« Home « Kết quả tìm kiếm

Xây dựng một số bộ thí nghiệm cho môn học Kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN NGỌC VĂN XÂY DỰNG MỘT SỐ BỘ THÍ NGHIỆM CHO MÔN HỌC KỸ THUẬT VI ĐIỀU KHIỂN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƢƠNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƢ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ HÀ NỘI 2015 2 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Xây dựng một số bộ thí nghiệm cho môn học Kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.
- Tác giả luận văn: Nguyễn Ngọc Văn Khóa: 2012B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài 1.1.
- Nhiệm vụ và đặc trưng của môn học kỹ thuật vi điều khiển Nhiệm vụ cơ bản của môn học Kỹ thuật vi điều khiển áp dụng cho đối tượng người học là sinh viên hệ cao đẳng chuyên nghiệp chính quy, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử, tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.
- Nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc phần cứng và lập trình phần mềm cho bộ vi điều khiển AT89C51/52.
- Từ đó sinh viên biết cách lựa chọn, ghép nối phần cứng và sử dụng ngôn ngữ lập trình Assembler cho một số các nhiệm vụ đơn giản.
- Đây là môn học kiến thức chuyên ngành bắt buộc trong chương trình đào tạo của trường.
- Đặc trưng cơ bản của môn học kỹ thuật vi điều khiển là tính ứng dụng.
- Một số các thiết bị điện trong dân dụng cũng như trong công nghiệp đều phải sử dụng đến vi điều khiển.
- Các hệ thống điều khiển tự động như: cửa tự động, thang máy nâng hàng, đèn quảng cáo…đều có thể sử dụng vi điều khiển.
- Vi điều khiển gần gũi với đời sống con người, khi học song người học có thể ứng dụng ngay vào các sản phẩm của họ.
- Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có các thiết bị thí nghiệm vi điều khiển, nhằm giúp sinh viên hình thành một số kỹ năng cơ bản về vi điều khiển, thông qua các bài tập trên bộ thí nghiệm.
- Thực trạng dạy và học môn kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương là một cơ sở đào tạo công lập có uy tín.
- Tuy nhiên ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử lại là một ngành non trẻ.
- Vì vậy ngay từ ban đầu nhà trường đã xác định đào tạo theo định hướng ứng 3 dụng.
- Nhà trường đã triển khai xây dựng chương trình đào tạo, đầu tư các thiết bị thí nghiệm hiện đại nhằm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
- Đối với môn học kỹ thuật vi điều khiển hiện nay nhà trường đang đào tạo khóa sinh viên đầu tiên.
- Do đó chương trình và các thiết bị thí nghiệm vẫn còn khiêm tốn.
- Việc xây dựng một số bộ thí nghiệm cho môn học này sẽ góp phần hoàn thiện nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.
- Nhà trường cũng đã trang bị được một số thiết bị thí nghiệm cho môn học kỹ thuật vi điều khiển nhưng các thiết bị này thường ở dạng tích hợp tất cả trong một, tức là nhiều bộ thí nghiệm được làm cùng trên một mạch.
- Các thiết bị được đầu tư đã lạc hậu, một số kiến thức mới như điều khiển màn hình LCD, điều khiển Led matrix chưa được cập nhật.
- Khi thực hành thí nghiệm thì sinh viên không tập chung được vào một bài học mà bị phân tán vào những thiết bị khác không được dùng trong bài học.
- Giảng viên khó phân tích công việc cho sinh viên tự làm thí nghiệm.
- Hệ thống bài tập kèm theo các bộ thí nghiệm tích hợp này chưa phù hợp với trình độ đào tạo tại Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Trung ương.
- Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Xây dựng một số bộ thí nghiệm cho môn học kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương”.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.
- Mục đích Xây dựng một số bộ thí nghiệm cho môn học Kỹ thuật vi điều khiển có cập nhật các thiết bị thí nghiệm mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trương Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.
- Nhiệm vụ - Nghiên cứu những kiến thức khoa học liên quan tới kỹ thuật vi điều khiển.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số bộ thí nghiệm cho môn học kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.
- Đối tƣợng nghiên cứu 4 - Chương trình môn học kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.
- Các kiến thức lý thuyết về phương pháp dạy học bằng làm thí nghiệm - Các điều kiện để thiết kế chế tạo một số bộ thí nghiệm cho môn học kỹ thuật vi điều khiển: Các phương tiện sử dụng, các phần mềm liên quan… 4.
- Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả * Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Thiết kế, chế tạo một số bộ thí nghiệm cho môn học kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương Chương 3: Khai thác và đánh giá các bộ thí nghiệm * Đóng góp mới của tác giả - Về lý luận + Khái quát được các vấn đề chung về giáo dục bậc học Cao đẳng ở Việt Nam hiện nay.
- Tổng hợp được các vấn đề về phương pháp dạy học bằng thí nghiệm và vai trò của các bộ thí nghiệm trong dạy học kỹ thuật.
- Về thực tiễn + Tìm ra được hướng phát triển thiết bị giáo dục tự làm cho Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.
- Cụ thể là môn học kỹ thuật vi điều khiển, giảm được chi phí đầu tư cho thiết bị, khuyến khích giáo viên tham gia tự làm thiết bị giáo dục.
- Thiết kế, chế tạo thành công một số bộ thí nghiệm vi điều khiển cho môn học kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.
- Xây dựng được hệ thống bài tập đồng bộ với các bộ thí nghiệm đã chế tạo.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp sau đây để nghiên cứu luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: dựa trên các thông tin khoa học có liên quan đến đề tài.
- Thu thập các tài liệu, phân tích đánh giá, tổng hợp sau đó phân tích trên cơ sở lý thuyết để làm cơ sở xây dựng đề tài.
- 5 - Phương pháp khảo sát: trên cơ sở dựa vào kết quả quan sát thực tiễn tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức giảng dạy trên lớp thực nghiệm và lớ đối chứng từ đó để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
- Kết luận Với thực trạng của giáo dục đại học Việt Nam nói chung, thực trạng đào tạo môn học kỹ thuật vi điều khiển tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TW nói riêng, tác giả đã đưa ra một giải pháp để góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề thiếu thiết bị thực hành, thí nghiệm trong các Trường Cao đẳng.
- Khẳng định được tính khả thi của việc giảng viên tự thiết kế và chế tạo được các bộ thí nghiệm cho môn học kỹ thuật vi điều khiển với giá thành thấp hơn nhiều so với thiết bị nhập ngoại.
- Tác giả cũng đã chế tạo thử nghiệm được một số bộ thí nghiệm như: bộ thí nghiệm về đèn led đơn, led matrix, ghép nối bàn phím và màn hình LCD.
- Ngoài ra trong đề tài này tác giả còn thiết kế thành công các bộ thí nghiệm về led 7 thanh, điều khiển động cơ bước.
- Đặc biệt trong đề tài này tác giả cũng đã xây dựng được một hệ thống bài thí nghiệm kèm theo bài tập để khai thác hiệu quả các bộ thí nghiệm đã thiết kế và chế tạo.
- Các bộ thí nghiệm trên đều được tác giả tiến hành dạy thử nghiệm tại Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung ương với lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Chứng tỏ được hiệu quả của các bộ thí nghiệm đã chế tạo là rất tốt.
- Ngoài ra tác giả cũng mời các Giảng viên trong Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TW đánh giá và cùng góp ý trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
- Các kết quả thăm dò ý kiến Sinh viên và Giảng viên cùng tham gia thực nghiệm sư phạm với tác giả đều đánh giá cao hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
- Kiến nghị Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả có kiến nghị với Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TW: 6 - Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử.
- Cần khuyến khích các giảng viên tích cực nghiên cứu, đề xuất các phương án xây dựng các bộ thí nghiệm cho các môn học.
- Từ đó có phương án tiến hành thiết kế, chế tạo thêm các bộ thí nghiệm phục vụ giảng dạy.
- Cho phép áp dụng các bộ thí nghiệm vi điều khiển tác giả đã thiết kế, chế tạo cùng với hệ thống bài thí nghiệm, bài tập vào giảng dạy tại trường.
- Cho tác giả tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển đề tài với số lượng nhiều bộ thí nghiệm hơn

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt