« Home « Kết quả tìm kiếm

Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy mô đun thực hành trang bị điện cho hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy mô đun thực hành trang bị điện cho hệ cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh.
- Lý do chọn đề tài : Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực là : Có trình độ văn hóa, có vốn hiểu biết về khoa học kỹ thuật, có tay nghề và đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề cao.
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên sẽ sử dụng các PPDH tích cực để người học chiếm lĩnh được kiến thức một cách có hiệu quả nhất, do đó để bài giảng trực quan, sinh động khi giảng dạy mô đun Thực hành trang bị điện, giúp SV lĩnh hội kiến thức một cách đơn giản và có hiệu quả cao nhất, vì vậy tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài :‘‘Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy mô đun Thực hành trang bị điện cho hệ cao đẳng nghề tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Sử dụng các PPDH tích cực để xây dựng bài giảng và giảng dạy cho một số phần của mô đun Thực hành trang bị điện chuyên ngành Điện công nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng nghề tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh -Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học mô đun Thực hành trang bị điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh - Đối tượng nghiên cứu: PPDH, phương tiện dạy học, nội dung khoa học của môn học .
- Thiết kế bài giảng sử dụng PPDH tích cực cho mô đun thực hành trang bị điện - Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng “phương pháp dạy học tích cực” vào hoạt động dạy học mô đun Thực hành trang bị điện tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh (PP động não, PP nêu và giải quyết vấn đề).
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Chương 1: Tác giả đã hệ thống hoá một số vấn đề về cơ sở lý luận của sử dụng PPDH tích cực trong dạy thực hành như: Triết học, giáo dục học, PPDH và PPDH tích cực, phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện dạy học, điều kiện sử dụng hiệu quả bài giảng sử dụng PPDH tích cực.
- Chương 2: Tác giả đã đánh giá thực trạng sử dụng PPDH tích cực tại trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh, phân tích mục tiêu và nội dung chương trình của mô đun Trang bị điện đào tạo trình độ cao đẳng nghề.
- Chương 3: Tác giả đã thiết kế bài giảng mô đun thực hành trang bị điện sử dụng PPDH tích cho 3 bài học: “Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc quay một chiều bằng KĐT đơn”, “Lắp ráp mạch điện điều khiển động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc quay hai chiều bằng KĐT kép.
- “Lắp đặt mạch điện khởi động động cơ điện KĐB 3 pha rô to lồng sóc bằng phương pháp đổi nối sao - tam giác ( áp dụng nguyên tắc thời gian.
- Phương pháp nghiên cứu: Tác giả tiến hành sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp toạ đàm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm e.
- Kết luận: Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về dạy học sử dụng PPDH tích cực và đánh giá thực trạng về dạy học mô đun trang bị điện của nghề điện công nghiệp ở Trường Cao đẳng nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh.
- Trên cơ sở đó đã vận dụng triết lý và nguyên tắc của sử dụng PPDH tích cực để xây dựng bài giảng và giáo án cho 3 bài học của mô đun trang bị điện.
- Đã thực nghiệm sư phạm 3 bài giảng này và lấy ý kiến của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm về chất lượng cũng như hiệu quả dạy học.
- Kết quả cho thấy việc áp dụng dạy học sử dụng PPDH tích cực cho môn thực hành trang bị điện tại Trường CĐN kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh là cần thiết và khả thi, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt