« Home « Kết quả tìm kiếm

Nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam” Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thu Hà - Khóa 2012B Người hướng dẫn: TS.
- Nguyễn Bình Giang Nội dung tóm tắt: a) Lý do lựa chọn đề tài: Công tác đào tạo tại trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam những năm vừa qua cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Song để trở thành trường Cao đẳng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực có đẳng cấp quốc tế và đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, có nghị lực, biết hợp tác và sáng tạo thì yêu cầu đặt ra đối với chất lượng cán bộ giảng dạy còn rất nhiều vần đề cần được quan tâm.
- Nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy nhằm giúp trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển theo xu hướng chung của giáo dục nghề trong thời kỳ hội nhập.
- Với lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam” để làm Luận văn tốt nghiệp.
- b) Mục tiêu nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về chất lượng giáo viên (CLGV).
- phân tích, đánh giá thực trạng về CLGV tại trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Hồng Lam, luận văn tập trung vào việc xác định những tồn tại từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao CLGV tại cơ sở, qua đó nâng cao CLĐT và thương hiệu của đơn vị.
- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng giáo viên trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Hồng Lam Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến CLGV tại trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Hồng Lam.
- c) Nội dung chính và những đóng góp mới của luận văn: Nội dung chính: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng giáo viên.
- các vấn đề về lý luận chất lượng giáo viên, những tiêu chí dung để đánh giá chất lượng giáo viên và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên.
- Qua đó thực hiện việc phân tích thực trạng và tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy ở những chương tiếp theo.
- Chương 2: Thực trạng về chất lượng giáo viên tại trường Trung cấp kỹ thuật Hồng Lam.
- Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Khảo sát, phỏng vấn, phân tích tổng hợp, so sánh.
- Trong chương đã phân tích thực trạng chất lượng giáo viên của trường theo các tiêu chí đã đưa ra để nhận thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ giáo viên.
- Những phân tích, đánh giá tại Chương 2 là cơ sở để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy ở Chương 3.
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo viên tại trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam.
- Trên cơ sở thực trạng của trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam làm cơ sở cho việc định hướng phát triển của trường để theo kịp xu hướng giáo dục nghề, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy tại trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam .
- Đóng góp mới của luận văn: Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng của cán bộ giảng dạy, đồng thời cũng là đề tài tham khảo cho các nhà quản lý và những người quan tâm đến lĩnh vực này.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, số liệu thống kê, báo cáo tổng hợp…liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát: bằng các phiếu thăm dò dành cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá 3 e) Kết luận: Luận văn đã phân tích rõ được một số cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ giảng dạy.
- Đánh giá đúng thực trạng tại trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Hồng Lam những năm vừa qua.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy đáp ứng yêu cầu phát triển của trường thời gian tới

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt