« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu đề xuất xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện


Tóm tắt Xem thử

- HOÀNG THỊ NGỌC ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ ĐIỆN KỸ THUẬT THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: LÊ THANH NHU HÀ NỘI – 2010 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN .
- Tổng quan về quan điểm dạy học theo năng lực thực hiện .
- Quan điểm và sự phát triển của dạy học theo năng lực thực hiện ở một số nước trên thế giới .
- Ứng dụng và phát triển dạy học theo năng lực thực hiện ở Việt Nam .
- Khái niệm về năng lực thực hiện .
- Đặc điểm của đào tạo theo năng lực thực hiện .
- Mô tả năng lực của giáo viên dạy nghề trong đào tạo theo năng lực thực hiện .
- Tổng quan về chương trình đào tạo .
- Một số thuật ngữ về chương trình đào tạo .
- Quy trình xây dựng một chương trình đào tạo CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ ĐIỆN TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG NGHỀ .
- Đặc điểm của đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật .
- Thực trạng về nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật tại một số trường nghề .
- Trình độ sư phạm .
- Kỹ năng dạy học .
- Đánh giá về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật tại một số trường nghề CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ ĐIỆN KỸ THUẬT THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN .
- Đề xuất chương trình đào tạo .
- Mục tiêu đào tạo .
- Nội dung đào tạo .
- Phương pháp đào tạo .
- Tổ chức đào tạo .
- Đề xuất hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong chương trình đào tạo...61 3.2.1.
- Đề xuất hướng dẫn thực hiện dạy học năng lực phát triển đào tạo .
- Đề xuất hướng dẫn thực hiện dạy học năng lực tiến hành đào tạo .
- Đề xuất hướng dẫn thực hiện dạy học năng lực đánh giá người học .
- Ví dụ cụ thể khi thực hiện các năng lực phát triển đào tạo, tiến hành đào tạo và đánh giá người học trong dạy học chuyên ngành Điện kỹ thuật KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện” được hoàn thành bởi tác giả: Hoàng Thị Ngọc – Học viên lớp Cao học Sư Phạm Kỹ Thuật Điện – Khóa Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật – Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Hoàng Thị Ngọc 4 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật và Viện Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
- Lê Thanh Nhu, người trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn.
- Và tác giả cũng xin cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ tham gia giảng dạy lớp Cao học Sư Phạm Kỹ Thuật Điện khóa đã trang bị những kiến thức cần thiết và đóng góp ý kiến giúp tác giả hoàn thiện luận văn.
- Xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Sư Phạm Kỹ Thuật Điện khóa đã cung cấp thêm tư liệu, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
- Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010 Tác giả luận văn Hoàng Thị Ngọc 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, chữ viết tắt Ý nghĩa Bộ LĐ-TB&XH Bộ lao động, thương binh và xã hội GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVDN Giáo viên dạy nghề GVDNĐKT Giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật ILO Tổ chức Lao động Quốc tế KSA Kiến thức, kỹ năng và thái độ NLTH Năng lực thực hiện N/A Không sẵn sàng PPDA Phương pháp dự án RCC Các năng lực hiện có RPL Công nhận kết quả học tập trước đây THCN&DN Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 1.1 Bảng các đặc trưng cơ bản phân biệt giữa đào tạo theo năng lực thực hiện và đào tạo theo truyền thống 23 1.2 Bảng mô tả năng lực trong đào tạo giáo viên theo năng lực thực hiện 25 1.3 Bảng phạm vi áp dụng của năng lực 28 1.4 Bảng mức độ thể hiện của năng lực 28 2.1 Bảng thể hiện mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học nghề Điện 42 2.2 Bảng thể hiện mức độ sử dụng thường xuyên các phương tiện dạy học nghề Điện 43 2.3 Bảng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc I cho đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật tại một số trường nghề hiện nay 46 2.4 Bảng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc II cho đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật tại một số trường nghề hiện nay 47 3.1 Bảng chương trình đào tạo giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện 50 3.2 Bảng các thành tố năng lực của năng lực thiết kế đào tạo 51 3.3 Bảng các thành tố năng lực của năng lực phát triển đào tạo 54 3.4 Bảng các thành tố năng lực của năng lực tiến hành đào tạo 55 3.5 Bảng các thành tố năng lực của năng lực đánh giá người học 57 3.
- 6 Bảng các thành tố năng lực của năng lực đánh giá khóa học 58 3.7 Bảng phân phối thời lượng cho từng đơn vị năng lực 60 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình vẽ, đồ thị Nội dung Trang 1.1 Chức năng cơ bản của người giáo viên dạy nghề 24 1.2 Các năng lực cơ bản trong đào tạo giáo viên dạy nghề theo năng lực thực hiện 25 1.3 Đồ thị thể hiện việc đào tạo theo năng lực thực hiện 29 1.4 Quy trình xây dựng chương trình đào tạo 31 2.1 Biểu đồ thể hiện trình độ sư phạm của đội ngũ giáo viên dạy cao đẳng nghề Điện kỹ thuật 40 2.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giáo viên dạy cao đẳng nghề Điện kỹ thuật đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm 40 2.3 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học nghề Điện 42 2.4 Biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng thường xuyên các phương tiện dạy học nghề Điện 43 3.1 Hình vẽ thể hiện chu trình học tập thông qua trải nghiệm 73 8 MỞ ĐẦU 1.
- Lý do nghiên cứu đề tài 1.1.
- Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết trung ương hai khóa VIII xác định: “Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
- Vì vậy, cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, ngành giáo dục và đào tạo cần phải có những biện pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho phù hợp, đào tạo nghề phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo người học có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện công việc an toàn và hiệu quả tại nơi làm việc.
- Nâng cao chất lượng dạy nghề được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển dạy nghề trong giai đoạn trong đó yếu tố then chốt là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN).
- Theo quy định của Luật Dạy nghề, chuẩn của GVDN bao gồm chuẩn về chuyên môn, chuẩn về kỹ năng nghề, chuẩn về nghiệp vụ sư phạm [11].
- Từ năm 2007 đến nay chương trình dạy nghề đã chuyển sang cấu trúc theo các mô đun năng lực, tích hợp cả lý thuyết và thực hành nghề.
- Do vậy, giáo viên giảng dạy cũng phải đảm bảo dạy được cả lý thuyết và thực hành nghề.
- Theo thống kê của Tổng cục dạy nghề, hiện nay số giáo viên trong các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện dạy được cả lý thuyết và thực hành chỉ chiếm hơn 40%.
- giáo viên dạy lý thuyết hạn chế về kỹ năng nghề, giáo viên dạy 9 thực hành hạn chế về kiến thức chuyên môn [19].
- Đây là thách thức lớn đối với các cơ sở dạy nghề khi chuyển sang tổ chức dạy tích hợp.
- Để khắc phục tình trạng trên, việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GVDN trong đó có đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
- Lịch sử của vấn đề nghiên cứu Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy nghề nói chung và giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật (GVDNĐKT) nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua.
- Một số chuyên gia nước ngoài khi tư vấn về giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cho Việt Nam đã đưa ra: “Các nhà hoạch định chính sách bao giờ cũng nên ưu tiên cho vấn đề cải thiện chất lượng giáo viên và coi đây là vấn đề nổi cộm nhất mà hệ thống phải đối đầu” [8].
- Một số công trình của Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề của các tác giả Nguyễn Hùng Sinh, Trần Ngọc Chuyên, Hoàng Xuân Quý .
- của các tác giả Vũ Thanh Bình, Đinh Công Thuyến, Hoàng Ngọc Phi đã đi sâu nghiên cứu về mô hình người giáo viên dạy nghề và mô hình đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trường đào tạo giáo viên dạy nghề, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, đại học sư phạm kỹ thuật,.
- Từ năm 1987, Bộ Giáo Dục – Đào Tạo đề ra chương trình cho ngành chuyên nghiệp – dạy nghề, chương trình chú trọng tổ chức bồi dưỡng giáo viên chủ yếu về sư phạm kỹ thuật.
