« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy mô đun Kỹ thuật số nghề Điện tử Dân dụng tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy mô đun Kỹ thuật số nghề Điện tử Dân dụng tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Tác giả luận văn: Trần Thúy Hằng Khóa: 2011B Người hướng dẫn: TS.
- Lý do chọn đề tài - Sự phát triển của khoa học công nghệ đang dần bước sang một giai đoạn mới, cùng với đó là những yêu cầu ngày càng cao về đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật.
- Từ những yêu cầu thực tế ấy, việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ tất yếu trong các nhà trường hiện nay, đặc biệt là các trường dạy nghề.
- Đổi mới phương pháp dạy học phải được triển khai đồng bộ từ trang thiết bị phục vụ giảng dạy đến nội dung chương trình đào tạo.
- Việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường dạy học đa phương tiện để nâng cao hiệu quả giảng dạy nghề Điện tử tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà nội đang ngày càng đạt được hiệu quả cao và đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Nhà trường 2.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích: Nhằm phát huy tối đa hiệu quả của việc dạy học tích hợp, hướng người học phát triển tư duy sáng tạo, tích cực chủ động trong học tập.
- đồng thời áp dụng và khai thác một số phần mềm đồ họa, trình diễn thiết kế bài giảng điện tử, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy nghề Điện tử tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các phần mềm đồ họa chuyên ngành ứng dụng vào giảng dạy mô đun Kỹ thuật số cho sinh viên trình độ đào tạo cao đẳng nghề chuyên ngành Điện tử tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội  Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử để giảng dạy tích hợp mô đun Kỹ thuật số nghề Điện tử Dân dụng tại Trường CĐNCN Hà Nội.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả - Chương 1: Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích hợp và xây dựng bài giảng điện tử.
- Chương 2:Thực trạng giảng dạy mô đun Kỹ thuật số tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
- Chương 3: Thiết kế bài giảng điện tử mô đun Kỹ thuật số tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - Chương 4: Thực nghiệm sư phạm 4.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến đánh giá, tư vấn từ các GV giảng dạy lâu năm nghề Điện tử, phỏng vấn SV hệ cao đẳng nghề Điện tử đã ra trường, đúc rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch dạy học và xây dựng đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và tổng hợp kinh nghiệm bản thân từ thực tiễn quá trình giảng dạy MĐ Kỹ thuật số cho đối tượng là SV Cao đẳng nghề Điện tử.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức lên lớp áp dụng thực tế bài giảng điện tử vào giảng dạy, lấy ý kiến thăm dò người học và lấy kết quả đánh giá kiểm chứng của GV trong Tổ môn Điện tử.
- Kết luận Việc ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng điện tử để giảng dạy mô đun Kỹ thuật số là một sự tiếp cận và đổi mới PPDH.
- Trong quá trình nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
- Xây dựng cơ sở lý luận dạy học tích hợp.
- Ứng dụng CNTT đưa BGĐT vào giảng dạy cho mô đun Kỹ thuật số cho hệ cao đẳng nghề tại các trường Cao đẳng nghề nói chung, đặc biệt là tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
- Khắc phục được những mặt còn hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống khi dạy học mô đun Kỹ thuật số trước đây.
- Việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học tích hợp giúp minh họa một cách trực quan hóa và cụ thể hóa, giúp học sinh hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và đặc biệt có khả năng phát triển tư duy sáng tạo của người học thông qua việc phát hiện các mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài cũng như liên hệ thực tế dễ dàng hơn, từ đó nâng cao hứng thú nhận thức của người học.
- Trước nhu cầu thực tế đó, tôi đã thực hiện đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy Mô đun Kỹ thuật số tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội”.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã đáp ứng tốt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt