« Home « Kết quả tìm kiếm

QUY HOẠCH HÀNH CHÍNH VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ THĂNG LONG - HÀ NỘI THỜI KỲ TRUNG ĐẠI


Tóm tắt Xem thử

- Trong khoảng thời gian đó, dù có một số gián đoạn, nhưng cơ bản đô thị này luôn đóng vai trò trung tâm chính trị, hành chính của đất nước.
- Với vai trò như vậy, quy hoạch hành chính và tổ chức bộ máy quản lý đô thị Thăng Long - Hà Nội vì thế, có những đặc trưng mang tính xuyên suốt.
- Quy hoạch hành chính.
- Từ ngày Lý Công Uẩn định đô, với tư cách Kinh đô, Thăng Long trở thành khu vực hành chính đặc biệt, trực thuộc chính quyền trung ương.
- Trong cơ cấu hành chính địa phương, hai cấp quan trọng được các nhà nước phong kiến đặc biệt quan tâm là cấp vùng và cấp cơ sở.
- Riêng khu vực kinh thành, không lệ vào bất kỳ đơn vị hành chính vùng nào, mà trực thuộc vào chính quyền trung ương.
- Về mặt quy mô, vùng kinh đô trong suốt thời kỳ trung đại chỉ tương đương với các quận nội thành Hà Nội ngày nay (không bao gồm quận Long Biên) nhưng luôn được đặt ngang hàng với các khu vực hành chính vùng rộng lớn - các lộ, phủ, đạo, trấn, xứ khác trên toàn quốc.
- Về cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý hành chính, thời Lý - Trần - Hồ được biết đến với cấp kinh thành và phường, từ thời Lê sơ trở đi bắt đầu hình thành hệ thống ba cấp gồm phủ, huyện, phường, về sau (có thể từ cuối thế kỷ XVIII) thêm cấp tổng trung gian giữa huyện và phường..
- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh..
- Tên gọi cho toàn bộ vùng kinh đô dưới thời Lý - Trần - Hồ với tư cách một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương không thấy tài liệu nào ghi chép.
- Có thể khi đó chỉ đơn giản gọi là kinh thành, bao gồm toàn bộ khu hành chính nhà nước và các phường dân gian với bộ máy cai trị chịu trách nhiệm trực tiếp trước triều đình trung ương cũng như trực tiếp chi phối đến đơn vị cơ sở là các phường..
- Đến thời Lê sơ, năm 1466, khu vực kinh thành chính thức đặt thành phủ Trung Đô (đến năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên), gồm hai huyện là Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện bao gồm 18 phường.
- Bắc Thành là một khu vực hành chính rộng lớn (tương đương vùng Bắc Bộ ngày nay), bao gồm 11 trấn (5 nội trấn là Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ.
- Rõ ràng, dù không còn đóng vai trò kinh đô nhưng Thăng Long vẫn là khu vực hành chính đặc biệt, ít nhất trong phạm vi Bắc Thành.
- Năm 1831, Minh Mệnh thực hiện cải cách hành chính xoá bỏ Bắc Thành và Gia Định thành (Nam Bộ), chia đặt tỉnh trực thuộc chính quyền trung ương.
- Cấp huyện chưa thấy xuất hiện trong cơ cấu hành chính vùng kinh đô dưới thời Lý - Trần - Hồ.
- Cấp hành chính này chỉ được đặt cùng với việc lập phủ Trung Đô năm 1466, gồm hai huyện là Vĩnh Xương (Thọ Xương) và Quảng Đức (Vĩnh Thuận).
- Cơ cấu hành chính này duy trì cho đến thời cận đại.
- huyện Quảng Đức (Vĩnh Thuận) tương đương với khu vực phía bắc và.
- phía tây Kinh thành (bao gồm một phần quận Tây Hồ, quận Ba Đình và quận Đống Đa hiện nay)..
- Cấp hành chính cơ sở ở khu vực kinh thành ngay từ đầu đã gọi là phường.
- Đến thời Lê sơ, toàn bộ khu vực kinh thành được chia làm hai huyện, mỗi huyện 18 phường, tổng cộng là 36 phường.
- Dưới đây là tổ hợp của các danh sách đó: khu vực phía đông và phía nam có các phường: Báo Thiên, Bích Câu, Bố Cái, Công Bộ, Cổ Vũ, Diên.
- khu vực quanh Hồ Tây có các phường: Bái Ân, Hồ Khẩu, Nghi Tàm, Nhật Chiêu (Nhật Thiêu), Quảng Bá, Tây Hồ, Thụy Chương, Trích Sài, Võng Thị, Yên Hoa, Yên Thái.
- khu vực phía tây có các phường: Thái Hoà.
- Như vậy, khu vực phía đông và nam Hoàng thành, nhất là phía đông, có số lượng phường tập trung nhiều nhất.
- Khu vực xung quanh Hồ Tây với không gian rộng lớn nhưng chỉ có một số ít phường.
- Nhiều phường ở khu vực này xuất hiện từ lâu đời và tồn tại cho đến ngay nay như Bái Ân, Trích Sài, Yên Thái, Nghi Tàm<.
- Khu vực phía tây chỉ duy nhất có một phường Thái Hoà - lý do là vì đây có thể thuộc phạm vi khu hành chính quan liêu (Hoàng thành) nên mãi về sau này, đến thời Lê - Trịnh, khi chúa Trịnh cho thu hẹp Hoàng thành nơi đây mới bắt đầu được khai phá thành những phường trại mà sau này thường quen gọi là khu Thập tam trại..
- Sang thời Tây Sơn và Nguyễn, khi Kinh đô chuyển vào Phú Xuân - Huế, Thăng Long bắt đầu có sự thay đổi lớn về đơn vị hành chính cấp cơ sở.
- Huyện Thọ Xương trong khoảng đầu thế kỷ có 193 đơn vị hành chính cấp cơ sở (21 phường, 171 thôn, 1 trại), huyện Vĩnh Thuận có 57 đơn vị (16 phường, 29 thôn, 12 trại)..
- Cơ cấu hành chính hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận đầu thế kỷ XIX.
- Với vai trò trung tâm chính trị, hành chính của đất nước, Thăng Long - Hà Nội thời quân chủ là nơi tập trung triều đình trung ương, bao gồm vua và bộ máy quan lại.
- Trong bối cảnh đó, với vai trò trung tâm chính trị, hành chính của đất nước, cùng nhiệm vụ quản lý và phát triển Kinh thành, Thăng Long đan xen cả bộ máy quản lý của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, trong đó chính quyền trung ương chiếm vị trí chi phối.
- Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất là sự chi phối của chính quyền trung ương đối với khu vực kinh thành, dù là trực tiếp hay thông qua chính quyền địa phương so với các địa phương khác trên toàn quốc, là sự thu hẹp gần như không còn khoảng cách về không gian, vì thế mà có hiệu lực rất cao.
- Bộ máy quản lý địa phương ở Kinh thành vừa là người trực tiếp, đồng thời vừa như một bộ phận phối hợp cùng với chính quyền trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước ở đây..
- Dưới thời Lý - Trần, bảo vệ Kinh thành là bộ phận quân đội chuyên nghiệp, đặc biệt tinh nhuệ.
- Thời Lê sơ, nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn cho khu vực Kinh thành của quân đội được đưa vào luật pháp nhà nước (Quốc triều hình luật).
- Đặc biệt, từ năm 1510 đặt các chức Đề lĩnh chuyên trách công việc an ninh khu vực đô thị.
- Hệ thống chính quyền địa phương ở khu vực kinh thành, về quy mô chỉ tương đương một cấp dưới cấp vùng (lộ, đạo, trấn, xứ) nhưng được xếp ở vị trí ngang hàng, thuộc quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương.
- Dưới thời Lý, cấp hành chính vùng là lộ.
- Không có tư liệu cụ thể nào cho biết về bộ máy quản lý khu vực kinh thành thời kỳ này.
- Sang thời Trần, cấp hành chính vùng vẫn là lộ (hoặc phủ).
- Năm Kiến Trung thứ nhất (1225), nhà Trần bắt đầu đặt ty Bình bạc làm nhiệm vụ quản lý kinh thành.
- Tuy nhiên, căn cứ vào quy trình hết sức khắt khe trong việc lựa chọn vị trí người đứng đầu kinh thành cho thấy đó phải là một chức vụ với những quyền hạn rất lớn..
- Thời Lê sơ, sau kháng chiến chống Minh thắng lợi, tiếp quản thành Đông Quan từ tay quân Minh, Lê Thái Tổ bắt tay ngay vào tổ chức lại việc quản lý kinh thành.
- Như vậy, chức vụ người đứng đầu kinh.
- Như vậy, hai chức vụ đứng đầu Kinh thành (phủ Phụng Thiên, với tư cách một địa phương) là Phủ doãn và Thiếu doãn.
- Phối hợp với các quan chức địa phương này, từ năm 1510 đặt thêm chức Đề lĩnh do triều đình trực tiếp bổ nhiệm với phẩm hàm rất cao đặc trách về đảm bảo an ninh ở Kinh thành..
- Năm Thịnh Đức thứ nhất (1653) trong huấn lệnh về xét xử kiện tụng, ở khu vực Kinh thành quy định như sau: “<những việc kiện về hộ hôn, điền thổ, nhân mạng và các tạp tụng ở kinh thì giao cho (quan Phủ doãn) phủ Phụng Thiên xét xử” xi .
- Cùng với Phủ doãn và các quan chức địa phương, chức Đề lĩnh với nhiệm vụ đặc trách an ninh khu vực đô thị cũng được quy định rõ ràng về chức trách.
- Nên chiểu sự lý trong lệnh truyền năm trước, chuyển sức cho các quan coi khu vực ngoại ô và các làng xóm họ mạc sở tại, nhất luật thi hành.
- cấm giết trâu bán thịt, việc phòng hoả trong Kinh thành<.
- Cấp huyện trong cơ cấu hành chính kinh thành được đặt chính thức dưới thời Lê Thánh Tông năm Quang Thuận thứ 7 (1466), bao gồm hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi làm Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi làm Vĩnh Thuận).
- Trong quan chế nhà Lê sơ, đứng đầu hai huyện ở kinh thành là chức Huyện uý, giúp việc là chức Thông phán, trong khi đó ở các địa phương đứng đầu cấp huyện là chức Tri huyện, giúp việc là chức Huyện thừa..
- Cùng với việc đặt chức Phủ doãn, Thiếu doãn đứng đầu phủ Phụng Thiên phân biệt với chức Tri phủ và Đồng Tri phủ đứng đầu các phủ địa phương, đây lại là một biểu hiện nữa trong chính sách của Nhà nước để khu biệt khu vực kinh thành với các địa phương bình thường..
- Không chỉ khác nhau về tên gọi mà phẩm cấp chức quan đứng đầu hai huyện kinh thành cũng cao hơn các địa phương.
- Đối với hai huyện kinh thành là Thọ Xương và Quảng Đức quy định: “*Riêng+ hai huyện Quảng Đức, Thọ Xương, *huyện quan] phải chiếu số chợ trong các.
- Sang thời Nguyễn, Kinh đô chuyển vào Phú Xuân nên Thăng Long không còn được coi là khu vực hành chính đặc biệt như trước nữa.
- Phường là cấp hành chính cơ sở ở Kinh thành, tương đương cấp xã ở khu vực nông thôn xxv .
- Tuy nhiên, chắc chắn đó phải là những viên chức nhà nước, bởi lẽ, thời Trần, ở cấp hành chính cơ sở tương đương khu vực nông thôn đã đặt chức xã quan, chia làm đại tư xã (hàm) và tiểu tư xã (hàm).
- Có thể, chỉ là suy luận, những người đứng đầu cấp phường ở khu vực kinh thành bấy giờ gọi là các phường quan.
- Ở khu vực kinh đô, chức vụ đứng đầu cấp phường cũng đã được đổi từ phường quan thành phường trưởng và vẫn theo lệ cũ, một xã có thể có nhiều xã trưởng thì một phường cũng có thể có nhiều phường trưởng.
- Quốc triều hình luật, Điều 458 chương Đạo tặc quy định: “Ở các phố phường hay ngõ trong Kinh thành (làng xã cũng vậy) xảy ra việc cướp mà quan bản phường, quan đương trực (ở làng xã thì là xã quan), không đem người đến cứu và bắt (quan phường thì đem người trong phường, quan đương trực thì đem quân lính) thì bị xử tội đồ.
- Đầu thời Nguyễn (có thể từ cuối thế kỷ XVIII, dưới thời Tây Sơn), cơ cấu hành chính cấp cơ sở của Thăng Long có sự xáo trộn lớn.
- Cấp hành chính cơ sở có cả phường, trại, thôn, nhưng giờ đây có thêm cấp tổng..
- Nhưng có lẽ cho đến tận cuối thế kỷ XVIII cấp hành chính này vẫn chưa được áp dụng ở khu vực Kinh thành (không thấy có một tư liệu nào phản ánh về vấn đề này).
- Do quy mô đất đai nhỏ nên phần lớn các đơn vị hành chính này chức danh đứng đầu chỉ có một người.
- Từ sự trình bày về quy hoạch lãnh thổ và cơ cấu hành chính Thăng Long - Hà Nội thời kỳ trung đại, có thể nêu một số nhận xét:.
- Thứ nhất, về quy hoạch hành chính có thể chia thành hai thời kỳ: trước thế kỷ XIX và trong thế kỷ XIX (trước khi Hà Nội trở thành thành phố nhượng địa của thực dân Pháp - năm 1888).
- Thời kỳ trước thế kỷ XIX, với tư cách kinh đô, Thăng Long - Đông Kinh là một khu vực hành chính đặc biệt, gọi là phủ.
- Trong cơ cấu hành chính quốc gia, sau trung ương, phủ là cấp hành chính địa phương thứ hai, dưới đạo, lộ, thừa tuyên, trấn, xứ.
- Tuy nhiên, phủ ở kinh thành không phụ thuộc vào bất kỳ đạo, lộ, thừa tuyên, trấn, xứ nào, mà trực tiếp lệ thuộc, chịu sự chi phối của chính quyền Trung ương.
- Rõ ràng, các chính quyền quân chủ đóng đô ở đây, từ quan niệm, cách đặt vấn đề, và trên hết là xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng của đô thị này đã thực hiện một cơ chế đặc biệt trong việc phân cấp hành chính cho khu vực kinh thành.
- Bước sang thế kỷ XIX, kinh đô chuyển vào Phú Xuân - Huế, thời kỳ đầu, khi vẫn còn duy trì khu vực hành chính lớn Bắc Thành, Thăng Long vẫn là thủ phủ của Bắc Thành, vẫn được coi là một khu vực đặc biệt (phủ) và giữ nguyên cơ chế đặc biệt trong việc phân cấp hành chính (trực tiếp phụ thuộc vào Bắc Thành).
- Về sau này, muộn nhất là từ Lê sơ trở đi, hình thành cơ cấu hành chính ba cấp là phủ, huyện và phường.
- Cơ cấu này không có khác biệt nào so với khu vực nông thôn.
- Tuy nhiên, về sau, khi khu vực nông thôn có thêm cấp tổng chen giữa cấp huyện và xã thành hệ thống hành chính bốn cấp (tính từ cấp phủ trở xuống), thì ở khu vực kinh đô vẫn giữ nguyên hệ thống hành chính ba cấp.
- Rõ ràng ở đây vẫn có sự khu biệt nhất định khu vực Kinh thành với các địa phương khác.
- Từ thế kỷ XIX, khi Kinh đô chuyển vào Phú Xuân - Huế, mặc dù thời kỳ đầu khi vẫn còn tồn tại Bắc Thành, cấp phủ vẫn được đối xử như một khu vực hành chính tương đối đặc biệt, nhưng trong cơ cấu các cấp hành chính thì Kinh thành xưa đã thực sự nông thôn hoá, với đầy đủ bốn cấp, từ phủ - huyện đến tổng - phường, trại, xã, thôn..
- Thứ ba, trong toàn bộ lịch sử thời kỳ trung đại, với vai trò Kinh đô, không gian lãnh thổ hành chính Kinh thành Thăng Long hầu như không thay đổi bao nhiêu.
- Tính chất ổn định về không gian lãnh thổ hành chính của khu vực Kinh thành trong suốt thời kỳ trung đại đem đến nhiều thuận lợi cho việc quản lý, đồng thời góp phần hình thành và ổn định sắc thái Thăng Long trên nhiều phương diện, nhất là về mặt văn hoá..
- iv Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.12..
- vii Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội,2006, tr.561..
- viii Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.538..
- ix Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.546.
- xii Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.575..
- xiii Lê triều chiếu lệnh thiện chính, sđd, tr.39..
- xvi Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.590..
- xvii Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.566..
- xix Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.590..
- xx Lê triều chiếu lệnh thiện chính, sđd, tr.77, 177..
- xxi Lê Chất, Bắc Thành địa dư chí, sđd, tr.24..
- xxiii Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.539..
- xxiv Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, sđd, tr.595-396..
- xxv Ở đây cần phân biệt “phường” trong tư cách đơn vị hành chính cấp cơ sở (tập trung chủ yếu ở kinh thành Thăng Long) với “phường” trong tư cách là một tổ chức phường hội nghề nghiệp tồn tại tương đối phổ biến trong dân gian..
- xxvi Một số văn bản điển chế và pháp chế Việt Nam, sđd, tr.149..
- xxvii Một số văn bản điển chế và pháp chế Việt Nam, sđd, tr.120..
- xxviii Một số văn bản điển chế và pháp chế Việt Nam, sđd, tr.632..
- xxix Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, sđd, tr.221.