- Tới nay đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên kỹ thuật cho các trường nghề như.
- Đề tài B Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và giáo viên dạy nghề” do tác giả Phạm Đình Nghị làm chủ nhiệm.
- Hội thảo Đào tạo và Bồi dưỡng giáo viên dạy nghề do Tổng cục dạy nghề tổ chức tại Hà Nội tháng 3/1999.
- Hội thảo đã tập trung vào nêu các biện pháp 10 xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên kỹ thuật cho các trường trung học chuyên nghiệp – dạy nghề nói chung.
- Một số luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Thạc sĩ sư phạm kỹ thuật trong những năm gần đây về các giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề.
- Mặc dù vậy song việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kỹ thuật cho các trường nghề vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, đòi hỏi phải có nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp sát hợp và hữu hiệu, trong đó đặc biệt là tìm ra các mô hình thích hợp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ này.
- Như vậy, với các lý do: Ở Việt Nam hiện nay việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật còn nhiều bất cập.
- vấn đề bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên này được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhưng kết quả đạt được chưa giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại.
- từ năm 2007 đến nay, chương trình dạy nghề Điện kỹ thuật đã chuyển sang cấu trúc theo các mô đun năng lực đòi hỏi giáo viên có khả năng dạy tích hợp cả lý thuyết lẫn thực hành và nhu cầu đào tạo người học có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện công việc an toàn và hiệu quả tại nơi làm việc thì việc nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện” là rất cần thiết nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên.
- Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tiến hành đề xuất xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện nhằm trang bị cho các giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để có thể đào tạo và đánh giá người học dựa trên năng lực thực hiện trong lĩnh vực mà họ đã có trình độ và kinh nghiệm chuyên môn.
- từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề .
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy hệ cao đẳng nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện.
- Giả thuyết khoa học Nếu giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo năng lực thực hiện thì sẽ giúp họ sử dụng phương thức dạy học dựa trên năng lực thực hiện trong thực tiễn nghề nghiệp của họ, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng dạy học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện.
- Đánh giá thực trạng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật tại một số trường nghề.
- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện để chuẩn hóa, nâng cao trình độ.
- Phương pháp nghiên cứu 6.1.
- Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện.
- Chương 2: Đánh giá thực trạng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật tại một số trường nghề.
- Chương 3: Đề xuất xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên dạy nghề Điện kỹ thuật theo năng lực thực hiện.
- 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN 1.1.
- Tổng quan về quan điểm dạy học theo năng lực thực hiện 1.1.1.
- Quan điểm và sự phát triển của dạy học theo năng lực thực hiện ở một số nước trên thế giới Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, công cuộc đổi mới giáo dục, nhất là công tác đào tạo nghề nghiệp ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đang từng bước tiến bộ và phát triển.
- Trong bối cảnh đó, dạy học nghề nghiệp là một quá trình trực tiếp thực hiện mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Mặt khác, muốn đạt mục tiêu về đào tạo nghề nghiệp, đào tạo người học sau khi ra trường hành được nghề thì giáo viên dạy nghề phải có đủ năng lực thực hiện trong quá trình đào tạo.
- Muốn vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên dạy nghề phải hoàn thiện nội dung và phương pháp dạy học theo năng lực thực hiện.
- Từ đó, sẽ thực hiện được việc dạy “cách học” và dạy “cái người học cần”.
- Ở thế kỷ thứ XVII, nhà giáo dục danh tiếng nhất châu Âu là John Ames Comenius đặt ra cơ sở đầu tiên của khoa học sư phạm.
- Với những công trình nghiên cứu về dạy học như tác phẩm “Great Didactic.
- Dạy học bằng tranh ảnh.
- Nghệ thuật của dạy học là tác phẩm đóng góp to lớn vào lý luận phương pháp dạy và học theo năng lực thực hiện.
- Các công trình nghiên cứu ở Đức cũng như ở một số nước khác đã đề cập tới vấn đề tổ chức lao động khoa học và tối ưu hóa quá trình dạy học nghề nghiệp theo xu hướng tập luyện thành thục những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản nhất.
- Cho đến nay, công tác đào tạo nghề nghiệp ở Cộng hòa Liên bang Đức phát triển mạnh và ngày càng hoàn chỉnh.
- Trong dạy nghề người ta đều dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế của từng lĩnh vực kinh tế để hoạch định chiến lược đào tạo.
- Bởi vậy, mục tiêu của đào tạo là “dạy cái người học cần” để người học “hành nghề”.
- Tiêu biểu của hình thức này ở Cộng hòa Liên bang Đức là đào tạo theo mô đun kỹ năng hành nghề – một hình thức cơ bản của đào tạo nghề dựa theo năng lực thực hiện.
- Cho đến những năm 1920 ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu đã đi vào nghiên cứu kỹ năng thực hành trong giảng dạy cho sinh viên các trường sư phạm.
- Tiêu biểu là các công trình của Gutsev, Ivanov, Socolov,… Đến những năm 1960, vấn đề nghiên cứu trên mới trở thành hệ thống lý luận dạy học theo năng lực thực hiện và được đưa vào vận dụng rộng rãi trong thực tế như công trình của F.N.Gonobolia, N.V.Bondyrev, N.V.Kuzmina.
- Vào những năm 1970, các nhà khoa học giáo dục Nga đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về dạy học nghề nghiệp theo năng lực, dạy 15 sản xuất theo kỹ năng thực hành như I.Batrisep, M.N.Babanxky và đã đúc rút thành lý luận dạy học theo năng lực – một lý luận dạy học trên cơ sở năng lực thực hiện dạy của thầy và năng lực thực hiện học của trò.
- Ở nước Mỹ, các hoạt động đào tạo nghề nghiệp rất phát triển.
- Ngay từ những năm 1970 của thế kỷ XX, nhiều trường cao đẳng, đại học ở Mỹ đã đi sâu nghiên cứu đào tạo dựa vào năng lực thực hiện, đồng thời đưa vào sử dụng thành các mô đun kỹ năng nghề trong đào tạo giáo viên kỹ thuật nghề nghiệp.
- Cùng với việc sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học, giảng viên phải cung cấp những biện pháp thực hiện cụ thể tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học.
- Cũng như nhiều nước Bắc Âu, Canada phát triển mạnh loại hình đào tạo nghề theo mô đun kỹ năng nghề.
- Kết hợp với đào tạo đội ngũ giáo viên kỹ thuật theo xu hướng phát huy năng lực tiềm ẩn sẵn có của người học và những tiêu chí công việc của người học sẽ thực hiện.
- Đặc biệt là vào những năm 1980, ở Mỹ và Canada, từ những vấn đề nghiên cứu, đã từng bước ứng dụng rộng rãi việc đào tạo nghề nghiệp dựa theo khả năng thực hiện nhiệm vụ của người học sau khi tốt nghiệp.
- Từ đó, Canada đã sớm xây dựng các chuẩn quốc gia về đào tạo nghề nghiệp.
- Ở Australia, với nhiều loại hình và phương thức đào tạo khác nhau cũng đã nhanh chóng đi đến các chuẩn quốc gia về đào tạo nghề nghiệp.
- Họ tích cực nghiên cứu và áp dụng các giáo trình về lý luận và thực hành theo năng lực thực hiện của Mỹ vào các trường cao đẳng nghề và các trường đại học rất hiệu quả.
- Để nâng cao kỹ năng thực hành trong đào tạo nghề nghiệp cho người học, ngay từ năm 1955 tổ chức UNESCO đã rất coi trọng các phương thức đào tạo mang tính kỹ năng nghề cao như phương thức đào tạo theo mô đun.
- Tiêu biểu trong giai đoạn này có công trình nghiên cứu của các tác giả David Warwich và Os Donnel.
- Họ đã khẳng định hiệu quả của phương thức đào tạo dựa theo năng lực thực hiện trong

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt