« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng sư phạm tương tác trong dạy học môn Lạnh cơ bản tại Trường trung cấp nghề hội cựu chiến binh.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: “Ứng dụng sư phạm tương tác trong dạy học môn Lạnh cơ bản tại Trường trung cấp nghề hội cựu chiến binh ” Tác giả luận văn: Đỗ Thị Thu Hường Khóa: CH2012B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài Sự phát triển nhanh chóng của xã hội, đặc biệt là khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi mục tiêu đào tạo của nhà trường dẫn đến yêu cầu về sự đổi mới các yếu tố cấu thành nên quá trình dạy học, trong đó có phương pháp giáo dục.
- Đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo phải “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình giáo dục đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” [1].
- Một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách giáo dục là đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
- Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian qua ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực như xây dựng đổi mới chương trình đào tạo, áp dụng phương pháp giáo dục chủ động với triết lý lấy người học làm trung tâm và biên soạn lại sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy để đảm bảo truyền tải được những nội dung mới và thực hiện được theo phương pháp mới.
- Trong những năm gần đây, dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác là xu hướng lựa chọn hàng đầu của việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Hình thức dạy học này mang đến cho người học một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng thông qua các hoạt động được thiết kế bởi người dạy.
- Môn học „”Lạnh cơ bản” là môn học được giảng dạy cho chuyên ngành Điện lạnh của tất cả các trường CĐN và TCN nói chung và của trường TCN Hội CCB VN nói riêng.
- Việc ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn học này nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường TCN vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
- Thực tiễn dạy học môn học này cho thấy về phương pháp dạy học bên cạnh những thành công còn có một số bất cập nhất định.
- Số đông giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường, điều kiện cho học sinh – sinh viên hoạt động lĩnh hội tri thức, còn coi trọng lối truyền thụ một chiều theo kiểu “Máy phát” (người dạy) “Máy nhận” (người học), chưa chú trọng dẫn đến việc tạo điều kiện, cơ hội hứng thú để học sinh phát huy hết khả năng của mình làm cho các em thụ động lĩnh hội tri thức, hạn chế tính tích cực nhận thức, tư duy sáng tạo của học sinh, làm cho các em khó thích nghi với cuộc sống muôn màu muôn vẻ của xã hội sau này.
- Hơn nữa sự bùng nổ thông tin của nền kinh tế tri thức làm cho trình độ nhận thức của học sinh – sinh viên hiện nay ngày càng cao hơn trình độ học sinh – sinh viên cùng lứa tuổi trước đây.
- Vì vậy nhà trường phải rèn luyện cho học sinh – sinh viên tính tích cực, năng động, sáng tạo bằng cách sớm chuyển sang phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh – sinh viên thông qua việc tổ chức cho các em hoạt động học tập và giao lưu, hợp tác với bạn với thầy để lĩnh hội kiến thức một cách sáng tạo, chủ động.
- Quan điểm sư phạm tương tác đã đề ra chiến lược dạy học có khả năng đáp ứng được yêu cầu trên.
- Đó chính là lý do khiến tác giả chọn đề tài nghiên cứu.
- Ứng dụng sư phạm tương tác trong dạy học môn Lạnh cơ bản tại trường TCN Hội CCB VN”.
- Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu a.
- Mục đích nghiên cứu Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn “Lạnh cơ bản” tại các trường TCN nói chung và trường TCN Hội CCB VN nói riêng thông qua việc áp dụng quan điểm sư phạm tương tác một cách hợp lý.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn “Lạnh Cơ Bản” tại trường TCN Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam c.
- Phạm vi nghiên cứu Ứng dụng sư phạm tương tác trong dạy học môn “Lạnh Cơ Bản” tại Trường trung cấp nghề Hội Cựu Chiến Binh.
- Tóm tắt nội dung - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm sư phạm tương tác - Đánh giá thực trạng và tổ chức dạy học tại Trường trung cấp nghề Hội Cựu Chiến Binh.
- Soạn giáo án theo sư phạm tương tác và giảng dạy theo sư phạm tương tác tại nhà trường.
- Đánh giá kết quả đạt được sau khi giảng dạy theo quan điểm sư phạm tương tác trong Trường trung cấp nghề Hội Cựu Chiến Binh.
- Tổng quan được cơ sở lý luận về quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học + Hệ thống hoá được quy trình dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác - Về thực tiễn.
- Đánh giá được thực trạng dạy học tại Trường trung cấp nghề Hội Cựu Chiến Binh + Xây dựng được giáo án theo quan điểm sư phạm tương tác + Đã thực nghiệm quan điểm sư phạm tương tác vào giảng dạy môn Lạnh cơ bản tại nhà trường.
- Và đánh giá được kết quả đạt được khi áp dụng sư phạm tương tác này.
- Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong công việc là.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- phân tích, tổng hợp các kiến thức lý luận về sư phạm tương tác.
- Phương pháp quan sát, điều tra: tìm hiểu thực tiễn việc dạy học môn “Lạnh cơ bản” tại trường TCN Hội CCB VN.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Nhằm xác định tính khả thi và ưu việt ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn “Lạnh Cơ Bản” tại các trường nghề.
- Phương pháp thống kê toán học + Nhằm sử lý kết quả thu được qua thực nghiệm 6.
