« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu xây dựng nền tảng đám mây mã nguồn mở cho phép triển khai và cấu hình phần mềm như một dịch vụ trên các đám mây IAAS khác nhau


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu xây dựng nền tảng đám mây mã nguồn mở cho phép triển khai và cấu hình phần mềm như một dịch vụ trên các đám mây IaaS khác nhau.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Điện toán đám mây là một giải pháp toàn diện cung cấp công nghệ thông tin như một dịch vụ.
- Có ba dạng dịch vụ đám mây là: hạ tầng (IaaS), nền tảng (PaaS), dịch vụ (SaaS).
- Khi sử dụng IaaS, người dùng buộc phải trở thành nhà quản trị hệ thống.
- PaaS giúp nhà phát triển phần mềm mang ứng dụng tiếp cận người dùng cuối nhanh hơn.
- Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, họ cần một giải pháp để dễ dàng triển khai phần mềm tới người dùng cuối.
- Tuy nhiên PaaS lại gây ra vấn đề bó buộc về giải pháp công nghệ cho các nhà lập trình, họ bị phụ thuộc vào dịch vụ của nhà cung cấp, hạn chế về nền tảng triển khai.
- Do đó, tác giả tập trung nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm một giải pháp dịch vụ nền tảng đám mây (PaaS) mã nguồn mở.
- b) Mục đích nghiên cứu luận văn Cung cấp một giải pháp dịch vụ nền tảng đám mây (PaaS) mã nguồn mở, cho phép người dùng có thể triển khai trên các hạ tầng IaaS, sau đó cung cấp dịch vụ cho bên thứ ba (những nhà phát triển phần mềm, lập trình viên) tạo ra ứng dụng SaaS.
- Họ có thể tự do chỉnh sửa mã nguồn, tự tạo các nền tảng (platform) khác nhau theo nhu cầu sử dụng.
- Chương 01: Tổng quan điện toán đám mây Tổng quan về điện toán đám mây, phân loại và những lợi ích điện toán đám mây mang lại.
- Những yêu cầu cần thực hiện trong luận văn, phạm vi và giới thiệu các công nghệ sử dụng.
- Chương 02: Phân tích, thiết kế hệ thống Phân tích yêu cầu chức năng một nền tảng PaaS cung cấp cho người sử dụng, từ đó đề xuất ra giải pháp nền tảng mã nguồn mở, sau đó tác giả đi vào thiết kế tổng thể, thiết kế chức năng, cơ sở dữ liệu hệ thống cần đáp ứng.
- Chương 03: Kết quả đạt được Xây dựng nền tảng PaaS, cài đặt thử nghiệm trên hạ tầng IaaS.
- Tiến hành phân tích đánh giá hiệu năng khởi tạo máy ảo của hệ thống để chứng minh tính khả thi của giải pháp PaaS theo hai cách: sử dụng snapshot và khởi chạy shellscripts.
- d) Phương pháp nghiên cứu 2 B1: Nghiên cứu lý thuyết tổng quan về điện toán đám mây và nền tảng PaaS B2: Phân tích yêu cầu nền tảng mã nguồn mở cần cung cấp B3: Xây dựng nền tảng sử dụng công nghệ JavaServer Faces, Python APIs B4: Triển khai thử nghiệm trên hạ tầng IaaS (cài đặt OpenStack) B5: Đánh giá hiệu năng khởi tạo máy ảo và cài đặt phần mềm dịch vụ.
- Đề tài đã tổng hợp những khái niệm cơ bản lý thuyết về điện toán đám mây, các mô hình dịch vụ và triển khai, những ưu điểm mà điện toán đám mây mang lại cho người sử dụng, bên cạnh là những nhược điểm của nó.
- Tác giả tiếp cận vấn đề ở vai trò người phát triển phần mềm, hiểu họ gặp những khó khăn và hạn chế gì khi triển khai một sản phẩm phần mềm.
- Từ đó, đề xuất xây dựng nền tảng đám mây mã nguồn mở, cho phép người sử dụng cấu hình phần mềm theo ý muốn, để họ dễ dàng tạo được nền tảng triển khai, mà không mất nhiều thời gian và kiến thức chuyên môn.
- Thử nghiệm triển khai giải pháp trên hạ tầng IaaS cài đặt OpenStack.
- LINK: https://github.com/BanNT/PaaS_OpenSource Kết quả của đề tài mang lại giải pháp cho cá nhân và doanh nghiệp muốn triển khai mô hình điện toán đám mây public và private cloud, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển phần mềm của mình.
- Cung cấp giao diện quản trị đầy đủ thông tin hơn, giúp người sử dụng theo dõi được tài nguyên đã sử dụng của máy ảo, dễ dàng thay đổi cấu hình phần cứng mong muốn.
- Giải pháp: sử dụng một số phần mềm nguồn mở như Nagios, Zabbix, OpenNMS…cung cấp giao diện để nhà phát triển theo dõi tài nguyên sử dụng của máy ảo như RAM, CPU, Disk storage, băng thông.
- Giải pháp: tác giả đề xuất sử dụng các APIs của LBaaS (Load-Balancing-as-a-Service) là một dịch vụ của Neutron, khi sử dụng OpenStack triển khai hạ tầng IaaS.
- LBaaS sử dụng HAProxy sẽ được cài đặt lên một VM có vai trò tạo ra các VIP (Virtual IP – IP ảo) kết hợp với các Floating IP đã được cấp phát cho các VM, để phân phối yêu cầu từ các máy clients tới VMs.
- Hỗ trợ co giãn tài nguyên theo yêu cầu của người sử dụng.
- Giải pháp: sử dụng APIs của phần mềm nguồn mở như Nagios, Zabbix, OpenNMS…để đo lường thông tin tài nguyên máy ảo, nếu RAM hoặc CPU vượt quá định mức đặt ra (có thể >90%) thì tiến hành bổ sung dung lượng RAM, CPU cho máy ảo.
- Cung cấp APIs cho các lập trình viên.
- Giải pháp: tác giả đề xuất giải pháp sử dụng Restlet, một framework mã nguồn mở hỗ trợ các nhà cung cấp tạo các APIs theo kiến trúc REST một cách mạnh mẽ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt