược và chương trình giáo dục Trong bối cảnh khoa học, công nghệ phát triển nhanh hướng tới nền kinh tế tri thức, tới xã hội học tập, với những thay đổi sâu sắc trong vai trò và chức năng của người giáo viên thì công tác đào tạo giáo viên (ĐTGV) ở mỗi nước đang phải lựa chọn cách giải quyết các mối quan hệ sau, sao cho phù hợp với tình hình của mình.
- Đào tạo giáo viên dạy môn học và đào tạo nhà giáo dục.
- Từ lâu việc đào tạo giáo viên mới vẫn nằm trong quỹ đạo quen thuộc là tập trung vào việc trang bị kiến thức và kĩ năng dạy học một hoặc một vài môn học ở trường phổ thông.
- Trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh, đang đặt lại những giá trị truyền thống, nhà trường cần quan tâm hơn đến mặt giáo dục học sinh.
- Vì vậy trong trường phổ thông các cấp ngày càng có nhu cầu đào tạo (ĐT) đội ngũ giáo dục viên, cố vấn, tư vấn đi sâu vào mặt giáo dục học sinh.
- Nhưng dạy học vẫn là hoạt động cơ bản trong nhà trường.
- Vì vậy phải đảm bảo cho các giáo viên dạy môn học vừa là người dạy học vừa là nhà giáo dục.
- Phải kết hợp tốt việc ĐT kiến thức kĩ năng cho người giáo viên với ĐT nhân cách người giáo viên.
- Trong một xã hội phát triển chậm thì ĐT ban đầu trong 3 - 5 năm ở trường sư phạm là đủ trang bị những kiến thức kĩ năng để người giáo sinh tốt nghiệp sử dụng trong suốt cuộc đời nghề nghiệp.
- Ngày nay người ta quan niệm mấy năm ở trường sư phạm chỉ đặt cơ sở ban đầu để giáo viên bước vào nghề.
- Sau đó họ cần được ĐT tiếp trong thời gian tập sự và ĐT liên tục, thường xuyên, ĐT lại theo chu kỳ thì mới đáp ứng được những yêu cầu mới của xã hội đang phát triển nhanh.
- Người ta còn coi trọng cả khâu hướng nghiệp từ trong trường sư phạm để định hướng thuận lợi cho ĐT ban đầu.
- Theo tiếp cận ĐT liên tục thì chương trình ĐT ban đầu không nên quá nặng, cần lựa chọn những gì thật cơ bản bảo đảm giáo sinh tốt nghiệp có thể làm được nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy ở trường PT, đồng thời có tiềm lực để tiếp tục hoàn thiện trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình công tác.
- Đây là hai mảng lớn trong nội dung ĐT của các trường sư phạm, còn được gọi là ĐT về khoa học cơ bản và ĐT về khoa học giáo dục.
- Nếu giới hạn trong mục tiêu sử dụng giáo viên thì có thể nói gọn là mảng chuyên môn (CM) chuẩn bị cho giáo sinh năng lực nắm vững nội dung các môn học phải dạy ở trường phổ thông, còn mảng nghiệp vụ (NV) thì chuẩn bị cho giáo sinh phương pháp giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung các môn học đó.
- ở trường sư phạm tiểu học việc ĐT về CM và NV thường được tiến hành đồng thời và do cùng một giảng viên phụ trách đối với mỗi môn học, ví dụ Toán và phương pháp dạy Toán ở tiểu học.
- ở trường CĐSP và ĐHSP sự phân hóa sâu về CM đã dẫn tới sự hình thành 2 đội ngũ giảng viên chuyên phụ trách 1 mảng CM hoặc NV.
- Ngày nay ở các trường sư phạm cấp trên đang có xu hướng tích hợp ĐT CM và NV, dần dần tiến tới cấu tạo kế hoạch ĐT thành các mô đun tích hợp CM và NV, mỗi mô đun do một hoặc một nhóm giảng viên phụ trách.
- Dĩ nhiên là mức độ tích hợp CM và NV là không giống nhau ở các môn học, rõ nhất là ở những môn học mà giáo sinh sẽ phải dạy ở trường phổ thông.
- Trên thế giới, việc tổ chức ĐT về CM và NV được thiết kế theo 2 phương thức : ĐT “kế tiếp” tức là ĐT xong về CM rồi mới ĐT tiếp về NV, được thực hiện trong các đại học đa lĩnh vực.
- ĐT “đồng thời” là ĐT song song cả về CM và NV ngay từ năm đầu và trong suốt khóa ĐT, được thực hiện tại các trường ĐHSP độc lập.
- Một trong những ưu thế của phương thức “đồng thời” là thuận lợi cho việc tích hợp ĐT 2 mặt CM và NV trong suốt quá trình ĐT, có đủ thời gian cho giáo sinh tập dượt nắm vững các kĩ năng giáo dục dạy học mà nếu chỉ dồn vào một thời gian ngắn sẽ khó đạt được.
- ĐT là dạng hoạt động của xã hội nhằm truyền đạt, tập luyện những kinh nghiệm hoạt động trong một lĩnh vực xác định.
- Quá trình ĐT trong nhà trường có mấy đặc điểm cơ bản sau.
- Quá trình này luôn có sự phối hợp hoạt động của 2 chủ thể: người ĐT và người được ĐT.
- Đây là quá trình có mục đích, có kế hoạch, được sự chỉ đạo chặt chẽ, người ĐT đóng vai trò chỉ đạo.
- Người được ĐT vừa là đối tượng tác động, lại vừa là chủ thể của quá trình đó.
- Trong khi các dạng hoạt động khác của con người thường hướng vào việc làm thay đổi đối tượng khách thể thì hoạt động học tập làm cho chính chủ thể hoạt động thay đổi.
- Bằng hoạt động học tập, mỗi người học tự hình thành và phát triển nhân cách của chính mình, không ai có thể làm thay mình được, mặc dù quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trường luôn luôn có sự chỉ đạo, hướng dẫn, trợ giúp của giảng viên.
- Tác động của người ĐT chỉ có thể được phát huy thông qua hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của người được ĐT.
- Cách tiếp cận này dẫn tới quan niệm việc ĐTGV - về thực chất - là quá trình tạo thuận lợi, giúp đỡ giáo sinh chủ động đạt tới mục tiêu ĐT.
- Từ những năm 1960 ở các trường sư phạm nước ta đã xuất hiện khảu hiệu “biến quá trình ĐT thành quá trình tự ĐT”.
- Ngày nay, đứng trước yêu cầu bức xúc của việc xây dựng nền kinh tế tri thức, xây dựng xã hội học tập thì cần làm sống lại khẩu hiệu chỉ đạo đó theo tinh thần nhấn mạnh yêu cầu tự ĐT của giáo sinh nhằm phát huy nội lực của quá trình ĐT.
- Làm được như vậy, chắc chắn chất lượng, hiệu quả của quá trình ĐTGV sẽ biến chuyển rõ rệt.
- Nhưng cũng từ lâu cha ông ta đã nhận thức rất đúng khi dùng các từ “thầy học” (ông thầy về việc học (H.
- “nghề dạy học” (nghề dạy người ta học), “bộ học” (bộ quản l‎ý việc học).
- Trong các từ này, hoạt động H, vai trò chủ thể của người H được đề cao chứ không phải là hoạt động D, vai trò của người D được đặt lên hàng đầu.
- Quan niệm này phản ánh đúng bản chất của lao động học tập, quy luật của quá trình dạy học.
- Cũng từ lâu các nhà SP đã nhận thức được ‎ ý nghĩa của việc dạy phương pháp H.
- Giáo viên không chỉ truyền thụ những tri thức có sẵn mà học sinh phải biết, hiểu và nhớ, GV phải biết định hướng, tổ chức cho HS tự lực khám phá ra kiến thức mới cần học, giúp cho HS không chỉ nắm bắt được nội dung kiến thức mới mà còn nắm được phương pháp đi tới kiến thức đó.
- Ngày nay, dạy cách H trở thành một mục tiêu dạy học chứ không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học.
- Điều này được quan tâm ngay từ đầu bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng được coi trọng, phát triển.
- Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập với nghiên cứu khoa học.
- Từ trước tới nay chương trình ĐT ở trường SP tập trung chuẩn bị cho những GV tương lai nắm vững hoạt động D : chức năng của người D, những kiến thức, kĩ năng thực hiện hoạt động D.
- Dĩ nhiên là việc thiết kế hoạt động D phải tính đến những quy luật của hoạt động H trên quan điểm D và H là 2 mặt thống nhất biện chứng của quá trình dạy học.
- Do ảnh hưởng của kiểu D “thông báo - đồng loạt”, thiên về truyền đạt tri thức, mặt hoạt động H chưa được quan tâm đúng mức.
- Tác dụng chỉ đạo H của hoạt động D bị hạn chế do người D thiếu những hiểu biết sâu sắc về hoạt động H.
- Xu hướng nâng cao trình độ GV.
- Các nước trên thế giới đều đang cố gắng nâng việc ĐTGV tất cả các bậc học phổ thông lên trình độ đại học.
- Phấn đấu để đội ngũ GV mỗi bậc học được ĐT ở những trình độ khác nhau, có một bộ phận có trình độ ĐT cao hơn chuẩn chung, làm nòng cốt cho tập thể SP ở mỗi đơn vị giáo dục không ngừng tự bồi dưỡng vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục.
- Trong GV tiểu học, trung học có cả những người có trình độ cao học, tiến sĩ.
- Trình độ GV cao đẳng, đại học cũng được quan tâm vì nó sẽ chi phối chất lượng các bậc học dưới.
- Không phải chỉ có trình độ khoa học cao là đủ, các giảng viên cao đẳng, đại học còn cần được trang bị về giáo dục học đại học để nâng cao hiệu quả ĐT.
- ĐTGV được xem như quá trình tái sản xuất sức lao động sư phạm.
- Đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó là trình độ chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường sư phạm độc lập, các khoa sư phạm trong các đại học đa lĩnh vực.
- Vì vậy việc ĐT bồi dưỡng đội ngũ giảng viên SP cần được quan tâm đặc biệt.
- ở các nước giáo dục phát triển đang có xu hướng cố gắng mở rộng lĩnh vực ĐTGV, không chỉ tập trung vào ĐTGV phổ thông (tiểu học, sơ trung, cao trung) ĐTGV trường tiểu học và sau trung học, không chỉ chăm lo ĐTGV cho đông đảo HS bình thường mà còn quan tâm đến GV cho các HS khuyết tật, HS năng khiếu, không chỉ chăm lo GV dạy các môn văn hóa cơ bản mà còn quan tâm ĐTGV các mặt giáo dục khác như âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, kĩ thuật, ngoại ngữ, đạo đức, hướng nghiệp.
- Trên đường tiến tới xã hội học tập, người ta còn quan tâm đến giáo viên cho giáo dục người lớn, cho các loại hình giáo dục không chính quy.
- ĐT đội ngũ giảng dạy trực tiếp và đội ngũ không giảng dạy.
- Lực lượng không trực tiếp giảng dạy trong nhà trường (non leaching staff) thường được chia ra hai nhóm: cán bộ giáo dục (pedago gical staff) gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tư vấn, giám thị, thư viện, thí nghiệm.
- Theo số liệu của UNESCO (1992) ở Hoa Kỳ toàn bộ đội ngũ cán bộ trong ngành giáo dục chiếm 5,8% lực lượng lao động toàn xã hội, trong đó giảng dạy trực tiếp bằng 2,7%, lực lượng không giảng dạy bằng 3,1% nghĩa là nhiều hơn lực lượng trực tiếp giảng dạy.
- Trong 3,1% cán bộ không giảng dạy thì cán bộ giáo dục bằng 0,8 và cán bộ hỗ trợ bằng 2,3%.
- ở Hoa Kì, các trường tiểu học và trung học được cơ quan quản l‎ý giáo dục địa phương cung cấp các dịch vụ đưa đón học sinh đến trường, phục vụ các bữa ăn được trợ giá, dịch vụ y tế và tư vấn.
- Điều này giải thích vì sao tỉ lệ lực lượng không giảng dạy chênh nhau khá nhiều giữa các nước.
- Chẳng hạn các con số % cán bộ giáo dục trong lực lượng lao động toàn xã hội, trong đó % lực lượng giảng dạy và % lực lượng không giảng dạy ở một số nước phát triển như sau:.
- 1,3 Những con số này cho thấy việc ĐTGV phải được đặt trong mối quan hệ với việc xây dựng đội ngũ hỗ trợ, phục vụ dạy học thì GV mới có thể tập trung làm tốt chức năng của mình.
- Tóm tắt Trước những thay đổi sâu sắc trong vai trò, chức năng của người GV, cả nước đang lựa chọn cách giải quyết các mối quan hệ sau, sao cho cho phù hợp tình hình nước mình: Đào tạo giáo viên dạy môn học và đào tạo nhà giáo dục.
- Đào tạo ban đầu và đào tạo liên tục - Đào tạo chuyên môn và đào tạo nghiệp vụ - Đào tạo và tự đào tạo.
- Đào tạo cách dạy và đào tạo cách học - Đào tạo đội ngũ trực tiếp giảng dạy và đào tạo đội ngũ không giảng dạy.
- Ngoài ra xu hướng chung là nâng cao trình độ giáo viên và mở rộng lĩnh vực đào tạo giáo viên.
- Trần Bá Hoành - Người giáo viên trước thềm thế kỷ XXI - Nghiên cứu giáo dục, 11/1998 5.
- Trần Bá Hoành - Dạy phương pháp học - một hướng đổi mởi đào tạo giáo viên - Giáo viên và nhà trường số 16 và .
- Trần Bá Hoành - Suy nghĩ về một số định hướng đổi mởi chương trình đào tạo giáo viên THCS - Giáo dục số 4 (5/2001).
- Trần Bá Hoành - Đào tạo giáo viên tiểu học ở một số nước - Giáo dục số chuyên đề, tháng 2/2004.