- Kết luận Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi rút ra những kết luận sau: 1-Ngày nay, trong xu hướng đổi mới giáo dục, các trường TCN nói chung và trường TCN Hội CCB VN nói riêng luôn lấy học sinh làm nhân vật trọng tâm.
- Kết quả học tập của học sinh được đánh giá cao không chi ở mức độ hoạt động nhận thức cá nhân mà còn là mức độ hoạt động của cá nhân trong sự tương tác với nhóm.
- Vì vậy việc tổ chức dạy – học không những huy động được phương pháp nhận thức cá nhân mà còn cả cách thức giao tiếp, nhận thức của người học vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Quan điểm sư phạm tương tác với tư cách là một chiến lược dạy học tiến bộ khi được sử dụng trong quá trình dạy học môn Lạnh cơ bản ở các trường TCN có chuyên ngành Điện – Điện lạnh là hoàn toàn có khả năng làm được điều đó bởi: Sự lĩnh hội các kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp của học sinh là kết quả của hoạt động nhận thức cá nhân và sự cọ sát giữa cá nhân với tập thể dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên.
- Không những thế nó còn hình thành ở học sinh bản lĩnh để giải quyết các vấn đề trong một xã hội thu nhỏ (lớp, nhóm) và khả năng thích nghi trong môi trường tập thể.
- 2- Phương pháp sư phạm tương tác khi được sử dụng trong quá trình dạy học môn Lạnh cơ bản trong các trường TCN có ngành Điện - Điện lạnh được thể hiện thông qua phương pháp dạy học thảo luận nhóm, đàm thoại, phương pháp dạy học thực hành, trò chơi học tập với các hình thức dạy học theo nhóm, cá nhân nên việc nẵm vững kỹ thuật tổ chức học tập theo nhóm, cơ sở vật chất đặc biệt là chất lượng của vấn đề đưa ra thảo luận, chất lượng của trò chơi có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định hiệu quả của phương pháp sư phạm này.
- Tuy nhiên trong quá trình dạy học môn Lạnh cơ bản trong các trường TCN có ngành Điện – Điện lạnh giáo viên không chỉ sử dụng một, hai phương pháp dạy học mà sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau.
- Do đó phải tùy theo mức độ, tính chất của bài học mà xác định thời điểm thích hợp để vận dụng sư phạm tương tác vào quá trình dạy học.
- Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học môn Lạnh cơ bản.
- 3- Qua quá trình khảo sát thực tế tác giả nhận thấy ở các trường TCN có nganh Điện – Điện lạnh còn chưa thực sự quan tâm tới việc sử dụng phương pháp sư phạm tương tác mà còn rất mơ hồ về phương pháp này.
- Do đó, hiệu quả đem lại không cao, chưa gây hứng thú cho học sinh trong khi các em hoàn toàn có khả năng thích ứng với sư phạm tương tác.
- Và qua thực nghiệm sư phạm tác giả đã kiểm chứng được tính khả thi của đề tài.
- Quá trình nghiên cứu tác giả đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra đó là.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn “Lạnh cơ bản” tại các trường TCN nói chung và trường TCN Hội CCB VN nói riêng thông qua việc áp dụng quan điểm sư phạm tương tác.
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về sư phạm tương tác trong dạy học môn “Lạnh cơ bản” tại Trường TCN Hội CCB VN.
- Ứng dụng lý luận và quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn “Lạnh cơ bản”.
- Đưa ra các kiến nghị, đề xuất góp phần nâng cao ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và ưu việt của việc dạy học môn “Lạnh cơ bản” dựa trên quan điểm sư phạm tương tác.
- Nếu ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác một cách phù hợp vào việc dạy học môn “Lạnh cơ bản” thì có thể nâng cao chất lượng và hứng thú học tập của học sinh thuộc hệ TCN trường TCN Hội CCB VN.
- Sau khi đưa sư phạm tương tác vào ứng dụng dạy tại Trường trung cấp nghề Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam thì thấy chất lượng đào tạo được nâng cao.
- Do đó ban lãnh đạo nhà trường đã và đang ủng hộ và khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp này trong giảng dạy tại nhà trường.
- -Sau khi nghiên cứu về ứng dụng của sư phạm tương tác và áp dụng vào giảng dạy môn “Lạnh cơ bản”.
- Tác giả đã đóng góp được bài báo với tiêu đề: “Các tương tác và các liên đới trong việc sử dụng sư phạm tương tác trong dạy học”.
- Kiến nghị Dựa trên những kết luận đã nêu ở trên, tác giả xin mạnh dạn có những kiến nghị và đề xuất như sau: 1-Nhà trường nên bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật và phát triển khả năng sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại cho giáo viên.
- 2- Khuyến khích động viên các giáo viên biên soạn bài và giảng dạy với các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại.
- 4 – Cần có các hình thức khuyến khích, động viên, thậm chí là bắt buộc các giáo viên cập nhật việc sử dụng và làm chủ được hệ thống máy tính, một công cụ phục vụ rất đắc lực cho việc xây dựng bài giảng.
- 5 – Thường xuyên nâng cấp, đầu tư hệ thống thiết bị phụ vụ đào tạo và giảng dạy, nhất là đồ dùng và phương tiện dạy học tạo điều kiện cho việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là ứng dụng quan điểm dạy học tương tác

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt